Câu 1:
Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính thì vi phạm hành chính là gì?
- a) Là hành vi có lỗi cố ý hoặc vô ý do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
- b) Là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
- c) Là hành vi có lỗi vô ý do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
- d) Là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Câu 2:
Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính thì Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là?
- a) Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là giấy tờ do tổ chức, doanh nghiệp cấp cho cá nhân, tổ chức để kinh doanh, hoạt động, hành nghề hoặc sử dụng công cụ, phương tiện.
- b) Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là giấy tờ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật để cá nhân, tổ chức đó kinh doanh, hoạt động, hành nghề hoặc sử dụng công cụ, phương tiện.
- c) Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là giấy tờ do đơn vị sự nghiệp của nhà nước cấp cho cá nhân, tổ chức để cá nhân, tổ chức đó kinh doanh, hoạt động, hành nghề hoặc sử dụng công cụ, phương tiện
- Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là giấy tờ được cấp theo quy định pháp luật cho cá nhân, tổ chức để kinh doanh, hoạt động, hành nghề hoặc sử dụng công cụ, phương tiện.
Câu 3:
Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính thì xử phạt vi phạm hành chính là gì?
- a) Là việc cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
- b) Là việc tổ chức có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
- c) Là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
- d) Là việc cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
Câu 4:
Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính thì tái phạm là gì?
- a) Là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt; cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó.
- b) Là việc cá nhân, tổ chức đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định này mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
- c) Là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý.
- d) Là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại tiếp tục vi phạm; cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó.
Câu 5:
Luật xử lý vi phạm hành chính quy định những trường hợp nào có quyền giải trình?
- a) Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
- b) Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức.
- c) Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 20.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 40.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức.
- d) Cả a và b.
Câu 6:
Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính, quy định nào dưới đây không thuộc tình tiết tăng nặng?
- a) Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
- b) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ.
- c) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó.
- d) Tất cả các phương án trên.
Câu 7:
Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là?
- a) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng.
- b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng.
- c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng.
- d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng.
- II. LUẬT THANH TRA
Câu 8:
Luật Thanh tra năm 2022 quy định mấy nguyên tắc trong hoạt động thanh tra?
- a) 3 nguyên tắc.
- b) 4 nguyên tắc.
- c) 5 nguyên tắc.
- d) 6 nguyên tắc.
Câu 9:
Theo Luật Thanh tra năm 2022, thế nào là thanh tra hành chính?
- a) Thanh tra hành chính là thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật về thanh tra.
- b) Thanh tra hành chính là thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.
- c) Thanh tra hành chính là thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo chức năng quản lý nhà nước phù hợp quy định pháp luật.
- d) Thanh tra hành chính là thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước.
Câu 10:
Luật Thanh tra năm 2022 quy định vị trí, chức năng của Thanh tra sở như thế nào là đúng?
- a) Thanh tra sở là cơ quan của sở, chỉ thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính trong phạm vi mà sở được giao tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
- b) Thanh tra sở là cơ quan của sở, chỉ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong phạm vi mà sở được giao tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
- c) Thanh tra sở là cơ quan của sở, thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi mà sở được giao thực hiện quản lý nhà nước; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
- d) Thanh tra sở là cơ quan của sở, thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi mà sở được giao tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Câu 11:
Luật Thanh tra năm 2022 quy định, đối với cuộc thanh tra do Thanh tra sở tiến hành, thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra là bao nhiêu ngày?
- a) Không quá 10 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày.
- b) Không quá 15 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày.
- c) Không quá 20 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 25 ngày.
- d) Không quá 25 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Câu 12:
Luật Thanh tra năm 2022 quy định, đối với cuộc thanh tra do Thanh tra sở tiến hành, thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra là bao nhiêu ngày?
- a) Không quá 10 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày.
- b) Không quá 15 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày.
- c) Không quá 20 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 25 ngày.
- d) Không quá 25 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Câu 13:
Luật Thanh tra năm 2022 quy định, trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ký ban hành kết luận thanh tra?
- a) 10 ngày.
- b) 15 ngày.
- c) 20 ngày.
- d) 25 ngày.
- III. NGHỊ ĐỊNH 100/2019/NĐ-CP
Câu 14:
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP) quy định có bao nhiêu biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt?
- a) 28 biện pháp.
- b) 29 biện pháp.
- c) 30 biện pháp.
- d) 32 biện pháp.
Câu 15:
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP) quy định biện pháp khắc phục hậu quả nào sau đây là đúng?
- a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
- b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.
- c) Buộc thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.
- d) Tất cả các phương án trên.
Câu 16:
Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP), thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề (đối với trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm) được xác định từ thời điểm nào?
- a) Từ thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành.
- b) Từ thời điểm ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- c) Từ thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.
- d) Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 17:
Ông B điều khiển xe ô tô tải (do vợ ông B đứng tên trong Giấy đăng ký xe), chở hàng quá tải trọng cho phép tham gia giao thông.
- Với hành vi vi phạm trên, theo quy định của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP), hình thức áp dụng nào sau đây là đúng?
- a) Xử phạt đối với ông B về hành vi: Trực tiếp điều khiển phương tiện chở hàng quá tải trọng cho phép tham gia giao thông.
- b) Xử phạt ông B về hành vi điều khiển xe chở hàng quá tải trọng cho phép tham gia giao thông; đồng thời xử phạt vợ ông B về hành vi giao phương tiện cho lái xe điều khiển phương tiện thực hiện hành vi chở hàng quá tải trọng.
- c) Xử phạt ông B về hành vi điều khiển xe chở hàng quá tải trọng cho phép tham gia giao thông.
- d) Xử phạt vợ ông B về hành vi giao phương tiện cho lái xe điều khiển phương tiện thực hiện hành vi chở hàng quá tải trọng.
Câu 18:
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP) quy định, trường hợp hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ thời điểm nào?
- a) Từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi nhận hành vi vi phạm.
- b) Từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm
- c) Từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.
- d) Từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Câu 19:
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP) quy định, Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải có quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân đến?
- a) 37.500.000 đồng.
- b) 30.000.000 đồng.
- c) 45.000.000 đồng.
- d) 45.500.000 đồng.
Câu 20:
Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP) quy định, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến?
- a) 500.000 đồng.
- b) 600.000 đồng.
- c) 700.000 đồng.
- d) 800.000 đồng.
Câu 21:
Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP) quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức đến?
- a) 100.000.000 đồng.
- b) 120.000.000 đồng.
- c) 150.000.000 đồng.
- d) 200.000.000 đồng.
Câu 22:
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP), nội dung nào sau đây là đúng?
- a) Các hành vi vi phạm quy định về chở quá số người quy định tại Điều 23 và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30, trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
- b) Các hành vi vi phạm quy định về thời gian lái xe, phù hiệu (biển hiệu) quy định tại Điều 23, Điều 24 và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30, trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại các điểm, khoản tương ứng của Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
- c) Các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng quy định tại Điều 23 và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 28, trong trường cá nhân kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại các điểm, khoản tương ứng của Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
- d) Tất cả các phương án trên là đúng.
Câu 23:
Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải đảm bảo các điều kiện nào?
- a) Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;
- b) Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và hành vi đó được quy định tại nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
- c) Phương án a.
- d) Cả phương án a và phương án b.
Câu 24:
Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày?
- a) 02 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính.
- b) 03 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính.
- c) 04 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính.
- d) 05 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính.
Câu 25:
Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi thi hành công vụ như thế nào?
- a) Có lệnh hoặc quyết định thi hành công vụ của cơ quan có thẩm quyền, mặc trang phục, quân phục, sắc phục, phù hiệu của ngành hoặc sử dụng thẻ thanh tra, thẻ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật;
- b) Xử lý kịp thời, đúng tính chất, mức độ vi phạm, đúng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, điều lệnh, điều lệ, quy chế của từng ngành;
- c) Nghiêm túc, hòa nhã trong thực hiện công vụ.
- d) Tất cả các trách nhiệm trên.
Câu 26:
Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định người đã ban hành quyết định tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải ban hành quyết định hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định trong những trường hợp nào?
- a) Không đúng đối tượng vi phạm.
- b) Vi phạm quy định về thẩm quyền ban hành quyết định.
- c) Vi phạm quy định về thủ tục ban hành quyết định.
- d) Tất cả các phương án trên.
Câu 27:
Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 47/2022/NĐ-CP và Nghị định số 41/2024/NĐ-CP) quy định, kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định là gì?
- a) Là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có xác định bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình nhất định.
- b) Là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc điện tử giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe).
- c) Là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định.
- d) Tất cả các phương án trên.
Câu 28:
Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 47/2022/NĐ-CP và Nghị định số 41/2024/NĐ-CP) quy định hành trình chạy xe là gì?
- a) Là đường đi của phương tiện trên nhiều tuyến đường, được xác định bởi điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng, đỗ trên tuyến
- b) Là đường đi của phương tiện trên một tuyến đường cụ thể, được xác định bởi điểm đầu, điểm cuối.
- c) Là đường đi của phương tiện trên một tuyến đường cụ thể, được xác định bởi điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng, đỗ trên tuyến.
- d) Tất cả các phương án trên.
Câu 29:
Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 47/2022/NĐ-CP và Nghị định số 41/2024/NĐ-CP) quy định các xe ô tô kinh doanh vận tải nào phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe?
- a) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên.
- b) Xe đầu kéo.
- c) Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ.
- d) Tất cả các phương án trên.
Câu 30:
Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 47/2022/NĐ-CP và Nghị định số 41/2024/NĐ-CP) cho phép, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định trên tuyến cự ly từ 300 ki lô mét trở xuống, có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái) có niên hạn sử dụng không quá bao nhiêu năm?
- a) 10 năm tính từ năm sản xuất.
- b) 15 năm tính từ năm sản xuất.
- c) 20 năm tính từ năm sản xuất.
- d) 25 năm tính từ năm sản xuất.
Câu 31:
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 100/2013/NĐ-CP, Nghị định số 64/2016/NĐ-CP, Nghị định số 125/2018/NĐ-CP, Nghị định số 117/2012/NĐ-CP) quy định đối với đô thị xây dựng mới, tỷ lệ quỹ đất giao thông đô thị loại II so với đất xây dựng đô thị phải bảo đảm theo tỷ lệ nào?
- a) Từ 24% đến 26%.
- b) Từ 23% đến 25%.
- c) Từ 21% đến 23%.
- d) Từ 18% đến 20%.
Câu 32:
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 100/2013/NĐ-CP, Nghị định số 64/2016/NĐ-CP, Nghị định số 125/2018/NĐ-CP, Nghị định số 117/2012/NĐ-CP) quy định đối với đường cấp I, cấp II (đường ngoài đô thị) thì phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là bao nhiêu mét?
- a) 18 mét.
- b) 17 mét.
- c) 20 mét.
- d) 22 mét.
Câu 33:
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 100/2013/NĐ-CP, Nghị định số 64/2016/NĐ-CP, Nghị định số 125/2018/NĐ-CP, Nghị định số 117/2012/NĐ-CP) quy định giới hạn hành lang an toàn đối với cầu có chiều dài từ 60 mét trở lên trên đường ngoài đô thị là bao nhiêu mét theo chiều dọc cầu tính từ đuôi mố cầu ra mỗi bên?
- a) 40 mét.
- b) 50 mét.
- c) 30 mét.
- d) 20 mét.
Câu 34:
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 100/2013/NĐ-CP, Nghị định số 64/2016/NĐ-CP, Nghị định số 125/2018/NĐ-CP, Nghị định số 117/2012/NĐ-CP) quy định giới hạn hành lang an toàn đối với cầu có chiều dài từ 60 mét đến 300 mét trên đường ngoài đô thị là bao nhiêu mét theo chiều ngang cầu tính từ mép ngoài cùng đất của đường bộ trở ra mỗi phía?
- a) 90 mét.
- b) 100 mét.
- c) 80 mét.
- d) 70 mét.
Câu 35:
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 100/2013/NĐ-CP, Nghị định số 64/2016/NĐ-CP, Nghị định số 125/2018/NĐ-CP, Nghị định số 117/2012/NĐ-CP) cho phép đường nào sau đây được phép đấu nối vào quốc lộ?
- a) Đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị.
- b) Đường gom.
- c) Đường chuyên dùng,.
- d) Tất cả các phương án trên.
Câu 36:
Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra quy định những trường hợp nào không được tham gia đoàn thanh tra?
- a) Người góp vốn vào doanh nghiệp, có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng thanh tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- b) Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, con, anh, chị, em ruột là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, người phụ trách công tác nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra.
- c) Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự mà chưa hết thời hạn xóa kỷ luật, xóa án tích.
- d) Tất cả các phương án trên.
Câu 37:
Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra quy định những trường hợp nào không được làm Trưởng đoàn thanh tra?
- a) Người góp vốn vào doanh nghiệp, có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng thanh tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- b) Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự mà chưa hết thời hạn xóa kỷ luật, xóa án tích.
- c) Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng, con, anh, chị, em ruột hoặc anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra.
- d) Tất cả các phương án trên.
Câu 38:
Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra quy định việc kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra trong trường hợp nào?
- a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ theo yêu cầu của người theo dõi, đôn đốc.
- b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được đôn đốc nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.
- c) Đối tượng có hành vi cản trở, tẩu tán tài sản, tiêu hủy tài liệu, không hợp tác thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.
- d) Tất cả các phương án trên.
Câu 39:
Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT thì quy định nào dưới đây là “Đường đô thị”?
- a) Là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn.
- b) Là đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị xã và thị trấn.
- c) Là đoạn đường được quy hoạch sẽ là Đường đô thị.
- d) Là tuyến đường dành riêng cho phương tiện cơ giới lưu thông trong đô thị.
Câu 40:
Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT thì quy định nào dưới đây là “Đường ưu tiên”?
- a) Là đường dùng chung cho cả hai chiều đi và về cùng một phần đường xe chạy mà không có giải phân cách.
- b) Là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được đặt biển báo hiệu đường ưu tiên.
- c) Là đường dành riêng cho phương tiện cơ giới lưu thông trong đô thị mà các phương tiện khác phải nhường đường khi qua nơi đường giao nhau.
- d) Là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được quy định là ưu tiên sẽ được các phương tiện khác nhường đường khi cùng tham giao giao thông.
Câu 41:
Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT thì quy định nào dưới đây là “Trọng tải toàn bộ xe”?
- a) Là phần trọng tải toàn bộ xe được phân bổ trên mỗi trục xe.
- b) Là bằng khối lượng bản thân xe cộng với khối lượng của người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe.
- c) Là tổng tải trọng bản thân của xe và hàng hóa.
- d) Tất cả phương án trên đều sai.
Câu 42:
Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT thì nội dung nào dưới đây là “Trọng tải toàn bộ xe cho phép”?
- a) Trọng tải toàn bộ xe cho phép là bằng tổng trọng lượng xe và hàng hóa được phép chở do cơ quan kiểm định cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
- b) Trọng tải toàn bộ xe cho phép là khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
- c) Trọng tải toàn bộ xe cho phép là bằng trọng tải bản thân xe cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
- d) Trọng tải toàn bộ xe cho phép là bằng trọng tải bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Câu 43:
Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 35/2023/TT-BGTVT ngày 13/12/2023) quy định những nội dung nào dưới đây là đúng?
- a) Xe bánh xích là loại xe máy chuyên dùng tự hành di chuyển bằng bánh xích, khi tham gia giao thông trên đường bộ, răng xích có thể gây hư hỏng mặt đường, lề đường.
- b) Hàng không thể tháo rời (chia nhỏ) là hàng dạng kiện còn nguyên kẹp chì, niêm phong của cơ quan hải quan, an ninh, quốc phòng hoặc là tổ hợp cấu kiện, thiết bị, máy móc nếu tháo rời, chia nhỏ sẽ bị hư hỏng hoặc thay đổi công năng.
- c) Đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác.
- d) Tất cả các phương án trên.
Câu 44:
Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 35/2023/TT-BGTVT ngày 13/12/2023) quy định khổ giới hạn về chiều cao của đường bộ là bao nhiêu mét?
- a) 4,65 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, II, III và 4,45 mét đối với đường cấp IV trở xuống hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu ‘Hạn chế chiều cao” theo quy định về báo hiệu đường bộ.
- b) 4,75 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, II, III và 4,5 mét đối với đường cấp IV trở xuống hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu ‘Hạn chế chiều cao” theo quy định về báo hiệu đường bộ.
- c) 4,85 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, II, III và 4,75 mét đối với đường cấp IV trở xuống hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu ‘Hạn chế chiều cao” theo quy định về báo hiệu đường bộ.
- d) 4,65 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, II, III và 4,55 mét đối với đường cấp IV trở xuống hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu ‘Hạn chế chiều cao” theo quy định về báo hiệu đường bộ.
Câu 45:
Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 35/2023/TT-BGTVT ngày 13/12/2023) quy định hàng siêu trọng như thế nào là đúng?
- a) Là hàng không thể tháo rời, có trọng lượng lớn hơn 30 tấn.
- b) Là hàng không thể tháo rời, có trọng lượng lớn hơn 32 tấn.
- c) Là hàng không thể tháo rời, có trọng lượng lớn hơn 35 tấn.
- d) Là hàng không thể tháo rời, có trọng lượng lớn hơn 40 tấn.