Danh sách câu hỏi
Câu 1: Năng lực pháp luật hành chính là:
  • ‭ ‬Khả năng của các chủ thể có được những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được Nhà nước thừa nhận bằng các quy định của luật hành chính.
  • ‭ ‬Khả năng của các chủ thể bằng chính hành vi của mình thực hiện các quyền chủ thể và nghĩavụ pháp lý, tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, và khả năng đó được Nhà nước thừa nhận bằng các quy định của luật hành chính.
  • ‭ Cả a và b đều đúng. ‬
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai.
Câu 2: Luật hành chính bao gồm hai loại quy phạm là quy phạm vật chất và quy phạm thủ tục:
  • ‭ ‬Quy phạm vật chất quy định "phần tĩnh" của hoạt động hành chính, bao gồm: Hệ thống các cơ quan hành chính, thẩm quyền và cơ cấu của chúng, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị cơ sở và công dân, các hành vi vi phạm hành chính và biện pháp xử lý...
  • ‭ ‬Quy phạm thủ tục điều chỉnh "phần động", tức là thủ tục thực hiện các quy phạm vật chất.
  • ‭ Cả a và b đều đúng ‬
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai.
Câu 3: Khẳng định nào sau đây là đúng về vai trò của quy phạm pháp luật hành chính?
  • ‭ ‬Các quy phạm thủ tục hành chính còn điều chỉnh cả trình tự thực hiện các quy phạm vật chất của nhiều ngành luật khác
  • ‭ ‬Quy phạm thủ tục hành chính còn đóng vai trò đưa cả các quy phạm vật chất của nhiều ngành luật khác vào cuộc sống.
  • ‭ Cả a và b đều đúng ‬
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai.
Câu 4: Đặc điểm chung của quy phạm pháp luật hành chính:
  • ‭ Được áp dụng nhiều lần, nếu chỉ áp dụng một lần thì hiệu lực tồn tại lâu dài. ‬
  • ‭ ‬Hiệu lực chấm dứt khi được thực hiện.
  • ‭ ‬Cả a và b đều đúng
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai.
Câu 5: Hiệu lực hồi tố của quy phạm pháp luật hành chính là một trường hợp đặc biệt của:
  • ‭ Hiệu lực theo thời gian ‬
  • ‭ ‬Hiệu lực theo không gian
  • ‭ ‬Hiệu lực theo đối tượng
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều đúng
Câu 6: Hình thức chấp hành quy phạm pháp luật hành chính, bao gồm:
  • ‭ ‬Thi hành pháp luật; sử dụng pháp luật; áp dụng pháp luật.
  • ‭ Tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật; sử dụng pháp luật. ‬
  • ‭ ‬Tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật; áp dụng pháp luật.
  • ‭ ‬Tuân thủ pháp luật; sử dụng pháp luật; áp dụng pháp luật.
Câu 7: Căn cứ vào tính chất của mối liên hệ giữa các bên tham gia quan hệ, quan hệ pháp luật hành chính bao gồm:
  • ‭ ‬Quan hệ pháp luật hành chính dọc; quan hệ pháp luật hành chính chéo; quan hệ pháp luật hành chính ngang.
  • ‭ ‬Quan hệ nội dung; quan hệ thủ tục.
  • ‭ ‬Quan hệ pháp luật hành chính tích cực; quan hệ pháp luật hành chính bảo vệ pháp luật
  • ‭ Cả a, b, c đều sai‬
Câu 8: Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính:
  • ‭ ‬Các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, viên chức, công chức.
  • ‭ ‬Các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, viên chức, công chức, các doanh nghiệp và các tổ chức cơ sở của Nhà nước.
  • ‭ ‬Các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, viên chức, công chức, các doanh nghiệp và các tổ chức cơ sở của Nhà nước, các tổ chức xã hội, công dân Việt Nam.
  • ‭ Các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, viên chức, công chức, các doanh‬ nghiệp và các tổ chức cơ sở của Nhà nước, các tổ chức xã hội, công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch.
Câu 9: Khẳng định nào sau đây là đúng về nội dung của quan hệ pháp luật hành chính?
  • ‭ ‬Bên chủ thể bắt buộc cũng có quyền nhưng chỉ là những quyền được yêu cầu, kiến nghị, được thông tin, được bảo vệ...
  • ‭ ‬Đối với các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính thì đa số các quyền đồng thời là nghĩa vụ pháp lý; còn nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể khá là những nghĩa vụ độc lập với quyền.
  • ‭ ‬Cả a và b đều đúng
  • ‭ Cả a và b đều sai ‬
Câu 10: Luật hành chính bao gồm hai loại quy phạm là quy phạm vật chất và quy phạm thủ tục:
  • a .Quy phạm vật chất điều chỉnh "phần động", tức là thủ tục thực hiện các quy phạm vật chất.
  • ‭ ‬Quy phạm thủ tục quy định "phần tĩnh" của hoạt động hành chính, bao gồm: Hệ thống các cơ quan hành chính, thẩm quyền và cơ cấu của chúng, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị cơ sở và công dân, các hành vi vi phạm hành chính và biện pháp xử lý
  • ‭ ‬Cả a và b đều đúng
  • ‭ Cả a và b đều sai ‬
Câu 11: Nội dung của quy phạm pháp luật hành chính:
  • ‭ ‬Nằm ở phần giả định
  • ‭ Nằm ở phần quy định ‬
  • ‭ ‬Nằm ở phần chế tài
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều đúng.
Câu 12: Phân loại quy phạm pháp luật hành chính căn cứ theo tính mệnh lệnh, bao gồm:
  • ‭ Quy phạm cấm; quy phạm bắt buộc; quy phạm cho phép; quy phạm lựa chọn;‬ quy phạm khuyến khích; và quy phạm khuyến nghị.
  • ‭ ‬Quy phạm vật chất; quy phạm thủ tục.
  • ‭ ‬Quy phạm chung; quy phạm điều chỉnh hoạt động quản lý ngành và liên ngành.
  • ‭ ‬Quy phạm luật; quy phạm dưới luật.
Câu 13: Hiệu lực hồi tố của văn bản quy phạm pháp luật hành chính là:
  • ‭ Hiệu lực trở về sau đối với những hành vi xảy ra sau khi văn bản đó có hiệu ‬lực pháp luật.
  • ‭ ‬Hiệu lực trở về trước đối với những hành vi xảy ra trước khi văn bản đó có hiệu lực pháp luật.
  • ‭ ‬Hiệu lực đối với những hành vi xảy ra trước và xảy ra sau khi văn bản đó có hiệu lực pháp luật.
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều đúng.
Câu 14: Hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính cần có sự tham gia của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền:
  • ‭ ‬Tuân thủ pháp luật
  • ‭ ‬Thi hành pháp luật
  • ‭ ‬Sử dụng pháp luật
  • ‭ Áp dụng pháp luật ‬
Câu 15: Căn cứ vào tính chất quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ, ta có các loại:
  • ‭ ‬Quan hệ pháp luật hành chính dọc; quan hệ pháp luật hành chính chéo; quan hệ pháp luật hành chính ngang.
  • ‭ Quan hệ nội dung; quan hệ thủ tục. ‬
  • ‭ ‬Quan hệ pháp luật hành chính tích cực; quan hệ pháp luật hành chính bảo vệ pháp luật
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều sai
Câu 16: Khẳng định nào là đúng về các loại chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính?
  • ‭ ‬Chủ thể bắt buộc là cách gọi loại chủ thể đại diện cho nhà nước, nhất thiết, bắt buộc phải có trong quan hệ pháp luật hành chính. Việc tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính của chủ thể này đồng thời là thẩm quyền của chúng.
  • ‭ Chủ thể tham gia là chủ thể chỉ đại diện cho chính mình trong quan hệ pháp‬ luật hành chính.
  • ‭ ‬Cả a và b đều đúng
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai
Câu 17: Quy phạm Luật hành chính có hai loại là quy phạm vật chất và quy phạm thủ tục:
  • ‭ ‬Quy phạm vật chất hay còn gọi là quy phạm hình thức.
  • ‭ ‬Quy phạm thủ tục hay còn gọi là quy phạm nội dung.
  • ‭ ‬Cả a và b đều đúng
  • ‭ Cả a và b đều sai ‬
Câu 18: Khẳng định nào sau đây là đúng?
  • ‭ ‬Tập hợp hoá bao gồm hệ thống hoá và pháp điển hoá
  • ‭ Hệ thống hoá bao gồm tập hợp hoá và pháp điển hoá. ‬
  • ‭ ‬Pháp điển hoá bao gồm hệ thống hoá và tập hợp hoá.
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều sai
Câu 19: Nguyên tắc tổ chức - kỹ thuật trong tổ chức và hoạt động hành chính Nhà nước Việt Nam:
  • ‭ Nguyên tắc kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng ‬
  • ‭ ‬Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
  • ‭ ‬Nguyên tắc tập trung dân chủ
  • ‭ ‬Nguyên tắc nhân dân tham gia quản lý nhà nước
Câu 20: Đặc điểm riêng của quy phạm pháp luật hành chính:
  • ‭ ‬Chủ thể ban hành chỉ là các cơ quan hành chính nhà nước
  • ‭ ‬Có số lượng văn bản ít và tính ổn định cao
  • ‭ Cả a và b đều đúng ‬
  • ‭ Cả a và b đều sai ‬
Câu 21: Căn cứ theo tính chất của nội dung, quy phạm pháp luật hành chính bao gồm các loại sau:
  • ‭ ‬Quy phạm cấm; quy phạm bắt buộc; quy phạm cho phép; quy phạm lựa chọn; quy phạm khuyến khích; và quy phạm khuyến nghị.
  • ‭ Quy phạm vật chất; quy phạm thủ tục. ‬
  • ‭ ‬Quy phạm chung; quy phạm điều chỉnh hoạt động quản lý ngành và liên ngành.
  • ‭ ‬Quy phạm luật; quy phạm dưới luật.
Câu 22: Không được quy định hiệu lực trở về trước (hiệu lực hồi tố) đối với các trường hợp:
  • ‭ ‬Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý.
  • ‭ ‬Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
  • ‭ Cả a và b đều đúng‬
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai
Câu 23: Trong quan hệ pháp luật hành chính, bất kỳ bên nào vi phạm thì:
  • ‭ Phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước ‬
  • ‭ ‬Phải chịu trách nhiệm trước bên kia
  • ‭ ‬Vừa phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, vừa phải chịu trách nhiệm trước bên kia
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều sai
Câu 24: Năng lực chủ thể pháp luật hành chính bao gồm:
  • ‭ Năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính ‬
  • ‭ ‬Năng lực thi hành pháp luật hành chính và năng lực sử dụng hành vi hành chính
  • ‭ ‬Năng lực pháp luật hành chính và năng lực chủ thể hành vi hành chính
  • ‭ ‬Năng lực tuân thủ pháp luật hành chính và năng lực áp dụng hành vi hành chính
Câu 25: Luật hành chính bao gồm hai loại quy phạm là quy phạm vật chất và quy phạm thủ tục:
  • ‭ ‬Quy phạm vật chất hay còn gọi là quy phạm nội dung
  • ‭ Quy phạm thủ tục hay còn gọi là quy phạm hình thức ‬
  • ‭ Cả a và b đều đúng ‬
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai
Câu 26: Khẳng định nào sau đây là đúng về hệ thống hoá Luật hành chính?
  • ‭ ‬Tập hợp hoá bao gồm hệ thống hoá và pháp điển hoá.
  • ‭ Pháp điển hoá bao gồm hệ thống hoá và tập hợp hoá. ‬
  • ‭ ‬Cả a và b đều đúng
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai
Câu 27: Mức độ giảm dần về tính mệnh lệnh trong quy phạm pháp luật hành chính
  • ‭ ‬Quy phạm bắt buộc; quy phạm trao quyền; quy phạm cho phép; quy phạm lựa chọn; quy phạm khuyến khích; quy phạm khuyến nghị.
  • ‭ Quy phạm bắt buộc; quy phạm cho phép; quy phạm lựa chọn; quy phạm ‬trao quyền; quy phạm khuyến khích; quy phạm khuyến nghị.
  • ‭ ‬Quy phạm bắt buộc; quy phạm lựa chọn; quy phạm cho phép; quy phạm trao quyền; quy phạm khuyến khích; quy phạm khuyến nghị.
  • ‭ ‬Quy phạm bắt buộc; quy phạm cho phép; quy phạm lựa chọn; quy phạm trao quyền; quy phạm khuyến nghị; quy phạm khuyến khích.
Câu 28: Căn cứ theo phạm vi điều chỉnh, quy phạm pháp luật hành chính bao gồm các loại sau:
  • ‭ ‬Quy phạm cấm; quy phạm bắt buộc; quy phạm cho phép; quy phạm lựa chọn; quy phạm khuyến khích; và quy phạm khuyến nghị.
  • ‭ ‬Quy phạm vật chất; quy phạm thủ tục.
  • ‭ Quy phạm chung; quy phạm điều chỉnh hoạt động quản lý ngành và liên‬ ngành.
  • ‭ ‬Quy phạm luật; quy phạm dưới luật.
Câu 29: Không được quy định hiệu lực trở về trước (hiệu lực hồi tố) đối với các trường hợp:
  • ‭ Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực ‬hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý.
  • ‭ ‬Quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn.
  • ‭ ‬Cả a và b đều đúng
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai
Câu 30: Khẳng định nào sau đây là đúng?
  • ‭ ‬Quan hệ pháp luật hành chính chỉ có thể xuất hiện theo sáng kiến của chủ thể quản lý mà không nhất thiết phải được sự đồng ý của bên kia
  • ‭ Quan hệ pháp luật hành chính có thể xuất hiện theo sáng kiến của bất kỳ bên ‬nào mà không nhất thiết phải được sự đồng ý của bên kia.
  • ‭ ‬Quan hệ pháp luật hành chính chỉ có thể xuất hiện theo sáng kiến của chủ thể quản lý và cần thiết phải được sự đồng ý của bên kia.
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều sai
Câu 31: Các chủ thể quan hệ pháp luật hành chính phải có năng lực chủ thể pháp luật hành chính bao gồm:
  • ‭ ‬Năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính
  • ‭ Năng lực thi hành pháp luật hành chính và năng lực sử dụng hành vi hành‬ chính
  • ‭ ‬Năng lực pháp luật hành chính và năng lực chủ thể hành vi hành chính
  • ‭ ‬Năng lực tuân thủ pháp luật hành chính và năng lực áp dụng hành vi hành chính
Câu 32: Các loại chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính, bao gồm:
  • ‭ ‬Chủ thể bắt buộc và chủ thể không bắt buộc
  • ‭ Chủ thể bắt buộc và chủ thể tham gia ‬
  • ‭ ‬Chủ thể không bắt buộc và chủ thể tham gia
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều sai.
Câu 33: Chủ thể của Luật hành chính Việt Nam ?
  • ‭ ‬Các cơ quan nhà nước (chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước); các tổ chức, bao gồm các tổ chức nhà nước và các tổ chức ngoài khu vực nhà nước;
  • ‭ ‬Các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong đó chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
  • ‭ ‬Cá nhân (công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch).
  • ‭Cả a, b, c đều đúng. ‬
Câu 34: Các chủ thể Luật hành chính ?
  • ‭ Phải có năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính‬
  • ‭ ‬Phải có năng lực pháp luật hành chính, chưa nhất thiết phải có năng lực hành vi hành chính.
  • ‭ ‬Phải có năng lực hành vi hành chính, chưa nhất thiết phải có năng lực pháp luật hành chính.
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều sai.
Câu 35: Ngành nghề mà người nước ngoài, người không quốc tịch không được phép hoạt động:
  • ‭ Khai thác hải sản ở ven biển ‬
  • ‭ ‬Hoạt động vũ trường
  • ‭ ‬Kinh doanh lữ hành
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều đúng
Câu 36: Cơ quan, đơn vị nào sau đây thuộc cơ quan hành chính nhà nước?
  • ‭ Các sở, phòng, ban thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp ‬
  • ‭ ‬Các uỷ ban của Quốc hội
  • ‭ ‬Các cơ quan Toà án
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều đúng
Câu 37: Căn cứ theo vị trí trong bộ máy hành chính nhà nước kết hợp với địa giới hành chính, cơ quan hành chính nhà nước được chia thành:
  • ‭ Các cơ quan trung ương; các cơ quan địa phương. ‬
  • ‭ ‬Cơ quan có thẩm quyền chung; cơ quan có thẩm quyền riêng (thẩm quyền chuyên môn).
  • ‭ ‬Cơ quan tập thể lãnh đạo; cơ quan thủ trưởng lãnh đạo; cơ quan kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo và chế độ thủ trưởng.
  • ‭ ‬Cơ quan hiến định; cơ quan pháp định.
Câu 38: Cơ quan nào sau đây là cơ quan pháp định?
  • ‭ Sở thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh ‬
  • ‭ ‬Uỷ ban nhân dân xã
  • ‭ ‬Cơ quan thuộc Chính phủ
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều đúng
Câu 39: Cơ quan nào sau đây kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo và chế độ thủ trưởng lãnh đạo?
  • ‭ ‬Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các cấp theo Hiến pháp 80
  • ‭ ‬Bộ, cơ quan ngang bộ, tổng cục, cục, vụ, sở, phòng, ban
  • ‭ Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp theo Hiến pháp 92 và Hiến pháp 2013‬
  • Cả a, b, c đều đúng
Câu 40: Khẳng định nào sau đây là đúng?
  • ‭ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân, các thành viên ‬khác của Uỷ ban nhân dân không nhất thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân‭.‬
  • ‭ ‬Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân
  • nhất thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân.
  • ‭ ‬Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân không nhất thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân.
  • ‭ ‬Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân không nhất thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân.
Câu 41: Uỷ ban nhân dân họp ?
  • ‭ Mỗi tháng ít nhất một lần ‬
  • ‭ ‬Ba tháng một lần
  • ‭ ‬Sáu tháng một lần
  • ‭ ‬Một năm một lần
Câu 42: Khẳng định nào sau đây là đúng về địa vị pháp lý của Chính phủ?
  • ‭ ‬Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền lập pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
  • ‭ Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà ‬xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
  • ‭ ‬Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
  • ‭ ‬Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Câu 43: Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có quyền ban hành những loại văn bản pháp luật nào?
  • ‭ ‬Nghị định, quyết định
  • ‭ Quyết định, chỉ thị ‬
  • ‭ ‬Quyết định, chỉ thị, thông tư
  • ‭ ‬Nghị định, nghị quyết, quyết định, chỉ thị
Câu 44: Số lượng thành viên của Uỷ ban nhân dân xã:
  • ‭ ‬5-7 thành viên
  • ‭ ‬7-9 thành viên
  • ‭ ‬9-11 thành viên
  • ‭ 4-5 thành viên ‬
Câu 45: Khẳng định nào sau đây là đúng?
  • ‭ ‬Ở các tỉnh khác nhau số lượng các đơn vị hành chính cấp sở không hoàn toàn như nhau.
  • ‭ ‬Ở các tỉnh khác nhau tên gọi của các đơn vị hành chính cấp sở không hoàn toàn giống nhau.
  • ‭ Cả a và b đều đúng ‬
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai
Câu 46: Thủ tướng Chính phủ có quyền ban hành những loại văn bản quy phạm pháp luật nào?
  • ‭ ‬Nghị định, quyết định
  • ‭ ‬Chỉ thị
  • ‭ ‬Quyết định, thông tư
  • ‭ Quyết định ‬
Câu 47: Trên một tờ báo có viết "Đến tháng 6 năm 2015, Chính phủ còn "nợ" của dân 200 văn bản pháp luật", điều này có nghĩa là:
  • ‭ ‬Chính phủ còn ban hành thiếu 200 đạo luật
  • ‭ Chính phủ còn ban hành thiếu 200 văn bản hướng dẫn (văn bản pháp quy) ‬
  • ‭ ‬Quốc hội còn ban hành thiếu 200 đạo luật
  • ‭ ‬Tất cả các câu trên đều sai
Câu 48: Bản Hiến pháp nào dưới đây quy định tên gọi cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là Hội đồng bộ trưởng?
  • ‭ ‬Hiến pháp 1946
  • ‭ ‬Hiến pháp 1959
  • ‭ Hiến pháp 1980 ‬
  • ‭ ‬Hiến pháp 1992
Câu 49: Khẳng định nào sau đây là đúng?
  • ‭ ‬Bộ quản lý ngành, đa ngành là bộ có trách nhiệm quản lý theo những lĩnh vực hay chức năng nhất định. Hoạt động của chúng liên quan trực tiếp tới tất cả các ngành và lĩnh vực khác.
  • ‭ ‬Bộ quản lý lĩnh vực là bộ có trách nhiệm quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật hoặc sự nghiệp có thể tập hợp thành một nhóm ngành có quan hệ mật thiết với nhau hoặc một ngành quan trọng có tính độc lập cao.
  • ‭ ‬Cả a và b đều đúng
  • ‭ Cả a và b đều sai‬
Câu 50: Khái niệm quy chế pháp lý hành chính của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước là:
  • ‭ ‬Tổng thể các quy định của pháp luật liên quan tới cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
  • ‭ ‬Tổng thể các quy định của pháp luật và các quy định nội bộ liên quan tới cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
  • ‭ Tổng thể các quy định của luật hành chính liên quan tới cán bộ, công ‬chức, viên chức nhà nước.
  • ‭ ‬Tổng thể các quy định của luật hành chính và các quy định nội bộ liên quan tới cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
Câu 51: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu của cán bộ cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện?
  • ‭ Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài. ‬
  • ‭ ‬Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ.
  • ‭ ‬Làm việc trong các cơ quan nhà nước, Đảng Cộng sản, các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
  • ‭ ‬Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Câu 52: Chức danh nào sau đây là chức danh của công chức cấp xã?
  • ‭ ‬Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ
  • ‭ Trưởng công an ‬
  • ‭ ‬Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
  • ‭ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ‬
Câu 53: Thời gian tập sự đối với các ngạch công chức là:
  • ‭ ‬12 tháng đối với ngạch chuyên viên và tương đương; 06 tháng đối với ngạch cán sự và tương đương; 03 tháng đối với ngạch nhân viên và tương đương.
  • ‭ ‬12 tháng đối với ngạch chuyên viên và tương đương; 09 tháng đối với ngạch cán sự và tương đương; 06 tháng đối với ngạch nhân viên và tương đương
  • ‭ ‬12 tháng đối với ngạch chuyên viên và tương đương; ngạch cán sự và tương đương; ngạch nhân viên và tương đương.
  • ‭ Cả a, b, c đều sai ‬
Câu 54: "Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh" là dấu hiệu của:
  • ‭ ‬Cán bộ
  • ‭ Công chức ‬
  • ‭ ‬Viên chức
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều sai
Câu 55: Tổ chức nào sau đây là tổ chức chính trị - xã hội?
  • ‭ ‬Hội nhà văn Việt Nam
  • ‭ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ‬
  • ‭ ‬Hội nhà báo Việt Nam
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều đúng
Câu 56: Tổ chức nào sau đây là tổ chức chính trị?
  • ‭ ‬Hội điện ảnh Việt Nam
  • ‭ ‬Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
  • ‭ ‬Hiệp hội cà phê Việt Nam
  • ‭ Cả a, b, c đều sai ‬
Câu 57: Tổ chức nào sau đây là cơ quan xã hội?
  • ‭ Ban thanh tra nhân dân ‬
  • ‭ ‬Hội nhà báo Việt Nam
  • ‭ ‬Hiệp hội thép Việt Nam
  • ‭ ‬Hội tranh sơn mài
Câu 58: Khẳng định nào sau đây là không đúng?
  • ‭ ‬Chủ thể luật hành chính không nhất thiết phải là chủ thể quan hệ pháp luật hành chính
  • ‭ ‬Đã là chủ thể quan hệ pháp luật hành chính thì nhất thiết phải là chủ thể luật hành chính
  • ‭ Đã là chủ thể luật hành chính thì nhất thiết phải là chủ thể quan hệ pháp luật ‬hành chính
  • ‭ ‬Cả a và b đều đúng
Câu 59: Cơ quan, đơn vị nào sau đây thuộc cơ quan hành chính nhà nước?
  • ‭ ‬Các ban thuộc Hội đồng nhân dân
  • ‭ Văn phòng, thanh tra, cục, vụ thuộc Bộ ‬
  • ‭ ‬Cả a và b đều đúng
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai
Câu 60: Căn cứ theo tính chất thẩm quyền, cơ quan hành chính nhà nước được chia thành:
  • ‭ Cơ quan có thẩm quyền chung; cơ quan có thẩm quyền riêng (thẩm quyền‬ chuyên môn)
  • ‭ ‬Cơ quan tập thể lãnh đạo; cơ quan thủ trưởng lãnh đạo; cơ quan kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo và chế độ thủ trưởng.
  • ‭ ‬Cơ quan hiến định; cơ quan pháp định.
  • ‭ ‬Cơ quan được bầu; cơ quan được bổ nhiệm; cơ quan được lập.
Câu 61: Cơ quan nào sau đây là cơ quan pháp định?
  • ‭ ‬Bộ và cơ quan ngang bộ
  • ‭ ‬Uỷ ban nhân dân tỉnh
  • ‭ Phòng thuộc Uỷ ban nhân dân huyện ‬
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều đúng.
Câu 62: Cơ quan nào sau đây là cơ quan địa phương?
  • ‭ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ‬
  • ‭ ‬Văn phòng Bộ giáo dục và đào tạo tại TP.HCM
  • ‭ ‬Văn phòng đại diện Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tại TP.HCM
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều đúng
Câu 63: Quy chế pháp luật hành chính của cơ quan hành chính nhà nước:
  • ‭ Là toàn bộ các quy định của pháp luật hành chính liên quan đến cơ quan hành‬ chính đó.
  • ‭ ‬Là toàn bộ các quy định của pháp luật liên quan đến cơ quan hành chính đó.
  • ‭ ‬Là toàn bộ các quy định của pháp luật hành chính và các văn bản nội bộ liên quan đến cơ quan hành chính đó.
  • ‭ ‬Là toàn bộ các quy định của pháp luật và các văn bản nội bộ liên quan đến cơ quan hành chính đó.
Câu 64: Các quyết định của Uỷ ban nhân dân ?
  • ‭ ‬Phải được quá 2/3 tổng số thành viên Uỷ ban nhân dân biểu quyết tán thành.
  • ‭ Phải được quá 1/2 tổng số thành viên Uỷ ban nhân dân biểu quyết tán thành. ‬
  • ‭ ‬Phải được quá 3/4 tổng số thành viên Uỷ ban nhân dân biểu quyết tán thành.
  • Cả a, b, c đều sai
Câu 65: Cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm:
  • ‭ Bộ, cơ quan ngang bộ ‬
  • ‭ ‬Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
  • ‭ ‬Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
  • ‭ ‬Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Câu 66: Thủ tướng Chính phủ có thể triệu tập phiên họp Chính phủ bất thường:
  • ‭ ‬Theo quyết định của Chủ tịch Quốc hội hoặc theo yêu cầu của 3/4 thành viên Chính phủ.
  • ‭ ‬Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo yêu cầu của 2/3 thành viên Chính phủ.
  • ‭ Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo yêu cầu của 1/3 thành ‬viên Chính phủ
  • ‭ ‬Theo quyết định của Chủ tịch nước hoặc theo yêu cầu của 1/2 thành viên Chính phủ.
Câu 67: Khẳng định nào sau đây là đúng?
  • Mọi thị xã là nơi đặt trung tâm hành chính của tỉnh
  • Cả a và b đều đúng
  • Mọi thị trấn là nơi đặt trung tâm hành chính của huyện
  • Cả a và b đều sai
Câu 68: Bộ trưởng có quyền ban hành loại văn bản quy phạm pháp luật nào?
  • ‭ ‬Nghị định, quyết định
  • ‭ Thông tư ‬
  • ‭ ‬Quyết định, thông tư
  • ‭ ‬Thông tư, chỉ thị
Câu 69: Chủ thể quản lý hành chính nhà nước:
  • ‭ Mọi cơ quan nhà nước, những người có chức vụ cũng như mọi cán bộ, công ‬chức, viên chức
  • ‭ ‬Tổ chức xã hội, cơ quan xã hội
  • ‭ ‬Công dân, người nước ngoài và người không quốc tịch
  • ‭ ‬Cả a, b và c đều đúng
Câu 70: Bản Hiến pháp nào dưới đây quy định tên gọi cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là Chính phủ?
  • ‭ Hiến pháp 1946 ‬
  • ‭ ‬Hiến pháp 1959
  • ‭ ‬Hiến pháp 1980
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều đúng
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Luật hành chính NAPA2

Mã quiz
722
Số xu
4 xu
Thời gian làm bài
53 phút
Số câu hỏi
70 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Luật hiến pháp và luật hành chính
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước