Danh sách câu hỏi
Câu 1: Theo Ph.Ăngghen, hình thức vận động nào nói lên sự thay thế các phương thức sản xuất trong quá trình phát triển của xã hội loài người?
  • Cơ học
  • Lý học
  • Xã hội
  • Hóa học
Câu 2: Ý thức có vai trò gì? Xác định câu trả lời đúng nhất theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?
  • Ý thức tự nó chỉ làm thay đổi tư tưởng. Do đó ý thức hoàn toàn không có vai trò gì đối với thực tiễn.
  • Vai trò thực sự của ý thức là sự phản ánh sáng tạo thực tại khách quan và đồng thời có sự tác động trở lại thực tại đó thông qua hoạtđộng thực tiễn của con người.
  • Ý thức là cái phụ thuộc vào nguồn gốc sinh ra nó vì thế chỉ có vật chất là cái năng động tích cực.
  • Ý thức không thể tác động trở lại thực tiễn
Câu 3: Con người có 3 hoạt động sản xuất cơ bản:
  • Sản xuất ra của cải vật chất
  • Sản xuất tinh thần
  • Sản xuất ra chính bản thân con người
  • Sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần và sản xuất ra chính bản thân con người
Câu 4: Mặt tự nhiên của phương thức sản xuất là gì?
  • Quan hệ sản xuất
  • Cơ sở hạ tầng
  • Kiến trúc thượng tầng
  • Lực lượng sản xuất
Câu 5: Phạm trù nào thể hiện mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất?
  • Phương thức sản xuất
  • Quan hệ sản xuất
  • Lực lượng sản xuất
  • Tư liệu sản xuất
Câu 6: Biển hiện nào sau đây nói lên vai trò quyết định của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển xã hội:
  • Sản xuất vật chất là cơ sở cho sự sinh tồn xã hội
  • Sản xuất vật chất là cơ sở hình thành nên tất cả các hình thức quan hệ xã hội
  • Sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội
  • Sản xuất vật chất là cơ sở cho sự sinh tồn xã hội, cơ sở hình thành nên tất cả các hình thức quan hệ xã hội và cơ sở cho sự tiến bộ xã hội
Câu 7: Quan hệ sản xuất tác động thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất khi:
  • Quan hệ sản xuất phù hợp lực lượng sản xuất
  • Quan hệ sản xuất lạc hậu hơn so với lực lượng sản xuất
  • Quan hệ sản xuất tiến bộ hơn so với lực lượng sản xuất
  • Khi đó là quan hệ sản xuất ưu việt
Câu 8: QHSX tác động kìm hãm sự phát triển LLSX khi:
  • QHSX phù hợp LLSX
  • QHSX lạc hậu hơn so với LLSX
  • QHSX tiến bộ hơn so với LLSX
  • QHXH lạc hậu hơn hoặc tiến bộ hơn so với LLSX
Câu 9: Nước ta có bao nhiêu dân tộc cùng nhau chung sống?
  • 49
  • 52
  • 54
  • 56
Câu 10: Nội dung (yêu cầu) của quy luật giá trị:
  • Sản xuất, trao đổi tiến hành trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết
  • Giá cả bằng giá trị của hang hóa
  • Giá cả lên xuống xoay quanh giá trị
  • Giá cả hình thành tự phát trên thị trường
Câu 11: Giá cả lớn hơn giá trị khi:
  • Cung bằng cầu
  • Cung nhỏ hơn cầu
  • Cung lớn hơn cầu
  • Cung nhỏ hơn hoặc bằng cầu
Câu 12: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhiệm vụ hàng đầu, trên hết, trước hết của cách mạng Việt Nam là:
  • Giải phóng dân tộc
  • Giải phóng giai cấp
  • Giải phóng con người
  • Giải phóng của cải
Câu 13: Theo Hồ Chí Minh, đặc trưng kinh tế nổi bật nhất của chủ nghĩa xã hội là gì?
  • Khoa học –kỹ thuật
  • Cơ cấu công –nông nghiệp hợp lý.
  • Sở hữu về của cải
  • Sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất
Câu 14: Sức mạnh dân tộc bao gồm những yếu tố chủ yếu nào?
  • Chủ nghĩa yêu nước
  • Ý thức tự lực, tự cường.
  • Tinh thần đoàn kết
  • Chủ nghĩa yêu nước, ý thức tự lực tự cường và tinh thần đoàn kết
Câu 15: Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những nguồn gốc nào?
  • Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  • Tinh hoa văn hóa nhân loại (trong đó có chủ nghĩa Mác-Lênin).
  • Những phẩm chất chủ quan của Hồ Chí Minh
  • Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại (trong đó có chủ nghĩa Mác-Lênin) và những phẩm chất chủ quan của Hồ Chí Minh
Câu 16: Trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, thời kỳ nào là thời kỳ hình thành về cơ bản tư tưởng cách mạng Việt Nam?
  • 1911 -1920
  • 1921 -1930
  • 1930 -1945
  • 1945 -1969
Câu 17: Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên từ nước ngoài trở về Tổ quốc vào thời gian nào?
  • Năm 1930
  • Năm 1944
  • Năm 1941
  • Năm 1945
Câu 18: Nhà nước vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là:
  • Phục vụ vì lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân
  • Dân là chủ, chính phủ là đầy tớ. Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật đều xuất phát từ lợi ích của dân
  • Nhà nước trong sạch, không có bất cứ một đặc quyền, đặc lợi nào
  • Đại biểu của nhà nước do dân lựa chọn. Nhà nước phải liên hệ chặc chẽ với dân
Câu 19: Chọn phương án đúng trả lời cho câu hỏi sau: Lực lượng giải phóng dân tộc gồm:
  • Công nhân, nông dân.
  • Công nhân, nông dân, trí thức.
  • Toàn dân tộc
  • Công nhân, tiểu tư sản.
Câu 20: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạiđoàn kết dân tộc
  • Truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, tương thân, tương ái của dân tộc ta
  • Tổng kết những kinh nghiệm của phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX
  • Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin
  • Truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, tương thân, tương ái của dân tộc ta; Tổng kết những kinh nghiệm của phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX; Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Câu 21: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, động lực chủ yếu để phát triển đất nước là?
  • Nhân dân
  • Giai cấp công nhân .
  • Tầng lớp trí thức .
  • Giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức.
Câu 22: Con người theo quan niệm của Hồ Chí Minh là:
  • Động lực của cách mạng
  • Vốn quý của cách mạng
  • Vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của cách mạng
  • Vốn quý nhất, nhân tố quan trọng của cách mạng
Câu 23: Trong Mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng Cộng sản là:
  • Thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất
  • Lực lượng lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất
  • Vừa là thành viên, vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất
  • Đại biểu của giai cấp công nhân trong Mặt trận dân tộc thống nhất
Câu 24: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là con đường mà:
  • Bác Hồ lựa chọn
  • Đảng ta lựa chọn
  • Nhân dân lựa chọn
  • Bác Hồ, Đảng và Nhân dân ta lựa chọn
Câu 25: Chọn từ đúng để điền vào chổ trống: “Chỉ có (....) mới giải phóng triệt để giai cấp vô sản và nhân dân lao động khỏi ách áp bức bóc lột, bất công”:
  • Chủ nghĩa xã hội
  • Chủ nghĩa Tư bản
  • Chủ nghĩa Đế quốc
  • Chủ nghĩa thực dân
Câu 26: Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là:
  • Bài học lớn bao trùm, xuyên suốt đường lối cách mạng Việt nam và tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Bài học đoàn kết toàn dân của Đảng
  • Kinh nghiệm xây dựng lực lượng cách mạng của Đảng
  • Bài học đoàn kết toàn dân và kinh nghiệm xây dựng lực lượng cách mạng của Đảng
Câu 27: Cao trào giải phóng dân tộc diễn ra ở giai đoạn nào?
  • Năm 1939-1945
  • Năm 1936-1939
  • Năm 1940-1945
  • Năm 1936-1940
Câu 28: Hãy điền vào chỗ trống để biết Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (04/2001) xác định mục tiêu chung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là gì: “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, [......], văn minh”?
  • Tiến bộ
  • Dân chủ
  • Bình đẳng
  • Phát triển
Câu 29: Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là:
  • Nhiều thành phần xã hội đan xen tồn tại
  • Lực lượng sản xuất chưa phát triển
  • Năng suất lao động thấp
  • Từ một nền sản xuất nhỏ đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN
Câu 30: Đâu không phải là khó khăn trên con đường quá độ lên CNXH ở nước ta?
  • Nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN
  • LLSX rất thấp
  • Các thế lực thường xuyên chống phá
  • Sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ
Câu 31: Hiện nay trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, nhà nước có chức năng kinh tế gì? Chọn câu trả lời đúng nhất
  • Đảm bảo ổn định kinh tế xã hội; tạo lập khuôn khổ pháp luật cho hoạt động kinh tế
  • Định hướng phát triển kinh tế và điều tiết các hoạt động kinh tế làm cho kinh tế tăng trưởng ổn định, hiệu quả
  • Hạn chế, khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường
  • Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh
Câu 32: Xét đến cùng, nhân tố có ý nghĩa quyết định sự thắng lợi của một trật tự xã hội mới là:
  • Năng suất lao động
  • Sức mạnh của luật pháp
  • Hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị
  • Sự điều hành và quản lý xã hội của Nhà nước
Câu 33: Để nền kinh tế vận động theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa thì:
  • Kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo
  • Hạn chế mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
  • Chuyển kinh tế cá thể vào kinh tế tập thể
  • Nhà nước phải độc quyền trong những ngành kinh tế quan trọng
Câu 34: Bản chất của nhà nước XHCN là gì?
  • Mang bản chất của giai cấp nông dân
  • Mang bản chất của đa số nhân dân lao động
  • Mang bản chất của giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc
  • Mang bản chất của tầng lớp trí thức
Câu 35: Yếu tố nào vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
  • Con người
  • Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế
  • Khoa học –công nghệ
  • Hiệu quả kinh tế xã hội
Câu 36: Sự khác biệt cơ bản của nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa với các nền dân chủ của các xã hội có phân chia giai cấp trong lịch sử nhân loại?
  • Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của số đông, của tất cả quần chúng nhân dân lao động trong xã hội
  • Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ có tổ chức đảng cộng sản lãnh đạo
  • Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ được thực thi bằng luật pháp nhân dân
  • Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ phi giai cấp
Câu 37: Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở trên phạm vi cả nước ta bắt đầu từ khi nào?
  • Năm 1945
  • Năm 1954
  • Năm 1975
  • Năm 1930
Câu 38: Vấn đề xã hội nào ở Việt Nam là quan trọng nhất sau cách mạng tháng tám 1945:
  • Nạn đói
  • Tệ nạn xã hội
  • Nạn dốt
  • Nạn đói, nạn dốt và tệ nạn xã hội
Câu 39: Trong thời kỳ quá độ phải sử dụng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần do:
  • Lực lượng sản xuất thấp kém
  • Chưa thể xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế của xã hội cũ
  • Thể hiện tính dân chủ
  • Lực lượng sản xuất thấp kém và thể hiện tính dân chủ
Câu 40: So với các nền dân chủ trước đây, dân chủ xã hội chủ nghĩa có điểm khác biệt cơ bản nào?
  • Không còn mang tính giai cấp
  • Là nền dân chủ phi lịch sử
  • Là nền dân chủ thuần túy
  • Là nền dân chủ rộng rãi cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động
Câu 41: Thành tựu quan trọng nhất trong việc thực hiện các chính sách xã hội trong thời kỳ đổi mới:
  • Chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập trung, quan lieu bao cấp sang cơ chế thị trường tự do
  • Chuyển từ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN
  • Hạn chế được gia tăng dân số
  • Thực hiện dạy nghề chongười sau cai nghiện ma túy
Câu 42: Về nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam, từ năm 1945 khi nhà nước dân chủ nhân dân ra đời. Trong điều kiện trực tiếp lãnh đạo chính quyền, Đảng đã hoạch định đường lối đối ngoại với nội dung:
  • Lấy nguyên tắc Liên Hiệp Quốc làm nền tảng
  • Lấy nguyên tắc Độc lập tự do làm nền tảng
  • Lấy nguyên tắc hiến chương Thái Bình Dương làm nền tảng
  • Lấy nguyên tắc hiến chương Đại Tây Dương làm nền tảng
Câu 43: Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại, hội nhập kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới là:
  • Lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, để phát triển kinh tế xã hội là lợi ích cao nhất của tổ quốc
  • Giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới
  • Giữ vững ổn định chính trị xã hội
  • Giữ vững độc lập tự chủ tự cường đi đôi với đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại
Câu 44: Đại hội lần thứ X, Đảng đã có chủ trương:
  • Chủ động hội nhập kinh tế quốctế
  • Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
  • Tích cực hòa nhập kinh tế quốc tế
  • Chủ động quan hệ với các quốc gia trên thế giới
Câu 45: Ai là tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?
  • Hồ Chí Minh
  • Trần Văn Cung
  • Trần Phú
  • Lê Hồng Phong
Câu 46: Cấu trúc cơ bản của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
  • Đảng cộng sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa
  • Đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước xã hội chủ nghĩa, các tổ chức xã hội chính trị
  • Đảng cộng sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật
  • Nhà nước xã hội chủ nghĩa và hệ thống pháp luật
Câu 47: Bổ sung từ còn thiếu vào chỗ trống: Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn luôn xác định phát huy sức mạnh .......là nguồn lực chủ yếu để tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Toàn dân tộc
  • Toàn dân
  • Dân tộc
  • Nhân dân
Câu 48: Tổ chức nào có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
  • Hội Cựu Chiến Binh
  • Đoàn thanh niên
  • Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  • Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
Câu 49: Những yếu tố quan trọng để củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc là:
  • Phát huy dân chủ và phát huy chủ nghĩa yêu nước
  • Thực hiện dân chủ và phát huy chủ nghĩa yêu nước
  • Thực hiện dân chủ
  • Phát huy chủ nghĩa yêu nước
Câu 50: Nội dung nào thể hiện quan điểm giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu?
  • Mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo
  • Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình phát triển kinh tế -xã hội
  • Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo
  • Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục và đào tạo
Câu 51: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng:
  • Coi trọng phát triển phẩm chất của người học
  • Coi trọng phát triển năng lực của người học
  • Coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học
  • Coi trọng phát triển phẩm chất của người học và người dạy.
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Giáo dục chính trị P2

Mã quiz
594
Số xu
3 xu
Thời gian làm bài
38 phút
Số câu hỏi
51 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Giáo dục Chính trị
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước