Danh sách câu hỏi
Câu 1: Theo Quy trình An toàn điện , khi đứng trên các trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn, điều cấm nào sau đây không đúng (không phù hợp)?
  • Cấm chạm vào đầu sứ hoặc các chi tiết khác có điện áp khác với điện áp của dây dẫn.
  • Cấm chạm vào nhau hoặc trao cho nhau bất cứ vật gì có thể làm mất đẳng thế.
  • Cấm di chuyển trên các trang bị cách điện sau khi người đó đã đẳng thế với dây dẫn.
  • Cấm đứng lên, ngồi xuống trên trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn.
Câu 2: Theo Quy trình An toàn điện, chỉ được phép vào và ra khỏi phần làm việc của trang bị cách điện trong trường hợp nào?
  • Sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn và Nhân viên đơn vị công tác đã cách xa dây dẫn ở khoảng cách 0,5 mét đối với điện áp 110kV
  • Sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn và Nhân viên đơn vị công tác đã cách xa dây dẫn ở khoảng cách 0,5 mét đối với điện áp 35kV
  • Sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn và Nhân viên đơn vị công tác đã cách xa dây dẫn ở khoảng cách 1,5 mét đối với điện áp 110kV
  • Sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn và Nhân viên đơn vị công tác đã cách xa dây dẫn ở khoảng cách 1,5 mét đối với điện áp 22kV
Câu 3: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về thời tiết khi vệ sinh cách điện ĐDK cao áp khi đang vận hành, nội dung nào không đúng (không phù hợp)?
  • Chỉ được phép thực hiện công việc trong điều kiện thời tiết bình thường;
  • Cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 4 trở lên, khi có mưa phùn, mưa giông, sấm sét, sương mù hoặc độ ẩm không khí không đảm bảo an toàn theo quy trình.
  • Khi đang công tác mà nhận thấy có khả năng mưa giông, sấm sét thì phải dừng ngay công việc và rút khỏi hiện trường.
  • Cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 6 trở lên, khi có mưa phùn, mưa giông, sấm sét, sương mù tùy theo điều kiện thực tế, người CHTT quyết định dừng công việc.
Câu 4: Theo Quy trình An toàn điện, trong những quy định điều kiện khi làm việc có điện thì nội dung nào không đúng (không phù hợp)?
  • Danh mục những công việc làm việc có điện phải được Cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Những người làm việc với công việc có điện phải được đào tạo, huấn luyện phù hợp với thiết bị, quy trình, công nghệ được trang bị.
  • Phương án thi công và biện pháp an toàn phải được phê duyệt trước khi thực hiện. Có các quy trình thực hiện công việc theo công nghệ áp dụng.
  • Phải có xe hotline chuyên dùng và các dụng cụ sửa chữa có chất lượng tốt, còn hạn kiểm định
Câu 5: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi không có rào chắn đối với điện áp từ trên 35 đến 110kV như thế nào?
  • Không nhỏ hơn 2,0 mét.
  • Không nhỏ hơn 0,7 mét.
  • Không nhỏ hơn 1,5 mét.
  • Không nhỏ hơn 1,0 mét.
Câu 6: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi có rào chắn (tức là khoảng cách từ rào chắn đến đến phần có điện) đối với điện áp từ 1 đến 15kV như thế nào?
  • Không nhỏ hơn 0,35 mét.
  • Không nhỏ hơn 0,6 mét.
  • Không nhỏ hơn 0,8 mét.
  • Không nhỏ hơn 0,9 mét
Câu 7: Theo Quy trình An toàn điện quy định việc treo thẻ đánh dấu các ĐVCT trên sơ đồ vận hành tại những bộ phận nào?
  • Bộ phận Điều độ giữ quyền điều khiển.
  • Bộ phận trực vận hành lưới điện các Điện lực.
  • Bộ phận Điều độ giữ quyền điều khiển, bộ phận trực tiếp vận hành thiết bị nơi csẽ tiến hành công việc.
  • Bộ phận Điều độ giữ quyền điều khiển, nơi làm việc của lãnh đạo đơn vị cấp Điện lực
Câu 8: Theo Quy trình An toàn điện, quy định điện cao áp và hạ áp như thế nào?
  • Điện hạ áp là điện áp đến 1000V, điện cao áp là điện áp trên 1000V trở lên.
  • Điện hạ áp là điện áp dưới 1000V, điện cao áp là điện áp trên 1000V trở lên.
  • Điện hạ áp là điện áp dưới 1000V, điện cao áp là điện áp từ 1000V trở lên.
  • Điện hạ áp là điện áp đến 1000V, điện cao áp là điện áp từ 1000V trở lên
Câu 9: Theo Quy trình An toàn điện, điều nào không đúng trong quy định khi vận hành xe chuyên dùng ?
  • Chỉ những người đã được đào tạo kỹ năng đầy đủ và có chứng chỉ liên quan theo quy định của pháp luật mới được vận hành xe chuyên dùng.
  • Người vận hành phải kiểm tra xe chuyên dùng trước khi xuất phát.
  • Xe chuyên dùng phải được kiểm tra định kỳ theo quy định hoặc theo yêu cầu của nhà sản xuất.
  • Những người đã được đào tạo kỹ năng đầy đủ và được huấn luyện về QTATĐ về nội dung được phép làm việc mới được vận hành xe chuyên dùng.
Câu 10: Theo Quy trình An toàn điện, khi di chuyển, vận hành xe chuyên dùng trong khu vực trạm phải đảm bảo khoảng cách an toàn như thế nào ?
  • Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ hơn khoảng cách an toàn điện không rào chắn.
  • Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ hơn khoảng cách an toàn điện có rào chắn.
  • Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ hơn khoảng cách an toàn điện theo quy định về hành lang lưới điện cao áp.
  • Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ hơn 02 mét.
Câu 11: Theo Quy trình An toàn điện quy định về nối đất xe chuyên dùng trong trường hợp nào?
  • Khi làm việc có cắt điện một phần hoặc ở gần nơi có điện, bệ xe cần cẩu, xe thang và xe nâng di động phải được nối đất.
  • Khi làm việc có cắt điện toàn bộ, bệ xe cần cẩu, xe thang và xe nâng di động phải được nối đất.
  • Khi làm việc không cắt điện, bệ xe cần cẩu, xe thang và xe nâng di động phải được nối đất.
  • Không cần nối đất các bộ phận của xe chuyên dùng trong mọi trường hợp.
Câu 12: Theo Quy trình An toàn điện, điều nào không đúng trong quy định về xử lý sự cố xe chuyên dùng?
  • Khi có hiện tượng phóng điện vào xe, cấm người chạm vào xe, rời khỏi xe hoặc bước lên xe trước khi cắt nguồn điện gây phóng điện.
  • Nếu xe bị cháy khi chưa kịp cắt điện, người lái xe phải nhảy ra khỏi xe.
  • Khi nhảy phải nhảy cả hai chân và đứng yên tại chỗ, nếu cần chạy ra xa phải nhảy cả hai chân một lúc.
  • Khi có hiện tượng phóng điện vào xe, nhanh chóng nhảy xuống xe và chạy nhanh ra xa xe.
Câu 13: Theo Quy trình An toàn điện, khi nhận những mệnh lệnh không đúng Quy trình này, có nguy cơ mất an toàn cho người hoặc thiết bị thì người nhận lệnh xử lý như thế nào?
  • Có quyền không chấp hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì người nhận lệnh được quyền báo cáo với các cấp cán bộ an toàn.
  • Có quyền không chấp hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì người nhận lệnh được quyền báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra lệnh và/hoặc Cấp có thẩm quyền.
  • Phải chấp hành, nhưng sau khi thực hiện xong phải báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra lệnh và/hoặc cấp có thẩm quyền.
  • Tuyệt đối không chấp hành, báo cáo ngay với Giám đốc Công ty hoặc Trường phòng an toàn Công ty.
Câu 14: Theo Quy trình An toàn điện, điều nào không đúng (không thuộc trách nhiệm) của nhân viên đơn vị công tác khi đến nơi làm việc như thế nào?
  • Nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm cần phòng tránh.
  • Hỏi lại người chỉ huy trực tiếp về những nội dung chưa rõ.
  • Kiểm tra trang thiết bị, dụng cụ an toàn của ĐVCT.
  • Khi thấy các điều kiện đảm bảo an toàn để làm việc chưa đủ và đúng phải báo cáo ngay với người chỉ huy trực tiếp để xem xét giải quyết.
Câu 15: Theo Quy trình An toàn điện thì khoảng cách cho phép nhỏ nhất đến phần có điện cao áp xoay chiều được quy định như thế nào?
  • Từ 1-35kV là 0,5 mét; Từ trên 35kV-110kV là 1,5 mét.
  • Từ 1-35kV là 0,7 mét; Từ trên 35kV-110kV là 2,0 mét
  • Từ 1-35kV là 0,6 mét; Từ trên 35kV-110kV là 1,0 mét
  • Từ 1-35kV là 0,8 mét; Từ trên 35kV-110kV là 2,5 mét
Câu 16: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, trách nhiệm của NLĐ trong việc sử dụng TBYCNN nào sau đây là đúng?
  • Nắm vững và chấp hành nghiêm túc các quy định, nội quy về quản lý, sử dụng, bảo quản các TBYCNN. Luôn có ý thức cất giữ, bảo quản, bảo trì theo hướng dẫn của nhà sản xuất và của đơn vị, phát hiện kịp thời các yếu tố không bình thường và báo cáo cho người quản lý trực tiếp để biết và xử lý.
  • Khi làm mất hoặc làm hư hỏng TBYCNN mà không có lý do chính đáng thì phải bồi thường. Những TBYCNN hư hỏng hoặc thử nhiệm không đạt yêu cầu không phải phản ánh ngay với cấp quản lý.
  • Mỗi lần thay đổi hoặc luân chuyển công tác, tất cả TBYCNN đã được giao quản lý, sử dụng được mang theo đến đơn vị mới.
  • Trước khi sử dụng TBYCNN phải luôn ý thức phát hiện kịp thời các yếu tố không an toàn để báo cho người quản lý trực tiếp biết xử lý. Phải kiểm tra lại chất lượng TBYCNN đề phòng những trường hợp hư hỏng bất thường, bao gồm: Kiểm tra xem xét các chức năng, cấu kiện bên trong, kiểm tra thời hạn cho phép sử dụng (nếu có).
Câu 17: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, trách nhiệm của đơn vị sử dụng TBYCNN nào sau đây là đúng ?
  • Quản lý, sử dụng các TBYCNN tuân thủ theo các quy định của đơn vị sở tại.
  • Lập danh mục các TBYCNN của đơn vị trong đó có các thông tin cơ bản về kỹ thuật, vị trí, ngày kiểm định lần đầu, đợt kiểm định gần nhất và dự kiến đợt kiểm định tiếp theo.
  • Khai báo với Sở Công thương tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng các TBYCNN, trừ pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
  • Khai báo với Sở Công thương tại địa phương khi không còn sử dụng, thải bỏ các TBYCNN, trừ pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Câu 18: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, trách nhiệm của đơn vị sử dụng TBYCNN nào sau đây là đúng ?
  • Lưu giữ lý lịch và các biên bản, giấy chứng nhận kết quả kiểm định, phiếu khai báo sử dụng TBYCNN trong vòng 12 tháng.
  • Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các kiến nghị của tổ chức kiểm định trong việc đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng TBYCNN nếu kinh phí tại đơn vị cho phép.
  • Nghiêm cấm sử dụng TBYCNN chưa được kiểm định đạt yêu cầu, kết quả kiểm định không đạt, quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong quá trình sử dụng, trừ trường hợp cấp bách phải sử dụng để khắc phục sự cố, thiên tai…
  • Phải có quy trình vận hành (sử dụng) cho từng loại TBYCNN. Những người quản lý trực tiếp có liên quan đến việc quản lý, sử dụng phải nắm vững quy trình này và phải được giao nhiệm vụ theo yêu cầu của pháp luật.
Câu 19: Chu kỳ điểm định các thiết bị có YCNN về ATVSLĐ là bao lâu ?
  • 1 năm/lần
  • 2 năm/lần
  • Tùy theo nhu cầu
  • Từng loại thiết bị có quy trình kiểm định và chu kỳ kiểm định riêng
Câu 20: Thiết bị có YCNN về ATVSLĐ có phải dán tem sau khi kiểm định không?
  • Không phải dán vì dán xong rất dễ bong tróc
  • Không phải dán vì không có quy định bắt buộc
  • Có phải dán và dán nơi dễ nhìn
  • Căn cứ theo từng loại thiết bị, quy trình kiểm định sẽ có quy định về việc dán tem
Câu 21: Khi đưa Thiết bị có YCNN về ATVSLĐ vào sử dụng lần đầu có phải kiểm định không?
  • Không cần vì nhà sản xuất đã kiểm định chất lượng trước khi giao hàng
  • Không cần vì không có quy định
  • Bắt buộc phải kiểm định lần đầu trước khi sử dụng
  • Do nhu cầu thực tế
Câu 22: Trong quá trình sử dụng Thiết bị có YCNN về ATVSLĐ nếu phát hiện có bất thường thì cần phải làm gì?
  • Dừng sử dụng ngay lập tức, tiến hành sửa chữa sau đó sử dụng tiếp
  • Dừng sử dụng ngay lập tức, tiến hành sửa chữa, tổ chức kiểm định đột xuất, sau khi kiểm định đạt mới được sử dụng
  • Dừng sử dụng ngay lập tức, tiến hành sửa chữa, chờ đến đợt tổ chức kiểm định theo chu kỳ, sau khi kiểm định đạt mới được sử dụng
  • Tiếp tục sử dụng nốt công việc đang dở, sau đó tiến hành sửa chữa, tổ chức kiểm định đột xuất, sau khi kiểm định đạt mới được sử dụng tiếp
Câu 23: Yêu cầu bắt buộc đối với Người vận hành xe nâng là ?
  • Chứng chỉ vận hành thiết bị nâng, được huấn luyện, cấp thẻ ATLĐ, có quyết định giao việc bằng văn bản của NSDLĐ
  • Chứng chỉ lái xe, bằng lái xe, được huấn luyện, cấp thẻ ATLĐ, có quyết định giao việc bằng văn bản của NSDLĐ
  • Tất cả đều sai
  • Chỉ cần được huấn luyện, cấp thẻ ATLĐ, có quyết định giao việc bằng văn bản của NSDLĐ
Câu 24: Quy định về điều kiện thời tiết, ánh sáng khi tiến hành vệ sinh hotline ?
  • Ý 1 - Nếu có khả năng mưa giông sấm sét thì vẫn tiến hành công việc vệ sinh hotline.
  • Ý 2 - Thời tiết bình thường, gió nhẹ dưới cấp 4, không có: mưa phùn, mưa giông, sấm sét, sương mù.
  • Ý 3 - Có ánh sáng để nhìn thấy phần cách điện và phần mang điện.
  • Đáp án Ý 2 và Ý 3 đúng
Câu 25: Quy định về nối đất khi thực hiện vệ sinh hotline ?
  • Ý 1 - Tất cả thiết bị, phụ kiện, vật dụng bằng kim loại tham gia vào quá trình vệ sinh hot-line trạm biến áp 110 kV, đường dây 110 kV và đường dây 35 kV đều phải nối đất.
  • Ý 2 - Tất cả thiết bị, phụ kiện, vật dụng bằng kim loại tham gia vào quá trình vệ sinh hot-line đường dây 110 kV và trạm biến áp 22, 35, 110kV phải nối đất.
  • Ý 3 - Đối với lưới điện có trung tính trực tiếp nối đất thì tất cả thiết bị, phụ kiện, vật dụng bằng kim loại tham gia vào quá trình vệ sinh hot-line phải nối đất.
  • Đáp án Ý 2 và Ý 3 đúng.
Câu 26: Trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân của người thực hiện vệ sinh hotline bao gồm ?
  • Bộ quần áo bảo hộ lao động; Dây đeo an toàn; Mũ bảo hộ, găng tay vải, giày vải, kính bảo hộ; Găng và ủng cách điện - 1000 V;
  • Bộ quần áo bảo hộ lao động; Mũ bảo hộ, găng tay vải, giày vải, kính bảo hộ; Găng cách điện - 1000 V;
  • Bộ quần áo bảo hộ lao động; Dây đeo an toàn; Mũ bảo hộ, găng tay vải, giày vải, kính bảo hộ; Găng tay cách điện - 1000 V; Ủng cách điện - 22 kV.
  • Tất cả đáp án trên (dưới) đều sai.
Câu 27: Quy định về việc đo điện trở suất và điện dẫn suất nước cách điện trước khi vệ sinh hotline ?
  • Việc đo điện trở suất nước cách điện phải làm ngay trước khi tiến hành vệ sinh cách điện hot-line. Có thể dùng một máy đo điện dẫn suất đo 02 lần rồi quy đổi ra điện trở suất theo công thức quy định.
  • Việc đo điện trở suất hoặc điện dẫn suất nước cách điện phải làm ngay trước khi tiến hành vệ sinh cách điện hot-line. Phải dùng 02 máy đo để kiểm chứng độc lập, giá trị đo nằm trong quy định mới được tiến hành công việc.
  • Việc đo điện trở suất và điện dẫn suất phải được tiến hành bằng 02 máy đo kiểm chứng độc lập, giá trị đo vẫn đảm bảo tính chính xác sau 24h kể từ khi đo.
  • Trong khi đo điện trở suất và điện dẫn suất, nếu một giá trị đo không đúng quy định thì nước cách điện vẫn đảm bảo điều kiện để vệ sinh hot-line.
Câu 28: Quy định về điện trở suất tối thiểu của nước đảm bảo an toàn thực hiện vệ sinh hotline trên lưới điện cấp 110 kV ?
  • 20.000 Ω.cm.
  • 25.000 Ω.cm
  • 30.000 Ω.cm.
  • 40.00 Ω.cm.
Câu 29: Quy định về trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp khi tiến hành vệ sinh hotline ?
  • Trường hợp nhóm công tác vệ sinh hot-line làm việc dưới sự giám sát của đơn vị quản lý vận hành thì không cần có người chỉ huy trực tiếp.
  • Người chỉ huy trực tiếp phải giám sát đảm bảo an toàn cho những nhân viên làm việc trên cao và có thể phụ trách phần động lực trong quá trình tiến hành công việc.
  • Khi phát sinh các vấn đề làm cản trở hoặc có khả năng mất an toàn thì người chỉ huy trực tiếp phải ra lệnh ngừng ngay công việc sau khi được sự cho phép của cấp có thẩm quyền.
  • Người chỉ huy trực tiếp kiểm tra chuẩn bị nơi làm việc, kiểm tra các trang thiết bị, nguồn nước,...bảo đảm đủ các điều kiện an toàn, hướng dẫn đơn vị công tác những điều kiện cần thiết, chịu trách nhiệm về độ chính xác và đầy đủ khi tiến hành các biện pháp an toàn cần thiết phù hợp với đặc điểm của vị trí công tác.
Câu 30: Theo quy trình vệ sinh hotline được các loại công việc sau ?
  • Vệ sinh cách điện đứng, vệ sinh chuỗi cách điện đỡ (chuỗi cách điện treo), vệ sinh chuỗi cách điện néo.
  • Vệ sinh cách điện thiết bị trong trạm biến áp (trừ tủ hợp bộ, các loại tủ bảng khác).
  • Vệ sinh cách điện thiết bị treo trên cột điện.
  • Cả 3 đáp án trên (dưới) đều đúng.
Câu 31: Người thực hiện vệ sinh hotline cần phải ?
  • Ý 1 - Bảo đảm sức khỏe theo quy định.
  • Ý 2 - Huấn luyện chuyên môn và cấp giấy chứng nhận cho người thực hiện công việc vệ sinh hotline
  • Cả 2 ý trên (dưới) đều đúng.
  • Cả 2 ý trên (dưới) đều sai.
Câu 32: Người thực hiện vệ sinh hotline phải đeo găng tay cách điện tối thiểu là ?
  • 1000V.
  • 24kV.
  • 35kV.
  • 380V.
Câu 33: Người thực hiện vệ sinh hotline phải đi ủng cách điện tối thiểu là ?
  • 10kV.
  • 22kV.
  • 35kV.
  • 110kV.
Câu 34: Khi vệ sinh hotline với cấp điện áp 110kV các phần thiết bị kim loại (như xe ôtô, máy bơm, động cơ ...) phải được ?
  • Nối đất.
  • Không cần nối đất.
  • Đặt cách xa các thiết bị mang điện.
  • Đặt cách 3,0m với các thiết bị mang điện.
Câu 35: Những người chịu trách nhiệm an toàn vệ sinh hotline bao gồm ?
  • Các chức danh trong Phiếu công tác.
  • Người phê duyệt phương án công tác.
  • Người chỉ huy trực tiếp có thể kiêm nhiệm vụ người giám sát’
  • Cả 3 đáp án trên (dưới) đều đúng.
Câu 36: Giá trị dòng điện rò phụ thuộc váo yếu tố nào sau đây ?
  • Cấp điện áp vận hành.
  • Khoảng cách từ phần tử mang điện đến đầu vòi phun.
  • Chất lượng cách điện của nước vệ sinh hotline.
  • Cả 3 đáp án trên (dưới) đều đúng.
Câu 37: Áp lực nước tại máy bơm và điện trở suất của nước khi tiến hành vệ sinh hotline có cấp điện áp đến 35kV ?
  • Áp lực nước tối thiểu 45 bar và điện trở suất tối thiểu 20 kΩ.cm.
  • Áp lực nước tối thiểu 45 bar và điện trở suất tối thiểu 20 kΩ.cm.
  • Áp lực nước tối thiểu 35 bar và điện trở suất tối thiểu 20 kΩ.cm.
  • Áp lực nước tối thiểu 35 bar và điện trở suất tối thiểu 25 kΩ.cm.
Câu 38: Không được thực hiện vệ sinh cách điện hotline khi gặp trường hợp nào sau đây ?
  • Khi có gió cấp 4 trở lên.
  • Khi có mưa phùn, mưa giông, sấm sét, sương mù.
  • Khi môi trường có độ ẩm không khí lớn hơn 90%.
  • Cả ba đáp án trên (dưới) đều đúng.
Câu 39: Khi tiến hành vệ sinh cách điện hotline mà thấy xuất hiện các tia lửa điện vầng quang trên cách điện thì phải xử lý như thế nào ?
  • Ý 1 - Hướng tia nước vào điểm xuất hiện tia lửa để làm sạch và dập tắt vầng quang.
  • Ý 2 - Ngừng ngay công việc vệ sinh cách điện và báo cho người chỉ huy trực tiếp.
  • Ý 1, 2 đều đúng.
  • Ý 1, 2 đều sai.
Câu 40: Khi tiến hành vệ sinh cách điện hotline mà cách điện loại Polymer, Composite cần lưu ý ?
  • Tăng áp lực vòi phun so với khi vệ sinh cách điện thủy tinh hoặc sứ gốm.
  • Giảm áp lực vòi phun khoảng 5 bar so với khi vệ sinh cách điện thủy tinh hoặc sứ gốm.
  • Để áp lực vòi phun bằng với khi vệ sinh cách điện thủy tinh hoặc sứ gốm.
  • Có thể thực hiện tất cả 3 cách trên (dưới).
Câu 41: Khi vệ sinh dao cách ly bắn nước trực tiếp vào vùng có má tiếp điểm dao cách ly ?
  • Không được bắn.
  • Được bắn.
  • Được bắn nhưng với áp lực nước nhỏ hơn 30 bar.
  • Được bắn nhưng với áp lực nước lớn hơn 30 bar nhỏ hơn 35 bar.
Câu 42: Khi vệ sinh cầu chì tự rơi (FCO) bắn nước trực tiếp vào ống chì tự rơi ?
  • Không được bắn.
  • Được bắn.
  • Được bắn nhưng với áp lực nước nhỏ hơn 20 bar.
  • Được bắn nhưng với áp lực nước lớn hơn 20 bar nhỏ hơn 30 bar.
Câu 43: Khi cách điện bị nhiễm bẩn nặng (đóng rêu, bám bụi xi măng, bụi than, bụi hóa chất,…) cần bắn nước ?
  • Ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau khoảng 5 đến 10 phút.
  • Ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 phút.
  • Ít nhất một lần.
  • Ít nhất ba lần, mỗi lần cách nhau khoảng 5 đến 10 phút.
Câu 44: Một đội công tác vệ sinh cách điện hotline tối thiểu phải có bao nhiêu người?
  • Ba
  • Bốn
  • Năm
  • Sáu
Câu 45: Máy đo điện trở suất hoặc điện dẫn suất của nước phải được định kỳ kiểm chuẩn tại cơ quan có chức năng có thời hạn ?
  • 14 tháng
  • 16 tháng
  • 12 tháng
  • 18 tháng
Câu 46: Khoảng cách cho phép nhỏ nhất tại vùng làm việc với cấp điện áp đến 35 kV là ?
  • 2,5 m
  • 3,0 m
  • 2,0 m
  • 3,5 m
Câu 47: Công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện cần trang bị an toàn cá nhân như thế nào?
  • Công nhân làm công tác thi công trên lưới điện đang mang điện phải trang bị an toàn cá nhân đầy đủ: Quần áo BHLĐ, nón an toàn, mang giầy, găng tay, vai áo, dây lưng an toàn.
  • Công nhân làm công tác thi công trên lưới điện đang mang điện phải trang bị an toàn cá nhân đầy đủ: Quần áo BHLĐ, nón an toàn, mang giầy, găng tay, vai áo.
  • Công nhân làm công tác thi công trên lưới điện đang mang điện phải trang bị an toàn cá nhân đầy đủ: Quần áo BHLĐ, nón an toàn, mang giầy, găng tay, dây lưng an toàn.
  • Đươc trang bị như công nhân ngành điện bình thường.
Câu 48: Điều kiện sức khỏe trước khi thực hiện công tác thi công trên lưới điện đang mang điện ?
  • Trước khi thực hiện công tác thi công trên lưới điện đang mang điện, công nhân phải có sức khỏe tốt, tâm lý ổn định.
  • Trước khi thực hiện công tác thi công trên lưới điện đang mang điện, công nhân phải có sức khỏe tốt.
  • Trước khi thực hiện công tác thi công trên lưới điện đang mang điện, công nhân phải có tâm lý ổn định.
  • Không cần điều kiện về sức khỏe, chỉ cần thao tác tốt.
Câu 49: Biện pháp cảnh giới không cho người lạ mặt xe cộ vào khu vực công trường ?
  • Trước khi làm việc, nhóm công tác phải lập rào chắn hai đầu công tác và cử người cảnh giới không cho người lạ mặt xe cộ vào khu vực công trường.
  • Trước khi làm việc, nhóm công tác phải cử người cảnh giới không cho người lạ mặt xe cộ vào khu vực công trường.
  • Trước khi làm việc, nhóm công tác phải lập rào chắn xung quanh nơi công tác và cử người cảnh giới không cho người lạ mặt xe cộ vào khu vực công trường.
  • Trước khi làm việc, nhóm công tác phải lập rào chắn xung quanh nơi công tác.
Câu 50: Trước khi bắt đầu công việc thi công trên lưới điện đang mang điện, trưởng nhóm công tác phải thông báo với đơn vị vận hành lưới những gì?
  • Trước khi bắt đầu công việc thi công trên lưới điện đang mang điện, trưởng nhóm công tác phải thông báo với đơn vị vận hành lưới để khóa các thiết bị tự đóng lại và không đóng lại bằng tay.
  • Trước khi bắt đầu công việc thi công trên lưới điện đang mang điện, trưởng nhóm công tác phải thông báo với đơn vị vận hành biện pháp thi công.
  • Trước khi bắt đầu công việc thi công trên lưới điện đang mang điện, trưởng nhóm công tác phải thông báo với đơn vị vận hành lưới để khóa các máy cắt đầu nguồn.
  • Trước khi bắt đầu công việc thi công trên lưới điện đang mang điện, trưởng nhóm công tác phải thông báo với đơn vị vận hành lưới để khóa các thiết bị bảo vệ trên lưới điện.
Câu 51: Công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện được phép dùng tay chạm trực tiếp vào phần mang điện khi nào?
  • Khi đang đứng trên xe gàu cách điện hoặc bệ đỡ cách điện.
  • Khi mang găng cao su cách điện.
  • Chỉ được phép chạm vào một pha.
  • nghiêm cấm công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện dùng tay chạm trực tiếp vào phần mang điện mặc dù đang đứng trên xe gàu cách điện hoặc bệ đỡ cách điện.
Câu 52: Công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện phải kiểm tra găng tay cao su và vai áo cao su cách điện như thế nào?
  • Trước khi thi công.
  • Định kỳ mỗi tuần kiểm tra một lần.
  • Kiểm tra găng tay cao su và vai áo cao su cách điện 2 lần trong ngày và trước khi làm việc. Lưu ý các trang bị, dụng cụ cách điện phải có cấp cách điện phù hợp với điện áp lưới điện.
  • Kiểm tra găng tay cao su và vai áo cao su cách điện 2 lần trong ngày
Câu 53: Trang bị cách điện dùng trong thi công trên lưới điện đang mang điện phải được bảo quản, thử nghiệm như thế nào?
  • Trang bị cách điện phải được bảo quản trong phòng khô ráo, và phải được bảo vệ chống hư hỏng cơ học, chống bụi ẩm, hóa chất. Trước khi sử dụng công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện phải kiểm tra và làm sạch các trang bị cách điện và các dụng cụ cách điện khác.
  • Việc thử nghiệm trang bị cách điện được tiến hành theo các quy trình quy phạm KTAT hiện hành.
  • Nếu trang bị cách điện bị ẩm nặng thì sau khi sấy cẩn thận phải tiến hành thử nghiệm ngoài hạn định.
  • Thực hiện cả 3 nội dung trên (dưới).
Câu 54: Khi vận chuyển các dụng cụ thi công trên lưới điện đang mang điện phải lưu ý việc gì ?
  • Khi vận chuyển các dụng cụ thi công trên lưới điện đang mang điện phải được đặt đúng vị trí của nó trên rơ – móc và đảm bảo những phần kim loại không va chạm vào cách điện của các sào cách điện, găng ủng, vai áo cao su.
  • Khi vận chuyển các dụng cụ thi công trên lưới điện đang mang điện phải đảm bảo những phần kim loại không va chạm vào cách điện của các sào cách điện, găng ủng, vai áo cao su.
  • Khi vận chuyển các dụng cụ thi công trên lưới điện đang mang điện phải được đặt đúng vị trí của nó trên rơ – móc.
  • Khi vận chuyển các dụng cụ thi công trên lưới điện đang mang điện phải được ràng buôc chặt chẽ đảm bảo không bị xê dịch khi di chuyển.
Câu 55: Cách bảo quản dụng cụ cao su cách điện trong công tác thi công trên lưới điện đang mang điện ?
  • Các dụng cụ cao su cách điện trong công tác thi công trên lưới điện đang mang điện không được để gần các sản phẩm dầu hỏa, hóa chất có ảnh hưởng tới vật liệu cách điện.
  • Các dụng cụ cao su cách điện trong công tác thi công trên lưới điện đang mang điện không được gấp lại hoặc để gần các sản phẩm dầu hỏa, hóa chất có ảnh hưởng tới vật liệu cách điện hoặc những vật nhọn, sắc… và phải được tránh xa nguồn nhiệt.
  • Các dụng cụ cao su cách điện trong công tác thi công trên lưới điện đang mang điện không được gấp lại hoặc để gần những vật nhọn, sắc... và phải được tránh xa nguồn nhiệt.
  • Các dụng cụ cao su cách điện trong công tác thi công trên lưới điện đang mang điện không được để gần nguồn nhiệt.
Câu 56: Khi sử dụng xe gàu cách điện, công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện phải kiểm tra những gì?
  • Khi sử dụng xe gàu cách điện, công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện phải kiểm tra hệ thống thủy lực sau khi hạ chân chống của xe gàu, phải chắc rằng không có sự rò rỉ ở các van.
  • Khi sử dụng xe gàu cách điện, công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện phải kiểm tra chắc rằng không có sự rò rỉ ở các van.
  • Khi sử dụng xe gàu cách điện, công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện phải kiểm tra hệ thống thủy lực sau khi hạ chân chống của xe gàu.
  • Khi sử dụng xe gàu cách điện, công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện phải kiểm tra hệ thống phanh và khởi động của xe gàu.
Câu 57: Các lưu ý khi đứng trong thùng gàu cách điện ?
  • Công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện khi đứng trong thùng cách điện của xe gàu cách điện phải có tư thế chắc chắn, khi đứng trên bệ đỡ cách điện phải lưu ý sự di chuyển của bệ đỡ.
  • Công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện khi đứng trong thùng cách điện của xe gàu cách điện phải quàng dây an toàn vào đầu cần cách điện của xe gàu, khi đứng trên bệ đỡ cách điện phải quàng dây an toàn vào tay vịn của bệ đỡ cách điện. Nghiêm cấm công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện sử dụng xe gàu cách điện cho công tác thi công trên lưới điện đang mang điện khi không có thùng cách điện đặt bên trong gàu.
  • Công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện khi đứng trong thùng cách điện của xe gàu cách điện phải quàng dây an toàn vào cần cách điện của xe gàu, khi đứng trên bệ đỡ cách điện phải quàng dây an toàn vào tay vịn của bệ đỡ cách điện.
  • Công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện khi đứng trong thùng cách điện của xe gàu cách điện phải quàng dây an toàn vào cần cách điện của xe gàu, khi đứng trên bệ đỡ cách điện phải quàng dây an toàn vào thân trụ. Nghiêm cấm công nhân Thi công trên lưới điện đang mang điện sử dụng xe gàu cách điện cho công tác Thi công trên lưới điện đang mang điện khi không có thùng cách điện đặt bên trong gàu.
Câu 58: Các lưu ý khi đứng trong thùng gàu cách điện ?
  • Công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện khi đứng trong thùng cách điện của xe gàu cách điện phải có tư thế chắc chắn, khi đứng trên bệ đỡ cách điện phải lưu ý sự di chuyển của bệ đỡ.
  • Công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện khi đứng trong thùng cách điện của xe gàu cách điện phải quàng dây an toàn vào đầu cần cách điện của xe gàu, khi đứng trên bệ đỡ cách điện phải quàng dây an toàn vào tay vịn của bệ đỡ cách điện. Nghiêm cấm công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện sử dụng xe gàu cách điện cho công tác thi công trên lưới điện đang mang điện khi không có thùng cách điện đặt bên trong gàu.
  • Công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện khi đứng trong thùng cách điện của xe gàu cách điện phải quàng dây an toàn vào cần cách điện của xe gàu, khi đứng trên bệ đỡ cách điện phải quàng dây an toàn vào tay vịn của bệ đỡ cách điện.
  • Công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện khi đứng trong thùng cách điện của xe gàu cách điện phải quàng dây an toàn vào cần cách điện của xe gàu, khi đứng trên bệ đỡ cách điện phải quàng dây an toàn vào thân trụ. Nghiêm cấm công nhân Thi công trên lưới điện đang mang điện sử dụng xe gàu cách điện cho công tác Thi công trên lưới điện đang mang điện khi không có thùng cách điện đặt bên trong gàu.
Câu 59: Các lưu ý về tải trọng của dụng cụ và thiết bị ?
  • Do được thiết kế cho phép nên công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện được làm vượt quá tải trọng 10%
  • Do được thiết kế cho phép nên công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện được làm vượt quá tải trọng 20%
  • Khi thao tác trên gàu số lượng người trên gàu không giới hạn miễn không vượt quá tải trọng cho phép của nhà thiết kế.
  • Công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện không được làm vượt quá tải trọng (cũng như số lượng cho phép) làm việc của dụng cụ và thiết bị (tải trọng cơ và tải điện).
Câu 60: Các lưu ý khi đang thi công thi công trên lưới điện đang mang điện bằng xe gàu cách điện ?
  • Cấm người đứng dưới phạm vi di chuyển của cần cẩu xe gàu khi cần cẩu, xe gàu đang hoạt động.
  • Khi làm việc, công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện phải tập trung tư tưởng, không đùa nghịch, làm cẩn thận, chính xác đúng quy trình, đúng kỹ thuật
  • Nghiêm cấm công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện làm bừa làm ẩu, làm không đúng quy trình, làm không đúng kỹ thuật.
  • Cả 3 câu trên (dưới) đều đúng
Câu 61: Khi làm công tác thi công trên lưới điện đang mang điện, phải luôn duy trì ít nhất mấy lần cách điện ?
  • Khi làm công tác thi công trên lưới điện đang mang điện, phải luôn duy trì ít nhất 2 lần cách điện (1 lần cách điện khi đường dây đi vào người công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện và 1 lần cách điện khi đường dây đi ra khỏi người công nhân thi công trên lưới điện đang mang điện) để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người.
  • Khi làm công tác thi công trên lưới điện đang mang điện, phải luôn duy trì ít nhất 1 lần cách điện để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người.
  • Khi làm công tác thi công trên lưới điện đang mang điện, phải luôn duy trì ít nhất 3 lần cách điện để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người.
  • Khi làm công tác thi công trên lưới điện đang mang điện, phải luôn duy trì ít nhất 4 lần cách điện để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người.
Câu 62: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung nhận diện mối nguy khi làm việc với thiết bị nâng ?
  • Điện giật, va đập trong quá trình nâng, di chuyển; Đổ, lật, nghiêng thiết bị nâng.
  • Vật nặng rơi, va đập trong quá trình nâng, di chuyển; Tai nạn giao thông.
  • Đuối nước, va đập trong quá trình nâng, di chuyển; Đổ, lật, nghiêng thiết bị nâng.
  • Vật nặng rơi, va đập trong quá trình nâng, di chuyển; Đổ, lật, nghiêng thiết bị nâng.
Câu 63: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, thủ tục an toàn trước khi tiến hành công việc có sử dụng thiết bị nâng là gì?
  • Tiến hành lập phương án thi công, phương án đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc. Kiểm tra chất lượng thiết bị nâng.
  • Tiến hành đánh giá rủi ro các công việc nâng, hạ và lập phương án đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.
  • Tiến hành đánh giá rủi ro các công việc nâng, hạ và lập phương án thi công, phương án đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.
  • Kiểm tra hồ sơ thiết bị nâng và lập phương án phương án thi công, phương án đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.
Câu 64: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi vận hành xe nâng người, điều cấm nào đúng?
  • Cấm vận hành nơi có các phương tiện di động khác đang làm việc; Cấm rời khỏi sàn thao tác; Cấm sử dụng xe nâng người sai mục đích và chở người khi tiến hành di chuyển/tham gia giao thông.
  • Cấm vận hành nơi có các phương tiện di động khác đang làm việc; Cấm đứng trên sàn thao tác khi xe đang nâng; Cấm sử dụng xe nâng người sai mục đích.
  • Cấm rời khỏi sàn thao tác; Cấm sử dụng xe nâng người sai mục đích và chở người khi tiến hành di chuyển/tham gia giao thông.
  • Cấm vận hành nơi có các phương tiện di động khác đang làm việc; Cấm rời khỏi sàn thao tác; Cấm chở người khi tiến hành di chuyển/tham gia giao thông.
Câu 65: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về quản lý xe nâng người như thế nào?
  • Đơn vị sử dụng phải lập sổ theo dõi tình trạng của xe, nhật trình sử dụng.
  • Đơn vị sử dụng phải lập nhật ký theo dõi tình trạng của xe, nhật trình sử dụng.
  • Đơn vị sử dụng phải cử người theo dõi tình trạng của xe, nhật trình sử dụng.
  • Đơn vị sử dụng phải lập nhật ký theo dõi tình trạng sự cố của xe.
Câu 66: Khi vệ sinh cách điện từ 35 kV trở xuống (đang mang điện) bằng dụng cụ chuyên dùng đã được kiểm tra và thử nghiệm định kỳ theo đúng quy định hiện hành, đơn vị công tác phải tuân thủ quy định nào?
  • Phải đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định.
  • Không phải có Phiếu công tác nhưng phải có Lệnh công tác.
  • Không cần có Phiếu công tác hoặc Lệnh thao tác.
  • Phải có tối thiểu 02 người, có bậc 2 an toàn điện trở lên.
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Quy trình an toàn điện

Mã quiz
224
Số xu
5 xu
Thời gian làm bài
50 phút
Số câu hỏi
66 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Điện lực
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước