Câu 1:
Phương pháp giải quyết Deadlock nào mà Hệ điều hành sử dụng giải thuật “Đồ thị chờ” (Wait for Graph)?
- Phương pháp Ngăn chặn (preventing)
- Phương pháp Phòng tránh (avoiding)
- Phương pháp Phát hiện và Khôi phục
- Phương pháp Bỏ qua Deadlock.
Câu 2:
Để tránh Deadlock, trường hợp nào sau đây hệ thống không cấp tài nguyên cho tiến trình mà bắt phải chờ tới khi giải phóng thêm tài nguyên, dù tài nguyên đang sẵn có:
- Khi dẫn tới đồ thị tài nguyên có chu trình.
- Khi số tài nguyên chỉ còn vừa đủ để cấp.
- Khi số tiến trình đợi nhiều hơn số tài nguyên.
- Khi chuỗi thứ tự tiến trình sẻ bị chuyển sang không an toàn (unsafe).
Câu 3:
Hệ điều hành ngăn chặn deadlock bằng cách đặt ra quy định: “Nếu tiến trình đang giữ tài nguyên thì phải hoàn trả trước khi yêu cầu tài nguyên khác”. Quy định này là:
- Ngăn chặn điều kiện “loại trừ tương hỗ” (Mutual exclusion)
- Ngăn chặn điều kiện “giữ và chờ tài nguyên” (Hold and Wait)
- Ngăn chặn điều kiện “không trưng dụng” (Non-preemption)
- Ngăn chặn điều kiện “chờ xoay vòng” (Circular wait)
Câu 4:
Trong hệ thống tài nguyên có nhiều thực thể (instance), nếu đồ thị cấp phát tài nguyên RAG chứa chu trình thì hệ thống sẽ thế nào?
- chắc chắn không xảy ra Deadlock (tắc nghẽn).
- có thể có hoặc không xảy ra Deadlock (tắc nghẽn).
- chắc chắn xảy ra Deadlock (tắc nghẽn).
- Deadlock (tắc nghẽn) ngay lập tức.
Câu 5:
Đồ thị chờ tài nguyên (Wait for Graph) được phát triển từ là đồ thị cấp phát tài nguyên (Resource allocation graph – RAG) với điều chỉnh nào?
- bỏ đi các đỉnh biểu diễn tài nguyên.
- bỏ đi các đỉnh biểu diễn tiến trình.
- bỏ đi các cạnh yêu cầu và các cạnh cấp phát.
- bỏ đi các cạnh cấp phát và các cạnh đòi hỏi.
Câu 6:
Cạnh yêu cầu trong đồ thị cấp tài nguyên có dạng:
- nét liền từ tiến trình tới tài nguyên.
- nét đứt đoạn từ tài nguyên tới tiến trình.
- nét liền từ tài nguyên tới tiến trình.
- nét đứt đoạn từ tiến trình tới tài nguyên.
Câu 7:
Phương pháp giải quyết Deadlock nào mà Hệ điều hành sử dụng việc đánh giá tính an toàn của chuỗi tiến trình là “safe” hay “unsafe”?
- Phương pháp Ngăn chặn (preventing)
- Phương pháp Phòng tránh (avoiding)
- Phương pháp Phát hiện và Khôi phục
- Phương pháp Bỏ qua Deadlock.
Câu 8:
Trong đồ thị cấp tài nguyên RAG các cạnh biểu thị mối tương quan giữa tiến trình (P) và tài nguyên (R). Hãy cho biết RAG có những loại cạnh nào?
- Cạnh yêu cầu và cạnh độc lập.
- Cạnh yêu cầu và cạnh đã cấp phát.
- Cạnh lấy và cạnh trả lại.
- Cạnh đòi hỏi và cạnh trả lại.
Câu 9:
Nguyên nhân nào dưới đây có thể gây ra hiện tượng Deadlock (tắc nghẽn)?
- Hệ thống bị thiếu bộ nhớ.
- Nhiều tiến trình chờ một tài nguyên.
- Tiến trình chờ tài nguyên lâu vô tận.
- Số tài nguyên nhỏ hơn số tiến trình.
Câu 10:
Giả sử, hệ thống có 12 tài nguyên. Có 3 tiến trình A, B, C đang chạy. Tại thời điểm, trạng thái sử dung tài nguyên các tiến trình như sau:
Hãy cho biết, chuỗi thực thi tiến trình nào dưới đây là an toàn (safe)?
- Chuỗi thứ tự tiến trình: A > B > C
- Chuỗi thứ tự tiến trình: A > C > B
- Chuỗi thứ tự tiến trình: B > A > C
- Chuỗi thứ tự tiến trình: B > C > A
Câu 11:
Các trường hợp sau có thể diễn ra trong quá thực thi tiến trình:
(1)Loại trừ tương hỗ,
(2)Giữ và chờ cấp thêm tài nguyên,
(3)Không cho trưng dụng tài nguyên,
(4)Đợi xoay vòng.
Khả năng xảy ra Deadlock (tắc nghẽn) hệ thống do những trường hợp nào gây ra?
- Trường hợp (1) và (2).
- Trường hợp (1), (2) và (3).
- Trường hợp (1) và (4).
- Tất cả 4 trường hợp trên.
Câu 12:
Nếu Hệ điều hành đặt số thứ tự cho mỗi tài nguyên; đồng thời quy định tiến trình chỉ được yêu cầu tài nguyên theo thứ tự tăng lên. Quy định này ngăn chặn trường hợp nào?
- Điều kiện Loại trừ.
- Điều kiện Đợi xoay vòng.
- Điều kiện Giữ và chờ cấp thêm tài nguyên.
- chờ cấp thêm tài nguyên.
Câu 13:
Trong quá thực thi tiến trình, những trường hợp nào là điều kiện xảy ra Deadlock:
- Loại trừ hỗ tương & Giữ và chờ cấp thêm tài nguyên
- Giữ và chờ cấp thêm tài nguyên & Không cho trưng dụng tài nguyên.
- Loại trừ hỗ tương & Tồn tại chu trình trong đồ thị cấp phát tài nguyên
- Loại trừ hỗ tương & Giữ và chờ cấp thêm tài nguyên & Tồn tại chu trình trong đồ thị cấp phát tài nguyên & Không cho trưng dụng tài nguyên.
Câu 14:
Cho biết đồ thị cấp tài nguyên RAG như hình vẽ dưới đây biểu thị cho trường hợp nào?
- Loại trừ hỗ tương.
- Giữ và chờ.
- Không cho trưng dụng tài nguyên.
- Tồn tại chu trình.
Câu 15:
Hệ điều hành ngăn chặn deadlock bằng cách đặt ra quy định:
-Nếu: tiến trình P đang giữ các tài nguyên Ri và P yêu cầu thêm tài nguyên Rj, thì:
-P phải trả lại các tài nguyên Ri với thứ tự (i > j) Quy định này là:
- Ngăn chặn điều kiện “loại trừ tương hỗ” (Mutual exclusion)
- Ngăn chặn điều kiện “giữ và chờ tài nguyên” (Hold and Wait)
- Ngăn chặn điều kiện “không trưng dụng” (Non-preemption)
- Ngăn chặn điều kiện “chờ xoay vòng” (Circular wait)
Câu 16:
Cho biết ý nghĩa nào đúng cho đồ thị cấp tài nguyên RAG biểu thị như hình vẽ:
- Tiến trình P1 yêu cầu tài nguyên R1.
- Tài nguyên R1 đã cấp phát cho tiến trình P1.
- Tiến trình P1 được chuyển vào tài nguyên R1.
- Tiến trình P1 gởi thông báo cho tài nguyên R1.
Câu 17:
Xem ảnh 2 loại đồ thị dưới đây và chọn phát biểu đúng.
- (a) là đồ thị cấp phát tài nguyên; (b) là đồ thị chờ tài nguyên.
- (a) là đồ thị chờ tài nguyên; (b) là đồ thị cấp phát tài nguyên.
- (a) là đồ thị cấp phát tài nguyên; (b) là đồ thị chuỗi thứ tự tiến trình.
- (a) là đồ thị chờ tài nguyên; (b) là đồ thị chuỗi thứ tự tiến trình.
Câu 18:
Cho biết đồ thị cấp tài nguyên RAG như hình vẽ dưới đây biểu thị cho trường hợp nào?
- Loại trừ hỗ tương.
- Giữ và chờ.
- Không cho trưng dụng tài nguyên.
- Tồn tại chu trình.
Câu 19:
Chuỗi thứ tự tiến trình được cấp phát tài nguyên
được cho là an toàn (safe) nếu: với mỗi tiến trình Pi, các tài nguyên mà Pi yêu cầu được thoả mãn bởi số tài nguyên sẵn có (+) số tài nguyên được giữ bởi tất cả tiến trình Pj. Hãy cho biết phát biểu nào đúng?
- Pj cũng là tiên trình Pi trong chuỗi.
- Pj là tiên trình bất kỳ trong chuỗi.
- Tiến trình Pj < Pi trong chuỗi.
- Tiến trình Pj > Pi trong chuỗi.
Câu 20:
Tại thời điểm t, hệ thống có đồ thị cấp phát tài nguyên RAG như hình dưới. Hãy chọn đánh giá đúng:
- chắc chắn không xảy ra Deadlock (tắc nghẽn).
- chắc chắn xảy ra Deadlock (tắc nghẽn)
- sẽ xảy ra Deadlock nếu P1 không trả tài nguyên R2.
- sẽ xảy ra Deadlock nếu P2 không trả tài nguyên R1.
Câu 21:
Hệ điều hành ÔNG dùng phương pháp nào dưới đây cho việc giải quyết Deadlock?
- Phương pháp Ngăn chặn (preventing)
- Phương pháp Phòng tránh (avoiding)
- Phương pháp Phát hiện và Khôi phục
- Phương pháp Định thời (Scheduling)
Câu 22:
Cho biết đồ thị cấp tài nguyên RAG như hình vẽ dưới đây biểu thị cho trường hợp nào?
- Loại trừ hỗ tương.
- Giữ và chờ.
- Không cho trưng dụng tài nguyên.
- Tồn tại chu trình.
Câu 23:
Tại thời điểm t, hệ thống có đồ thị cấp phát tài nguyên RAG như hình dưới (P3 yêu cầu instance phía dưới của R2). Hãy chọn đánh giá đúng:
- chắc chắn không xảy ra Deadlock (tắc nghẽn).
- chắc chắn xảy ra Deadlock (tắc nghẽn).
- sẽ xảy ra Deadlock nếu P4 không trả instance trong R2.
- không xảy ra Deadlock nếu P2 không trả tài nguyên R1.
Câu 24:
Cho biết ý nghĩa nào đúng cho đồ thị cấp tài nguyên RAG biểu thị như hình vẽ:
- Tiến trình P1 yêu cầu tài nguyên R1.
- Tài nguyên R1 đã cấp phát cho tiến trình P1.
- Tiến trình P1 được chuyển vào tài nguyên R1.
- Tiến trình P1 gởi thông báo cho tài nguyên R1.
Câu 25:
Tại thời điểm t, hệ thống có đồ thị cấp phát tài nguyên RAG như hình dưới. Hãy chọn đánh giá đúng:
- không xảy ra Deadlock (tắc nghẽn).
- chắc chắn xảy ra Deadlock (tắc nghẽn).
- sẽ xảy ra Deadlock nếu P1 không trả tài nguyên R2.
- sẽ xảy ra Deadlock nếu P2 không trả tài nguyên R1.
Câu 26:
Deadlock là gì:
- là hiện tượng một tiến trình luôn trong trạng thái chờ
- là hiện tượng một tiến trình bị dừng khi đang hoạt động bình thường
- là hiện tượng hệ điều hành tự động tắt máy tính
- là hiện tượng các chương trình không cho phép người dùng truy cập vào tài nguyên máy tính
Câu 27:
Các giải thuật tránh Deadlock dựa trên ý tưởng nào?
- Luôn kiểm tra đồ thị có chu trình không.
- Luôn giữ chuỗi thứ tự tiến trình được cấp phát tài nguyên ở trạng thái an toàn.
- Luôn cấp tài nguyên ít nhất có thể.
- cấp tài nguyên nhiều nhất có thể.
Câu 28:
Trong trường hợp hệ thống dùng loại tài nguyên có nhiều thực thể, giải thuật nào sau đây để phát hiện Deadlock?
- Giải thuật chạy lại tiến trình (Rollback).
- Giải thuật đồ thị cấp phát tài nguyên (Resource allocation graph).
- Giải thuật đồ thị chờ tài nguyên (Wait for Graph).
- Giải thuật nhà băng (Banker).
Câu 29:
Phương pháp tránh Deadlock bằng cách sử dụng đồ thị chờ tài nguyên (Wait for Graph) được sử dụng trong trường hợp hệ thống có loại tài nguyên nào?
- Tài nguyên có nhiều thực thể.
- Tài nguyên có một thực thể.
- Tài nguyên không có thực thể.
- Tài nguyên có một hoặc nhiều thực thể.
Câu 30:
Giả sử, hệ thống có 12 tài nguyên. Có 3 tiến trình A, B, C đang chạy. Tại thời điểm, trạng thái sử dung tài nguyên các tiến trình như sau: Hãy chọn phát biểu ĐÚNG khi đánh giá an toàn cho chuỗi tiến trình nếu cho tiến trình B thực thi trước sau đó đến tiến trình A?
- Sẽ là an toàn (safe) vì số tài nguyên A cần thêm lớn hơn số tài nguyên sẵn có.
- Sẽ là an toàn (safe) vì số tài nguyên A cần thêm ít hơn (số sẵn + số B đang giữ).
- Sẽ là không an toàn (unsafe) số tài nguyên A cần tối đa là lớn nhất.
- Sẽ là không an toàn (unsafe) số tài nguyên A ít hơn số cần thêm của B.
Câu 31:
Hệ điều hành sử dụng thuật toán phá hủy “chu trình chò” (Circular wait) của đồ thị cấp phát tài nguyên RAG. Giải thuật này nhằm giải quyết Deadlock theo phương pháp nào?
- Phương pháp Ngăn chặn (preventing)
- Phương pháp Phòng tránh (avoiding)
- Phương pháp Phát hiện và Khôi phục
- Phương pháp Bỏ qua Deadlock.
Câu 32:
Một hệ thống điều phối tiến trình sao cho chuỗi thứ tự tiến trình được cấp phát tài nguyên đạt trạng thái an toàn (safe) thì sẽ đảm bảo được điều gì?
- tránh được Deadlock (tắc nghẽn).
- cấp vừa hết các tài nguyên.
- không xảy ra “Đợi xoay vòng”.
- cấp được nhiều tài nguyên nhất.
Câu 33:
Các bước mà một tiến trình thực hiện để sử dụng tài nguyên:
- Yêu cầu, sử dụng, giải phóng
- Tìm kiếm, yêu cầu, sử dụng, giải phóng
- Sử dụng, chuyển tiếp, giải phóng
- Sử dụng, giải phóng
Câu 34:
Trong trường hợp hệ thống dùng loại tài nguyên có một thực thể, giải thuật nào sau đây để phát hiện Deadlock?
- Giải thuật chạy lại tiến trình (Rollback).
- Giải thuật đồ thị cấp phát tài nguyên (Resource allocation graph).
- Giải thuật đồ thị chờ tài nguyên (Wait for Graph).
- Giải thuật nhà băng (Banker).
Câu 35:
Các trường hợp sau có thể diễn ra trong quá thực thi tiến trình:
(1)Loại trừ tương hỗ,
(2)Giữ và chờ cấp thêm tài nguyên,
(3)Không cho trưng dụng tài nguyên,
(4)Đợi xoay vòng.
Để NGĂN CHẶN Deadlock, Hệ điều hành cần phải ngăn chặn không cho xảy ra trường hợp nào?
- Ngăn chặn trường hợp (1) và (3).
- Ngăn chặn trường hợp (2) và (4).
- Ngăn chặn 1 trong 4 trường hợp.
- Ngăn chặn cả 4 trường hợp.