Danh sách câu hỏi
Câu 1: Cơ quan tuyên truyền của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tờ báo nào?
  • Báo Lao động.
  • Báo Thanh niên.
  • Báo Công nhân.
  • Báo Người cùng khổ.
Câu 2: Chi bộ cộng sản đầu tiên của Việt Nam được thành lập ở đâu? Ai làm bí thư chi bộ?
  • Hà Nội - Bí thư Trần Văn Cung.
  • Sài Gòn - Bí thư Ngô Gia Tự.
  • Sài Gòn - Bí thư Trịnh Đình Cửu.
  • Hà Nội - Bí thư Trịnh Đình Cửu.
Câu 3: Phong trào yêu nước chống Pháp nào sau đây theo hệ tư tưởng phong kiến?
  • Phong trào Đông Du.
  • Phong trào Duy Tân.
  • Khởi nghĩa Yên Bái.
  • Phong trào Cần Vương.
Câu 4: Đâu là tổ chức cộng sản đầu tiên ra đời ở Việt Nam?
  • Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • An Nam Cộng sản Đảng.
  • Đông Dương Cộng sản Đảng.
  • Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
Câu 5: Phong trào yêu nước do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết khởi xướng (1885- 1896) là:
  • Khởi nghĩa Yên Thế.
  • Phong trào Duy Tân.
  • Phong trào Đông Du.
  • Phong trào Cần Vương.
Câu 6: Khẩu hiệu nào được nêu ra trong cao trào Kháng Nhật cứu nước?
  • Đánh đuổi Nhật, Pháp.
  • Đánh đuổi phát xít Nhật.
  • Đánh đuổi chính phủ bù nhìn thân Nhật.
  • Đánh đuổi đế quốc Pháp.
Câu 7: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do ai soạn thảo?
  • Nguyễn Ái Quốc.
  • Trần Phú.
  • Lê Hồng Phong.
  • Hà Huy Tập.
Câu 8: Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ (4/1945) quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang và lấy tên là gì?
  • Việt Nam giải phóng quân.
  • Cứu quốc quân.
  • Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • Vệ quốc quân.
Câu 9: Khởi nghĩa thắng lợi ở đâu đã tạo điều kiện thuận lợi lớn cho cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trên phạm vi cả nước?
  • Ở Thừa Thiên – Huế.
  • Ở Hà Nội.
  • Ở Sài Gòn.
  • Ở Thái Nguyên.
Câu 10: Điền từ còn trống trong Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: “Pháp ….., Nhật ….., vua Bảo Đại …... Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”.
  • Hàng/chạy/ thoái vị.
  • Thua/ đầu hàng/ thoái vị.
  • Chạy/ hàng/ thoái vị.
  • Bại/ đầu hàng/ thoái vị.
Câu 11: Tên gọi của các tổ chức quần chúng trong Mặt trận Việt Minh là:
  • Hội Dân chủ.
  • Hội Phản đế.
  • Hội Cứu quốc.
  • Hội Giải phóng.
Câu 12: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) đã xác định giai cấp nào là lực lượng lãnh đạo cách mạng?
  • Giai cấp vô sản.
  • Giai cấp tư sản.
  • Giai cấp nông dân.
  • Giai cấp địa chủ.
Câu 13: Trong giai đoạn Đảng lãnh đạo giành chính quyền, Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng được thành lập vào năm nào?
  • Năm 1934.
  • Năm 1933.
  • Năm 1932.
  • Năm 1935.
Câu 14: Chủ trương thành lập “Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam” được thông qua tại:
  • Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (9/3/1945).
  • Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ (15/5/1945).
  • Hội nghị toàn quốc của Đảng (14-15/8/1945).
  • Đại hội quốc dân (16/8/1945).
Câu 15: Lời kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” là của ai?
  • Hồ Chí Minh.
  • Trường Chinh
  • Võ Nguyên Giáp.
  • Phạm Văn Đồng.
Câu 16: Tổ chức nào đề ra chủ trương “thanh trừ trí, phú, địa, hào, đào tận gốc trốc tận rễ” (1931)?
  • Xứ ủy Bắc kỳ.
  • Xứ ủy Trung kỳ.
  • Xứ ủy Nam kỳ.
  • Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 17: Quốc tế Cộng sản ra Nghị quyết công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là chi bộ độc lập vào thời gian nào?
  • Ngày 18/2/1930.
  • Ngày 18/11/1930.
  • Ngày 11/4/1931.
  • Ngày 6/6/1931.
Câu 18: Đại hội I của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở đâu và vào thời gian nào?
  • Họp tại Hương Cảng (Trung Quốc), vào tháng 2/1930.
  • Họp tại Lê-nin-gờ-rát (Liên Xô), vào tháng 6/1931.
  • Họp tại Ma Cao (Trung Quốc), vào tháng 3/1935.
  • Họp tại Mát-xcơ-va (Liên Xô), vào tháng 7/1935.
Câu 19: Thời kỳ nào dưới đây, Đảng có hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, hợp pháp?
  • 1931-1935.
  • 1930-1931.
  • 1936-1939.
  • 1940-1941.
Câu 20: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đã bước đầu đi vào đấu tranh tự giác?
  • Cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc Kỳ (1922).
  • Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm Sài Gòn - Chợ Lớn (1922).
  • Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (1925).
  • Cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định (1925).
Câu 21: Trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, giai đoạn 1932 – 1935 là giai đoạn:
  • Giai đoạn đẩy mạnh phong trào đấu tranh.
  • Giai đoạn phục hồi hệ thống tổ chức của Đảng.
  • Giai đoạn chuẩn bị giành chính quyền.
  • Giai đoạn tích cực mở rộng quan hệ ngoại giao.
Câu 22: Mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam được nêu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930) là:
  • Làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
  • Làm cách mạng giải phóng dân tộc sau đó đi lên chủ nghĩa xã hội.
  • Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để đi lên chủ nghĩa xã hội.
  • Làm cách mạng điền địa để đi tới xã hội cộng sản.
Câu 23: Để phù hợp với yêu cầu tập hợp lực lượng cách mạng trong những năm 1936- 1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập mặt trận nào?
  • Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
  • Mặt trận Liên Việt.
  • Mặt trận Việt Minh.
  • Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.
Câu 24: Luận cương chính trị của Đảng (10/1930) xác định điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam là gì?
  • Chuẩn bị “võ trang bạo động” cho quần chúng.
  • Tinh thần đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới.
  • Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
  • Lấy giai cấp vô sản là động lực chính của cách mạng.
Câu 25: Yêu cầu bức thiết nhất của nhân dân Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là gì?
  • Ruộng đất.
  • Độc lập dân tộc.
  • Quyền làm việc ngày 8 tiếng.
  • Tự do ngôn luận.
Câu 26: Sự kiện nào được Nguyễn Ái Quốc đánh giá: “Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”?
  • Chi bộ cộng sản đầu tiên của Việt Nam ra đời (1929).
  • Thành lập tổ chức Công hội đỏ Bắc Kỳ (1929).
  • Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản (1929).
  • Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).
Câu 27: Hãy cho biết đặc điểm ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam?
  • Phần lớn xuất thân từ nông dân.
  • Chịu sự áp bức và bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản.
  • Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam, sớm tiếp thu ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin.
  • Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 28: Hội nghị Trung ương lần thứ 6 của Đảng (11/1939) đã chủ trương tạm gác lại khẩu hiệu gì?
  • Khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”.
  • Khẩu hiệu “cách mạng giải phóng dân tộc”.
  • Khẩu hiệu “cách mạng phản đế”.
  • Khẩu hiệu “cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”.
Câu 29: Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng (5/1941) đã khẳng định Cách mạng Đông Dương hiện tại chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp, đó là:
  • Giải phóng giai cấp.
  • Giải phóng dân tộc.
  • Cải cách ruộng đất.
  • Đánh đổ địa chủ.
Câu 30: Phan Châu Trinh đã nhận xét về con đường cứu nước của Phan Bội Châu như thế nào?
  • Bất bạo đông, bạo động tắc tử.
  • Chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương.
  • Chẳng khác gì đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau.
  • Còn mang nặng cốt cách phong kiến.
Câu 31: Bài học nào được xác định là nguồn gốc sức mạnh của Cách mạng Tháng Tám năm 1945?
  • Toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công - nông.
  • Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ.
  • Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.
  • Gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế
  • quốc và chống phong kiến.
Câu 32: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) dự kiến thời cơ tổng khởi nghĩa là khi nào?
  • Trước khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II.
  • Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II.
  • Trước khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương.
  • Khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương.
Câu 33: Bài học kinh nghiệm hàng đầu trong đường lối cách mạng của Đảng được rút ra từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là gì?
  • Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ.
  • Toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công - nông.
  • Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.
  • Gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp và giải quyết đúng đắn hai nhiệm
  • vụ chống đế quốc và chống phong kiến.
Câu 34: Nội dung nào trong Chánh cương vắn tắt của Đảng (2/1930) thể hiện rõ nhất sự đúng đắn, sáng tạo trong xác định nhiệm vụ cơ bản và cấp bách của xã hội Việt Nam lúc này?
  • Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo.
  • Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập.
  • Thâu hết sản nghiệp lớn của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý.
  • Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo. Mở mang công nghiệp và nông nghiệp.
Câu 35: Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10/1930) có đoạn: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”, điều đó có nghĩa là:
  • Nhấn mạnh nhiệm vụ đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
  • Nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
  • Nhấn mạnh cả hai nhiệm vụ giải phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất.
  • Cả ba phương án kia đều sai.
Câu 36: Sự kiện nào mở đầu cho sự hoà hoãn giữa Việt Nam và Pháp sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945?
  • Pháp ngừng bắn ở miền Nam.
  • Việt Nam và Pháp ký kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946).
  • Việt Nam nhân nhượng với Pháp một số quyền lợi ở miền Bắc.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm nước Pháp.
Câu 37: Phong trào mà Đảng đã vận động nhân dân thực hiện để chống nạn mù chữ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là gì?
  • Bình dân học vụ.
  • Xây dựng nếp sống văn hóa mới.
  • Bài trừ các tệ nạn xã hội.
  • Xoá bỏ văn hóa thực dân nô dịch phản động.
Câu 38: Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, để gạt mũi nhọn tấn công của kẻ thù, Đảng đã tuyên bố tự giải tán vào thời gian nào và lập ra tổ chức gì để tiếp tục công khai tuyên truyền đường lối của Đảng?
  • Ngày 02/09/1945 - Hội Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác.
  • Ngày 11/11/1945 - Hội Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương.
  • Ngày 25/11/1945 - Hội Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin.
  • Ngày 03/02/1946 - Hội Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác – Lênin ở Đông Dương.
Câu 39: Nội dung nào sau đây ÔNG PHẢI là sự nhân nhượng của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với quân đội và tay sai của Tưởng sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945?
  • Cho Tàu kiểm soát đường sắt Vân Nam.
  • Chấp nhận mở rộng thành phần đại biểu Quốc hội, đồng ý bổ sung thêm 70 đại biểu Quốc hội không qua bầu cử cho những người thuộc tổ chức tay sai của quân Tưởng.
  • Cải tổ, mở rộng thành phần Chính phủ liên hiệp, trong đó có nhiều ghế Bộ trưởng cho những người thuộc tổ chức tay sai của quân Tưởng.
  • Chấp nhận tiêu tiền Trung Quốc; cung cấp lương thực, thực phẩm cần thiết cho 20 vạn quân Tưởng.
Câu 40: Phương châm tác chiến của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?
  • Đánh thần tốc, táo bạo, chắc thắng.
  • Đánh chắc, tiến chắc.
  • Đánh thần tốc, táo bạo.
  • Đánh nhanh, thắng nhanh.
Câu 41: Lời kêu gọi nào dưới đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm giải quyết nạn đói sau Cách mạng Tháng Tám 1945?
  • Tấc đất, tấc vàng.
  • Tăng gia sản xuất!
  • Không một tất đất bỏ hoang.
  • Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 42: Điền từ còn thiếu trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946): “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng ….., thực dân Pháp càng ….., vì chúng quyết tâm ….. một lần nữa!”.
  • Nhân nhượng/ lấn tới/ cướp nước ta.
  • Nhân nhượng/ sấn tới/ chiếm nước ta.
  • Nhẫn nhịn/ lấn tới/ chiếm nước ta.
  • Nhẫn nhịn/ sấn tới/ cướp nước ta.
Câu 43: Đường lối kháng chiến chống Pháp “toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế” đề ra trong văn kiện nào?
  • “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946).
  • Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh (8/1947).
  • Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946).
  • Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 44: Để ghi nhận tinh thần chiến đấu quả cảm của nhân dân Nam Bộ sau ngày 23/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ phong tặng danh hiệu gì cho đồng bào miền Nam?
  • “Miền Nam gian khổ anh hùng”.
  • “Thành đồng Tổ quốc”.
  • “Chân đồng vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng”.
  • “Miền Nam đi trước về sau”.
Câu 45: Những câu thơ sau nói đến chiến thắng lịch sử nào của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954): "Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm/ mưa dầm, cơm vắt/ Máu trộn bùn non/ Gan không núng, chí không mòn!"?
  • Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947.
  • Chiến dịch Biên giới Thu - Đông năm 1950.
  • Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
  • Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954.
Câu 46: Trước cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiến hành cuộc nghi binh chiến lược tại:
  • Đường 9 Khe Sanh (Quảng Trị).
  • Vạn Tường (Quảng Ngãi).
  • Núi Thành (Quảng Nam).
  • An Lão (Bình Định).
Câu 47: Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị Paris từ năm 1969 đến năm 1973 là:
  • Xuân Thủy.
  • Nguyễn Thị Bình.
  • Lê Đức Thọ.
  • Phạm Văn Đồng.
Câu 48: Tại kỳ họp đặc biệt của Quốc hội khóa III (9/1969) đã bầu ai làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?
  • Tôn Đức Thắng.
  • Nguyễn Lương Bằng.
  • Nguyễn Hữu Thọ.
  • Huỳnh Tấn Phát.
Câu 49: Chiến thắng quân sự nào đã khẳng định Quân Giải phóng miền Nam dám đánh và đánh thắng giặc Mỹ xâm lược?
  • Chiến thắng Ấp Bắc (1/1963).
  • Chiến thắng Núi Thành (5/1965).
  • Chiến thắng Vạn Tường (8/1965).
  • Chiến thắng mùa khô 1965 - 1966.
Câu 50: Từ thắng lợi của phong trào Đồng Khởi (1960), tổ chức chính trị nào đã ra đời ở miền Nam nhằm tập hợp quần chúng nhân dân đấu tranh chống đế quốc, tay sai?
  • Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
  • Mặt trận Liên Việt.
  • Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  • Mặt trận Dân tộc thống nhất miền Nam Việt Nam.
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Lịch sử đảng csvn

Mã quiz
724
Số xu
3 xu
Thời gian làm bài
38 phút
Số câu hỏi
50 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước
Môn học
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước