Danh sách câu hỏi
Câu 1: Thuốc nào dưới đây đặc biệt gây dãn mạch:
  • Các chất ức chế ACE
  • Thuốc chẹn kênh canxi
  • Chẹn thụ thể angiotensin
  • Đối kháng A1
Câu 2: Bệnh nhân nữ 46 tuổi vào viện với chẩn đoán giãn phế quản sau tiền sử ba tháng bị ho đờm nhầy. Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân gây giãn phế quản:
  • Suy thất trái
  • Viêm phổi
  • Ung thư biểu mô phế quản
  • Xơ nang
Câu 3: Thuốc nào sau đây được lựa chọn cho bệnh não do tăng huyết áp:
  • Sodium nitroprusside
  • Nifedipine
  • Hydralazine
  • Methyldopa
Câu 4: Triệu chứng vàng da trong bệnh sốt rét là loại:
  • Vàng da trước gan
  • Vàng da sau gan
  • Vàng da trước gan và tăng bilirubin gián tiếp
  • Vàng da sau gan và tăng bilirubin trực tiếp
Câu 5: Thuốc nào dưới đây không thể gây ra co thắt phế quản:
  • Beta-blocker
  • Histamin
  • Ibuprofen
  • Atropin
Câu 6: Loại thuốc nào nên tránh trong thai kỳ khi muốn chống đông máu:
  • Lepirudin
  • Warfarin
  • Enoxaparin
  • Heparin
Câu 7: Thuốc nào sau đây là dòng đầu tiên điều trị co giật do sốt:
  • Lorazepam
  • Phenytoin
  • Fosphenytoin
  • Phenobarbital
Câu 8: Bệnh nhân nữ 69 tuổi vào viện vì rất khó thở và thấy tiếng thở khò khè. Đờm trong suốt. Nhịp tim nhanh và tiếng phổi có rale rít và rale ẩm. Chẩn đoán có khả năng nhất :
  • Viêm phổi
  • Phù phổi
  • COPD
  • Cơn hen phế quản
Câu 9: Tính năng đặc trưng của bệnh hen phế quản là:
  • Lịch sử gia đình về bệnh hen
  • Viêm đường thở
  • Cần dùng steroid đường uống
  • Thở khò khè về đêm
Câu 10: bệnh nhân nữ 79 tuổi được đưa vào viện vì đau thắt ngực không ổn định. Bệnh nhân được chỉ định bắt đầu dùng thuốc thích hợp để giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân có tăng huyết áp, đường huyết lúc đói bình thường và cholesterol là 5,2. Nghe tim thấy loạn nhịp hoàn toàn và điện tâm đồ thấy rung nhĩ. Điều trị thích hợp nhất:
  • Warfarin
  • Aspirin đơn độc
  • Thuốc làm giảm tần số tim
  • Aspirin và clopidogrel
Câu 11: Trên điện tâm đồ, sóng P tương ứng chặt chẽ nhất với:
  • Tâm thu nhĩ
  • Tâm thu thất
  • Tâm trương thất
  • Tâm trương nhĩ
Câu 12: Một trong các câu sau là đúng khi nói về đoạn ST của điện tâm đồ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim:
  • Hội chứng Wellen, được đặc trưng bởi ST chênh lên ở V1-V4
  • Nhồi máu cơ tim thành dưới có đoạn ST chênh lên ở V1-V3. Sóng R ở V1 và V2 và sóng T cao đứng ở V1 và V2
  • ST chênh lên >=1 mm ở hai hoặc nhiều đạo trình tim liền kề là một chỉ định điều trị tái tưới máu
  • Độ cao của đoạn ST chênh lên của đạo trình aVR ở bệnh nhân bị thiếu máu cục bộ là dấu hiệu của hẹp động mạch vành chính trái
Câu 13: Trị liệu nào sau đây đã không được kết luận để giảm tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân suy tim sung huyết:
  • ức chế men chuyển angiotensin
  • chẹn adrenergic beta
  • furosemide
  • sprionolactone
Câu 14: Kháng sinh không được chỉ định cho một trong những tình huống sau đây:
  • Bệnh nhân bị viêm loét đại tràng biểu hiện đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy ra máu và sốt 40 độ C
  • Bệnh nhân 45 tuổi bị viêm túi thừa sigmoid
  • Bệnh nhân nữ 65 tuổi bị tiêu chảy nặng sau khi kết thúc liệu trình kháng sinh kéo dài 1 tháng để điều trị nhiễm trùng xoang mạn tính
  • Bệnh nhân nam 19 tuổi vào viện vì tiêu chảy đau quặn bụng, với hình ảnh tiêu hóa trên thấy hẹp phần đoạn ruột non và tổn thương niêm mạc
Câu 15: Bilirubin được chuyển hóa và đào thải qua nước tiểu chủ yếu dưới dạng:
  • Bilirubin
  • Urobilinogen
  • Stercobilin
  • Stercobilinogen
Câu 16: Khi điều trị ngừng tuần hoàn ở người lớn. Một trong các câu sau đây là đúng:
  • Duy trì kiểm soát glucose chặt chẽ với lượng đường trong máu từ 4-6 mmol/L
  • Cung cấp oxy 100% trong mọi trường hợp sau hồi sức tim phổi
  • Chụp mạch vành và can thiệp mạch ngay lập tức nên được xem xét ngay cả khi không có ST chênh hoặc block nhánh trái trên điện tâm đồ
  • Duy trì huyết áp tâm thu > 90mmHg
Câu 17: Bệnh nhân lớn tuổi có tiền sử bệnh tim do xơ vữa động mạch và suy tim xung huyết vào viện vì đau bụng ngày càng tăng có nguy cơ mắc bệnh nào sau đây:
  • Thiếu máu cục bộ
  • Loét dạ dày thủng
  • Xoắn tắc ruột
  • Viêm túi mật
Câu 18: Bệnh nhân nam 56 tuổi đau ngực phút thứ 20. Đặc điểm nào sau đây được biểu thị nhiều nhất cho nhồi máu cơ tim tại thời điểm này:
  • Sóng T đảo ngược
  • ST chênh lên
  • Sóng Q
  • Tăng troponin
Câu 19: Nguyên nhân phổ biến nhất của việc kali tăng trong cấp cứu:
  • Lượng bổ sung kali dư thừa
  • Suy thận
  • Thuốc lợi tiểu giữ kali
  • Tan máu trong thủ thuật tĩnh mạch
Câu 20: về nhiễm toan lactic, chọn câu đúng:
  • nhiễm toan lactic được định nghĩa là sự kết hợp của tăng nồng độ lactate huyết thanh >2mmol/L và toan hóa máu (pH máu động mạch < 7,35)
  • không có sự tương quan giữa mức độ lactate huyết thanh cao và mức độ nghiêm trọng của nhiễm toan
  • điều trị toan máu với bicarbonate được khuyến khích để cải thiện rối loạn chức năng tim
  • adrenaline có thể gây ra toan lactic
Câu 21: Bệnh nhân nam 50 tuổi bị ngừng tim. Bệnh nhân không thở và mạch không sờ thấy. Điện tâm đồ cho thấy nhịp đều đặn với tốc độ 60 nhịp/ phút. Các câu sau là đúng, trừ:
  • Có tiên lượng tốt hơn so với tâm thu
  • Chỉ định Natricarbonate trong trường hợp tăng kali máu
  • Chẩn đoán phân ly điện cơ
  • Nguyên nhân là thuyên tắc phổi
Câu 22: Bệnh nhân nam 45 tuổi nhập viện vì nhồi máu cơ tim cấp phát triển rối loạn nhịp tim. Huyết áp ổn định. Các câu sau đây là đúng, ngoại trừ:
  • Là dấu hiệu thiếu máu cơ tim đang diễn ra
  • Nên kiểm tra để tìm kiếm hạ kali máu
  • Nên được điều trị bằng aminodarone tiêm tĩnh mạch
  • Nguyên nhân có thể là hạ đường huyết
Câu 23: Sử dụng opioid nào sau đây thấy kết hợp cả cơn co giật và rối loạn tim, chẳng hạn như sự chậm dẫn truyền trong thất, block tim và khoảng QT dài:
  • Tramadol
  • Meperidine
  • Hydromorphone
  • Propoxyphen
Câu 24: Bệnh nhân nữ 57 tuổi, bị khó thở ngày càng tăng cùng với việc giảm khả năng găng sức. Bệnh nhân có tiền sử thấp tim ở tuổi thiếu niên và bị tăng huyết áp. Khi đi khám, bệnh nhân có dấu hiệu chẩn đoán hẹp van hai lá. Điều nào sau đây không phải là một dấu hiệu lâm sàng liên quan đến hẹp van hai lá:
  • Rung nhĩ
  • Tiếng thổi tâm thu lan ra nách
  • Sờ thấy rung miu
  • Hình ảnh cánh bướm đặc trưng
Câu 25: Tác dụng của dopamin, trừ:
  • Làm tăng cung lượng tim
  • ở liều cao gây giãn mạch ngoại vi
  • tăng lưu lượng máu thận
  • tăng lưu lượng máu nội tạng
Câu 26: Một trong những điều sau đây là nguyên nhân gây nhiễm kiềm chuyển hóa:
  • Hội chứng Cushing
  • Tiêu chảy
  • Suy thượng thận
  • Acetazolamid
Câu 27: tăng áp mạch máu phổi nặng nhất là do không được điều trị bệnh:
  • hẹp động mạch phổi
  • hẹp động mạch chủ
  • hẹp van hai lá
  • sa van hai lá
Câu 28: Thời gian ủ bệnh trung bình của HBV là:
  • Trung bình 30 ngày
  • Trung bình 50 ngày
  • Trung bình 40 ngày
  • Trung bình 70 ngày
Câu 29: Bệnh nhân nào sau đây bị viêm phế quản mãn tính nên xem xét chỉ định đợi kháng sinh ngắn:
  • Bệnh nhân nam 65 tuổi bị viêm phế quản mãn tính có biểu hiện khó thở và đờm vàng
  • Bệnh nhân nam 45 tuổi sốt nhẹ, bị ho và chảy nước mũi rõ ràng kéo dài
  • Bệnh nhân nam 70 tuổi sốt nhẹ, bị khí phế thũng điều trị oxy tại nhà với chứng khó thở tăng lên
  • Bệnh nhân nam 50 tuổi bị COPD hút 2 gói thuốc mỗi ngày khi bị ho
Câu 30: Bệnh nhân nữ 19 tuổi bị đột quỵ và cơn co giật kéo dài 2 phút. Bệnh nhân lẩm bẩm khi được hỏi nhưng không ai có thể hiểu đang nói gì. Cấu véo bệnh nhân mở mắt ra và đưa tay xoa và đẩy. Thang điểm Glassgow của bệnh nhân là:
  • 37
  • 8
  • 10
  • 9
Câu 31: Điều nào sau đây là sai về chức năng của lá lách bình thường:
  • Tạo phản ứng miễn dịch
  • Sản xuất hồng cầu
  • Phá hủy hồng cầu bất thường
  • Lưu trữ hồng cầu
Câu 32: Cấy máu tìm trực khuẩn thương hàn có tỷ lệ dương tính cao nhất trong tuần lễ:
  • Tuần thứ 3 của bệnh
  • Tuần thứ 4 của bệnh
  • Tuần thứ 2 của bệnh
  • Tuần thứ nhất của bệnh
Câu 33: Tăng áp động mạch phổi được xác định bởi một áp lực động mạch phổi trung bình:
  • 20 mmHg lúc nghỉ ngơi hoặc >25 mmHg khi tập thể dục
  • 25 mmHg lúc nghỉ ngơi hoặc >30 mmHg khi tập thể dục
  • 30 mmHg ở phần còn lại hoặc >35 mmHg khi tập thể dục
  • 35 mmHg lúc nghỉ ngơi hoặc >40 mmHg khi tập thể dục
Câu 34: Bệnh nhân nữ 29 tuổi đến khám vì mệt mỏi và đánh trống ngực. Bệnh nhân đã giảm cân, mặc dù không cần ăn kiêng. Khi kiểm tra, nhịp tim khoảng 120 lần/ phút và không đều. Huyết áp 142/89mmHg và chỉ số khối cơ thể là 19. Không có tiếng tim bất thường. Điện tâm đồ xác nhận chẩn đoán rung nhĩ. Điều gì đề nghị là điều tra tiếp theo hữu ích nhất:
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp (TSH, T4 tự do)
  • X quang ngực
  • Đường huyết lúc đói
  • Điện tâm đồ
Câu 35: Tăng kali huyết sẽ gây ra:
  • Giảm kích thích cơ tim
  • Tăng kích thích cơ tim
  • Giảm tính tự động/ dẫn
  • Tăng tính tự động/ dẫn
Câu 36: Bệnh nhân nam 45 tuổi nhập viện vì đau giữa ngực và đổ mồ hôi. Điện tâm đồ cho thấy sự đảo ngược sóng T trong các đạo trình thành trước. Điện tâm đồ trước đó mà bệnh nhân mang theo là bình thường. Một xét nghiệm troponin T không tăng. Một câu sau đây là sai:
  • Chẩn đoán có khả năng cao bị nhồi máu cơ tim trong vài ngày tới
  • Chẩn đoán có khả năng là đau thắt ngực không ổn định
  • Chẩn đoán có khả năng là nhồi máu cơ tim không ST chênh lên
  • Heparin tiêm tĩnh mạch được chỉ định
Câu 37: Thay đổi hình điện tâm đồ sau đây là phù hợp với tắc động mạch vành phải cấp:
  • ST chênh lên ở V1, V2, V3
  • Sóng R ở V1 và V2 > 0,04 và tỷ lệ R/S >=1
  • ST chênh lên ở I và aVL
  • ST chênh lên II, III và aVL
Câu 38: Bệnh nhân được chẩn đoán bị viêm đường mật xơ cứng tiên phát. nghi ngờ rằng bệnh nhân có thể có một tình trạng liên quan. Viêm đường mật xơ cứng tiên phát có liên quan đến bệnh nào sau đây:
  • Viêm loét đại tràng
  • Xơ cứng hệ thống
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Hội chứng ruột kích thích
Câu 39: Salbutamol trong điều trị giãn phế quản là:
  • Cường beta 2
  • Chẹn beta 2
  • Corticosteroid
  • Đối kháng thụ thể Leukotreine
Câu 40: Bệnh nhân nữ 41 tuổi bị mắc tiểu đường tuýp 2 vào viện vì tăng huyết áp. Bệnh nhân sử dụng metformin và duy trì kiểm soát đường huyết tốt cũng với thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên. Bệnh nhân đã đạt được mục tiêu HbA1c. Tuy nhiên,huyết áp của bệnh nhân kiểm soát kém và hiện là 180/100mmHg. Điều trị đầu tiên thích hợp nhất:
  • ức chế men chuyển angiotensin
  • thuốc lợi tiểu
  • chẹn kênh canxi
  • chẹn beta
Câu 41: Sinh vật nào dưới đây có thể gây ra viêm phúc mạc tự phát do vi khuẩn:
  • Trực khuẩn lao
  • Steptococcus pneumoniae
  • Enterococci
  • Enterbacteriaceae
Câu 42: bệnh nhân nam 68 tuổi có tiền sử bệnh lao trong quá khứ (đã điều trị xong) và giãn phế quản, lần này vào viện vì xuất hiện sốt và ho. Nhiệt độ 38,3 độ C, SPO2 88% trên không khí phòng. Kháng sinh theo kinh nghiệm tốt nhất là:;
  • benzyl penicillin
  • clarylthromycin
  • tetracycline
  • ceftazidime
Câu 43: Rối loạn nhịp nào sau đây chống chỉ định ditiazem tiêm tĩnh mạch:
  • Nhịp tim nhanh trên thất kịch phát
  • Rung nhĩ
  • Nhịp nhanh với phức bộ QRS rộng
  • Cuồng động nhĩ
Câu 44: bệnh nhân nam 17 tuổi vào viện vì nôn mửa và tiêu chảy giờ thứ 6 và mờ mắt. Bệnh nhân không có tiền sử bệnh tật., thuốc hay dị ứng và sống với hai người khác, không ai trong số họ có triệu chứng. Khám thấy bị mất nước nhẹ. Không thể chịu được dịch đường uống do khó nuốt. Các sinh vật gây bệnh có khả năng nhất:
  • enterohaemorrhagic E.coli
  • Salmonella
  • Shigella
  • Độc tố botulinum
Câu 45: Sau khi điều trị đảm bảo chức năng sống cho bệnh nhân lao đa kháng thuốc, thời gian để đi hết phác đồ điều trị có thể cần đến:
  • 6 tháng
  • 9 tháng
  • 12 tháng
  • 18 tháng
Câu 46: Khi tiến hành hồi sức tim phổi. Các vấn đề sau là sai, trừ:
  • Bóp bóng ban đầu nên được tiến hành cho bệnh nhân không phản ứng, không thở trước khi tìm cách thông khí thâm nhập
  • Ép ngực và bóp bóng nên được thực hiện theo tỷ lệ 5 lần ép với 1 lần thở
  • Chỉ nên bắt đầu ép ngực, khi chắc chắn rằng không có mạch vì ép ngực rất nguy hiểm nếu tim đập
  • Nếu người cấp cứu không muốn thực hiện thở miệng miệng, việc tiếp tục ép ngực là vô nghĩa
Câu 47: Sử dụng để mô tả các nhóm triệu chứng lâm sàng phù hợp với thiếu máu cục bộ cơ tim cấp:
  • Nhồi máu cơ tim cấp (AMI)
  • Suy tim (CHF)
  • Hội chứng mạch vành cấp (ACS)
  • Đau thắt ngực
Câu 48: Bệnh nhân nữ 52 tuổi đã được điều trị tăng huyết áp nguyên phát bằng amilodipine và lisinopril trong nhiều năm. Thời gian gần đây bệnh nhân đau thắt lưng trái dai dẳng. Huyết áp là 150/95mmHg. Siêu âm thấy hình ảnh hai thận to. Trên xét nghiệm nước tiểu, có tiểu máu vi thể. Điều nào sau đây có khả năng chỉ định thích hợp nhất vào thời điểm này:
  • Siêu âm đường tiết niệu
  • Chụp cắt lớp vi tính vùng bụng và xương chậu
  • Chụp thận tĩnh mạch
  • Xét nghiệm vi sinh vật tế bào học nước tiểu
Câu 49: Sự khác biệt lớn nhất giữa viêm phế quản phổi và viêm phổi thùy:
  • Loại tế bào trong xâm nhập viêm
  • Số lượng tế bào trong xâm nhập viêm
  • Mức độ sửa chữa mô hạt
  • Viêm xâm nhập vào trong phổi
Câu 50: Một trong các câu sau đây nói về sử dụng các thuốc vận mạch trong sốc là sai:
  • Dopamin với liều 5-10 mg/kg/phút chủ yếu tác dụng lên các thụ thể alpha tương tự noradrenaline
  • Metaraminol có thể gây nhịp tim chậm phản xạ và tăng đổ đầy thất trái (LV), có thể gây hại ở bệnh nhân bị sốc tim
  • Noradrenaline là một chất chủ vận mạch với hoạt động có ý nghĩa ở thụ thể B1 và hoạt động tối thiểu hoặc không có hoạt động ở thụ thể B2
  • Isopnenaline là thuốc chủ vận adrenergic không chọn lọc, gây giãn mạch ngoại biên với giảm huyết áp tâm trương và huyết áp động mạch trung bình
Câu 51: Tác dụng của Atropin, trừ:
  • Không ảnh hưởng đến sản xuất hoặc tiêu hủy acetylcholine
  • Làm giãn các mạch máu dưới da
  • ức chế đối giao cảm
  • kích thích trung tâm hô hấp
Câu 52: Liên quan đến suy tim tâm trương. Câu sau đây là đúng, trừ:
  • Có thể xảy ra phù phổi
  • Thuốc ức chế men chuyển rất hữu ích trong điều trị
  • Nó xảy ra ở bệnh nhân tăng huyết áp lâu dài
  • Có thể phân biệt với suy tâm thu dựa trên đáp ứng với thuốc lợi tiểu
Câu 53: Bệnh nhân nam 67 tuổi có biểu hiện khó thở và mệt mỏi cùng với các dấu hiệu của áp lực tĩnh mạch cảnh tăng, gan to và phù ngoại biên. Bệnh nhân có tiền sử COPD đã lâu. Chẩn đoán theo dõi tâm phế mãn. Câu nào sau đây không phải nguyên nhân của tâm phế mạn:
  • Tăng áp phổi nguyên phát
  • Xơ phổi
  • COPD
  • Bệnh đa xơ nang
Câu 54: Về điều trị nhồi máu cơ tim. Một câu sau đây là sai:
  • Atenolol sẽ làm giảm nguy cơ tử vong đột ngột
  • Streptokinase được chỉ định trong nhồi máu cơ tim không ST chênh lên
  • Heparin được chỉ định ở những bệnh nhân dùng streptokinase
  • Thuốc ức chế men chuyển sẽ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh suy tim sau này
Câu 55: Các câu sau đây nói về thuốc chẹn Beta giao cảm là đúng, ngoại trừ:
  • Chống chỉ định trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Chống chỉ định trong suy tim
  • Giảm tỷ lệ tử vong đột ngột sau nhồi máu cơ tim
  • Giảm đau thắt ngực bằng cách giảm nhu cầu oxy của cơ tim
Câu 56: Các câu sau đây nói về thuốc Amiodarone là đúng, trừ:
  • Nguyên nhân kéo dài khoảng QT
  • An toàn trong thai kỳ
  • Có thể gây suy giáp
  • Hữu ích trong điều trị rung nhĩ
Câu 57: thuốc điều trị cho đau thắt ngực không ổn định hiệu quả nhất trong việc làm giảm sự tiến triển đến nhồi máu cơ tim là:
  • aspirin
  • chẹn beta
  • chẹn kênh canxi
  • glyceral trinitrate
Câu 58: Bệnh nhân nam 16 tuổi được chẩn đoán bị thông liên thất lỗ nhỏ,đã được kiểm tra bằng siêu âm tim vì tiền sử gia đình mắc bệnh cơ tim phì đại. Bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng, chơi một số môn thể thao thường xuyên và không bị chậm phát triển. Siêu âm tim cũng xác nhận shunt nhỏ từ trái sang phải. Điều nào sau đây có khả năng là một biến chứng đáng kể của tình trạng này:
  • Rối loạn nhịp tim
  • Tăng áp lực động mạch phổi
  • Suy tim
  • Viêm nội tâm mạc
Câu 59: thuốc điều trị đầu tiên cho cơn hen phế quản là:
  • cường beta 2 tác dụng ngắn
  • corticosteroid dạng hít
  • cường beta 2 tác dụng dài
  • đồng vận thụ thể Leukotreine
Câu 60: Bệnh nhân nam 26 tuổi có tiền sử hen vào viện vì khó thở phút thứ 15. Thở 35 lần/phút, nhịp tim 120 lần/phút và khó trả lời câu dài. Khi nghe phổi thấy tiếng khò khè đa âm và SpO2 là 93%. Cách điều trị thích hợp nhất là:
  • Tĩnh mạch magie sunfat
  • Adrenaline nebulized
  • Oxy 100%
  • Khí dung Salbutamol
Câu 61: thuốc được lựa chọn để làm giảm triglycerides là:
  • statin
  • fibrate
  • nicotinic acid
  • dầu cá
Câu 62: Bệnh nhân bị rung nhĩ mãn tính bị đột quỵ. Các câu sau đây là đúng, trừ:
  • Warfarin làm tăng nguy cơ xuất huyết não
  • Chỉ định Warfarin
  • Nên thử chuyển rung nhĩ thành nhịp xoang
  • Có nguy cơ cao bị đột quỵ thứ hai
Câu 63: nút xoang nằm ở đâu:
  • thất phải và tĩnh mạch chủ trên
  • tâm thất phải và tĩnh mạch chủ dưới
  • nhĩ phải và tĩnh mạch chủ trên
  • nhĩ phải và tĩnh mạch chủ dưới
Câu 64: Người bị nhiễm HIV thường bị viêm màng não- viêm não do các căn nguyên sau:
  • Cryptococcus neoformans
  • Toxoplasma gondil
  • Angiostrongilus cantonensis
  • Neisseria meningitidis
Câu 65: ở bệnh nhân bị sốt cao, rét run và gan to. Bệnh nhân được chẩn đoán rất có thể:
  • ung thư biểu mô tế bào gan
  • áp xe gan
  • bệnh sốt rét
  • số thương hàn
Câu 66: Bệnh nhân nam 63 tuổi bị ngừng tim do rung thất và cú sốc điện đầu tiên được chỉ định khi đến khoa cấp cứu. Sau2 phút cấp cứu, vẫn rung thất. Bước thích hợp nhất tiếp theo cần thực hiện:
  • Kiểm tra có mạch hay không
  • Chỉ định adrenaline 1ml tiêm tĩnh mạch
  • Chỉ định amiodarone 300 mg tiêm tĩnh mạch
  • Sốc lần thứ hai ở 200 J
Câu 67: ở bệnh nhân có tiền sử chuột rút cơ, dị cảm mỏi mắt, co quắp bàn tay vào cấp cứu với triệu chứng tương tự. Điện giải huyết thanh nào trong những loại sau đây có khả năng thấp là:
  • canxi
  • magnesium
  • kali
  • natri
Câu 68: Một trong những vấn đề sau đây có liên quan đến hạ kali máu:
  • Nhiễm độc Digoxin
  • Nhiễm kiềm chuyển hóa
  • Cường addisonian
  • Thuốc chẹn beta
Câu 69: nồng độ kali ngoại bào phụ thuộc vào
  • tổng lượng kali trong cơ thể- sự cân bằng giữa sự hấp thu và bài tiết kali
  • nồng độ ion hydro dịch ngoại bào
  • bơm ATPase Na-K
  • insulin
Câu 70: Các câu sau đây là sai về tăng huyết áp, trừ:
  • Để tăng huyết áp, cả hai giá trị tâm thu và tâm trương phải cao hơn mức xác định
  • Một bệnh nhân có huyết áp tâm thu 150mmHg bị tăng huyết áp giai đoạn 2
  • Một bệnh nhân có huyết áp tâm trương lên 100mmHg được coi là tăng huyết áp giai đoạn 2
  • Huyết áp 138/85mmHg được xác định là bình thường
Câu 71: opioid nào sau đây có tác dụng phụ ít nhất về huyết động và suy hô hấp:
  • hydromorphone
  • morphine
  • meperidine
  • fentanyl
Câu 72: Liên quan đến suy tim, các câu sau là đúng, trừ:
  • Gan to cho thấy sự hiện diện của suy tim phải
  • Thường có rối loạn nhịp tim
  • Ngất là một triệu chứng
  • Tăng huyết áp là một nguyên nhân
Câu 73: phân tích khí máu ở một bệnh nhân có thai bị nghi ngờ có nhiễm toan ceton-acid tiểu đường cho thấy độ pH bình thường. Đánh giá thêm pCO2 huyết thanh và HCO3 đều giảm. Điều nào sau đây mô tả đúng nhất rối loạn acid-base của bệnh nhân này:
  • nhiễm acid chuyển hóa và nhiễm kiềm chuyển hóa
  • nhiễm acid chuyển hóa và nhiễm kiềm hô hấp
  • nhiễm kiềm chuyển hóa và toan hô hấp
  • bù trừ sinh lý và rối loạn acid- base
Câu 74: Khi liên kết dặc điểm lâm sàng và nguyên nhân của suy thận cấp. Một trong những câu sau là đúng:
  • Hoạt tử nhú có thể bị sốt, đau sườn và tiểu máu
  • Tắc động mạch thận cấp tính thường không có triệu chứng
  • Suy thận cấp ở bệnh nhân bệnh tự miễn hiếm khi bị sốt
  • Đau khớp và phát ban không phổ biến với viêm thận kẽ cấp tính
Câu 75: nút xoang nhận máu từ:
  • nhánh chính động mạch vành trái
  • động mạch vành phải
  • động mạch liên thất trước
  • động mạch mũ
Câu 76: phát biểu nào sau đây không đúng sự thật liên quan tới sử dụng corticosteroid dạng hít:
  • nó nên được sử dụng như dòng đầu tiên trong điều trị hen
  • nó nên được sử dụng như dòng đầu tiên trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • nó không nên được sử dụng ở trẻ em
  • không có ở các câu trên
Câu 77: ở bệnh nhân COPD, các xét nghiệm chức năng phổi bao gồm:
  • giảm FEV1
  • tăng dung tích sống (VC)
  • tăng tổng dung tích phổi (TLC)
  • giảm khả năng khuếch tán carbon monoxide (DLCO)
Câu 78: nhiễm trùng phổi có liên quan đến đờm máu rỉ sắt là do:
  • klebsiella
  • staphylococcus
  • liên cầu nhóm A
  • phế cầu
Câu 79: nhịp tim chậm lại bởi:
  • atropine
  • propranalol
  • dobutamine
  • nifedipine
Câu 80: nhồi máu cơ tim được phân biệt tốt nhất với thiếu máu cục bộ cơ tim cấp bởi một điều sau đây:
  • tiền sử
  • thời gian đau ngực
  • điện tim
  • điện tim đồ kết hợp với mức troponin và enzym khác
Câu 81: nguyên nhân thường gặp nhất của suy gan cấp tính:
  • quá liều acetaminophen
  • uống rượu
  • viêm gan A
  • viêm gan B
Câu 82: những loại thuốc được sử dụng để loại bỏ một số độc tố ra khỏi cơ thể là:
  • inotrope
  • lợi tiểu
  • vận mạch
  • thuốc giãn mạch
Câu 83: phần nào của tá tràng dễ bị loét:
  • D2
  • D1
  • D4
  • D3
Câu 84: Nhịp nhanh phổ biến thấy trong hội chứng Wolf-Parkinson-White là:
  • Nhịp nhanh trên thất với phức hợp QRS hẹp (không có sóng delta)
  • Rung nhĩ với phức hợp QRS đa hình
  • Rung thất
  • Nhịp nhanh trên thất với phức hợp QRS rộng
Câu 85: Phát biểu nào sau đây sai:
  • Suy tuyến yên có thể gây ra suy giáp thứ cấp
  • Suy tuyến yên có thể gây ra suy cận giáp thứ cấp
  • Hormone thùy sau tuyến yên được sản xuất trong vùng dưới đồi
  • Sự kết hợp của kiểm tra tĩnh và động là bắt buộc để chẩn đoán suy tuyến yên
Câu 86: Những bệnh có tỉ lệ thấp nhất suy hô hấp
  • Bệnh Parkinson
  • Hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton
  • Bệnh nhược cơ
  • Xơ cứng cột bên teo cơ
Câu 87: Điều nào sau đây không chính xác liên quan đến đau thắt ngực Prinz metal:
  • Nó tạo ra ST chênh lên
  • Thường thuyên giảm bởi nitrat
  • 15% số người bị mắc bệnh động mạch vành
  • Nguyên nhân co thắt động mạch vành thượng tâm mạc
Câu 88: Điều nào sau đây phổ biến trên điện tim ở bệnh nhân bị hẹp van hai lá:
  • Phì đại tâm thất trái
  • Block nhánh trái
  • Nhịp xoang chậm
  • Sóng P khuyết 2 đỉnh hoặc hai pha
Câu 89: Điều nào sau đây về xơ vữa động mạch là đúng:
  • Lượng acid béo không bão hòa có liên quan với giảm nguy cơ
  • Sự xơ vữa của động mạch chủ ngực là nghiêm trọng hơn so với động mạch chủ bụng
  • Mức độ tổn thương ở tĩnh mạch giống như trong động mạch
  • Tăng cholesterol máu không phải lúc nào cũng làm tăng nguy cơ xơ vừa động mạch
Câu 90: Điều trị khuyến cáo cho một bệnh nhân tăng huyết áp với xuất huyết dưới màng nhện, phản xạ nuốt bình thường và áp lực động mạch trung bình là 150mmHg:
  • Tiêm tĩnh mạch thuốc hạ huyết áp để giảm áp lực động mạch trung bình đến 90 mmHg
  • Nifedipine đường uống
  • Ngay lập tức phẫu thuật thần kinh
  • Dự phòng co giật bằng thuốc
Câu 91: Một trong các loại thuốc sau đây đã không được chứng minh để giảm tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân có bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ:
  • Chẹn beta
  • Chẹn kênh canxi
  • Spironolactone (Aldactone0
  • Chất ức chế men chuyển (ACE)
Câu 92: Một tuyên bố không chính xác liên quan đến việc quản lý tình trạng khẩn cấp tăng huyết áp:
  • Tất cả tiền sản giật, natri nitroprusside thường là dòng đầu tiên cho điều trị
  • Mục đích để giảm huyết áp trung bình từ 20-25% trong 1-2h
  • Nếu có dấu hiệu tổn thương nội tạng tồi tệ hơn sau khi giảm áp lực động mạch trung bình 20 %, sau đó huyết áp sẽ được giảm thêm 20% và đánh giá lại
  • Labetalol và Nitrats tĩnh mạch là hữu ích
Câu 93: Mục tiêu của điều trị huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp với biến chứng kết hợp là:
  • 120/80 mmHg
  • 130/80 mmHg
  • 130/90 mmHg
  • 140/90 mmHg
Câu 94: Một trong các câu sau đây là đúng về một bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ:
  • Thuốc an thần và gây ngủ không nên được sử dụng sau khi bệnh nhân được đặt máy thở vì chúng che khuất triệu chứng thần kinh
  • Ketamine là một lựa chọn tốt cho trình tự đặt nội khí quản
  • Hạ huyết áp và nhịp tim nhanh đi kèm với kết quả này
  • Tăng áp lực nội sọ có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ não
Câu 95: Một cơn đột quỵ nghĩa là:
  • Sự mất nhanh chóng của chức năng não do bệnh mạch máu
  • Giảm nhanh chóng vĩnh viễn hoặc tạm thời chức năng não dẫn đến khuyết tật về thần kinh
  • Mất cả vận động và chức năng cảm giác do nhồi máu não hoặc xuất huyết
  • Tổn hại mạch máu não
Câu 96: Một người đàn ông 35 tuổi, trình bày có tiền sử ho mãn tính tồi tệ hơn vào buổi sáng và gây ra bởi thay đổi tư thế. Đờm nhiều màu vàng. Việc chẩn đoán rất có thể là một trong các bệnh sau:
  • Hen phế quản
  • Giãn phế quản
  • Viêm phế quản mãn tính
  • Lao phổi
Câu 97: Một người nghiện rượu tới khoa cấp cứu với ho, rét run, đau ngực và khó thở. X-quang ngực cho thấy viêm phổi thùy phải trên. Vi khuẩn gì phải xem xét:
  • Klebsiella pneumoniae
  • Escherichla coli
  • Haemophilus influenzae
  • Phế cầu
Câu 98: Một trong các câu sau đây liên quan đến sự mất cân bằng kali trong bệnh tiểu đường nhiễm ceton-acid (DKA) là đúng:
  • Khoảng 20% tổng số kali trong cơ thể là ở mạch máu
  • Tăng kali máu trong DKA ban đầu là phổ biến
  • Điều trị ban đầu DKA thường gây hạ kali huyết
  • Nồng độ kali trong huyết thanh ban đầu > 3,3 mEq/L và <5,0 mEq, giảm bớt sự cần thiết phải bổ sung kali
Câu 99: Một trong các câu sau không phải là nguy cơ chính liên quan đến thuyên tắc mạch máu não:
  • Huyết khối tĩnh mạch
  • Rung nhĩ
  • U niêm tâm nhĩ
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
Câu 100: Một câu sau đây về làm quen với khí hậu độ cao là đúng:
  • Tăng cường hệ thống thông khí thích ứng ban đầu độ cao
  • Nồng độ Erythropoetin tăng chỉ sau vài tuần ở độ cao
  • Khả năng giữ nước tạo điều kiện thích ứng với độ cao
  • Với đủ thời gian, cơ thế sẽ thích ứng với độ cao bất kỳ
Câu 101: Một trong các bệnhnhiễm trùng sau đây được chứng minh là thường xuyên hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường:
  • Viêm phổi
  • Nhiễm trùng đường tiểu
  • Viêm xoang
  • Viêm tai giữa
Câu 102: Một cô gái 16 tuổi biểu hiện tiêu chảy mãn tính vào cấp cứu. Một đặc tính sau đây cho thấy có hội chứng ruột kích thích:
  • Bệnh thiếu máu
  • Đau bụng bớt đi sau khi đại tiện
  • Có máu trong phân
  • Các triệu chứng về đêm
Câu 103: Một cô gái trẻ than phiền ho về đêm và khó thở. Tiến hành kiểm tra để chẩn đoán hen phế quản được thực hiện. Một điểm quan trọng nhất để xác nhận chẩn đoán là:
  • X-quang ngực
  • Chức năng phổi
  • Mức huyết thanh IgG
  • Kiểm tra đờm
Câu 104: Một trong các câu sau đây liên quan đến việc đánh giá ban đầu bệnh nhân có biểu hiện đau ngực cấp tính là đúng:
  • Triệu chứng đáp ứng với thuốc giảm đau cho đường tiêu hóa giúp phân biệt thiếu máu cục bộ cơ tim cấp tính với căn nguyên khác
  • Đau của thiếu máu cục bộ cơ tim luôn luôn ở vị trí sau xương ức và mô tả như một cảm giác nặng nề hoặc áp lực
  • Điện tâm đồ bình thường không bao gồm khả năng nhồi máu cơ tim ở những bệnh nhân bị đau ngực cấp tính
  • Giảm cơn đau ngực với nitroglycenrin có thể không được chẩn đoán cơ tim thiếu máu cục bộ cấp tính
Câu 105: Một người đàn ông 55 tuổi trình bày có tiền sử ho, đờm nhầy trong mỗi mùa đông trong ba năm. Chẩn đoán rất có thể là:
  • Hen phế quản
  • Giãn phế quản
  • Ung thư biểu mô phế quản
  • Viêm phế quản mãn tính
Câu 106: Một phụ nữ 40 tuổi vào cấp cứu, trình bày lịch sử liên tục đau bụng trên không lan và có liên quan đến nôn mửa. Hiện nhiệt độ bình thường và đau ở vùng thượng vị. Kiểm tra hữu ích nhất cho bệnh nhân này là:
  • Men tim
  • Điện tim
  • Soi dạ dày
  • Xét nghiệm chức năng gan
Câu 107: Một trong các điều kiện sau đây không nhất thiết phải chỉ định X quang ngực khi bệnh nhân có các biểu hiện khó thở và thở khò khè:
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
  • Suy tim sung huyết
  • Hen suyễn
  • Cấy ghép phổi
Câu 108: Một trong các câu sau là đúng về chăm sóc ngừng tim ở người lớn:
  • Cung cấp oxy 100% trong tất cả các trường hợp sau phục hồi hô hấp tự nhiên
  • Duy trì huyết áp tâm thu > 90 mmHg
  • Duy trì kiểm soát đường huyết chặt chẽ với lượng đường trong máu từ 4 đến 6 mmol/L
  • Ngay lập tức chụp động mạch và can thiệp động mạch vành qua da cần được xem xét ngay cả trong trường hợp không có ST chênh lên hoặc block nhánh trái trên điện tâm đồ.
Câu 109: Một trong các câu sau đây liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp 2 là đúng:
  • Được gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin
  • Có thể được ngăn chặn
  • Hiếm khi đòi hỏi phải điều trị bằng insulin
  • Chiếm 60% các trường hợp của bệnh tiểu đường trên toàn thế giới
Câu 110: Một trong các câu sau đây không phải là biến chứng do chạy thận nhân tạo lâu dài:
  • Gia tăng nguy cơ bệnh ác tính đường tiêu hóa
  • Nhồi máu cơ tim
  • Hội chứng đường hầm cổ tay
  • Suy dinh dưỡng protein năng lượng
Câu 111: Một trong các câu sau đây liên quan đến việc điều trị hạ đường huyết là đúng:
  • Hạ đường huyết ở những người nghiện rượu và người già thường không cải thiện với glucagon
  • Octreotide là dòng đầu tiên điều trị hạ đường huyết do uống sulfonylurea
  • Sử dụng Steroid cần được xem xét khi hạ đường huyết được cho là liên quan với nhiễm trùng huyết
  • Kiểm soát cải thiện kết quả hạ đường huyết ở những bệnh nhân có chấn thương đầu đáng kể gần đây
Câu 112: Một trong các điều sau đây không đúng về việc quản lý thuốc ở bệnh COPD:
  • Liều corticosteroid dạng hít không nên tăng lên và hạ xuống theo các triệu chứng vào thời điểm đó
  • Mục đích của điều trị là bình thường chức năng phổi
  • Điều trị phối hợp ( thuốc giãn phế quản- corticosteroids tác dụng dài) được ưa thích
  • Điều trị không thể ngăn chặn chức năng phổi suy giảm
Câu 113: Một bệnh nhân đang được điều trị tăng kali máu. Mặc dù dùng lợi tiểu hơn 2h, xét nghiệm lại canxi trong huyết thanh của bệnh nhân là 12mg/dL. Hành động tiếp theo thích hợp nhất là:
  • Giảm tỷ lệ truyền dịch muối và kiểm tra lại canxi
  • Tăng tỷ lệ truyền dung dịch muối và kiểm tra lại canxi
  • Hạ kali máu hoặc giảm magnes máu
  • Lặp lại liều furosemide
Câu 114: Một bệnh nhân trình bày trong phòng cấp cứu có lịch sử yếu nửa người phải khởi phát nhanh chóng. Kiểmt tra hữu ích nhất đầu tiên cho bệnh nhân này là:
  • Chụp động mạch não
  • Chụp CT scan não
  • Kiểm tra lipid lúc đói
  • Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh
Câu 115: Một bệnh nhân với tiền sử chít hẹp niệu quản sau khi đặt stent niệu quản 3 ngày. Bệnh nhân khó tiểu trong 24h qua. Phân tích nước tiểu xác nhận sự hiện diện của tiểu máu vi thể. Chẩn đoán nào sau đây rất có thể:
  • Bàng quang kích thích sau đặt stent
  • Stent dịch chuyển
  • Viêm bể thận
  • Tắc nghẽn đường niệu
Câu 116: Một câu trong các câu sau là đúng về một bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ:
  • Thuốc an thần và gây ngủ không nên được sử dụng sau khi bệnh nhân được đặt máy thở vì chúng sẽ che khuất triệu chứng thần kinh
  • Ketamine là một lựa chọn tốt cho trình tự đặt nội khí quản
  • Huyết áp và nhịp tim nhanh đi kèm với kết quả này
  • Tăng áp lực nội sọ có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ não
Câu 117: Loại thuốc tiểu đường ít có khả năng gây tai biến hạ đường huyết :
  • Sulfomylureas (Chlorpropamide, glyburide, glipizide)
  • Nonsulfomylureas secretagogues ( repaglinide, nateglinide)
  • Biguanide (metformin)
  • Insulin (regular, NPH<, lente, Ultralente)
Câu 118: Lưu lượng máu thận (RBF) là:
  • 125ml/phút
  • 605ml/phút
  • 1L/phút
  • 2L/phút
Câu 119: Magne máu giảm thấp có thể gây ra:
  • Giảm kích thích cơ tim
  • Tăng kích thích cơ tim
  • Tăng dẫn
  • Giảm dẫn
Câu 120: Một bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ vào cấp cứu hồi sức do ngừng tim. Điều nào sau đây là nguyên nhân có khả năng nhất:
  • Tràn dịch màng ngoài tim
  • Tăng kali huyết
  • Tăng huyết áp ác tính
  • Huyết áp sau chạy thận
Câu 121: Một phần nhân có tiền sử 5 ngày buồn nôn và ói mửa nghiêm trọng, thấy có nồng độ natri huyết thanh 165 mEq/L và độ thẩm thấu nước tiểu >1000mOsm/kg. Sự lựa chọn dịch truyền tĩnh mạch sau đây là lựa chọn tốt nhất cho sự bắt đầu bù dịch cho bệnh nhân:
  • NaCl 0.9%
  • NaCl 0.45%
  • Glucose 5%
  • NaCl 3%
Câu 122: Một bệnh nhân tồn tại ST chênh lên >2mm ở V2-6 hai giờ sau nhồi máu cơ tim, huyết áp 205/115 đã được dùng morphine và aspirin, thuốc tiếp theo của sự lựa chọn là:
  • Nitroglycerine tĩnh mạch
  • Bolus r-PA
  • Streptokinase tĩnh mạch
  • Heparin dưới da
Câu 123: Một cặp chẩn đoán và xét nghiệm có ít thông tin nhất để định hướng điều trị:
  • Chứng phình động mạch chủ bụng và chụp cắt lớp vi tính
  • Đau bụng và chụp tĩnh mạch thận
  • Sỏi mật và siêu âm góc phần tư phía trên bên phải
  • Tắc nghẽn ruột non và phim chụp bụng không chuẩn bị
Câu 124: Kỹ thuật hỗ trợ đầu tiên được sử dụng ở người lớn còn ý thức bị nghẹt thở có sự tắc nghẽn đường thở hoàn toàn và mang thai là:
  • Thổi lưng
  • Đẩy bụng
  • Đẩy ngực
  • Uống nước
Câu 125: Loại thuốc đầu tiên được sử dụng để làm giảm cơn đau thắt ngực là:
  • Nitrates
  • Chẹn kênh canxi
  • Chặn Alpha
  • Chặn beta
Câu 126: Loại trừ sỏi mật và rượu, những gì là nguyên nhân phổ biến nhất tiếp theo của viêm tụy cấp:
  • Thuốc
  • Nhiễm trùng
  • Chấn thương
  • Rối loạn chuyển hóa
Câu 127: Morphine sulfate chống chỉ định ở bệnh nhân:
  • Phù phổi do tim
  • Huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg
  • Đợt cấp của COPD
  • Đau đớn cùng cực
Câu 128: Một bà già biểu hiện sốt và đau ngực trong một tháng. Kiểm tra hệ thống hô hấp thấy gõ đục và nghe rì rào phế nang bên trái giảm. X quang ngực có khả năng tiết lộ một trong các điều sau:
  • Xẹp phổi
  • Xơ hóa phổi
  • Tràn dịch màng phổi
  • Tràn khí màng phổi
Câu 129: Một bệnh nhân bị đột quỵ tắc mạch đang dùng warfarin. Bắt buộc phải nhổ răng. Cận lâm sàng hữu ích nhất để xem xét tác dụng của warfarin:
  • Thời gian chảy máu
  • Hematocrit
  • Số lượng tiểu cầu
  • Thời gian prothrombin
Câu 130: Một bệnh nhân có tiền sử sốt liên tục, bụng đau và nhức đầu. Khám bụng thấy đau và gan lách to. Cấy máu thấy Salmonella typhi. Một kháng sinh lựa chọn cho bệnh nhân này là:
  • Ciprofloxacin
  • Gentamycin
  • Metronidazole
  • Vancomycin
Câu 131: Một bệnh nhân HIV với CD4 là 300 tế bào/mk, đến phòng cấp cứu với viêm phổi. Sinh vật có khả năng chịu trách nhiệm ít nhất là:
  • Pneumocystis carinil
  • Steptococcus pneumoniae
  • Trực khuẩn lao
  • Cryptococcus neoformans
Câu 132: Một bệnh nhân hồi hộp đánh trống ngực, bất ngờ nhịp tim 150/ phút. Nguyên nhân có thể là:
  • Nhịp nhanh kịch phát trên thất
  • Nhịp xoang nhanh
  • Nhịp tim nhanh thất
  • Rung nhĩ
Câu 133: Một bệnh nhân với PCO2 động mạch 30 mmHg, xem xét nào sau đây trong chẩn đoán phân biệt:
  • Tắc nghẽn cấp tính đường hô hấp
  • Bệnh phổi kẽ
  • Thuyên tắc phổi
  • Nhiễn ceton acid tiểu đường
Câu 134: Một cậu bé 15 tuổi trình bày bị bệnh tiểu đường, nay đau bụng, nôn ói và khó thở. Lịch sử có sốt và đau họng hai ngày gần đây. Nguyên nhân có khả năng nhất :
  • Bệnh tiểu đường nhiễm ceton acid
  • Viêm dạ dày
  • Hạ đường huyết
  • Suy thận
Câu 135: Một câu sau đây về làm quen với khí hậu độ cao là đúng:
  • Tăng cường hệ thống thông khí thích ứng ban đầu độ cao
  • Nồng độ Erythropoetin tăng chỉ sau vài tuần ở độ cao
  • Khả năng giữ nước tạo điều khiện thích ứng với độ cao
  • Với đủ thời gian, cơ thể sẽ thích ứng với độ cao bất kỳ
  • 12
Câu 136: Liên quan đến rung thất:
  • Aspirin hiệu quả như warfarin trong phòng ngừa đột quỵ tắc mạch ở bệnh nhân lớn tuổi
  • Bệnh nhân không nên được điều trị bằng warfarin trừ khi có các yếu tố nguy cơ đột quỵ tắc mạch
  • Bệnh nhân được chuyển thành nhịp xoang nên được điều trị duy trì
  • Cố gắng kiểm soát nhịp rung nhĩ đã không được chứng minh là tốt hơn kiểm soát tốc độ nhịp
Câu 137: Liều lượng chính xác của aspirin cho bệnh nhân liên quan đau ngực do tim mạch là:
  • 81-162 mg, đường uống
  • Lên đến 325 mg, nhai
  • 81-324 mg, đường uống
  • Lên đến 160mg, nhai
Câu 138: Loại thuốc đầu tiên được sử dụng làm giảm cơn đau thắt ngực là:
  • Nitrates
  • Chẹn kênh canxi
  • Chặn Alpha
  • Chặn beta
Câu 139: Loại thuốc nào sau đây có thể gây ra cường giáp:
  • Simvastatin
  • Propanolol
  • Amiodarone
  • Carbocisteine
Câu 140: Loạn nhịp nào sau đây tương đối lành tính:
  • Block tim hoàn toàn
  • Mobitz 2
  • Wenkebach
  • Nhịp nhanh thất
Câu 141: Mannitol chống chỉ định trong điều nào sau đây, trừ:
  • Tắc nghẽn phổi
  • Phù não
  • Đang chảy máu nội sọ
  • Vô niệu do bệnh thận nặng
Câu 142: Giảm calci máu có thể gây ra:
  • Giảm kích thích cơ tim
  • Giảm co bóp
  • Tăng co bóp
  • Tăng kích thích
Câu 143: Glyceryl-trinitrate (GTN) không nên sử dụng kết hợp với:
  • Sildenafil
  • Lisinopril
  • Các thuốc chẹn beta
  • Digoxin
Câu 144: Hạ kali máu sẽ gây ra:
  • Giảm dẫn truyền
  • Giảm tính tự động
  • Giảm kích thích cơ tim
  • Tăng kích thích cơ tim
Câu 145: Hậu quả lâm sàng mong muốn sau khi sử dụng loại thuốc chủ vận beta-2 là:
  • Co cơ trơn mạch máu
  • Tăng co bóp tim
  • Giãn nở các mạch máu hệ thống
  • Thư giãn cơ trơn phế quản
Câu 146: Hình ảnh ở V3 và V4 trên điện tâm đồ liên quan đến phần nào của tim:
  • Thành bên
  • Vách liên thất
  • Thành dưới
  • Trước mỏm
Câu 147: Hội chứng đặc chưng bởi khoảng PR ngắn, sóng delta, thay đổi ST-T không đặc hiệu cho thấy sự hiện diện của một con đường phụ trong:
  • Hội chứng Frank-Starling
  • Wolff-Parkinson White
  • Hội chứng Wolff
  • Hội chứng White
Câu 148: Hội chứng khóa trong xảy ra do:
  • Nhồi máu động mạch não trước
  • Tắc động mạch não giữa
  • Tắc động mạch thân nền
  • Nhồi máu ổ khuyết
Câu 149: Huyết áp tâm thu xác định một bệnh nhân cơn tăng huyết áp khẩn cấp là:
  • 160 mmHg
  • 180 mmHg
  • 200 mmHg
  • Không có số tuyệt đối tồn tại
Câu 150: Ít hoặc không có lượng nước tiểu trong khoảng thời gian 6h là gợi ý:
  • Bệnh thận do tiểu đường
  • Suy thận độ 3b
  • Suy thận độ 4
  • Tổn thương thận cấp tính
Câu 151: Kết quả điện tâm đồ nào sau đây xảy ra ngay khi sự khởi đầu của nhồi máu cơ tim cấp được liên kết với tỷ lệ tử vong tăng lên:
  • Block nhĩ thất Mobitz II loại I
  • Block nhĩ thất độ I
  • Block nhánh phải
  • Nhịp chậm xoang
Câu 152: Kháng sinh gì nên được quy định theo kinh nghiệm đầu tiên khi viêm đại tràng màng giả:
  • Metronidazole
  • Erythromycin
  • Clindamycin
  • Ampicilin
Câu 153: Khi đánh giá một bệnh nhân bị đau thắt ngực không ổn định, dấu hiệu lâm sàng dự đoán nhất của kết quả bất lợi trong ngắn hạn (tử vong hoặc nhồi máu cơ tim trong vòng 6 tháng) là
  • Tăng tần số cơn đau thắt ngực hoặc mức độ nghiêm trọng
  • Gây đau thắt ngực ở ngưỡng tập thể dục thấp hơn
  • Bắt đầu đau thắt ngực khi mới gắng sức
  • Cơn đau thắt ngực kéo dài hơn 10 phút
Câu 154: Khi dùng thuốc trong cấp cứu. Nhịp tim nhanh là một tác dụng phụ tiềm năng của một trong các loại thuốc sau:
  • Thuốc đối kháng thụ Leukotreine
  • Cường beta 2 tác dụng ngắn
  • Corticosteroid
  • Anti muscarinis
Câu 155: Khi một người bị chết đột ngột từ một cơn đau tim, sự kiện rất có thể dẫn đến cái chết đột ngột là:
  • Vỡ tim
  • Suy tim sung huyết
  • Cơn đau thắt ngực
  • Loạn nhịp tim
Câu 156: Khi sử dụng magnesium sulfate trong thời gian ngừng tim do xoắn đỉnh, liều là:
  • 1-2 g dung dịch 10% trong vòng 5 đến 20 phút
  • 1-4 g dụng dịch 10% trong vòng 3 phút
  • 1-2 g dung dịch 10% trong vòng 5 đến 60 phút
  • 25-50 mg/kg dung dịch 10% trong vòng 3 phút
Câu 157: Khi thăm khám một bệnh nhân bị lao phổi, khó thở, điều nào sau đây không phải là một triệu chứng của bệnh lao:
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Giảm cân và biếng ăn
  • Đau không giải thích được đến ba tuần
  • Khó thở dần dần trở nên tệ hơn
Câu 158: Khi uống Digoxin, B-blockers, và thuốc chẹn kênh canxi, so sánh sự tương phản cấp tính sau đây không đúng:
  • Chẹn kênh canxi quá liều thường xuất hiện tăng đường huyết nhẹ, trong khi chẹn B quá liều thường có đường huyết bình thường hoặc hạ
  • Bệnh nhân bị quá liều chẹn kênh canxi thường có tình trạng tinh thần bình thường ngay cả khi nhịp tim chậm, trái ngược hoàn toàn với digoxin hoặc chẹn B quá liều
  • Bệnh nhân quá liều Digoxin cấp thường tăng kali huyết, trong khi bệnh nhân quá liều chẹn kênh canxi nói chung là hơi tăng
  • Quá liều thuốc digoxin và chẹn kênh canxi có thể gây loạn nhịp nhanh, và nhịp nhanh là cực kỳ nguy hiểm trong quá liều B-blocker
Câu 159: Khi xem xét điều trị nhồi máu cơ tim cấp:
  • Aspirin và clopidogrel không nên được dùng cùng
  • Nong mạch vành qua da tốt hơn so với tan huyết khối
  • Aspirin không nên được dùng trước khi xác nhận nhồi máu cơ tim tăng men tim
  • Tái tưới máu có thể sẽ bị trì hoãn 24h
Câu 160: Khó thở do tăng áp động mạch phổi ít có khả năng gặp trong
  • Tiền sử nghẽn mạch phổi do điều trị ung thư bằng hóa trị liệu
  • Viêm phế quản mãn tính
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Lao phổi
Câu 161: Khử cực của tâm nhĩ:
  • Sóng P
  • Phức bộ QRS
  • Đoạn ST
  • Sóng T
Câu 162: Khử cực của tâm thất được thể hiện bởi:
  • Sóng P
  • Sóng T
  • Phức bộ QRS
  • Khoảng PR
Câu 163: Kiểm tra hữu ích nhất để chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim là:
  • CK-MB
  • CK
  • ECG
  • Troponins
Câu 164: Kỹ thuật hình ảnh nào sau đây là hữu ích nhất cho việc phát hiện tràn dịch màng phổi tự do:
  • X quang ngực nằm ngửa
  • X quang ngực thẳng đứng
  • Siêu âm
  • X quang ngực tư thế nằm nghiêng bên
Câu 165: Đối với bệnh nhân có tiền sử sốt, nhức đầu và cổ cứng, kiểm tra quan trọng nhất là:
  • Xét nghiệm dịch não tủy
  • Công thức máu
  • Chụp CT scan não
  • Chụp cộng hưởng từ não
Câu 166: Điều trị cortisosteroid dài hạn trong một số tình trạng bệnh lý, một trong những biến chứng được công nhận là:
  • Ho ra máu
  • Hen suyễn
  • Bệnh tim
  • Loãng xương
Câu 167: Đơn liều tối thiểu naloxone (Narcan) được đề nghị là:
  • 4 mg
  • 0,4 mg
  • 2 mg
  • 0,8 mg
Câu 168: Điều nào sau đây phù hợp khi điều trị bệnh tiểu đường uống với tác dụng phụ đặc trưng của nó:
  • Chlopropamide và chứng tăng natri huyết
  • Acarbose và transaminase gan cao
  • Glipizide và nhiễm acid lactic
  • Metformin và hội chứng QT kéo dài
Câu 169: Điều nào trong các điều sau đây không có tắc nghẽn
  • Hen phế quản
  • COPD
  • Giãn phế quản
  • Xơ hóa
Câu 170: Điều nào sau đây là không hiệu quả khi dùng Glycery-trinitrate (GTN):
  • Tiêm tĩnh mạch
  • Áp má
  • Dưới lưỡi
  • Uống
Câu 171: Điều nào sau đây là một chỉ số của nhồi máu cơ tim trong sự hiện diện của block nhánh trái:
  • ST chênh lên trong tất cả các chuyển đạo
  • ST chênh lên ở V1, V2, V3
  • ST chênh lên ít nhất là 1mm cùng một hướng với vectơ QRS
  • Không có chỉ số cho thiếu máu cục bộ trong sự hiện diện của block nhánh trái
Câu 172: Điều nào sau đây là một nguyên nhân gây chóng mặt ngoại vi:
  • Xuất huyết tiểu não
  • Đa xơ cứng
  • Hội chứng Wallenberg
  • Bệnh Meniere
Câu 173: Điều nào sau đây là một tiêu chí chẩn đoán hội chứng tăng áp lực thẩm thấu đái đường:
  • Glucose huyết tương > 250 mg/dL
  • pH máu > 7,25
  • bicarbonate huyết thanh > 15 mEq/L
  • khoảng trống Anion > 12
Câu 174: điều nào sau đây là nguồn phổ biến nhất của chảy máu đường tiêu hóa trên:
  • giãn tĩnh mạch thực quản
  • mallory-weiss
  • chảy máu cam
  • loét dạ dày
Câu 175: điều nào sau đây là nguy cơ được công nhận đi kèm bệnh thận đa nang:
  • chứng phình động mạch não
  • hen suyễn
  • nhồi máu cơ tim
  • đột quỵ
Câu 176: điều nào sau đây là nguyên nhân của tím tái trung ương
  • tiếp xúc với lạnh
  • suy tim
  • luồng thông tim phải trái
  • hiện tượng Raynaud
Câu 177: điều nào sau đây là nguyên nhân phổ biến của chảy máu trực tràng:
  • trĩ nội
  • áp xe quanh hậu môn
  • viêm trực tràng
  • nứt kẽ hậu môn
Câu 178: điều nào sau đây là nguyên nhân phổ biến nhất của cường giáp:
  • viêm giáp
  • uống quá nhiều hormon tuyến giáp (nhiễm độc giáp facticia)
  • bướu cổ đa nhân
  • bệnh Graves
Câu 179: điều nào sau đây là nguyên nhân phổ biến nhất của đau bụng cần điều trị phẫu thuật ở người cao tuổi:
  • viêm ruột thừa
  • bệnh đường mật
  • chứng phình động mạch chủ bụng
  • tắc ruột
Câu 180: điều nào sau đây là phổ biến nhất liên quan tới tăng nguy cơ phát triển xoắn đỉnh:
  • Giảm khoảng PR
  • Giảm thời gian QRS
  • Tăng khoảng PR
  • Tăng khoảng QT
Câu 181: Điều nào sau đây là yếu tố dự báo quan trọng của cái chết đột ngột do tim hoặc loạn nhịp trong vòng một năm của một sự kiện ngất không giải thích được:
  • ST-T thay đổi trên điện tâm đồ không đặc hiệu
  • Lịch sử ngất xác nhận qua thử nghiệm bàn nghiêng
  • Lịch sử suy tim sung huyết
  • Lịch sử của rung nhĩ
Câu 182: Điều nào sau đây không phải là một đặc tính của viêm màng ngoài tim:
  • PR chênh xuống
  • Sốt
  • Khó thở gắng sức
  • Đau sau xương ức, tồi tệ hơn khi nằm ngửa
Câu 183: Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân phổ biến của đau bụng ở bệnh nhân dưới 50 tuổi:
  • Viêm ruột thừa
  • Bệnh viêm vùng chậu hông
  • Tắc ruột
  • Đau bụng không đặc hiệu
Câu 184: Điều nào sau đây không phải là một biến chứng của bệnh thận giai đoạn cuối:
  • Tăng kali máu
  • Tăng calci máu
  • Nhiễm toan
  • Bệnh thiếu máu
Câu 185: Điều nào sau đây không phải là một nguyên nhân phổ biến của tiểu máu:
  • Rifampin
  • Viêm cầu thận
  • Ung thư
  • Bệnh sán máng
Câu 186: Điều nào sau đây không phải là một biến chứng phát sinh từ bệnh loét dạ dày:
  • Thủng đường tiêu hóa
  • Hẹp đầu ra dạ dày
  • Thiếu máu ác tính
  • Xuất huyết tiêu hóa
Câu 187: Điều nào sau đây không phải là một phần của tiêu chuẩn Ránon để dự đoán kết quả ở những bệnh nhân viêm tụy cấp nhập viện:
  • Huyết áp tâm thu < 90 mmHg
  • Glucose máu > 200mg/dL
  • Tuổi >55
  • Số lượng bạch cầu máu > 16000/L
Câu 188: Điều nào sau đây không phải là một tính năng trao đổi chất của sốc:
  • Chứng tăng nito huyết trước thận
  • Hạ natri máu
  • Tăng đường huyết
  • Hạ đường huyết
Câu 189: Điều nào sau đây không phải là một dấu hiệu của phình động mạch chủ vỡ:
  • Dấu hiệu Cullen
  • Tụ máu bìu
  • Dấu hiệu Grey Tumer
  • Sự khác biệt mạch bẹn hai bên
Câu 190: Điều nào sau đây không phải là một yếu tố nền cho bóc tách động mạch chủ bụng:
  • Tăng huyết áp
  • Bệnh Raynauds
  • Hội chứng Marfans
  • Bệnh van động mạch chủ
Câu 191: Điều nào sau đây không phải là một yếu tố nguy cơ huyết khối tĩnh mạch:
  • Tăng đông máu
  • Tổn thương mạch máu
  • Cholesterol LDL máu cao
  • Lưu lượng máu giảm
Câu 192: Điều nào sau đây không phải là một phần của bộ ba cổ điển trong hẹp động mạch chủ:
  • Ngất xỉu
  • Khoảng cách huyết áp tâm thu và tâm trương rộng
  • Khó thở
  • Đau thắt ngực
Câu 193: Điều nào sau đây không phải triệu chứng / dấu hiệu của cường giáp:
  • Mạch nhanh
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Tăng cân
  • Bướu cổ
Câu 194: Điều nào sau đây là đúng sự thật về aspirin:
  • Ngăn chặn sự tổng hợp acid arachidonic
  • Tác động của nó là không thể đảo ngược
  • Nó ức chế hoạt hóa tiểu cầu
  • Đó là một chất ức chế chọn lọc COX-1
Câu 195: Điều nào sau đây không phải là một yếu tố gây hạ nhiệt:
  • Tuổi cao
  • Tăng đường huyết
  • Bị bỏng nặng
  • Nghiện rượu
Câu 196: Điều nào sau đây đúng về tiêu cơ vân:
  • Các triệu chứng liên quan đến hệ thống cơ xương hầu như luôn hiện diện trong tiêu cơ vân có ý nghĩa lâm sàng
  • Các triệu chứng của tiêu cơ vân bao gồm tăng kali máu, DIC và suy thận
  • Bệnh nhân có biểu hiện suy thận thiểu niệu cấp tính (ARF) sau tiêu cơ vân cần dùng mannitol điều trị ngay lập tức để thúc đẩy lợi tiểu
  • Mức độ creatine kinase (CK) cao tương quan với mức độ nghiêm trọng của bệnh và sự phát triển của suy thận
Câu 197: Điều nào sau đây không là một yếu tố nguy cơ của phình động mạch chủ bụng:
  • Giang mai
  • Tiền sử gia đình có chứng phình mạch
  • Hút thuốc lá
  • Tăng huyết áp
Câu 198: Điều nào sau đây không thể thay đổi yếu tố nguy cơ đột quỵ:
  • Viêm mạch
  • Cholesterol máu cao
  • Bệnh tiểu đường
  • Rung nhĩ
Câu 199: Điều nào sau đây đúng với đặc điểm của việc sử dụng steroid trong cấp cứu để điều trị cơn hen cấp:
  • Các nghiên cứu đã chứng minh rằng steroid trong cấp cứu làm giảm tỷ lệ khởi phát cơn khó thở tiếp theo
  • Liều steroid nên được tăng gấp đôi nếu bệnh nhân có cơn khó thở nghiêm trọng
  • Corticosteroid hít dường như không có vai trò trong điều trị cấp cứu bệnh hen suyễn
  • Corticosteroid toàn thân được sử dụng trong 70% bệnh nhân cấp cứu
Câu 200: Điều nào sau đây không đúng sự thật về suy tim:
  • Thất phì đại thường xảy ra
  • Lượng cuối tâm thu tăng
  • Phân suất tống máu giảm
  • Khối lượng tống máu giảm
Câu 201: Điều nào liên quan tới nguy cơ tử vong:
  • Ngất sau khi đau đột ngột bất ngờ, sợ hãi âm thanh hoặc mùi khó chịu
  • Ngất xỉu trong hoặc ngay sau khi tiểu tiện, ho, nuốt, hoặc đại tiện
  • Ngất xỉu xảy ra khi gắng sức
  • Ngất xỉu xảy ra với xoay đầu vòng tròn, cạo râu hoặc đeo đai chật
Câu 202: Điều nào sau đây không được chấp thuận cho điều trị thuyên tắc phổi:
  • Aspirin
  • Heparin không phân đoạn
  • Heparin trọng lượng phân tử thấp
  • Điều trị tiêu huyết khối
Câu 203: Điều nào sau đây có thể gây mê sảng cũng như mất trí nhớ:
  • Hạ đường huyết
  • Nhiễm trùng tiết niệu
  • Rượu
  • Hội chứng cai từ loại benzodiazepin
Câu 204: Điều nào sau đây không liên kết với thrombin
  • Heparin trọng lượng phân tử thấp
  • Dabigatran
  • Warfarin
  • Heparin không phân đoạn
Câu 205: Điều nào sau đây không nên sử dụng trong điều trị tăng kali máu kết hợp với quá liều digoxin;
  • Glucose insulin
  • Clorua canxi
  • Chất nhựa kết dính K
  • Na Bicarbonate
Câu 206: Điều nào sau đây không có tác dụng với điều trị bằng chất ức chế ACE:
  • Bệnh thận do tiểu đường
  • Suy tim
  • Rung nhĩ
  • Tăng huyết áp
Câu 207: Điều nào sau đây không phải là điển hình của cơn đau liên quan với bóc tách động mạch chủ:
  • Thay đổi địa điểm
  • Khởi phát dần dần và chậm
  • Dữ dội
  • Đột ngột và nghiêm trọng
Câu 208: Điều nào sau đây không được coi là một yếu tố góp phần vào sự phát triển của bệnh trào ngược dạ dày;
  • Thuốc hạ cholesterol
  • Nicotine
  • Mang thai
  • Bệnh đái tháo đường
Câu 209: Điều nào sau đây không liên quan đến đái máu:
  • Nhiễm trùng tiết niệu
  • U tuyến tiền liệt
  • Ung thư đường tiết niệu
  • Hội chứng thận hư
Câu 210: Bệnh nhân nam 75 tuổi được chẩn đoán rung nhĩ. Đánh trống ngực và khó thở thường xuyên là các triệu chứng duy nhất, có thiếu máu cục bộ thoáng qua trong quá khứ. Nhịp tim dao động từ 70 đến 90 nhịp mỗi phút và điện tâm đồ xác nhận rung nhĩ. Điều nào sau đây là giai đoạn tiếp theo thích hợp nhất trong quản lý bệnh nhân này:
  • Bắt đầu dùng digoxin để kiểm soát
  • Warfarin để làm giảm nguy cơ cục máu đông
  • Bắt đầu dùng chặn beta
  • Siêu âm tim
Câu 211: Bệnh nhân nam 63 tuổi, bị ngừng tim rung thất và cú sốc điện đầu tiên ngay khi đến khoa cấp cứu. Sau thêm 2 phút hô hấp nhân tạo, vẫn còn rung thất. Bước thích hợp tiếp theo phải thực hiện là:
  • Bóp tim ngoài lồng ngực
  • Adrenaline 1ml 1:1000 tĩnh mạch
  • Sốc điện 200 J
  • Amiodarone 300 mg tiêm tĩnh mạch
Câu 212: Bệnh nhân 64 tuổi bị tăng huyết áp đã trải qua 90 phút đau ngực và khó thở. Huyết áp 90/60 mmHg, nhịp tim 104 lần/phút. Điện tâm đồ thấy ST chênh lên từ V1 đến V6, Xquang ngực thấy dấu hiệu phù phổi. Tất cả các phương pháp điều trị sau đây được dùng đồng thời để điều trị tối ưu cho bệnh nhân này, ngoại trừ:
  • Aspirin
  • Heparin trọng lượng phân tử thấp
  • Nong mạch qua da
  • Điều trị tan huyết khối
Câu 213: Bệnh nhân nam 42 tuổi bị suy thận cấp. Kali huyết là 8,1 mEq/L. Nhiều khả năng phát hiện điện tâm đồ bất thường là:
  • Sóng T đảo ngược
  • Khoảng QT 0,4s
  • Sóng U
  • Sóng T cao nhọn đối xứng
Câu 214: Bệnh nhân nam 50 tuổi được chẩn đoán suy tim sung huyết, không có lịch sử đau ngực hoặc nghiện rượu. Khám thấy huyết áp 190/120 mmHg, gan to nhẹ và không có tiếng thổi tim. Suy tim có thể là do:
  • Nhồi máu cơ tim
  • Hẹp động mạch chủ
  • Tăng huyết áp
  • Nghẽn mạch phổi
Câu 215: Bệnh nhân nam 60 tuổi với đau giữa ngực, có cảm giác bóp nghẹn ngực. Kiếm tra không thấy dấu hiệu đáng kể ngoài nhịp tim 90 lần/phút, huyết áp 140/90 mmHg, đổ mồ hôi một chút. Việc chẩn đoán rất có thể là:
  • Bóc tách động mạch chủ ngực
  • Thiếu máu cục bộ cơ tim cấp
  • Đau cấp màng phổi
  • Viêm thùy phổi
Câu 216: Bệnh nhân nam 33 tuổi có biểu hiện đau bụng trên và ói mửa. Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng và lượng amylose 300IU/L. Chẩn đoán ít có khả năng đúng nhất là:
  • Viêm tụy
  • Thủng ổ loét tá tràng
  • Vỡ bụng phình động mạch chủ
  • Viêm ruột thừa
Câu 217: Bệnh nhân nam 35 tuổi được đưa đến phòng cấp cứu. Tím tái, huyết áp 180/100mmHg và nhịp tim 75 lần/phút. Khí máu động mạch không khí trong phòng là PaCO2 = 45mmHg, PaCO2 = 75mmHg, pH= 7.12. các can thiệp điều trị thích hợp nhất là:
  • Bicarbonate tĩnh mạch
  • Xem xét thông khí cơ học
  • Dùng thuốc giãn phế quản
  • Dùng steroid tĩnh mạch
Câu 218: Bệnh nhân nam 25 tuổi được đưa đến phòng cấp cứu sau khi dùng quá liều một loại thuốc, khí máu động mạch thấy PaCO2 ~ 60mmHg. PaCO2 cao có nghĩa:
  • Thông khí phế nang bình thường
  • Giảm thông khí phế nang
  • Tăng thông khí phế nang
  • Không có ở 3 câu trên
Câu 219: Bệnh nhân nam 27 tuổi bị hen phế quản nặng đòi hỏi phải đặt nội khí quản. Mặc dù hồi sức ban đầu trong vòng vài phút, huyết áp giảm xuống 70/40mmHg, nhịp tim tăng lên 156 lần mỗi phút. Nhịp thở đều. Can thiệp đầu tiên nên làm:
  • Chụp X quang ngực ngay lập tức
  • Tiêm tĩnh mạch (IV) canxi clorua 10% x 10ml
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho nhịp thở kéo dài
  • Truyền 500 ml nước muối
Câu 220: Bệnh nhân nam 30 tuổi được vào phòng cấp cứu khởi phát đột ngột hụt hơi thở nghiêm trọng, không đau ngực, thở khò khè, tím tái, huyết áp 70/30 mmHg, mạch 100 lần/phút. Sự kiện xảy ra ngay sau một bữa ăn. Chẩn đoán có thể:
  • Thuyên tắc phổi cấp
  • Tràn khí màng phổi
  • Sốc phản vệ
  • Nhồi máu cơ tim
Câu 221: Bệnh nhân lớn tuổi bị COPD,Xquang ngực có áp xe phổi. Sinh vật có khả năng nhất:
  • Klebsiella pneumoniae
  • Khuẩn cầu phổi
  • Staphylococcus aureus
  • Haemophilus influenzae
Câu 222: Bệnh nhân nam 21 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, hiện đánh trống ngực trong 6h, không đau ngực và không có triệu chứng khác. Kiểm tra tiết lộ nhịp tim thường xuyên khoảng 150 mỗi phút. Các bộ phận khác nói chung bình thường và không có bằng chứng của phì đại tim hay suy tim, huyết áp là 140/90 mmHg. Việc chẩn đoán rất có thể là:
  • Rung nhĩ
  • Nhịp tim nhanh trên thất
  • Nhịp tim nhanh thất
  • Nhịp nhanh xoang
Câu 223: Bệnh nhân đến cấp cứu vì ho ra máu. Điều nào sau đây có thể là nguyên nhân:
  • COPD
  • Tràn khí màng phổi
  • Ung thư phổi
  • Hen phế quản
Câu 224: Bệnh nhân đến cấp cứu vì khó thở, tiếng thở khò khè là triệu chứng và dấu hiệu của một trong các bệnh sau:
  • Bệnh xơ nang
  • COPD
  • Hen phế quản
  • Ung thư phổi
Câu 225: Bệnh nhân dùng thuốc ức chế men chuyển có thể có:
  • Ức chế miễn dịch
  • Ho khan mãn tính
  • Da mỏng
  • Số lượng tiểu cầu giảm
Câu 226: Bệnh nhân cao tuổi có tiền sử bệnh tim, xơ vữa động mạch và suy tim sung huyết, đau bụng ngày càng tăng là nguy cơ cao trong điều nào sau đây:
  • Xoắn manh tràng
  • Thiếu máu mạc treo
  • Viêm túi mật
  • Loét dạ dày tá tràng
Câu 227: Bệnh nhân có nhịp tim chậm có triệu chứng nghiêm trọng liên quan đến suy hô hấp. Loại thuốc nào sau đây đầu tiên nên dùng:
  • Atropin
  • Dopamine
  • Adenosine
  • Epinephrine
Câu 228: Bệnh nhân đến cấp cứu vì đột quỵ, yếu tố nguy cơ nhất cho bệnh nhân này là:
  • Tăng huyết áp
  • Tăng cholesterol máu
  • Lạm dụng rượu
  • Chế độ ăn uống nghèo nàn
Câu 229: Bệnh nhân 50 tuổi được chẩn đoán đau ngực cấp tính. Điện tâm đồ cho thấy sóng R cao ở V1. Việc chẩn đoán rất có thể là:
  • Tắc động mạch vành liên thất trước
  • Nhồi máu cơ tim thành bên
  • Nhồi máu cơ tim thành sau
  • Nhồi máu phổi
Câu 230: Bệnh nhân bị tăng Kali máu nghiêm trọng và sóng T cao nhọn trên điện tâm đồ. Cách nhanh chóng nhất để giảm nồng độ kali trong huyết thanh là:
  • Insulin + glucose
  • Sodium bicarbonate
  • Canxi gluconat tĩnh mạch
  • Uống canxi
Câu 231: Bệnh nhân bị viêm mủ màng phổi, trong phổi bệnh nhân có:
  • Mủ, viêm cấp tính, tổn thương mô hồi phục
  • Máu, viêm cấp tính, tổn thương mô hồi phục
  • Mủ, viêm mãn tính, để lại sẹo
  • Máu, viêm mạn tính, tổn thương mô hồi phục
Câu 232: Bài tiết acid trong bệnh loét dạ dày tá tràng có thể giảm bằng cách nào trong số các biện pháp sau:
  • Phong toả các thụ thể H2 histamin
  • Phong tỏa tiết secretin
  • Phong tỏa hoạt động của pepsin
  • Điều trị bằng thuốc kháng sinh
Câu 233: Bệnh viêm động mạch tạm thời có liên quan đến các bệnh sau:
  • Lupus hệ thống (SLE)
  • Polyarteritis nodosa (PAN)
  • Bệnh u hạt Wegner
  • Đau đa cơ do thấp khớp (PMR)
Câu 234: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) đặc trưng bởi căng phế nang và những thay đổi tiêu cực trong nhu mô phổi gọi là:
  • Viêm phế quản mạn tính
  • Viêm phổi
  • Khí phế thũng
  • Hội chứng Gluilain-Barre
Câu 235: Biếu hiện sớm nhất của giảm thể tích máu
  • Véo da dương tính
  • Mắt trũng
  • Hạ huyết áp tư thế
  • Giảm lượng nước tiểu
Câu 236: Bệnh nhân tăng áp động mạch phổi nguyên phát có thể trải nghiệm mất bù cấp tính nếu dùng:
  • Vận mạch
  • Salcylate
  • Giãn phế quản
  • Lợi tiểu
Câu 237: Bệnh tim phát triển vì bệnh phổi mãn rính, ảnh hưởng chủ yếu ở phía bên phải của tim được gọi là:
  • Khí phế thũng
  • Viêm phế quản mạn tính
  • Tâm phế mạn
  • Hội chứng Gluilain-Barre
Câu 238: Bệnh nhân suy hô hấp vào cấp cứu, nguyên nhân được xác định là do tràn khí màng phổi, khi thăm khám thấy một trong các triệu chứng sau:
  • Cảm thấy mạch mạnh
  • Cảm thấy mạch yếu
  • Rì rào phế nang tăng
  • Rung thanh tăng
Câu 239: Bệnh nhân nữ, tuổi trung niên, nhiệt độ 38,8 độ C, nhịp tim 105 lần/ phút, huyết áp 140/75mmHg, độ bão hòa oxy 92%, ho đờm mủ và chẩn đoán xác định là viêm phổi màng phổi. X quang phổi sau đây là thích hợp nhất cho việc đánh giá ở bệnh nhân này:
  • Phim chụp nghiêng
  • Phim thẳng vào nghiêng
  • Phim thẳng
  • Phim chụp khi thở vào và thở ra
Câu 240: Biến chứng thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim:
  • Huyết khối thành tim
  • Thuyên tắc mạch
  • Vỡ cơ tim
  • Loạn nhịp tim
Câu 241: Bệnh nhân nữ, trung niên có đợt kịch phát hen nặng. Điều nào sau đây là đúng về quản lý của bệnh nhân này:
  • Tiêm tĩnh mạch magnesium không có vai trò trong việc quản lý bệnh nhân này
  • Tĩnh mạch steroid sẽ được ưa thích hơn đường uống
  • Khí dung liên tục B-agonist có thể có lợi hơn so với các phương pháp xịt từng nhát
  • Levabuterol hiệu quả hơn albuterol cho việc điều trị các đợt cấp nặng
Câu 242: Bệnh nhân tuổi thanh niên đến cấp cứu vì khó thở, đau ngực như dao đâm và ho là gợi ý nhất của một trong các bệnh sau:
  • Viêm phổi
  • COPD
  • Bệnh hen phế quản
  • Nhồi máu cơ tim
Câu 243: Bệnh nhân nữ 62 tuổi có lịch sử khó thở khi gắng sức kéo dài cùng với phù ngoại vi nặng và tiêu chảy mạn tính. X quang ngực thấy vôi hóa bóng tim. Chẩn đoán có thể là:
  • Bụi phổi
  • Suy giáp
  • Viêm màng ngoài tim co thắt
  • Phình vách thất
Câu 244: Bệnh nhân nam tuổi trung niên, đột quỵ cấp tính bắt đầu từ hơn 6h trước. Huyết áp luôn 240/120 mmHg. Can thiệp đầu tiên được chỉ định:
  • Cung cấp chăm sóc hỗ trợ với oxy bằng ống thông mũi
  • Nâng cao đầu giường
  • Bắt đầu nhỏ giọt nitroprusside để giảm huyết áp
  • Sử dụng labetalol giảm huyết áp
Câu 245: Bệnh nhân nữ cao tuổi, đợt kịch phát cấp COPD. Thở oxy mặt nạ, hít B-agonist và kháng cholinergic. Mặc dù có cải thiện tối thiểu tình trạng hô hấp và được đánh giá có thể điều trị thông khí áp lực dương (NIPPV) không xâm nhập. Trong các kết quả sau đây sẽ làm cho đặt nội khí quản là một sự lựa chọn tốt hơn ở bệnh nhân này:
  • Tình trạng toan hô hấp
  • Tình trạng tâm thần kinh nhanh chóng xấu đi
  • PaCO2 > 50 mmHg mặc dù điều trị oxy bổ sung
  • Bằng chứng của sự mệt cơ hô hấp
Câu 246: Bệnh nhân nam tuổi trung niên, tiền sử cơ tim phì đại biểu hiện khó thở tăng nặng và ran rít hai bên phổi. Thuốc thích hợp sử dụng là:
  • Nitroglycerin
  • Nesiritide
  • Morphine
  • Chẹn B-adrenergic
Câu 247: Bệnh nhân nam tuổi trung niên bị hồng cầu liềm với đau ngực và khó thở. Dấu hiệu quan trọng nhất bao gồm nhịp tim 115 lần/phút, huyết áp 110/65 mmHg, hô hấp 22 lần/ phút, nhiệt độ 36,2 độ C, độ bão hòa oxy 92%. Điều nào sau đây là quản lý chính xác bệnh nhân này:
  • Thuốc giãn phế quản nên được bắt đầu sớm
  • Kháng sinh phổ rộng nên được sử dụng nếu bệnh nhân bị sốt
  • Truyền máu nên tránh để ngăn chặn phù phổi
  • Steroid liều cao là có lợi
Câu 248: Bệnh nhân nữ 57 tuổi khởi phát cấp tính khó thở. Tiền sử bị hen phế quản, thường được kiểm soát tốt với thuốc giãn phế quản và steroid dạng hít. Điều nào sau đây là chẩn đoán phân biệt của cơn hen phế quản:
  • Sốc phản vệ
  • Tràn khí màng phổi
  • Đường hô hấp trên tắc nghẽn
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Câu 249: Bệnh nhân nam tuổi trung niên bị nhồi máu cơ tim cấp thành dưới. Sau dùng aspirin và nitroglycerin, đột nhiên huyết áp đo được 70/30 mmHg. Khám thực thể thấy mạch cổ nổi, phế trường phổi thông khí rõ, không có ran. Sự kết hợp trị liệu rất có thể ngay lập tức để ổn định bệnh nhân này:
  • Heparin và chất ức chế glycoprotein IIb/IIIa
  • ức chế men chuyển Angiotensin và clopidogrel
  • steptokinase và magie
  • dung dịch mặc đẳng trương và dobutamine
Câu 250: Bệnh nhân nam cao tuổi có tiền sử suy tim sung huyết lần đầu phù phổi. Đã được điều trị ổn định. Xem xét lịch sử của bệnh nhân này và báo cáo sau đây mô tả đúng nhất tình trạng của bệnh nhân:
  • Tỷ lệ tử vong 1 năm là khoảng 50 %
  • Mức độ B peptide natri niệu không hữu ích
  • Chẹn kênh canxi điều trị thường xuyên sẽ có lợi
  • Điều trị dự phòng chống loạn nhịp sẽ có lợi
Câu 251: Bệnh nhân nam lớn tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp vùng thành trước. Điện tâm đồ cho thấy khởi phát block nhánh trái và block nhĩ thất độ 1. Can thiệp điều trị được chỉ định:
  • Dobutamine
  • Máy tạo nhịp tim tạm thời dự phòng
  • Isoproterenol
  • ống thông Swan-Ganz
Câu 252: Liên quan đến suy tim, các triệu chứng sau đây là đúng, trừ:;
  • Tăng huyết áp là một nguyên nhân
  • Thường có rối loạn nhịp tim
  • Gan to cho thấy sự hiện diện của suy tim phải
  • Ngất là một triệu chứng
Câu 253: Trong điều trị bệnh nhân bị sốc phản vệ. Các câu sau đây là sai,ngoại trừ:
  • Thuốc đối kháng thụ thể H2 có hiệu quả như liện pháp hỗ trợ
  • Hydrocortison sẽ có tác dụng trong vòng 10 phút
  • Adrenaline nên được tiêm dưới da
  • Chỉ định atropine
Câu 254: Điều nào sau đây là nguyên nhân phổ biến nhất của loét dạ dày tá tràng
  • Lạm dụng rượu
  • Helicobacter pylori
  • NSAID
  • Điều trị corticosteroid mãn tính
Câu 255: Trong điều trị suy thất trái cấp tính, các câu sau là đúng ngoại trừ:
  • Tiêm bắp morphine
  • Chỉ định thuốc lợi tiểu thiazide
  • Cung cấp oxy qua mặt nạ
  • Bệnh nhân nằm ngửa ở tư thế đầu thấp
Câu 256: Trong các căn nguyên sau đây, căn nguyên nào không thường gây viêm màng não cấp tính:
  • Steptococcus pneumonise
  • Cryptococuss neoforimans
  • Naisseria meningitidis
  • Haemophilus influenzae type B
Câu 257: Những căn nguyên vi sinh nào có ái tính với hệ thần kinh của người và thường gây bệnh ở hệ thần kinh:
  • tsutsugamushi
  • Tụ cầu vàng
  • Virus viêm não Nhật Bản
  • Virus sởi
Câu 258: Đánh giá về các xét nghiệm cho vấn đề cơ tim. Một trong những câu sau đây là đúng:
  • Các xét nghiệm men tim đơn độc rất có giá trị loại trừ chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp tính
  • Các troponin vẫn tăng sau khi bị nhồi máu cơ tim cấp trong khoảng 48h
  • Nhiều vấn đề ngoài nhồi máu cơ tim cấp có liên quan đến nồng độ troponin tăng cao
  • Nồng độ troponin tim bất thường rất có giá trị trong việc dự đoán bệnh nhân có nguy cơ cao gặp phải biến chứng bất kể kết quả CK-MB và điện tâm đồ
Câu 259: Bệnh nhân đang nằm viện đột ngột khó thở. Chỉ định là xét nghiệm khí máu động mạch, cho kết quả nghi ngờ lâm sàng có thuyên tắc phổi. Điều nào sau đây là cỉ định lựa chọn để phát hiện thuyên tắc phổi:
  • Chụp cộng hưởng từ ngực
  • Chụp CT động mạch phổi
  • CT độ phân giải cao ngực
  • X quang ngực
Câu 260: Thời gian ủ bệnh thông thường đối với Shigella, Campulobacter và E.coli 0157:H7 là:
  • 7-14 ngày
  • 2-6 ngày
  • > 14 ngày
  • 2-6 giờ
Câu 261: Một trong những câu sau là đúng về nhiễm toan lactic:
  • Nhiễm toan lactic được định nghĩ là sự kết hợp của tăng nồng độ lactate huyết thanh >2mmol/L và tình trạng nhiễm toan (pH máu động mạch < 7,35)
  • Không có mối tương quan giữa mức độ tăng của lactase huyết thanh và mức độ nghiêm trọng của sốc
  • Điều chỉnh tình trạng nhiễm toan bằng bicarbonate được khuyến cáo để cải thiện rối loạn chức năng tim
  • Adrenaline có thể gây tăng đường huyết
Câu 262: Xét nghiệm nước tiểu thường được sử dụng. Chọn câu đúng:
  • Xét nghiệm nước tiểu bằng que thử thường cho kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả
  • Que thử nước tiểu là một xét nghiệm thích hợp để loại trừ nhiễm trùng tiểu
  • Nitrit nước tiểu rất giá trị trong chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Xét nghiệm phân tích nước tiểu âm tính ở bệnh nhân nhi là đủ để loại trừ nhiễm trùng tiểu
Câu 263: Sinh vật gây bệnh phổ biến nhất đối với nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng:
  • Chlamydia trachomatis
  • Proteus
  • Eschenrichia coli
  • Staphylococcus saprophyticus
Câu 264: Bệnh nhân nữ 78 tuổi nhập viện vì suy tim. Nguyên nhân cơ bản được xác định là hẹp động mạch chủ. Dấu hiệu nào có nhiều khả năng có mặt:
  • Tăng rale hai bên phổi
  • Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh
  • Tràn dịch màng phổi trên X quang ngực
  • Phù hai bàn chân
Câu 265: Thuốc chống bệnh tiểu đường lựa chọn cho phụ nữ béo phì 55 tuôit tăng đường huyết nhẹ là:
  • Cholorpropamide
  • Glibenclamide
  • Insulin
  • Metformin
Câu 266: Một câu nào sau đây liên quan đến điều trị nhồi máu cơ tim cấp là đúng
  • Điều trị bằng thuốc đối kháng canxi dihydropyridine có liên quan đến tăng tỷ lệ tử vong do tim mạch
  • Heparin có lợi nếu dùng cùng với streptokinase
  • Lidocaine dự phòng trong 48h đầu có hiệu quả trong việc ngăn ngừa rung tâm thất
  • Tiếng thổi tâm thu phát hiện trong vòng 24h đầu tiên không cần kiểm tra thêm
Câu 267: Thuốc được lựa chọn trong điều trị quá liều beta blocker :
  • Atropine
  • Adrenaline
  • Dopamin
  • Glucagon
Câu 268: X quang ngực của bệnh nhân nữ 65 tuổi có tiền sử hút thuốc với khó thở khởi phát gần đây, cho thấy tràn dịch màng phổi bên trái lượng vừa phải. Khi xác định nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi này, các câu sau đây là sai, trừ:
  • Viêm màng phổi thường được xác định bởi dịch giữa hai khoang màng phổi
  • Phù phổi không chắc chắn là nguyên nhân nếu tràn dịch màng phổi một bên
  • Thuyên tắc phổi đơn thuần không gây tràn dịch màng phổi
  • Nồng độ protein dịch màng phổi và mức dehydrogenase không có giá trị trong việc chẩn đoán xác định nguyên nhân của tràn dịch
Câu 269: Trị liệu nào sau đây đã được chứng minh một cách rõ ràng làm giảm tỷ lệ tử vong sau nhồi máu cơ tim cấp:
  • Aspirin
  • Đối kháng kênh canxi
  • Magnesium
  • Chất ức chế glycoprotein IIb/IIIa
Câu 270: Bệnh nhân nam 24 tuổi vào viện vì đau ngực, điện tâm đồ thấy ngoại tâm thu thất. Câu nào sau đây là đúng, ngoại trừ:
  • Chỉ định siêu âm tim
  • Nên được bắt đầu dùng thuốc chống loạn nhịp
  • Nên ngừng hút thuốc
  • Khai thác lịch sử để tìm kiếm việc uống cafe quá mức
Câu 271: Triệu chứng hoặc dấu hiệu của ngộ độc sắt không thấy trong 24h đầu tiên sau khi uống liều độc thuốc sắt nguyên tố:
  • Transaminase gan.
  • Đau bụng
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Cháy máu tiêu hóa
Câu 272: Một trong những câu sau đây là đúng liên quan đến nguyên nhân của bệnh dạ dày tá tràng:
  • Có tới 80% người nhiễm H.helicobacter pylori sẽ bị loét dạ dày tá tràng
  • NSAID thường liên quan đến loét dạ dày hơn là loét tá tràng
  • 90-95% bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
  • Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori cao hơn ở những bệnh nhân bị loét tá tràng phức tạp (chảy máu hoặc thủng) so với những người không biến chứng
Câu 273: Triệu chứng phổ biến nhất ở những bệnh nhân có thuyên tắc phổi:
  • Ngất xỉu
  • Đau ngực
  • Hơi thở ngắn
  • Đau ngực kèm tiếng cọ màng phổi
Câu 274: Bệnh nhân nữ 65 tuổi mắc bệnh tiểu đường vào viện vì đau nửa đầu bên phải trong 1 ngày. Khám thực thể thấy sốt cao, không vàng da. Các xét nghiệm chẩn đoán cho thấy số lượng bạch cầu, xét nghiệm chức năng gan và mức độ lipase bình thường. Siêu âm không có sỏi mật nhưng đau khi khám. Chẩn đoán có khả năng nhất là:
  • Viêm tụy sỏi mật
  • Bệnh ác tính
  • Viêm túi mật
  • Viêm đường mật
Câu 275: Trong chu kỳ tim bình thường có thể thấy, ngoại trừ:
  • Giai đoạn tâm thu thất bằng khoảng QT
  • Thời gian của phức bộ phụ thuộc vào nhịp tim
  • Khoảng PR ít hơn 0,22s
  • Khoảng R-R có thể thay đổi
Câu 276: Bệnh nhân nữ 35 tuổi vào viện với đau vùng thượng vị nhẹ và khó tiêu. Bệnh nhân không có triệu chứng nào khác, không giảm cân, không bị thiếu máu. Thực hiện chẩn đoán giả định về loét dạ dày tá tràng không biến chứng. Một trong những câu sau đây thích hợp nhất:
  • Bệnh nhân nên được kê đơn thuốc ức chế bơm proton (PPI) và khuyên dùng nó trong bữa ăn
  • Bệnh nhân nên được điều trị kinh nghiệm bằng liệu pháp diệt H.pylori
  • Bệnh nhân nên được chỉ định nội soi đường tiêu hóa trên
  • Xét nghiệm ure hơi thở âm tính loại trừ loét dạ dày tá tràng
Câu 277: Trong hội chứng mạch vành cấp với ST chênh lên trên điện tâm đồ:
  • Aspirin chỉ nên được sử dụng sau khi chiến lược tái tưới máu đã bắt đầu
  • Bệnh nhân có thể chờ đến 24h kể từ khi có triệu chứng thiếu máu cục bộ trước khi thực hiện chiến lược tái tưới máu
  • Can thiệp mạch vành qua da là thích hợp hơn so với điều trị tiêu sợi huyết
  • Bệnh nhân được xác định men tim cao trước khi tiến hành các chiến lược tái tưới máu
Câu 278: Bệnh nhân nữ 54 tuổi vào viện vì đau bụng, với tiền sử vàng da và đau bụng dưới bên phải một tuần. Các triệu chứng liên quan bao gồm nước tiểu sẫm màu và phân nhạt màu. Không có tiền sử giảm cân và bệnh nhân không uống rượu. Các xét nghiệm chức năng gan cho thấy bilirubin là 40 mmol/L, ALT là 40 UI/L, AST là 50 UI/L và ALP là 350 UI/L. Chẩn đoán có khả năng nhất:
  • Sỏi mật
  • Viêm gan do rượu
  • Viêm gan siêu vi
  • Viêm gan tự mãn
Câu 279: Trong hội chứng suy hô hấp người lớn (ARDS) những phát hiện nào sau đây có mặt, ngoại trừ:
  • Tím tái
  • Thở nhanh
  • Thâm nhiễm trên X-quang ngực
  • Tăng áp mao mạch phổi
Câu 280: Các câu sau đây là sai về tăng huyết áp, trừ:
  • Một bệnh nhân có huyết áp tâm trương trên 100mmHg được coi là tăng huyết áp giai đoạn 2
  • Một bệnh nhân có huyết áp tâm thu 150 mmHg bị tăng huyết áp giai đoạn 2
  • Để tăng huyết áp, cả hai giá trị tâm thu và tâm trương phải cao hơn mức xác định
  • Huyết áp 138/85 mmHg được xác định là bình thường
Câu 281: Về kiểm tra cho một bệnh nhân đau ngực, chọn câu đúng:
  • Đoạn ST mới chênh lên >= 1mm trong hai đạo trình liên tiếp trên điện tâm đồ (ECG) có giá trị tiên đoán dương 50% để chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp tính (AMI)
  • Troponin cụ thể cho tổn thương cơ tim và cũng thường xuyên tăng trong bệnh lý khác
  • Bất ky độ cao troponin trên ngưỡng có ý nghĩa tiên lượng ở bệnh nhân với hội chứng mạch vành cấp
  • Thử nghiệm gắng sức có độ nhạy và độ đặc hiệu cao đối với bệnh mạch vành và là kiểm tra hữu ích để chẩn đoán bệnh động mạch vành
Câu 282: Các loại thuốc sau đây và tác dụng của chúng được ghép nối chính xác, trừ:
  • Cholestyramine- ức chế tái hấp thu enterohepatic của muối mật
  • Vitamin E- làm tăng cholesterol HDL
  • Acid nicotinic- làm giảm triglycerid huyết thanh
  • Simvastatin- làm giảm tổng hợp cholesterol ở gan
Câu 283: Về thông khí không xâm lấn (NIV) trong phù phổi cấp, chọn câu đúng:
  • BiPAP đã được chứng minh vượt trội so với thở áp lực dương liên tục (CPAP)
  • PEEP không bao giờ được tăng lên trên 5cm H2O
  • Có lợi ích giảm tử vong trong ngắn hạn đã được chứng minh
  • Nó cải thiện cung lượng tim
Câu 284: Một bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối đang được chạy thận nhân tạo và điều trị erythropoietin. Điều trị nào sau đây mà Erythropoietin gây ra:
  • Tăng áp lực nội sọ lành tính
  • Hạ huyết áp
  • Loãng xương
  • Động kinh
Câu 285: Về việc sử dụng BiPAP trong suy hô hấp cấp ở bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) tăng cacbon dioxit máu, điều chỉnh một trong các thông số sau hiệu quả nhất sẽ làm giảm nồng độ PCO2:
  • Tăng áp lực dương cuối kỳ thở ra (PEEP)
  • Tăng áp lực dương đường thở thì thở vào (IPAP)
  • Tăng PEEP và IPAP tương ứng
  • Giảm thời gian thông khí khí tự phát/hẹn giờ (S/T)
Câu 286: Các câu sau nói về thuốc ức chế thụ thể angiotensin là đúng, trừ:
  • Chống chỉ định trong suy thận
  • Giảm tỷ lệ tử vong trong suy tim
  • Có tác dụng có lợi trong đái tháo đường
  • Có thể kết hợp an toàn với các thuốc chống tăng huyết áp khác
Câu 287: Về điều trị cơn cường giáp cấp bao gồm tất cả những điều sau, trừ:
  • Propranolol
  • Reserpin
  • I-ốt
  • Aspirin
Câu 288: Bệnh nhân nam 45 tuổi mắc bệnh tiểu đường và bệnh thận mãn tính, vào viện vì tăng huyết áp. Mục tiêu huyết áp tâm thu tốt nhất:
  • 120-140 mmHg
  • <120 mmHg
  • 120-130 mmHg
  • 140-150 mmHg
Câu 289: Viêm màng phổi sẽ có khả năng nhất trong:
  • Viêm phổi thùy
  • Viêm phế quản phổi
  • Viêm phổi virus
  • Xơ hóa phổi
Câu 290: Điều trị được chỉ định cho bệnh nhân tăng huyết áp bị xuất huyết dưới nhện, nuốt bình thường và áp lực động mạch trung bình là 150 mmHg:
  • Thuốc phemylcain dự phòng
  • Phẫu thuật thần kinh ngay lập tức
  • Nifedipine uống
  • Thuốc hạ huyết áp tiêm tĩnh mạch để hạ áp lực động mạch trung bình xuống 90 mmHg
Câu 291: Xét nghiệm nào sau đây hữu ích nhất trước bệnh nhân có nguy cơ thuyên tắc phổi:
  • X-quang ngực
  • D-dimer
  • Điện tâm đồ
  • Oxy động mạch
Câu 292: Bệnh nhân nữ 42 tuổi với cơn đau hạ sườn phải. Siêu âm để tìm kiếm bệnh đường mật.khi đánh giá siêu âm của hệ thống đường mật, một trong những câu sau đây là sai:
  • Khi đo độ dày túi mật, cần đo thành túi mật sau
  • Dấu hiệu Murphy khi siêu âm đề cập đến đau khi túi mật bị chèn bằng đầu dò
  • Ống mật thông thường có đường kính < 8mm
  • Độ dày thành túi mật > 3mm là bình thường
Câu 293: Thuốc lợi tiểu thiazide sẽ có tác dụng có lợi trong tất cả các điều này, trừ:
  • Loãng xương
  • Bệnh gút
  • Đái tháo nhạt
  • Sỏi thận canxi
Câu 294: Bệnh nhân nữ 66 tuổi vào viện vì khó thở tăng dần ngày thứ 2, kèm đau nhói ở bên phải ngực, đau nhất khi thở sâu. Bệnh nhân cũng đau nhẹ ở chân phải, mặc dù không có gì đáng kể khi kiểm tra tim mạch với hô hấp. Tần số tim 96 lần mỗi phút và hố hấp 12 lần/ phút. Nhiều khả năng chẩn đoán là:
  • Thuyên tắc phổi
  • Suy tim
  • Đau thắt ngực
  • Tràn khí màng phổi
Câu 295: Thuốc nào dưới đây không tương tác với Warfarin làm tăng tác dụng chống đông của nó:
  • Amioderone
  • Doxycycline
  • Metronidazole
  • Sotolol
Câu 296: Bệnh nhân nam 65 tuổi nhập viện vì khó thở trầm trọng. Huyết áp 130/90 mmHg. Nhịp tim 120 lần/phút. Bệnh nhân có tiền sử bệnh suy tim mãn tính do bệnh tim thiếu máu cục bộ. Các câu sau đây về bệnh nhân này là đúng, trừ:
  • Furosemide nên dùng đường uống
  • Thuốc ức chế men chuyển tĩnh mạch có hiệu quả trong điều trị
  • Truyền dịch có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng
  • Morphine rất hữu ích trong việc giảm phù phổi
Câu 297: Thuốc nào dưới đây khuyến cáo để điều trị tăng huyết áp nguyên phát:
  • Atenolol, thuốc chẹn beta
  • Ibuprofen
  • Irbisartan, ARB
  • Chất ức chế renin
Câu 298: Thời gian ủ bệnh thông thường đối với Shigella, Campulobacter và E.coli 0157:H7 là:
  • 7-14 ngày
  • 2-6 ngày
  • > 14 ngày
  • 2-6 giờ
Câu 299: Thuốc nào dưới đây cần được xem xét như là điều trị đầu tiên cho một người có huyết áp 70/40 mmHg sau khi nhồi máu cơ tim ST chênh lên:
  • Dopamin
  • Dobutamine
  • Norepinephrine
  • Milrinone
Câu 300: Liên quan đến suy tim tâm trương. Các câu sau đây là đúng, trừ:
  • Có thể phân biệt với suy tim tâm thu dựa trên đáp ứng thuốc lợi tiểu
  • Nó xảy ra ở bệnh nhân tăng huyết áp lâu dài
  • Thuốc ức chế men chuyển rất hữu ích trong điều trị
  • Có thể xảy ra phù phổi
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Hồi sức cấp cứu

Mã quiz
359
Số xu
6 xu
Thời gian làm bài
225 phút
Số câu hỏi
300 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Y khoa
Môn học
Gây mê hồi sức
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước