Danh sách câu hỏi
Câu 1: Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất ở nước ta hiện nay là
  • củng cố đê chắn sóng ven biển.
  • nhanh chóng khắc phục hậu quả của bão.
  • huy động sức người, sức của để chống bão.
  • dự báo chính xác cấp độ và hướng di chuyển.
Câu 2: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc?
  • Độ cao và hướng các dãy núi.
  • Vị trí địa lí và hướng các dãy núi.
  • Vị trí địa lí và độ cao địa hình.
  • Hướng các dãy núi và biển Đông.
Câu 3: Đặc điểm địa hình nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
  • gồm nhiều cao nguyên badan xếp tầng.
  • các khối núi cao chiếm phần lớn diện tích.
  • các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi đồ sộ.
  • hướng núi phổ biến là tây bắc - đông nam.
Câu 4: Nguồn hải sản ven bờ của nước ta bị giảm sút rõ rệt chủ yếu do
  • đẩy mạnh các hoạt động đánh bắt xa bờ.
  • diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp.
  • biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn.
  • khai thác quá mức và ô nhiễm môi trường.
Câu 5: Biện pháp nào là chủ yếu nhất để cải tạo đất hoang, đồi núi trọc?
  • Đầu tư thủy lợi, làm ruộng bậc thang.
  • Trồng cây theo băng, đào hố vảy cá.
  • Phát triển mô hình nông - lâm kết hợp.
  • Bảo vệ đất rừng và trồng rừng mới.
Câu 6: Gió mùa Đông Bắc hoạt động vào thời gian nào sau đây?
  • Thu - đông.
  • Tháng 5 đến tháng Các hệ thống sông.
  • Mùa đông.
  • Tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Hành chính, cho biết điểm cực Tây phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh nào sau đây?
  • Khánh Hòa.
  • Cà Mau.
  • Hà Giang.
  • Điện Biên.
Câu 8: Theo độ cao, thiên nhiên nước ta phân hóa thành bao nhiêu đai?
  • 5.
  • 4.
  • 3.
  • 2.
Câu 9: Giải pháp quan trọng nhất để sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng nước ta là
  • đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
  • khai hoang mở rộng diện tích.
  • cải tạo đất bạc màu, đất mặn.
  • chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Câu 10: Gió mùa đông bắc gần như bị chặn lại ở dãy núi nào sau đây?
  • Tam Điệp.
  • Hoành Sơn.
  • Bạch Mã.
  • Hoàng Liên Sơn.
Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Các Miền địa lý tự nhiên, cho biết dãy núi nào ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ không có hướng Tây Bắc - Đông Nam?
  • Pu Đen Đinh.
  • Pu Sam Sao.
  • Hoàng Liên Sơn.
  • Phu Luông.
Câu 12: Mùa khô ở Bắc Bộ không sâu sắc như ở Nam Bộ nước ta chủ yếu do
  • mạng lưới sông ngòi dày đặc hơn.
  • sự điều tiết của các hồ chứa nước.
  • nguồn nước ngầm phong phú hơn.
  • ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Câu 13: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây?
  • Cảnh quan cận xích đạo gió mùa.
  • Cảnh quan nhiệt đới nóng quanh năm.
  • Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.
  • Cảnh quan giống như vùng ôn đới núi cao.
Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Các hệ thống sông, cho biết sông nào sau đây không thuộc lưu vực hệ thống sông Cả?
  • Nậm Mô.
  • Ngàn Sâu.
  • Long Đại.
  • Ngàn Phố.
Câu 15: Khu vực nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây nam?
  • Tây nguyên.
  • Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • Tây Bắc.
  • Bắc Trung Bộ.
Câu 16: Biện pháp nào sau đây không được áp dụng khi phòng chống bão?
  • Sơ tán người dân khi có bão.
  • Củng cố công trình đê biển.
  • Trồng rừng phòng hộ ven biển.
  • Khuyến khích tàu thuyền ra khơi.
Câu 17: Đặc điểm của đất feralit là
  • có màu đỏ vàng, chua nghèo mùn.
  • có màu đen, xốp thoát nước.
  • có màu đỏ vàng, đất rất màu mỡ.
  • có màu nâu, khó thoát nước.
Câu 18: Mùa bão ở nước ta có đặc điểm là
  • miền Bắc muộn hơn miền Nam.
  • miền Trung sớm hơn ở miền Bắc.
  • chậm dần từ Bắc vào Nam.
  • chậm dần từ Nam ra Bắc.
Câu 19: Gió mùa hoạt động ở nước ta gồm
  • gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
  • gió mùa mùa đông và Tín Phong bán cầu Bắc.
  • gió mùa mùa hạ và Tín Phong bán cầu Bắc.
  • gió mùa mùa hạ và Tín Phong bán cầu Nam.
Câu 20: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện ở
  • cân bằng bức xạ luôn dương quanh năm.
  • lượng nhiệt Mặt Trời nhận được rất lớn.
  • Mặt Trời luôn cao trên đường chân trời.
  • Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần trong năm.
Câu 21: Biện pháp nào sau đây là hiệu quả nhất để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng núi nước ta?
  • Trồng cây gây rừng và làm ruộng bậc thang.
  • Trồng cây theo băng và làm ruộng bậc thang.
  • Đào hố vẩy cá, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
  • Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác.
Câu 22: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Các Miền địa lý tự nhiên - Các Miền địa lý tự nhiên, cho biết cao nguyên nào sau đây thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ ?
  • Mơ Nông.
  • Tà Phình.
  • Mộc Châu.
  • Sơn La.
Câu 23: Càng vào phía Nam gió mùa Đông Bắc càng
  • suy yếu.
  • mạnh.
  • khô nóng.
  • gây mưa nhiều.
Câu 24: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Các Miền địa lý tự nhiên, đỉnh núi nào sau đây không thuộc vùng núi Đông Bắc?
  • Phu Luông.
  • Kiều Liêu Ti.
  • Tây Côn Lĩnh.
  • Pu Tha Ca.
Câu 25: Gió nào sau đây gây mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ?
  • Gió mùa Đông Bắc.
  • Tín phong bán cầu Bắc.
  • Gió phơn Tây Nam.
  • Tín phong bán cầu Nam.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta?
  • Trong năm có một mùa đông lạnh.
  • Thời tiết thường diễn biến phức tạp.
  • Có một mùa khô sâu sắc kéo dài.
  • Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.
Câu 27: Phạm vi đới cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa, biểu hiện rõ rệt nhất là
  • từ dãy Bạch Mã trở ra.
  • từ dãy Hoành Sơn trở ra.
  • từ dãy Hoành Sơn trở vào.
  • từ dãy Bạch Mã trở vào.
Câu 28: Sự phân hóa thiên nhiên của vùng núi Đông Bắc và Tây bắc chủ yếu là do
  • sự phân bố của các kiểu thảm thực vật và đất.
  • sự phân bố độ cao địa hình.
  • tác động của gió mùa và hướng các dãy núi.
  • ảnh hưởng của biển Đông.
Câu 29: Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm của nước ta là
  • rừng thưa nhiệt đới khô rụng lá theo mùa.
  • rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.
  • rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
  • rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh.
Câu 30: Khó khăn lớn nhất trong công tác phòng chống bão ở nước ta hiện nay là
  • dự báo thời tiết chưa chính xác về mức độ ảnh hưởng.
  • người dân còn chủ quan, ít kinh nghiệm phòng tránh.
  • diễn biến bão phức tạp, đê kè xuống cấp, mất rừng phòng hộ.
  • chưa được quan tâm đúng mức, chỉ đạo chưa kịp thời.
Câu 31: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Các Miền địa lý tự nhiên, cho biết núi Lang Bian thuộc cao nguyên nào sau đây?
  • Mơ Nông.
  • Di Linh.
  • Lâm Viên.
  • Kom Tum.
Câu 32: Để hạn chế xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi cần thực hiện biện pháp kỹ thuật canh tác nào sau đây?
  • Ngăn chặn du canh, du cư.
  • Áp dụng biện pháp nông - lâm kết hợp.
  • Bảo vệ rừng và đất rừng.
  • Làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá.
Câu 33: Vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão là
  • ven biển đồng bằng sông Hồng.
  • ven biển Trung Bộ.
  • ven biển Nam Trung Bộ.
  • ven biển Nam Bộ.
Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Hành chính, cho biết tỉnh nào sau đây vừa giáp Trung Quốc, vừa giáp Lào?
  • Điện Biên.
  • Lào Cai.
  • Sơn La.
  • Lai Châu.
Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Các nhóm và các loại đất chính, cho biết đất núi đá tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
  • Đông Nam Bộ.
  • Tây Nguyên.
  • Tây Bắc.
  • Bắc Trung Bộ.
Câu 36: Nhận định nào sau đây đúng về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay?
  • Chất lượng rừng đã được phục hồi hoàn toàn.
  • Rừng nghèo và mới phục hồi chiếm tỉ lệ lớn.
  • Diện tích rừng giảm nhanh, liên tục.
  • Diện tích rừng giàu chiếm tỉ lệ lớn.
Câu 37: Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở
  • Trường Sơn Nam.
  • Trường Sơn Bắc.
  • Hoàng Liên Sơn.
  • Dãy Bạch Mã.
Câu 38: Phát biểu nào sau đây không đúng với hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của nước ta ?
  • Bình quân trên đầu người nhỏ.
  • Diện tích đất chuyên dùng ngày càng ít.
  • Diện tích đất có rừng còn thấp.
  • Diện tích đất đai bị suy thoái còn rất lớn.
Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Các nhóm và các loại đất chính, cho biết loại đất ven biển nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất?
  • Đất cát biển.
  • Đất phù sa sông.
  • Đất phèn.
  • Đất mặn.
Câu 40: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Các hệ thống sông, cho biết sông nào sau đây không thuộc hệ thống Mê Công?
  • Sông Tiền.
  • Sông Hậu.
  • Sông Cái Bè.
  • Sông Vàm Cỏ Đông.
Câu 41: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần phía Nam nước ta?
  • Khí hậu nóng quanh năm.
  • Không có tháng nào dưới 200C.
  • Có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
  • Có mưa phùn vào mùa đông.
Câu 42: Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng ngập mặn ở khu vực Nam Bộ giảm nhanh trong những năm gần đây là
  • phá rừng để lấy gỗ.
  • phá rừng để nuôi tôm.
  • thiên tai hạn hán.
  • cháy rừng.
Câu 43: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Các nhóm và các loại đất chính, cho biết đất cát biển tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
  • Đông Nam Bộ.
  • Tây Nguyên.
  • Tây Bắc.
  • Bắc Trung Bộ.
Câu 44: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Khí hậu, cho biết gió Tây khô nóng hoạt động chủ yếu ở vùng khí hậu nào?
  • Tây Nguyên.
  • Trung và Nam Bắc Bộ.
  • Bắc Trung Bộ.
  • Tây Bắc Bộ.
Câu 45: Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam, chủ yếu vì phía Bắc
  • có một mùa đông lạnh.
  • có gió phơn Tây Nam.
  • nằm gần chí tuyến hơn.
  • có địa hình cao hơn.
Câu 46: Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta là
  • khí hậu cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt độ cao quanh năm.
  • đồi núi thấp chiếm ưu thế với các dãy núi có hướng vòng cung.
  • địa hình cao, các dãy núi xen thung lũng sông có hướng tây bắc - đông nam.
  • gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, tạo nên mùa đông lạnh nhất ở nước ta.
Câu 47: Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam chủ yếu do
  • gần chí tuyến, có gió Tín phong.
  • có mùa đông lạnh, địa hình thấp.
  • có gió fơn Tây Nam, địa hình cao.
  • gần chí tuyến, có mùa đông lạnh.
Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Hình thể, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng tây bắc – đông nam?
  • Bạch Mã.
  • Ngân Sơn.
  • Hoàng Liên Sơn.
  • Bắc Sơn.
Câu 49: Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là
  • Tây Bắc.
  • Đông Bắc.
  • Đồng bằng sông Hồng.
  • Bắc Trung Bộ.
Câu 50: Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta?
  • Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.
  • Nhiệt độ trung bình năm trên 25oC.
  • Phân hóa hai mùa mưa và khô rõ rệt.
  • Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo.
Câu 51: Nhân tố chủ yếu nào sau đây tạo nên sự phân hoá thiên nhiên theo Bắc - Nam ở nước ta?
  • Chênh lệch về vĩ độ địa lí.
  • Hoạt động của gió mùa.
  • Sự phân bậc của địa hình.
  • Tác động của Biển Đông.
Câu 52: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Hình thể, cho biết đỉnh núi nào sau đây cao nhất ở dãy Trường Sơn Nam?
  • Kon Ka Kinh.
  • Chư Yang Sin.
  • Ngọc Linh.
  • Nam Decbri.
Câu 53: Nước ta có khoảng bao nhiêu con sông dài 10 km trên Các hệ thống sông ?
  • 2360.
  • 2620.
  • 3260.
  • 3630.
Câu 54: Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình hiện tại của nước ta là
  • xâm thực - bồi tụ.
  • xâm thực
  • bồi tụ.
  • bồi tụ - xói mòn.
Câu 55: Tây Nguyên có sự đối lập với đồng bằng ven biển miền Trung về
  • mùa mưa, mùa khô.
  • hướng gió.
  • mùa nóng, mùa lạnh.
  • mùa bão.
Câu 56: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Các Miền địa lý tự nhiên, cho biết núi nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
  • Tam Đảo
  • Phu Luông.
  • Phanxipăng.
  • Pu Trà.
Câu 57: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Hành chính, cho biết tỉnh nào sau đây giáp biển?
  • Hà Giang.
  • Điện Biên.
  • Gia Lai.
  • Cà Mau.
Câu 58: Đất feralit ở nước ta có màu đỏ vàng chủ yếu do
  • quá trình tích tụ mùn mạnh.
  • rửa trôi các chất badơ dễ tan.
  • tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm.
  • quá trình phong hóa mạnh mẽ.
Câu 59: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Các Miền địa lý tự nhiên, cho biết núi nào cao nhất trong các núi sau đây?
  • Ngọc Linh.
  • Vọng Phu.
  • Bi Doup.
  • Ngọc Krinh.
Câu 60: Khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm nào sau đây?
  • Nóng, ẩm quanh năm.
  • Tính chất cận xích đạo.
  • Tính chất ôn hòa.
  • Khô hạn quanh năm.
Câu 61: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Các Miền địa lý tự nhiên, cho biết núi nào cao nhất trong các núi nào sau đây?
  • Vọng Phu.
  • Chư Yang Sin.
  • Nam Decbri.
  • Chư Pha.
Câu 62: Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm từ Bắc vào Nam nước ta như thế nào?
  • Nhiệt độ trung bình tăng dần.
  • Nhiệt độ trung bình giảm dần.
  • Nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng giảm.
  • Nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm.
Câu 63: Sự phân hoá khí hậu theo độ cao đã tạo khả năng cho vùng nào ở nước ta trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt đới và cả ôn đới?
  • Tây Bắc.
  • ĐB sông Hồng.
  • Tây Nguyên.
  • Bắc Trung Bộ.
Câu 64: Phần lớn sông ngòi nước ta có đặc điểm ngắn và dốc chủ yếu do nhân tố nào sau đây quy định?
  • Địa hình, sinh vật và thổ nhưỡng.
  • Khí hậu và sự phân bố địa hình.
  • Hình dáng lãnh thổ và khí hậu.
  • Hình dáng lãnh thổ và địa hình.
Câu 65: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho vùng lãnh thổ phía Nam là
  • rừng nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • rừng cận xích đạo gió mùa.
  • rừng cận nhiệt đới khô.
  • rừng xích đạo gió mùa.
Câu 66: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta là
  • đất xám bạc màu.
  • đất mùn thô.
  • đất phù sa.
  • đất feralit.
Câu 67: Bão tập trung nhiều nhất vào tháng nào sau đây?
  • VIII.
  • IX.
  • X.
  • XI.
Câu 68: Tính chất của gió mùa mùa hạ là
  • nóng, khô.
  • nóng, ẩm.
  • lạnh, ẩm.
  • lạnh, khô.
Câu 69: Đặc điểm nổi bật của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
  • chủ yếu là đồi núi cao; đồng bằng mở rộng.
  • gồm 4 cánh cung lớn; đồng bằng mở rộng.
  • chủ yếu là đồi núi thấp; đồng bằng mở rộng.
  • chủ yếu là núi cao, địa hình ven biển đa dạng.
Câu 70: Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ nước ta có đặc điểm là
  • có các bãi triều thấp phẳng.
  • thềm lục địa hẹp, vùng biển sâu.
  • các cồn cát, đầm phá không phổ biến.
  • phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi.
Câu 71: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc do
  • địa hình nhiều đồi núi, lượng mưa lớn.
  • lượng mưa lớn, có các đồng bằng rộng.
  • có các đồng bằng rộng, đồi núi dốc lớn.
  • đồi núi dốc, lớp phủ thực vật bị phá hủy.
Câu 72: Đặc điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta?
  • Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích phần đất liền.
  • Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam nông, rộng.
  • Đường bờ biển vùng Nam Trung Bộ bằng phẳng.
  • Thềm lục địa Trung Bộ thu hẹp, giáp vùng biển sâu.
Câu 73: Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta là
  • khí hậu cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt độ cao quanh năm.
  • địa hình có các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan.
  • địa hình cao, các dãy núi xen kẽ thung lũng sông hướng tây bắc - đông nam.
  • gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, tạo nên mùa đông lạnh nhất ở nước ta.
Câu 74: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Các hệ thống sông, cho biết hồ Yaly thuộc lưu vực sông nào sau đây?
  • Sông Ba.
  • Sông Mê Kông.
  • Sông Đồng Nai.
  • Sông Thu Bồn.
Câu 75: Vào đầu mùa hạ, gió mùa mùa hạ xuất phát từ đâu?
  • Áp cao bắc Ấn Độ Dương.
  • Biển Đông.
  • Áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam.
  • Cao áp Xi bia.
Câu 76: Biện pháp nào sau đây được sử dụng trong bảo vệ đất ở đồng bằng nước ta?
  • Làm ruộng bậc thang.
  • Chống nhiễm mặn.
  • Trồng cây theo băng.
  • Đào hố kiểu vảy cá.
Câu 77: Kiểu thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc nước ta là do
  • gió mùa đông đi qua lục địa phương Bắc.
  • khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương.
  • khối khí lạnh di chuyển lệch đông qua biển.
  • ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ đến sớm.
Câu 78: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Các hệ thống sông, cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Mã?
  • sông Hiếu.
  • sông Chu.
  • sông Ngàn Phố.
  • sông Giang.
Câu 79: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Hình thể, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng tây bắc – đông nam?
  • Bạch Mã.
  • Ngân Sơn.
  • Trường Sơn Bắc.
  • Bắc Sơn.
Câu 80: Vùng nào sau đây của nước ta có lũ chủ yếu xảy ra vào thu - đông?
  • Đồng bằng sông Hồng.
  • Bắc Trung Bộ.
  • Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • Tây Nguyên.
Câu 81: Sự phân mùa của khí hậu nước ta do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
  • Bức xạ từ Mặt Trời tới.
  • Hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
  • Hoạt động của gió mùa.
  • Sự phân bố lượng mưa theo mùa.
Câu 82: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Hành chính, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Trung Quốc?
  • Phú Thọ.
  • Lai Châu.
  • Yên Bái.
  • Sơn La.
Câu 83: Quá trình feralit hóa là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu
  • cận nhiệt lục địa.
  • nhiệt đới ẩm.
  • ôn đới hải dương.
  • cận cực lục địa.
Câu 84: Phát biểu nào sau đây là biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta?
  • Cán cân bức xạ quanh năm âm.
  • Sinh vật cận nhiệt đới chiếm ưu thế.
  • Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.
  • Chế độ nước sông không phân mùa.
Câu 85: Chế độ sông ngòi ở nước ta phân hóa theo mùa là do
  • địa hình có độ dốc lớn, nước mưa nhiều.
  • đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • địa hình chủ yếu là đồi núi, mưa nhiều.
  • khí hậu phân hóa mùa mưa và mùa khô.
Câu 86: Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có
  • tổng bức xạ trong năm lớn.
  • hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.
  • nền nhiệt độ cả nước cao.
  • khí hậu tạo thành hai mùa rõ rệt.
Câu 87: Đặc điểm nổi bật của thiên nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta là
  • khí hậu cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt độ cao quanh năm.
  • đồi núi thấp chiếm ưu thế với các dãy núi có hướng vòng cung.
  • địa hình cao, các dãy núi xen thung lũng sông có hướng tây bắc - đông nam.
  • gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, tạo nên mùa đông lạnh nhất ở nước ta.
Câu 88: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm sông ngòi nước ta?
  • Dày đặc.
  • Ít nước.
  • Giàu phù sa.
  • Thủy chế theo mùa.
Câu 89: Nhận định nào không đúng về tình trạng ô nhiễm môi trường của nước ta hiện nay?
  • Môi trường nước, đất, không khí đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
  • Ô nhiễm môi trường tập trung ở các đô thị lớn và vùng cửa sông.
  • Nhiều nơi, nồng độ chất gây ô nhiễm đã vượt tiêu chuẩn cho phép.
  • Môi trường nước ta bị ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên đem lại.
Câu 90: Phần lớn diện tích rừng nước ta hiện nay là
  • rừng nguyên sinh chất lượng tốt.
  • rừng non mới phục hồi và rừng trồng.
  • rừng trồng chưa khai thác được.
  • rừng nghèo và rừng mới phục hồi.
Câu 91: Vùng nào sau đây có đầy đủ 3 đai cao?
  • Đông Bắc.
  • Tây Bắc.
  • Trường Sơn Bắc.
  • Trường Sơn Nam.
Câu 92: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
  • bão lụt với tần suất lớn, khô hạn xảy ra trên diện rộng.
  • thời tiết bất ổn định, dòng chảy sông ngòi thất thường.
  • sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu và dòng chảy sông ngòi.
  • xói mòn, rửa trôi, ngập lụt trên diện rộng, thiếu nước vào mùa khô.
Câu 93: Đặc trưng của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
  • mùa mưa lùi dần về mùa thu - đông.
  • gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh.
  • chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
  • phân chia hai mùa mưa, khô sâu sắc.
Câu 94: Ở nước ta, thiên nhiên vùng núi Tây Bắc khác với Đông Bắc ở đặc điểm nào sau đây?
  • Mùa đông đến sớm hơn ở vùng núi thấp.
  • Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn.
  • Mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn hơn.
  • Khí hậu lạnh chủ yếu do gió mùa Đông Bắc.
Câu 95: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Các Miền địa lý tự nhiên, cho biết cao nguyên nào sau đây có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam?
  • Mơ Nông.
  • Kon Tum.
  • Lâm Viên.
  • Đắk Lắk.
Câu 96: Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
  • hướng các dòng sông.
  • hướng các dãy núi.
  • chế độ nhiệt.
  • chế độ mưa.
Câu 97: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quyết định bởi
  • ảnh hưởng của biển Đông rộng lớn.
  • ảnh hưởng sâu sắc hoàn lưu gió mùa.
  • vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến.
  • chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
Câu 98: Đặc điểm khí hậu nào sau đây thuộc đai ôn đới gió mùa trên núi?
  • Nhiệt độ tháng lạnh nhất trên Các hệ thống sông0C.
  • Nhiệt độ tháng nóng nhất trên 350C.
  • Nhiệt độ trung bình năm dưới 50C.
  • Nhiệt độ trung bình năm dưới 150C.
Câu 99: Hoạt động nông nghiệp nào sau đây có nguy cơ cao dẫn tới ô nhiễm đất?
  • Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
  • Trồng lúa nước làm đất bị glây.
  • Sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học.
  • Canh tác không hợp lý trên đất dốc.
Câu 100: Nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Tây Nguyên và Nam Bộ là
  • gió Tây khô nóng.
  • gió mùa Tây Nam.
  • gió Tín phong bán cầu Bắc.
  • áp thấp nhiệt đới.
Câu 101: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Các hệ thống sông, hãy cho biết phần lớn các sông ở Tây Nguyên chảy vào dòng chính sông Mê Kông qua hai sông nào sau đây?
  • Xê Công, Sa Thầy .
  • Đăk Krông, Ea Sup.
  • Xê xan, Xrê Pôk.
  • Xê xan, Đăk Krông.
Câu 102: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm sông ngòi nước ta?
  • Nhiều sông.
  • Phần lớn là sông nhỏ.
  • Giàu phù sa.
  • Ít phụ lưu.
Câu 103: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Hình thể, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng vòng cung?
  • Hoàng Liên Sơn.
  • Con Voi.
  • Trường Sơn Bắc.
  • Trường Sơn Nam.
Câu 104: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Khí hậu, cho biết trạm khí tượng nào sau đây có biên độ nhiệt trong năm cao nhất?
  • Nha Trang Bản .
  • Cà Mau.
  • Hà Nội.
  • TP. Hồ Chí Minh.
Câu 105: Mùa đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm là
  • đến muộn và kết thúc muộn.
  • đến muộn và kết thúc sớm.
  • đến sớm và kết thúc muộn.
  • đến sớm và kết thúc sớm.
Câu 106: Nguyên nhân chính dẫn đến sự phân hóa lượng mưa theo không gian ở nước ta là
  • tác động của hướng các dãy núi.
  • sự phân hóa độ cao của địa hình.
  • tác động của gió mùa và sông ngòi.
  • tác động của gió mùa và địa hình.
Câu 107: Đặc điểm nào sau đây không thuộc khí hậu phần lãnh thổ phía Nam?
  • Nhiệt độ trung bình năm trên 250C.
  • Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ.
  • Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
  • Phân chia thành hai mùa mưa và khô
Câu 108: Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là
  • Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
  • Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.
  • Cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm.
  • Nhiệt đới khô gió mùa có mùa đông lạnh.
Câu 109: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Các Miền địa lý tự nhiên, cho biết lát cắt A - B có hướng nào sau đây?
  • Bắc - Nam.
  • Tây Bắc - Đông Nam.
  • Đông - Tây.
  • Tây Nam - Đông Bắc.
Câu 110: Nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc là
  • Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.
  • Tây Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.
  • Đông Bắc và Bắc Trung Bộ.
  • Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 111: Dọc tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ là giới hạn của miền địa lí tự nhiên nào sau đây?
  • Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
  • Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
  • Miền Nam Trung Bộ.
  • Nam Bộ.
Câu 112: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân hóa lượng mưa theo không gian ở nước ta là do
  • sự phân hóa theo độ cao địa hình và sông ngòi.
  • tác động của hướng các dãy núi và thực vật.
  • tác động mạnh mẽ của gió mùa và dòng biển.
  • tác động kết hợp của gió mùa và địa hình.
Câu 113: Việc trồng rừng ven biển ở Bắc Trung bộ có tác dụng chính là
  • điều hòa nguồn nước.
  • hạn chế tác hại của lũ.
  • chống xói mòn, rửa trôi.
  • hạn chế sự di chuyển của cồn cát.
Câu 114: Loại gió nào sau đây gây mưa lớn cho Nam Bộ nước ta vào giữa và cuối mùa hạ?
  • Gió mùa Tây Nam.
  • Tín Phong bán cầu Bắc.
  • Gió phơn Tây Nam.
  • Gió mùa Đông Bắc.
Câu 115: Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai khu vực Đông Trường Sơn và Tây Nguyên chủ yếu do
  • tác động của gió mùa và hướng các dãy núi.
  • độ cao địa hình và ảnh hưởng của biển.
  • ảnh hưởng của biển và lớp phủ thực vật.
  • độ cao địa hình và hướng các dãy núi.
Câu 116: Gió mùa Đông Bắc làm cho thời tiết của miền Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây?
  • Nửa đầu mùa đông mát mẻ, nửa sau mùa đông lạnh.
  • Mùa đông lạnh mưa nhiều, mùa hạ nóng và ít mưa.
  • Nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm.
  • Nửa đầu mùa đông nóng khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm.
Câu 117: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Các Miền địa lý tự nhiên, cho biết đỉnh núi nào cao nhất miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
  • Vọng Phu
  • Kon Ka Kinh
  • Chư Yang Sin.
  • Ngọc Linh
Câu 118: Sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông Tây giữa hai khu vực Đông Trường Sơn và Tây Nguyên chủ yếu do
  • độ cao địa hình và hướng các dãy núi.
  • độ cao địa hình và ảnh hưởng của biển.
  • ảnh hưởng của biển và lớp phủ thực vật.
  • tác động của gió mùa và hướng các dãy núi.
Câu 119: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Các Miền địa lý tự nhiên, cho biết núi cao nhất trong các núi sau đây?
  • Chư Pha.
  • Nam Decbri.
  • Ngọc Krinh.
  • Kon Ka Kinh.
Câu 120: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Hành chính, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Campuchia?
  • Lâm Đồng.
  • Ninh Thuận.
  • Bình Phước.
  • Bình Thuận.
Câu 121: Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu Việt Nam?
  • Khí hậu có sự phân hoá đa dạng.
  • Khí hậu mang tính chất nhiệt đới.
  • Mùa đông lạnh kéo dài 2 - 3 tháng.
  • Chịu tác động sâu sắc của gió mùa.
Câu 122: Gió Tây Nam hoạt động trong thời kì đầu mùa hạ ở nước ta có nguồn gốc từ
  • khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương.
  • khối khí chí tuyến Bán cầu Nam.
  • khối khí nhiệt đới Nam Thái Bình Dương.
  • khối khí chí tuyến Bán cầu Bắc.
Câu 123: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Khí hậu, cho biết trạm khí hậu nào sau đây có tổng lượng mưa trung bình năm trên 2800mm?
  • Hà Nội.
  • TP. Hồ Chí Minh.
  • Hải Phòng.
  • Huế.
Câu 124: Giữa Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ nước ta có đặc điểm gì nổi bật ?
  • Giống nhau về mùa mưa.
  • Đối lập nhau về mùa mưa và mùa khô.
  • Giống nhau về mùa khô.
  • Đối lập nhau về mùa nóng và mùa lạnh.
Câu 125: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Các Miền địa lý tự nhiên, cho biết núi nào cao nhất trong các núi sau đây?
  • Braian.
  • Bà Rá.
  • Bi Doup.
  • Lang Bian.
Câu 126: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Khí hậu, cho biết tháng nào sau đây ở trạm khí tượng Đà Nẵng có lượng mưa lớn nhất?
  • Tháng XI.
  • Tháng X.
  • Tháng XII.
  • Tháng IX.
Câu 127: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Các nhóm và các loại đất chính, cho biết đất feralit trên đá vôi tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
  • Đông Nam Bộ.
  • Tây Nguyên.
  • Tây Bắc.
  • Bắc Trung Bộ.
Câu 128: Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình vùng ven biển nước ta là
  • mài mòn - bồi tụ.
  • xâm thực - thổi mòn.
  • xâm thực - bồi tụ.
  • bồi tụ - xói mòn.
Câu 129: Do tác động của gió mùa Đông Bắc nên nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết
  • lạnh, ẩm.
  • ấm, ẩm.
  • lạnh, khô.
  • ấm, khô.
Câu 130: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Các Miền địa lý tự nhiên, cho biết lát cắt A - B từ Thành phố Hồ Chí Minh đến sông Cái đi qua đỉnh núi nào sau đây?
  • Bi Doup.
  • Lang Bian.
  • Chư Yang Sin.
  • Chứa Chan.
Câu 131: Mùa bão ở nước ta bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào sau đây?
  • Từ tháng V đến tháng X.
  • Từ tháng VI đến tháng IX.
  • Từ tháng VI đến tháng XII.
  • Từ tháng VIII đến tháng VII.
Câu 132: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có các loài thực vật ôn đới chủ yếu là do
  • ảnh hưởng mạnh gió mùa Đông Bắc.
  • có nhiều núi và cao nguyên đồ sộ.
  • có địa hình núi cao từ 2600m trở lên.
  • có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Câu 133: Sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa là do
  • chế độ mưa mùa.
  • hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.
  • hoạt động của bão.
  • sự đa dạng của hệ thống sông ngòi.
Câu 134: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Các Miền địa lý tự nhiên, cho biết khu vực nào cao nhất trên lát cắt C - D?
  • Cao nguyên Mộc châu.
  • Núi Phu Pha Phong.
  • Núi Phu Luông.
  • Núi Phanxipang.
Câu 135: Để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi, về mặt kĩ thuật canh tác cần thực hiện biện pháp
  • trồng cây theo băng, làm ruộng bậc thang.
  • bảo vệ rừng và đất rừng.
  • ngăn chặn nạn du canh, du cư.
  • cải tạo đất hoang, đồi núi trọc.
Câu 136: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Các nhóm và các loại đất chính, cho biết đất feralit trên đá badan không có ở vùng nào sau đây?
  • Đông Nam Bộ.
  • Tây Nguyên.
  • Tây Bắc.
  • Đồng bằng sông Hồng.
Câu 137: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Khí hậu, cho biết tháng nào sau đây ở trạm khí tượng Nha Trang Bản đồ có lượng mưa lớn nhất?
  • Tháng IX.
  • Tháng X.
  • Tháng XII.
  • Tháng XI.
Câu 138: Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là
  • xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia.
  • duy trì, phát triển diện tích và chất lượng rừng.
  • thực hiện các dự án trồng rừng theo kế hoạch.
  • giao đất, giao rừng, ngăn chặn du canh du cư.
Câu 139: Câu Khí hậu. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Hình thể, cho biết đỉnh núi nào sau đây cao nhất nước ta?
  • Phan xipăng.
  • Tây Côn Lĩnh.
  • Ngọc Linh.
  • Phu Hoạt.
Câu 140: Điểm giống nhau về khí hậu của Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là
  • phân chia hai mùa mưa khô rõ rệt.
  • mùa mưa lùi dần về thu đông.
  • biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
  • mùa hạ có gió phơn Tây Nam.
Câu 141: Để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở các đồng bằng của nước ta cần
  • áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp.
  • ngăn chặn nạn du canh, du cư.
  • thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc.
  • chống suy thoái và ô nhiễm đất.
Câu 142: Mùa bão ở nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam là do
  • nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam.
  • sự di chuyển của dải hội tụ nhiệt đới.
  • sự di chuyển tâm bão từ Bắc vào Nam.
  • hoạt động của dòng biển theo mùa.
Câu 143: Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ là
  • bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
  • trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc ở các vùng trung du và miền núi.
  • có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
  • duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng rừng.
Câu 144: Biểu hiện của cảnh quan thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc là
  • mùa đông lạnh, tất cả cây rụng lá.
  • mùa đông lạnh, không mưa, nhiều loài cây rụng lá.
  • mùa đông lạnh ẩm mưa nhiều, nhiều loài cây rụng lá.
  • Mùa đông lạnh, mưa ít, nhiều loài cây rụng lá.
Câu 145: Mùa mưa vào thu - đông là đặc điểm của khu vực nào sau đây của nước ta ?
  • Đông Bắc.
  • Đồng bằng Bắc Bộ.
  • Trung Bộ.
  • Tây Nguyên.
Câu 146: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Bản đồ Các Miền địa lý tự nhiên, cho biết núi nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
  • Tây Côn Lĩnh.
  • Kiều Liêu Ti.
  • Pu Tha Ca
  • Phu Luông.
Câu 147: Gió đầu mùa hạ hoạt động gây mưa lớn cho vùng
  • Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.
  • Tây nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • Nam Bộ và Tây Nguyên.
Câu 148: Sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ qua các thành phần
  • khí hậu, đất đai, sinh vật.
  • sông ngòi, đất đai, khí hậu.
  • sinh vật, đất đai, sông ngòi.
  • khí hậu, sinh vật, sông ngòi.
Câu 149: Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
  • cây lá kim và thú có lông dày.
  • cây chịu hạn, rụng lá theo mùa.
  • động thực vật cận nhiệt đới.
  • động thực vật nhiệt đới.
Câu 150: Gió mùa đông bắc xuất phát từ
  • biển Đông.
  • Ấn Độ Dương.
  • áp cao Xibia.
  • vùng núi cao.
Câu 151: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi nước ta?
  • Mạng lưới dày đặc.
  • Nhiều nước quanh năm.
  • Thủy chế theo mùa.
  • Có trữ lượng phù sa lớn.
Câu 152: Khí hậu và thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có sự khác nhau chủ yếu là do
  • hướng núi và độ cao địa hình.
  • hướng gió và độ cao địa hình.
  • độ cao địa hình và hướng nghiêng.
  • hướng nghiêng và hướng gió.
Câu 153: Hai vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là tình trạng
  • suy giảm đa dạng sinh học và suy giảm tài nguyên nước.
  • suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học.
  • mất cân bằng sinh thái môi trường và ô nhiễm môi trường.
  • suy giảm tài nguyên đất và suy giảm tài nguyên rừng.
Câu 154: Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng nước ta suy giảm nhanh là do
  • cháy rừng.
  • trồng rừng chưa hiệu quả.
  • khai thác quá mức.
  • chiến tranh.
Câu 155: Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì
  • đồi núi thấp chiếm chủ yếu diện tích lãnh thổ.
  • Nước ta nằm trong khu vực gió mùa.
  • nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
  • Nước ta nằm tiếp giáp với Biển Đông.
Câu 156: Vùng núi Tây Bắc có nền nhiệt độ thấp chủ yếu là do
  • gió mùa Đông Bắc.
  • độ cao của địa hình.
  • gió mùa đông nam.
  • hướng các dãy núi.
Câu 157: Mùa khô ở các tỉnh ven biển cực Nam Trung Bộ kéo dài nhất cả nước chủ yếu là do
  • hoạt động của gió phơn khô nóng.
  • ảnh hưởng của Tín phong đông bắc.
  • địa hình bờ biển không đón gió mùa.
  • địa hình núi dốc đứng về phía biển.
Câu 158: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn?
  • Diện tích rừng tăng lên và lượng mưa rất lớn.
  • Nhiều nơi lớp phủ thực vật ít, lượng mưa lớn.
  • Lượng mưa lớn và địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
  • Lượng mưa lớn và nguồn nước bên ngoài lãnh thổ.
Câu 159: Ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, sự hạ thấp đai cao cận nhiệt đới chủ yếu do
  • đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
  • ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam.
  • hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc.
  • hướng vòng cung của các dãy núi.
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Địa Lý 12

Mã quiz
1031
Số xu
5 xu
Thời gian làm bài
119 phút
Số câu hỏi
159 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Sư phạm Địa lý
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước