Câu 1:
Ý nào sau đây phản ánh ÔNG ĐÚNG về khó khăn của Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945?
- Nhân dân từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước.
- Ngân sách nhà nước lúc này hầu như trống rỗng.
- Các cơ sở công nghiệp của ta chưa kịp phục hồi sản xuất
- Trên cả nước ta còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.
Câu 2:
Tính chất của cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945 - 1954 là gì?
- Cách mạng tư sản dân quyền.
- Dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Thổ địa cách mạng.
Câu 3:
Hội nghị Trung ương nào của Đảng mở đường cho sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi ở miền Nam đầu năm 1960?
- Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (3/1957).
- Hội nghị Trung ương lần thứ 13 (12/1957).
- Hội nghi Trung ương lần thứ 14 (11/1958).
- Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (1/1959).
Câu 4:
Đại hội III của Đảng (9/1960) xác định nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là:
- Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
- Cách mạng tư tưởng, văn hóa.
- Cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp.
- Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh.
Câu 5:
Hội nghị Trung ương lần thứ 16 của Đảng (4/1959) chỉ rõ: Ba nguyên tắc cần quán triệt trong suốt quá trình xây dựng hợp tác xã là:
- Tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ.
- Tự nguyện, đồng lòng, cùng có lợi.
- Dân chủ, tự nguyện, đồng lòng.
- Dân chủ, đồng lòng, cùng có lợi.
Câu 6:
Công cụ đắc lực nhất của đế quốc Mỹ khi tiến hành chính sách thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam là:
- Quân đội các nước đồng minh thân Mỹ.
- Chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa.
- Lực lượng cố vấn quân sự Mỹ.
- Phương tiện vũ khí tối tân hiện đại.
Câu 7:
Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa II của Đảng (7/1954) đã chỉ rõ ai đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương?
- Thực dân Pháp.
- Phát xít Nhật.
- Đế quốc Mỹ.
- Bọn bành trướng Trung Quốc.
Câu 8:
“Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài, mỗi đường phố là một mặt trận” thể hiện rõ nhất nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng?
- Kháng chiến toàn dân.
- Kháng chiến toàn diện.
- Kháng chiến lâu dài.
- Dựa vào sức mình là chính.
Câu 9:
Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với “Việt Nam hoá chiến tranh” là:
- Quân đội Việt Nam Cộng hòa là một bộ phận của lực lượng chủ lực “tìm diệt”.
- Quân đội Việt Nam Cộng hòa là lực lượng chủ lực.
- Vai trò của quân Mỹ và hệ thống cố vấn Mỹ giảm dần.
- Hệ thống cố vấn Mỹ được tăng cường tối đa, trong khi đó viện trợ Mỹ giảm dần.
Câu 10:
Nội dung nào của Hiệp định Paris năm 1973 có ý nghĩa nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam?
- Mỹ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Mỹ rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu về nước.
- Các bên để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự do quyết định tương lai chính trị của họ thông qua cuộc tổng tuyển cử tự do.
- Các bên ngừng bắn tại ch̀, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.
Câu 11:
Mục đích chính của Đảng khi quyết định mở Chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh trong năm 1968 là gì?
- Thực hiện một cuộc nghi binh chiến lược.
- Bảo vệ tuyến đường Trường Sơn.
- Giành thắng lợi quyết định, buộc Mỹ phải đàm phán đi đến kết thúc chiến tranh.
- Buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Câu 12:
Mục đích chính của Đảng khi mở Chiến dịch Hòa Bình (12/1951) và Chiến dịch Tây Bắc Thu Đông (1952):
- Giành thắng lợi quyết định, buộc Pháp phải đàm phán đi đến kết thúc chiến tranh.
- Phá thế bố trí chiến lược của thực dân Pháp ở Bắc Đông Dương.
- Thực hiện một cuộc nghi binh chiến lược.
- Nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng một phần vùng Tây Bắc, phá âm mưu lập “Xứ Thái tự trị” của thực dân Pháp.
Câu 13:
Vì sao Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) ở miền Bắc phải chuyển hướng vào năm 1965?
- Vì phải đối phó với chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ.
- Vì đã hoàn thành mục tiêu đề ra.
- Vì không thể hoàn thành mục tiêu đề ra.
- Vì phải đối phó với chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ.
Câu 14:
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI (4/1988) đã đưa ra chủ trương nào sau đây?
- Khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm hộ và hộ xã viên.
- Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp.
- Mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm.
- Phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh.
Câu 15:
Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 (khóa VIII) của Đảng đánh giá giáo dục – đào tạo với khoa học - công nghệ có vai trò gì?
- Là quốc sách hàng đầu.
- Là nhiệm vụ hàng đầu.
- Là nhiệm vụ chiến lược.
- Là nhiệm vụ quan trọng nhất.
Câu 16:
Hoàn cảnh Việt Nam sau đại thắng mùa Xuân năm 1975 là gì?
- Đất nước đối mặt với tình thế thù trong giặc ngoài, như “ngàn cân treo sợi tóc”.
- Đất nước có hòa bình, độc lập; nhân dân hưởng tự do, hạnh phúc.
- Đất nước hội nhập toàn diện vào phe xã hội chủ nghĩa, đổi mới và phát triển.
- Đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất, quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 17:
Lần đầu tiên Đảng đề cập đến chủ trương "đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế" tại:
- Đại hội VI của Đảng (1986).
- Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa VI (tháng 5/1988).
- Đại hội VII của Đảng (1991).
- Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI (4/2013).
Câu 18:
Khái niệm “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” được Đảng nêu ra lần đầu tại:
- Hội nghị Trung ương lần thứ 2 khoá VII (tháng 11/1991).
- Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa VII (tháng 1/1995).
- Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khoá VIII (tháng 6/1997).
- Đại hội IX của Đảng (2001).
Câu 19:
Phương châm đối ngoại: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” được đề ra tại Đại hội nào của Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Đại hội VI của Đảng (1986).
- Đại hội VII của Đảng (1991).
- Đại hội VIII của Đảng (1996).
- Đại hội IX của Đảng (2001).
Câu 20:
Từ khi nào Đảng sử dụng khái niệm “hệ thống chính trị” thay cho khái niệm “chuyên chính vô sản”?
- Đại hội VI của Đảng (1986).
- Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa VI (3/1989).
- Đại hội VII của Đảng (1991).
- Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (lần 2) khóa VIII (2/1999).
Câu 21:
Đại hội nào của Đảng lần đầu tiên xác định thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là phải trải qua nhiều chặng đường?
- Đại hội V của Đảng (1982).
- Đại hội VI của Đảng (1986).
- Đại hội VII của Đảng (1991).
- Đại hội VIII của Đảng (1996).
Câu 22:
Thành phố Sài Gòn được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh vào năm:
- Năm 1945
- Năm 1954
- Năm 1976
- Năm 1990
Câu 23:
Đại hội VI của Đảng (1986) đã xác định cần phải tăng cường tình hữu nghị và hợp tác toàn diện với:
- Liên Xô
- Trung Quốc
- Mỹ
- Cuba
Câu 24:
Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ với Mỹ vào năm:
Câu 25:
Chủ trương, nhận định nào là hạn chế của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội IV (1976)?
- Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là thời kỳ khó khăn, phức tạp, lâu dài, phải trải qua nhiều chặng đường.
- Hoàn thành về cơ bản quá trình đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa trong khoảng 20 năm.
- Chủ nghĩa xã hội sẽ không sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu.
- Chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc sẽ khó nổ ra trong 10 năm tới.
Câu 26:
Tại Đại hội VI (1986), Đảng đã xác định ba chương trình kinh tế lớn là cốt lõi của nhiệm vụ kinh tế, xã hội trong 5 năm 1986-1990, đó là:
- Du lịch, dịch vụ, xuất khẩu.
- Lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
- Giao thông vận tải, chuyển đổi số quốc gia, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
- Kích cầu, tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ điện tử.
Câu 27:
Chủ trương nào được coi là "bước đột phá thứ hai" trong quá trình tìm tòi, đổi mới tư duy kinh tế của Đảng thời kỳ trước đổi mới?
- Xóa quan liêu bao cấp trong giá và lương.
- Thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Bỏ chế độ kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp.
- Mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.
Câu 28:
Đại hội VII (1991) và Đại hội VIII (1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định lĩnh vực nào có vai trò then chốt, động lực, là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội?
- Giáo dục - đào tạo.
- Khoa học - công nghệ.
- An ninh, chính trị.
- Giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ.
Câu 29:
Đại hội lần thứ mấy của Đảng đã lần đầu tiên khẳng định một bài học trong quá trình đổi mới đất nước là "phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết"?
- Đại hội X của Đảng (2006).
- Đại hội XI của Đảng (2011).
- Đại hội XII của Đảng (2016).
- Đại hội XIII của Đảng (2021).
Câu 30:
Đại hội VI của Đảng (12/1986) rút ra bốn bài học kinh nghiệm quý báu. Bài học thứ hai là gì?
- Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
- Trong toàn bộ hoạt động cách mạng của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”.
- Phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới.
- Phải xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền.
Câu 31:
Đại hội VII của Đảng (6/1991) chủ trương: Vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đầy lùi liệu cực và bất công xã hội, đưa nước ra cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Đây là mục tiêu gì?
- Mục tiêu tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Mục tiêu tổng quát của Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000.
- Mục tiêu tổng quát của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Mục tiêu tổng quát của 5 năm 1991-1995.
Câu 32:
Đại hội VIII của Đảng (1996) đã bổ sung đặc trưng tổng quát về mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì?
- Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
- Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh.
Câu 33:
Điểm nổi bật trong đường lối đổi mới về kinh tế do Đại hội VI của Đảng (1986) đề ra là:
- Phát triển nhiều thành phần kinh tế; xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, hành chính, bao cấp chuyển sang hạch toán, kinh doanh, kết hợp kế hoạch với thị trường.
- Phát triển nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
- Phát triển nhiều thành phần kinh tế; chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, hành chính, bao cấp chuyển sang nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Câu 34:
Trong thời kỳ đổi mới, quan điểm của Đảng về chức năng, vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển xã hội là:
- Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
- Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
Câu 35:
Hiện nay, theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam thì Đảng là của ai?
- Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của nhân dân Việt Nam.
- Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.
- Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.
Câu 36:
Điểm nhấn chung trong các nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 4 các khóa XI, XII, XIII của Đảng là gì?
- Đều có nội dung về công tác xây dựng Nhà nước pháp quyền.
- Đều có nội dung về sửa đổi Hiến pháp.
- Đều có nội dung về bổ sung, hoàn thiện đặc trưng về chủ nghĩa xã hội.
- Đều có nội dung về công tác xây dựng Đảng.
Câu 37:
Các Đại hội VII, IX, XI, XIII của Đảng có điểm chung nào dưới đây?
- Đều đề ra chiến lược 10 năm về phát triển kinh tế - xã hội.
- Đều rút ra bài học về quá trình đổi mới đất nước.
- Đều rút ra bài học về thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Đều sửa đổi Điều lệ Đảng.
Câu 38:
Ai là trung tâm, chủ thể của công cuộc đổi mới đất nước?
- Nhân dân
- Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Giai cấp công nhân Việt Nam.
- Giai cấp nông dân Việt Nam.
Câu 39:
Đàm phán 4 bên của Hội nghị Paris bắt đầu từ khi nào?
- Tháng 3/1968.
- Tháng 5/1968.
- Tháng 1/1969.
- Tháng 6/1969.
Câu 40:
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 14 của Đảng (1/1968) đã đưa ra chủ trương gì?
- Mở mặt trận ngoại giao nhằm tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
- Đưa đấu tranh ngoại giao phát triển song song với đấu tranh quân sự và chính trị.
- Đưa cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần sang chiến tranh cách mạng.
- Tổng công kích – tổng khởi nghĩa vào tất cả các đô thị, dinh lũy của Mỹ - ngụy trên toàn miền Nam.
Câu 41:
Ba thứ giặc được Hồ Chí Minh xác định trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (3/9/1945) là gì?
- Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
- Giặc đói, giặc nội xâm, giặc ngoại xâm.
- Giặc dốt, giặc đói, giặc nội xâm.
- Giặc ngoại xâm, giặc nội xâm, giặc dốt.
Câu 42:
Trong Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc, Đảng đưa ra chủ trương gì để đấu tranh với quân Tưởng?
- Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế.
- Độc lập về chính trị, nhân nhượng về văn hóa.
- Hoa – Việt thân thiện.
- Hoa – Việt đối đầu.
Câu 43:
Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh phong quân hàm Đại tướng khi nào?
- 20/1/1946.
- 20/1/1947.
- 20/1/1948.
- 20/1/1949.
Câu 44:
Người nào dưới đây đã tuyên bố: “Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17”?
- Hồ Chí Minh.
- Ngô Đình Diệm.
- Nguyễn Văn Thiệu.
- Huỳnh Tấn Phát.
Câu 45:
Kết quả lớn nhất mà quân dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông năm 1947 là:
- Tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
- Bộ đội chủ lực của ta trưởng thành hơn trong chiến đấu.
- Bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc.
- Làm phá sản kế họach “đánh nhanh thắng nhanh”, buộc địch chuyển sang đánh lâu dài với ta.
Câu 46:
Sắc lệnh số 17/SL (8/9/1945) thành lập Nha Bình dân học vụ nhằm:
- Giáo dục tinh thần yêu nước và ý thức cách mạng cho nhân dân
- Chống các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút…
- Chăm lo đời sống nhân dân.
- Chăm lo công cuộc chống nạn mù chữ.
Câu 47:
Ngày 23/9/1945, nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến với tinh thần gì?
- “Thà chết tự do còn hơn sống nô lệ”.
- “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
- Vì miền Nam “Thành đồng Tổ quốc”.
- “Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi!”.
Câu 48:
Khó khăn nào đe dọa trực tiếp đến nền độc lập của Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945?
- Các thế lực đế quốc và phản động bao vây, chống phá.
- Kinh tế kiệt quệ và nạn đói hoành hành.
- Hơn 90% dân số không biết chữ.
- Chính quyền cách mạng non trẻ.
Câu 49:
Mục tiêu chính của Mỹ khi thực hiện cuộc Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai (1972) là:
- Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam.
- Làm lung lay ý chí quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
- Phong tỏa cảng Hải Phòng và các sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc.
- Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Hội nghị Paris.
Câu 50:
Chiến thắng Phước Long là cơ sở quan trọng để Đảng khẳng định điều gì?
- Khả năng quay lại của Mỹ không còn nữa.
- Thế và lực của quân đội Sài Gòn đã suy yếu rõ rệt.
- Khả năng tiến hành giải phóng Miền Nam có thể thực hiện với nhịp độ nhanh hơn, mạnh hơn.
- Cả ba phương án kia đều đúng.