Câu 1:
Phát biểu nào ĐÚNG trong việc sử dụng N – acetylcystein (NAC) để GIẢI ĐỘC Paracetamol?
- Liều khởi đầu 140mg/kg PO và duy trì 70mg/kg PO.
- Liều khởi đầu 140mg/kg IV và duy trì 70mg/kg PO.
- Liều NAC ở trẻ em bằng ½ liều người lớn.
- Liều NAC được tính toán dựa vào trọng lượng của cơ thể người bệnh.
Câu 2:
Các ÁP DỤNG ĐIỀU TRỊ ĐÚNG với toán đồ Rumack Matthew, NGOẠI TRỪ:
- Đánh giá ngộ độc Paracetamol sau 4h.
- Uống Paracetamol với liều duy nhất.
- Đánh giá ngộ độc Paracetamol loại phóng thích kéo dài.
- Giới hạn khả năng có thể xuất hiện tác động độc đối với gan từ 150 – 200mcg/ml huyết tương.
Câu 3:
Giá trị SpO2 có Ý NGHĨA là:
- Tỷ lệ phần trăm hemoglobin của máu kết hợp với oxy.
- Độ bão hòa oxy tại mô.
- Áp suất của oxy tại các phế nang.
- Khả năng gắn kết với oxy tại mô.
Câu 4:
Các ĐIỀU KIỆN để ÁP DỤNG phương pháp THẨM PHÂN trong điều trị NGỘ ĐỘC, NGOẠI TRỪ:
- Các chất không tích điện.
- Các chất không ion hóa hoặc ion hóa.
- Giải độc các chất có trọng lượng phân tử lớn.
- Các chất liên kết ít với protein.
Câu 5:
Các ĐẶC ĐIỂM của hội chứng Wernicke – Korsakoff, NGOẠI TRỪ:
- Rối loạn vận động mắt.
- Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
- Lú lẫn.
- Mất điều vận tiểu não.
Câu 6:
CHẤT nào sau đây có thể dùng trong GIẢI ĐỘC Digoxin?
- Esmolol.
- Deferoxamin.
- Digibind.
- Atropin.
Câu 7:
Một bệnh nhân bị chở đến bệnh X trong tình trạng hôn mê. Khoa cấp cứu đã sử dụng Glucose 50% (50ml), Thiamine 100mg IV, Naloxon 1mg. Sau một thời gian điều trị bệnh nhân đã dần hồi phục. THUỐC nào sau đây được coi là NGUYÊN NHÂN của vụ NGỘ ĐỘC trên?
- Methanol.
- Amitryptillin.
- Haloperidol.
- Heroin.
Câu 8:
PHẠM VI tác động của THAN HOẠT trong điều trị NGỘ ĐỘC:
- Khi thuốc đã vào vòng tuần hoàn chung.
- Khi thuốc còn ở dạ dày hoặc khi thuốc đã đến ruột.
- Khi thuốc được sử dụng bằng đường tiêm bắp.
- Chỉ hiệu quả đối với thuốc còn ở dạ dày.
Câu 9:
NGUYÊN TẮC giải độc Methanol bằng Fomepizol và Ethanol:
- Sự tương tranh với Alcool dehydrogenase (ADH).
- Sự tương tranh với Aldehyd dehydrogenase (ALDH).
- Sự chuyển hóa Acetyl CoA thành CO2 và H2O trong chu trình Krebs.
- Sự chuyển hóa Acid formic thành CO2 và H2O dưới sự xúc tác của Acid folic.
Câu 10:
RỬA DẠ DÀY khi NGỘC ĐỘC Ethanol được ÁP DỤNG khi:
- Tình trạng tâm thần bất thường.
- Giảm thân nhiệt.
- Mất cân bằng acid - bazơ.
- Uống ethanol ≥ 1g/kg trong vòng 30 phút.
Câu 11:
Các ÁP DỤNG ĐIỀU TRỊ ĐÚNG với toán đồ Rumack Matthew, NGOẠI TRỪ:
- Đánh giá ngộ độc Paracetamol sau 4h.
- Uống Paracetamol với liều duy nhất.
- Áp dụng ngay khi mới ngộ độc.
- Giới hạn khả năng có thể xuất hiện tác động độc đối với gan từ 150 – 200mcg/ml huyết tương.
Câu 12:
ĐIỀU nào sau đây ÔNG ĐÚNG đối với chất hấp phụ THAN HOẠT?
- Các chất độc phải hấp phụ được vào trong than hoạt.
- Nếu không rõ tiền sử ngộ độc thì không được sử dụng.
- Sử dụng khi đường tiêu hóa phải còn nguyên vẹn.
- Than hoạt làm cho phân có màu đen.
Câu 13:
Bệnh não Wernicke gây ra do NGỘC ĐỘC Ethanol là:
- Do thiếu vitamin B1.
- Do thiếu vitamin B6.
- Do sự giảm glucose huyết.
- Do gia tăng lượng ceton trong máu.
Câu 14:
Ethanol (EtOH) được dùng trong GIẢI ĐỘC Etylen glycol (EG) và Methanol (MeOH) vì LÝ DO sau:
- Ngăn sự chuyển hóa thành chất có hại.
- An thần cho bệnh nhân.
- Tăng sự chuyển hóa của EG và MeOH.
- Tăng sự đào thải của EG và MeOH.
Câu 15:
Nồng độ TỐI THIỂU của Ethanol trong máu có thể gây HÔN MÊ là:
- 50 mg/dL.
- 300 mg/dL.
- 150 mg/dL.
- 200 mg/dL.
Câu 16:
Khi bị NGỘ ĐỘC và HÔN MÊ do Benzodiazepin, THUỐC GIẢI ĐỘC có thể SỬ DỤNG là:
- Glucose.
- Flumazenil.
- Naloxon.
- Thiamin.
Câu 17:
Có thể dùng CHẤT nào sau đây để GIẢI ĐỘC Cyanide?
- Thiosulfat Na và Naloxon.
- Thiosulfat Na và xanh Methylen.
- Hydroxocobalamin và Flumazenil.
- Xanh Methylen và Atropin.
Câu 18:
ĐIỀU nào sau đây ÔNG ĐÚNG đối với chất hấp phụ THAN HOẠT?
- Vào phổi có thể gây tắc nghẽn hô hấp.
- Trẻ em không thích hợp sử dụng
- Có ưu điểm là không gây táo bón và tắt ruột khi sử dụng nhiều lần.
- Là chất giải độc đa năng.
Câu 19:
CHẤT nào sau đây GÂY ĐỘC với các hợp chất đại phân tử của tế bào GAN?
- Sản phẩm Acid mercapturic.
- Sản phẩm sulfate hóa của Paracetamol.
- Sản phẩm glucoronate hóa của Paracetamol.
- Sản phẩm N-acetyl-p-benzoquinoneimine (NAPQI).
Câu 20:
THAN HOẠT có thể SỬ DỤNG để hấp phụ TỐT các CHẤT sau:
- Sắt và Methanol.
- Borat và Diazinon.
- Kali và Ethanol.
- Cyanid và Malathion.
Câu 21:
Khi ngộ độc Ethanol bệnh nhân có hiện tượng LOẠN NHỊP TIM, đặc biệt là XOẮN ĐỈNH ta có thể CẤP CỨU bằng cách:
- Cho bệnh nhân dùng Siro Ipeca.
- Cho bệnh nhân dùng than hoạt.
- Cho bệnh nhân dùng Mg sulfat.
- Cho bệnh nhân dùng Benzodiazepin.
Câu 22:
THAN HOẠT có thể dùng trong điều trị ngộc độc các LOẠI THUỐC sau đây, NGOẠI TRỪ:
- Phenobarbital.
- Carbamazepin.
- Tolbutamid.
- Lithium.
Câu 23:
ĐIỀU nào sau đây ÔNG ĐÚNG đối với chất hấp phụ THAN HOẠT?
- Là chất giải độc đa năng.
- Không dùng trong giải độc kim loại nặng.
- Không nên kết hợp với các chất nhuận tẩy.
- Than hoạt làm cho phân có màu đen.
Câu 24:
Có thể dùng CHẤT nào sau đây để GIẢI ĐỘC thuốc trừ sâu có chứa PHOSPHO HỮU CƠ?
- Thiosulfat Na và Pralidoxim.
- Atropin và Pralidoxim.
- Hydroxocobalamin và Flumazenil.
- Xanh Methylen và Atropin.
Câu 25:
Các ĐẶC ĐIỂM sau là của nhiễm CETON do RƯỢU, NGOẠI TRỪ:
- Thường ở người nghiện rượu mãn tính.
- Nhiễm ceton – acid do rượu: tăng anion gap.
- Thường xảy ra ngay sau khi uống rượu.
- Do sự gia tăng phân hủy lipid.
Câu 26:
Sử dụng Metronidazol cho những người đang UỐNG RƯỢU có thể đưa đến tình trạng nôn mửa, đau đầu, đỏ mặt do CƠ CHẾ:
- Metronidazol ức chế enzym ADH.
- Metronidazol ức chế enzym ALDH.
- Rượu làm tăng tác dụng phụ của Metronidazol.
- Rượu làm tăng chuyển hóa Metronidazol thành chất gây độc.
Câu 27:
THÔNG THƯỜNG phương pháp RỬA DẠ DÀY còn hiệu quả với NGỘ ĐỘC THUỐC trong vòng ÔNG QUÁ:
- 3 giờ.
- 10 giờ.
- 8 giờ.
- 6 giờ.
Câu 28:
Có thể dùng CHẤT nào sau đây để GIẢI ĐỘC Theophyllin?
- Pralidoxim.
- Thiosulfat Na.
- Naloxon.
- Esmolol.
Câu 29:
Khi NGỘ ĐỘC Paracetamol, sử dụng N – acetylcystein để GIẢI ĐỘC do:
- N – acetylcystein tăng ức chế enzym gan và tự phân hủy NAPQI.
- N – acetylcystein tăng cảm ứng enzym gan và tự phân hủy NAPQI.
- N – acetylcystein chuyển thành glutathion và giúp tăng sự đào thải NAPQI qua nước tiểu.
- N – acetylcystein tự phân hủy NAPQI và giúp tăng sự đào thải NAPQI qua nước tiểu.
Câu 30:
Các ĐIỀU KIỆN để ÁP DỤNG phương pháp THẨM PHÂN trong điều trị NGỘ ĐỘC, NGOẠI TRỪ:
- Các chất không tích điện.
- Các chất không ion hóa hoặc ion hóa.
- Các chất có thể tích phân bố > 5L/kg.
- Các chất liên kết ít với protein.
Câu 31:
Bé trai 3 tuổi nuốt hết VỈ THUỐC của Cha có chứa CHẤT SẮT. Bé bị đau bụng và nôn mữa ra máu, CHẤT nào sau đây có thể dùng để GIẢI ĐỘC?
- Deferoxamin.
- Than hoạt.
- Calci.
- Na hydrocarbonat
Câu 32:
Các NGUY CƠ gây độc GAN TĂNG CAO khi dùng chung với Paracetamol, NGOẠI TRỪ:
- Khi dùng chung với các thuốc gây cảm ứng men gan.
- Trẻ em với các bệnh cấp tính có sốt.
- Khi dùng chung với các thuốc ức chế men gan.
- Bệnh nhân có bệnh gan từ trước.