Danh sách câu hỏi
Câu 1: Nhiệm vụ chăm sóc của điều dưỡng trong thông tư 31/2021/TT-BYT quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện có những điều nào?
  • Điều 2, điều 3, điều 4.
  • Điều 4, điều 5, điều 6.
  • Điều 5, điều 6, điều 7.
  • Điều 6, điều 7, điều 8.
Câu 2: Công tác chăm sóc người bệnh được chia làm mấy phân cấp chăm sóc?
  • 1 Phân cấp.
  • 2 Phân cấp.
  • 3 Phân cấp.
  • 4 Phân cấp.
Câu 3: Theo thông tư 31/2021/TT-BYT quy định hoạt động Điều dưỡng trong Bệnh viện gồm?
  • Hội đồng Điều dưỡng, Chi hội Điều dưỡng, Phòng Điều dưỡng, Điều dưỡng khoa.
  • Hội đồng Điều dưỡng, Phòng Điều dưỡng, Điều dưỡng trưởng khoa, Điều dưỡng viên.
  • Hội đồng Điều dưỡng, Chi hội Điều dưỡng, Phòng Điều dưỡng, Điều dưỡng trưởng khoa.
  • Tất cả đều đúng
Câu 4: Nhiệm vụ thứ nhất của Điều dưỡng trưởng khoa quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BYT là?
  • Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trưởng phòng điều dưỡng về các hoạt động điều dưỡng tại khoa.
  • Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trưởng khoa về các hoạt động điều dưỡng tại khoa.
  • Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa và trưởng phòng điều dưỡng về các hoạt động điều dưỡng tại khoa.
Câu 5: Một trong các nhiệm vụ điều hành chuyên môn của Phòng Điều dưỡng quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BYT là?
  • Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động điều dưỡng quy định tại Thông tư này.
  • Tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện các hoạt động điều dưỡng quy định tại Thông tư này.
  • Kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động điều dưỡng quy định tại Thông tư này.
  • Tất cả đều sai
Câu 6: Tại TT 26/2013/TT-BYT về hướng dẫn hoạt động truyền máu quy định. Làm tan đông, ủ ấm túi máu, chế phẩm máu phải bảo đảm các điều kiện sau?
  • Không để bề mặt túi máu, các vị trí cắm kim truyền máu tiếp xúc trực tiếp với dung dịch làm tan đông.
  • Làm tan đông ở nhiệt độ từ 30oC đến 37oC trong thời gian không quá 15 phút đối với chế phẩm tủa lạnh và không quá 45 phút đối với huyết tương đông lạnh.
  • Đơn vị máu, chế phẩm máu đã được làm tan đông thì không được làm đông lạnh lại.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 7: TT 26/2013/TT-BYT về việc quản lý túi máu tại đơn vị điều trị: Túi máu đã chuyển về đơn vị điều trị phải truyền cho người bệnh trong vòng …... giờ kể từ thời điểm giao nhận giữa đơn vị phát máu và đơn vị điều trị?
  • 02 giờ.
  • 04 giờ
  • 06 giờ.
  • 08 giờ.
Câu 8: Thực hiện việc truyền máu, theo dõi diễn biến, phát hiện, xử trí các bất thường về tình trạng sức khỏe của người bệnh gồm nội dung sau?
  • Kiểm tra, theo dõi các chỉ số mạch, nhiệt độ, huyết áp, trạng thái tinh thần của người bệnh vào các thời điểm trước và trong quá trình truyền máu, đặc biệt lưu ý theo dõi trong 15 phút đầu truyền máu để phát hiện và xử trí kịp thời tai biên liên quan đến truyền máu.
  • Phải sử dụng bộ dây truyền máu có bầu lọc để truyền cho người bệnh.
  • Ghi hồ sơ đầy đủ các chỉ số mạch, nhiệt độ, huyết áp, trạng thái tinh thần, diễn biến lâm sàng của người bệnh, các xử trí (nếu có) vào phiếu truyền máu.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 9: TT 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 quy định chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm?
  • Chất thải y tế nguy hại, khí thải và chất thải lỏng không nguy hại.
  • Chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn thông thường , khí thải, chất thải lỏng không nguy hại và nước thải y tế.
  • Chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 10: TT 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 quy định chất thải lây nhiễm là?
  • Chất thải thấm, dính, chứa máu của cơ thể hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh.
  • Chất thải thấm, dính, chứa máu của cơ thể.
  • Chất thải chứa vi sinh vật gây bệnh
  • Tất cả đều đúng.
Câu 11: TT 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 quy định chất thải y tế nguy hại bao gồm?
  • Chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm.
  • Chất thải nguy hại không lây nhiễm.
  • Chất thải lây nhiễm vật sắc nhọn.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 12: TT 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 quy định chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm?
  • Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm thải bỏ từ các phòng xét nghiệm tương đương an toàn sinh học cấp II trở lên; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly, khu vực điều trị cách ly, khu vực lấy mẫu xét nghiệm người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B.
  • Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm thải bỏ từ các phòng xét nghiệm.
  • Dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm thải bỏ từ các phòng xét nghiệm tương đương an toàn sinh học cấp II trở lên; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly, khu vực điều trị cách ly, khu vực lấy mẫu xét nghiệm người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 13: TT 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 quy định về nguyên tắc phân loại chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải được phân loại để quản lý ngay…..….?
  • Tại nơi phát sinh.
  • Tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh.
  • Tại thời điểm phát sinh.
  • Tại nơi lưu giữ chất thải của cơ sở y tế.
Câu 14: TT 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 quy định chất thải lây nhiễm sắc nhọn được đựng trong………?
  • Túi hoặc hộp có màu vàng.
  • Thùng hoặc hộp có màu xanh.
  • Thùng hoặc hộp có màu vàng.
  • Thùng hoặc hộp có màu đen.
Câu 15: TT 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 quy định về phân loại chất thải rắn thông thường không phục vụ mục đích tái chế?
  • Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu đen.
  • Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu trắng.
  • *C. Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh. Chất thải sắc nhọn đựng trong dụng cụ kháng thủng.
  • Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng.
Câu 16: TT 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 quy định thời gian lưu trữ chất thải lây nhiễm trong điều kiện bình thường tại các cơ sở y tế là?
  • Không quá 12 giờ .
  • Không quá 24 giờ.
  • *C. Không quá 48 giờ.
  • Không quá 72 giờ.
Câu 17: TT 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 quy định cho phép chứa chất thải rắn y tế đến?
  • 1/3 túi.
  • 2/3 túi.
  • *C. 3/4 túi.
  • Đầy túi.
Câu 18: Chất thải thông thường đựng túi màu?
  • Màu xanh.
  • Màu vàng.
  • Màu đen.
  • Màu trắng.
Câu 19: Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng, bao gồm: ……..; đầu sắc nhọn của dây truyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ; đinh, cưa và các vật sắc nhọn khác?
  • Kim tiêm.
  • Bơm liền kim tiêm.
  • Kim tiêm, bơm liền kim tiêm.
  • Ống nghe.
Câu 20: Thông tư của BYT chỉ đạo công tác KSNK trong các cơ sở KBCB ban hành mới nhất là thông tư số bao nhiêu?
  • 16
  • 17.
  • 18.
  • 20.
Câu 21: Loại vi khuẩn nào sau đây lây qua đường không khí?
  • Staphylococcus aureus.
  • Klebshiella spp.
  • Mycobacterium tuberculosis.
  • Cúm mùa.
Câu 22: Phòng ngừa lây truyền qua tiếp xúc bao gồm các biện pháp sau, ngoại trừ?
  • Cho bệnh nhân nằm phòng riêng. Nếu không có phòng riêng, xếp bệnh nhân ở cùng phòng với bệnh nhân nhiễm cùng tác nhân gây bệnh.
  • Sử dụng phương tiện đúng với tình huống sẽ thực hiện: Mang găng sạch, và thay găng sau khi chăm sóc bẩn, có nguy cơ lây nhiễm. Mang áo choàng và bao giày sạch khi vào phòng bệnh nhân và cởi ra trước khi ra khỏi phòng. Tháo găng, áo choàng trước khi ra khỏi phòng và rửa tay ngay bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Cách ly trong phòng áp lực âm.
  • Hạn chế tối đa việc vận chuyển bệnh nhân, nếu cần phải vận chuyển thì phải chú ý phòng ngừa sự lây nhiễm do tiếp xúc.
Câu 23: Vai trò của nhân viên y tế trong giảm NKBV?
  • Học kiến thức, kỹ năng thực hành KSNK.
  • Áp dụng đúng thực hành KSNK.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt quy định, quy trình KSNK.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 24: Phòng ngừa chuẩn được áp dụng cho các nhóm người bệnh nào?
  • Chỉ những người bệnh vào viện để phẫu thuật.
  • Chỉ những người bệnh HIV/AIDS.
  • Chỉ những người bệnh viêm gan B.
  • Mọi người bệnh, không phụ thuộc vào người đó có mắc bệnh nhiễm trùng hay không
Câu 25: Các tác nhân lây truyền qua đường máu bao gồm?
  • Lao, Sởi, Thuỷ đậu.
  • MRSA, ESBL.
  • Pseudomonas aeruginosa, Klebshiella.
  • Viêm gan B, Viêm gan C, HIV.
Câu 26: Khi tiếp nhận bệnh nhân lây mắc bệnh sởi, lao, thuỷ đậu, NVYT cần phải?
  • Cách ly người bệnh theo phòng ngừa lây qua đường giọt bắn.
  • Cách ly người bệnh theo phòng ngừa lây qua đường tiếp xúc, giọt bắn.
  • Cách ly người bệnh theo phòng ngừa lây qua đường giọt bắn, đường máu.
  • Cách ly người bệnh theo phòng ngừa qua lây đường không khí.
Câu 27: Sau khi chăm sóc bệnh nhân mà có mang găng thì?
  • Không cần rửa tay vì găng tay có thể thay thế việc rửa tay.
  • Không cần rửa tay nếu găng không bị rách.
  • Phải rửa tay vì găng tay không thể thay thế việc rửa tay.
  • Có thể mang găng này để tiếp tục chăm sóc cho bệnh nhân khác.
Câu 28: Chỉ được vệ sinh tay với cồn khi?
  • Sau khi rửa tay thường quy.
  • Sau khi làm thủ thuật xâm lấn.
  • Khi bàn tay không có dính các chất bẩn nhìn thấy bằng mắt thường.
  • Khi nhìn thấy bàn tay có dính dịch sinh học.
Câu 29: Khi chăm sóc bệnh nhân mà dự kiến sẽ bị bắn toé máu vào cơ thể và mặt cần mang những phương tiện Phòng hộ cá nhân?
  • Áo choàng và tấm che mặt.
  • Áo choàng và kính mắt bảo hộ.
  • Áo choàng, kính mắt bảo hộ và khẩu trang y tế.
  • Áo choàng, kính mắt bảo hộ, khẩu trang y tế và găng tay.
Câu 30: Thời điểm nào sau đây ÔNG nằm trong “5 thời điểm rửa tay” khi chăm sóc bệnh nhân?
  • Trước khi tiếp xúc vật dụng xung quanh bệnh nhân.
  • Trước khi tiếp xúc đụng chạm vào bệnh nhân.
  • Sau khi có nguy cơ tiếp xúc đụng chạm vào dịch tiết bệnh nhân.
  • Trước khi thực hiện các thủ thuật chăm sóc vô khuẩn.
Câu 31: Vi khuẩn có mặt trong môi trường bệnh viện thường là sản phẩm của các đường lây truyền nào sau đây?
  • Tiếp xúc.
  • Giọt bắn.
  • Không khí.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 32: Nhân viên vệ sinh môi trường trong phòng mổ khi đi vào phòng mổ mang trang phục nào sau đây?
  • Mang đủ phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng ngừa chuẩn.
  • Mặc trang phục của nhân viên vệ sinh.
  • Mặc trang phục dành riêng giống như nhân viên làm việc tại khu phẫu thuật
  • Không cần quy định về trang phục cho nhân viên vệ sinh phòng mổ.
Câu 33: Khi tiếp xúc với dụng cụ đã được tiệt khuẩn/khử khuẩn mức độ cao NVYT cần?
  • Không cần sử dụng găng.
  • Sử dụng găng sạch.
  • Sử dụng găng vô khuẩn.
  • Sử dụng găng sạch hoặc vô khuẩn.
Câu 34: Các loại tác nhân gây bệnh thường gặp trong đồ vải?
  • Vi khuẩn, Virus.
  • Virus, Nấm.
  • Vi khuẩn, Virus, Nấm.
  • Nấm, vi khuẩn.
Câu 35: Xử lý ban đầu nào quan trọng nhất sau khi phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể ?
  • Sát khuẩn ngay với dung dịch sát khuẩn.
  • Nặn máu, bôi cồn.
  • Rửa ngay dưới vòi nước sạch.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 36: Thời gian tối ưu để uống thuốc dự phòng sau phơi nhiễm với HIV?
  • Trong vòng 2 giờ sau khi bị phơi nhiễm.
  • Không quá 72 giờ kể từ sau phơi nhiễm.
  • Sau 1 tuần.
  • Không cần quan tâm đến thời gian.
Câu 37: Khi có người bệnh nghi ngờ hoặc mắc bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch cần phải thực hiện những việc sau, ngoại trừ?
  • Báo cáo với trưởng khoa.
  • Báo cáo với lãnh đạo bệnh viện.
  • Thông báo trong khoa.
  • Thông báo với báo chí.
Câu 38: Biện pháp nào sau đây ÔNG nằm trong giải pháp giảm nhiễm khuẩn vết mổ?
  • Tắm trước mổ đêm hôm trước và sáng ngày hôm sau trước mổ.
  • Sử dụng kháng sinh dự phòng cho phẫu thuật sạch hoặc sạch/nhiễm.
  • Thông khí phòng mổ đạt tối thiểu 12 luồng khí mới trao đổi mỗi giờ.
  • Sử dụng kháng sinh kéo dài cho tất cả phẫu thuật.
Câu 39: Nội dung phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm liên quan đến vi sinh vật?
  • Thiết lập hệ thống quản lý, giám sát, xử trí và báo cáo tai nạn, rủi ro nghề nghiệp liên quan đến vi sinh vật đối với nhân viên y tế.
  • Thực hiện tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm (viêm gan B, cúm, lao và các bệnh truyền nhiễm khác) cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm.
  • Xây dựng danh mục và bảo đảm sẵn có thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế để điều trị dự phòng cho nhân viên y tế khi bị phơi nhiễm với bệnh truyền nhiễm.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 40: Sau khi tiêm nên để người bệnh nằm hoặc ngồi tại chỗ …… phút đề phòng sốc phản vệ xuất hiện muộn.
  • 5 phút.
  • 10 phút - 15 phút.
  • 30 phút.
  • 45 phút.
Câu 41: Góc Tiêm bắp: Đưa mũi tiêm vào phần thân của cơ bắp với góc kim từ ….. độ so với mặt da (không ngập hết phần thân kim tiêm)?
  • 15 - 30 độ
  • 30 - 45 độ.
  • 45 - 60 độ.
  • 60 - 90 độ.
Câu 42: Vị trí tiêm bắp?
  • Cánh tay: 1/3 trên mặt trước ngoài cánh tay.
  • Vùng đùi: 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi.
  • Vùng mông: 1/4 trên ngoài mông hoặc 1/3 trên ngoài của đường nối từ gai chậu trước trên với mỏm xương cụt.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 43: Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trong thời gian từ khi mổ cho đến …… sau mổ với phẫu thuật không có cấy ghép và cho tới một năm sau mổ với phẫu thuật có cấy ghép bộ phận giả (phẫu thuật implant)?
  • 10 ngày.
  • 20 ngày.
  • 30 ngày.
  • 90 ngày.
Câu 44: Sử dụng găng trong các trường hợp sau?
  • Mang găng vô khuẩn trong quá trình làm thủ thuật vô khuẩn phẫu thuật.
  • Mang găng sạch trong các thao tác chăm sóc, điều trị không đòi hỏi vô khuẩn và dự kiến tay của NVYT có thể tiếp xúc với máu chất tiết, chất bài tiết, các màng niêm mạc và da không nguyên vẹn của NB hoặc khi da tay NVYT bị bệnh hoặc trầy xước.
  • Mang găng vệ sinh khi NVYT làm vệ sinh, thu gom chất thải, đồ vải, xử lý dụng cụ y tế và các dụng cụ chăm sóc NB.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 45: Mục đích của sắp xếp gọn gàng phòng bênh, vệ sinh môi trường bệnh viện là?
  • Sắp xếp ngăn nắp phòng bệnh, làm sạch môi trường trong bệnh viện.
  • Giảm nguy cơ lây nhiễm cho người bênh, nhân viên y tế và cộng đồng.
  • Đảm bảo an toàn trong chăm sóc và điều trị người bệnh.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 46: Trong thực hiện quy trình vệ sinh tay, mỗi bước chà bao nhiêu lần để xà phòng, hóa chất tiếp xúc đều ở các vị trí trên bàn tay?
  • 2 lần.
  • 3 lần.
  • 4 lần.
  • 5 lần .
Câu 47: Khử khuẩn tay bằng cồn không được chỉ định trong tình huống .........?
  • Khi bàn tay bị dây chất bẩn nhìn thấy bằng mắt thường.
  • Sau khi thăm khám bệnh nhân.
  • Trước khi thực hiện thủ thuật.
  • Sau khi tháo găng.
Câu 48: Lượng dung dịch vệ sinh tay cho mỗi lần rửa tay thường quy là?
  • Lấy đủ 3ml - 5ml.
  • Lấy đủ 4ml - 6ml.
  • Lấy đủ 5ml - 7ml.
  • Lấy đủ 6ml - 8ml.
Câu 49: Vị trí tiêm Insulin?
  • Cánh tay, đùi, mông.
  • Bụng, đùi, mông.
  • Cánh tay, bụng, đùi.
  • Cánh tay, bụng, đùi, mông.
Câu 50: Các biến chứng có thể gặp tại nơi tiêm Insulin?
  • Loạn dưỡng mỡ, phì đại mỡ dưới da, bầm nơi tiêm, ngứa.
  • Thoái hóa mỡ, teo cơ tại chỗ, phồng rộp, ngứa.
  • Thoái hóa mỡ, ngứa, áp xe.
  • Áp xe, teo cơ tại chỗ, phì đại mỡ dưới da.
Câu 51: Khi thực hiện các phương pháp vận chuyển bệnh nhân?
  • Người điều dưỡng phải biết chẩn đoán và những hạn chế của bệnh nhân.
  • Người điều dưỡng vạch kế hoạch để vận chuyển an toàn và hiệu quả nhất.
  • Ghi chép quá trình thực hiện và kết quả.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 52: Tư thế nằm sấp ÔNG ÁP DỤNG cho bệnh nhân bị?
  • Tổn thương vùng ngực.
  • Loét vùng cùng cụt.
  • Mổ cột sống.
  • Tât cả đều sai.
Câu 53: Điều dưỡng ngưng thực hiện y lệnh, phản hồi với Bác sỹ trong các trường hợp sau?
  • Y lệnh không rõ ràng, tẩy xóa.
  • Bs chỉ định ngưng thực hiện.
  • Y lệnh có chống chỉ định với chẩn đoán bệnh.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 54: Quy trình báo động đỏ nội viện được kích hoạt khi?
  • Bệnh nhân nhập viện hoặc đang điều trị nội trú đột ngột ngừng tuần hoàn hoặc có dấu hiệu nguy kịch về tim mạch và hô hấp.
  • Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
  • Bệnh nhân đang điều trị nội trú đột ngột rơi vào tình trạng nguy kịch và cần can thiệp thủ thuật, phẫu thuật khẩn cấp.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 55: Cách đo để xác định chiều dài ống thông cần thiết khi đặt ống thông dạ dày?
  • Từ dái tai đến mũi xương ức.
  • Từ mũi đến rốn.
  • Từ cánh mũi đến dái tai - dái tai đến mũi xương ức.
  • Từ cằm đến xương ức.
Câu 56: Khi thực hiện truyền máu cho người bệnh. Điều dưỡng theo dõi sức khỏe người bệnh như sau:
  • Kiểm tra, theo dõi dấu hiệu sinh tồn, tinh thần của người bệnh trước- trong và sau khi truyền. Đặc biệt theo dõi trong 15 phút đầu truyền máu để phát hiện và xử lý kịp thời các tai biến liên quan đến truyền máu.
  • Sử dụng bộ dây truyền máu có bầu lọc để truyền cho người bệnh.
  • Ghi hồ sơ đầy đủ các chỉ số sinh tồn, trạng thái tinh thần, diễn biến lâm sàng của người bệnh, các xử lý nếu có vào phiếu truyền máu theo quy định.
  • Tất cả đều đúng
Câu 57: Xét nghiệm đông máu cơ bản yêu cầu thể tích?
  • 2ml.
  • 3 ml.
  • 4ml.
  • 5ml.
Câu 58: Thời gian từ khi kết thúc việc làm tan đông đến khi kết thúc việc truyền máu cho người bệnh không quá …….?
  • 2 giờ
  • 4 giờ.
  • 6 giờ.
Câu 59: Điều kiện bảo quản và hạn sử dụng khối hồng cầu đông lạnh không quá 24 giờ ở nhiệt độ nào sau đây?
  • 0 - 4°C.
  • 1 - 5°C.
  • 2 - 6ºC.
  • 3 - 6°C.
Câu 60: Việc vận chuyển đối với máu toàn phần và khối hồng cầu đảm bảo duy trì nhiệt độ trong khoan vận chuyển từ:
  • Duy trì nhiệt độ từ 1 - 10°C trong suốt quá trình vận chuyển
  • Duy trì nhiệt độ từ 10 - 20°C trong suốt quá trình vận chuyển.
  • Duy trì nhiệt độ từ 15 - 30°C trong suốt quá trình vận chuyển.
  • Duy trì nhiệt độ từ 20 - 24°C trong suốt quá trình vận chuyển.
Câu 61: Thời điểm tốt nhất lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm hóa sinh là?
  • Sau ăn 6 tiếng.
  • Sau ăn 7 tiếng.
  • Sau ăn 8 tiếng.
  • Lấy vào sáng sớm, sau khi nhịn ăn qua đêm.
Câu 62: Lưu ý khi lấy mẫu máu xét nghiệm sinh hóa?
  • Thời gian buộc garo.
  • Thời điểm lấy máu.
  • Chất chống đông.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 63: Người bệnh khi viêm gan thì xét nghiệm có thể thấy?
  • Enzyme AST và amylase tăng cao.
  • Enzyme ALT và lipase tăng cao.
  • Enzyme AST và ALT tăng cao.
  • AST và CK tăng cao.
Câu 64: Xét nghiệm nào sau đây sử dụng chẩn đoán bệnh đái tháo đường?
  • Glucose.
  • Ure.
  • HbA1C.
  • Glucose và HbA1C.
Câu 65: Xử trí thích hợp với tác dụng không mong muốn khi tắc kim do dòng chảy không lưu thông là:
  • Chườm đá lên vùng truyền theo y lệnh
  • Xoa lên vùng truyền
  • Kiểm tra lại sự lưu thông dịch
  • Truyền dịch với tốc độ nhanh hơn để tái lưu thông
Câu 66: Chi tiết được tháo đầu tiên khi cởi trang phục phòng hộ cá nhân?
  • Ủng.
  • Găng tay lớp ngoài cùng.
  • Kính mắt, mạng che mặt.
  • Áo choàng.
Câu 67: Tổ chức thường trực tại bệnh viện?
  • Thường trực lãnh đạo.
  • Thường trực lâm sàng.
  • Thường trực hành chính, bảo vệ.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 68: Theo TT 07/2014/TT-BYT. Ứng xử của công chức, viên chức y tế y tế đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân. Những việc phải làm, ngoại trừ?
  • Lịch sự, hòa nhã, văn minh khi giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện thông tin.
  • Bảo đảm thông tin trao đổi đúng với nội dung công việc mà cơ quan, tổ chức, công dân cần hướng dẫn, trả lời.
  • Tuyên truyền, hướng dẫn người dân chấp hành nghiêm nội quy đơn vị, quy trình, quy định về chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Không cần giữ gìn bí mật thông tin liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật cơ quan, bí mật cá nhân theo quy định của pháp luật.
Câu 69: Theo TT 07/2014/TT-BYT. Ứng xử của công chức, viên chức y tế y tế đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân. Những việc không được làm, ngoại trừ?
  • Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn, thờ ơ, gây khó khăn đối với tổ chức, cá nhân.
  • Cố ý kéo dài thời gian khi thi hành công vụ, nhiệm vụ liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  • Có thái độ, gợi ý nhận tiền, quà biếu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  • Bảo đảm thông tin trao đổi đúng với nội dung công việc mà cơ quan, tổ chức, công dân cần hướng dẫn, trả lời.
Câu 70: Theo TT 07/2014/TT-BYT. Ứng xử của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Những việc không được làm?
  • Không tuân thủ quy chế chuyên môn khi thi hành nhiệm vụ.
  • Lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
  • Gây khó khăn, thờ ơ đối với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 71: Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh?
  • Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
  • Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề, người khác đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Tất cả đều đúng.
  • Câu 186: Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh:
  • Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh.
  • Không tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật; áp dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn, sử dụng thiết bị y tế chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
  • Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh hoặc lập hồ sơ bệnh án giả hoặc lập hồ sơ bệnh án và các giấy tờ khống khác về kết quả khám bệnh, chữa bệnh.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 72: Quyền của người bệnh?
  • Được thông tin, giải thích về tình trạng sức khỏe; phương pháp, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; được hướng dẫn cách tự theo dõi, chăm sóc, phòng ngừa tai biến.
  • Được khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp an toàn phù hợp với bệnh, tình trạng sức khỏe của mình và điều kiện thực tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Được giữ bí mật thông tin trong hồ sơ bệnh án và thông tin khác về đời tư mà người bệnh đã cung cấp.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 73: Các hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục bao gồm?
  • Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề.
  • Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh.
  • Thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 74: Sự cố y khoa liên quan đến quản lý người bệnh?
  • Giao nhầm trẻ sơ sinh lúc xuất viện.
  • Sự cố xảy ra với NB ngoài cơ sở y tế.
  • Người bệnh chết do tự tử, tự sát hoặc tự gây hại.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 75: Nguy cơ lây bệnh trong tiêm truyền phổ biến là các bệnh, ngoại trừ?
  • Viêm gan B.
  • Viêm gan C.
  • HIV.
  • Cúm A H1N1.
Câu 76: Phòng tránh xơ hóa cơ hoặc đâm kim vào dây thần kinh, ngoại trừ?
  • Chọn vùng da tiêm mềm mại, không có tổn thương.
  • Xác định đúng vị trí tiêm.
  • Tiêm đúng góc độ và độ sâu.
  • Tiêm nhiều lần vào cùng một vị trí trên cùng 1 bệnh nhân.
Câu 77: Các phòng ngừa tiêm an toàn, ngoại trừ?
  • Không cần hỏi tiền sử dị ứng.
  • Đảm bảo đúng kỹ thuật vô khuẩn trong tiêm và truyền.
  • Chuẩn bị thuốc và phương tiện đầy đủ.
  • Không pha trộn hai hoặc nhiều loại thuốc khi tiêm.
Câu 78: Biện pháp tăng cường thực hành tiêm an toàn, ngoại trừ?
  • Giảm hoặc loại bỏ các mũi tiêm không cần thiết.
  • Đảm bảo đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, thuốc cho kỹ thuật tiêm.
  • Tăng cường công tác kiểm tra giám sát về tuân thủ vệ sinh tay, QTKT tiêm, truyền dịch và KSNK.
  • Không nên tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho nhân viên y tế.
Câu 79: Các bước xử lý phơi nhiễm? (Chọn câu sai).
  • Sơ cứu.
  • Không cần thông báo cho nhân viên giám sát.
  • Đánh giá sức khỏe.
  • Điền thông tin, báo cáo sau phơi nhiễm.
Câu 80: Xác định nguy cơ liên quan đến phơi nhiễm bằng cách xem xét các yếu tố nào sau đây, ngoại trừ?
  • Loại dịch cơ thể (như máu dịch nhìn thấy có chứa máu dịch hoặc mô có nguy cơ nhiễm khuẩn và vi rút).
  • Loại phơi nhiễm (như tổn thương dưới da phơi nhiễm đối với niêm mạc hoặc da bị tổn thương và vết cắn dẫn đến phơi nhiễm với máu).
  • Thực hiện các xét nghiệm trên đối tượng nguồn.
  • Không cần phỏng vấn người phơi nhiễm và không cần xem xét HSBA.
Câu 81: Thông tư 31/2021/TT-BYT Quy định về Đánh giá kết quả thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng?
  • Đánh giá các đáp ứng của người bệnh và hiệu quả của các can thiệp chăm sóc điều dưỡng theo mục tiêu, kết quả chăm sóc theo nguyên tắc liên tục, chính xác và toàn diện về tình trạng đáp ứng của mỗi người bệnh.
  • Điều chỉnh kịp thời các can thiệp chăm sóc điều dưỡng dựa trên kết quả đánh giá và nhận định lại tình trạng người bệnh trong phạm vi chuyên môn của điều dưỡng.
  • Trao đổi với các thành viên liên quan về các vấn đề ưu tiên, mục tiêu chăm sóc mong đợi và điều chỉnh các can thiệp chăm sóc điều dưỡng theo khả năng đáp ứng của người bệnh.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 82: Tại thông tư số 16/2018/TT-BYT quy định? (Chọn câu đúng nhất).
  • Nhiễm khuẩn bệnh viện là các nhiễm khuẩn xảy ra trong quá trình người bệnh được chăm sóc, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Nhiễm khuẩn bệnh viện là các nhiễm khuẩn xảy ra trước và trong quá trình người bệnh được chăm sóc, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Nhiễm khuẩn bệnh viện là các nhiễm khuẩn xảy ra trong và sau khi người bệnh được chăm sóc, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Nhiễm khuẩn bệnh viện là các nhiễm khuẩn xảy trước khi người bệnh được chăm sóc, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Câu 83: Vị trí đặt nhiệt kế khi đo nhiệt độ ở miệng?
  • Đặt nhiệt kế ở khoang miệng.
  • Đặt nhiệt kế ở trên lưỡi.
  • Đặt nhiệt kế dưới lưỡi.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 84: Những vị trí dễ bị loét khi bệnh nhân nằm ngửa?
  • Vùng chẩm, xương bả vai, vùng xương cùng, gót chân, khuỷu tay.
  • Vùng chẩm, vùng xương bả vai, vùng xương cùng, gót chân, đầu gối.
  • Vùng chẩm, vùng xương bả vai, vùng xương cùng, xương sườn, đầu gối.
  • Vùng chẩm, xương bả vai, vùng xương cùng, xương sườn, mu chân.
Câu 85: Nguyên nhân làm tổn thương niêm mạc mũi miệng, khí phế quản của bệnh nhân khi hút đàm? (Chọn câu đúng).
  • Áp lực hút quá cao.
  • Đưa đầu ống hút vào quá nông.
  • Kỹ thuật hút dứt khoát.
  • Đưa đầu ống hút vào quá nông và kỹ thuật hút dứt khoát.
Câu 86: Kiểm soát vệ sinh phòng mổ, ngoại trừ?
  • Vệ sinh ngay sau mỗi ca phẩu thuật.
  • Có dụng cụ vệ sinh riêng cho từng vị trí phòng mổ.
  • Lau bề mặt phòng mổ.
  • Dùng chổi quét trước sau đó lau sạch các vị trí bề mặt.
Câu 87: Trước khi vận chuyển người bệnh. Người ĐD cần làm những công việc gì sau đây, ngoại trừ?
  • Thông báo và giải thích cho người bệnh.
  • Vận chuyển người bệnh bằng xe đẩy ngồi hoặc nằm tùy tình trạng bệnh
  • Vận chuyển người bệnh càng nhanh càng tốt.
  • Quan sát tổng trạng người bệnh trong quá trình vận chuyển.
Câu 88: Dấu hiệu quan trọng nhất giúp nhận định bệnh nhân viêm phổi có biểu hiện suy hô hấp nặng? (Chọn câu đúng nhất).
  • Ho khan dữ dội.
  • Nhịp thở tăng.
  • Tím tái.
  • Mạch nhanh.
Câu 89: Biện pháp tốt nhất phòng chống sự lây lan vi khuẩn gây viêm phổi?
  • Vệ sinh sạch sẽ buồng bệnh.
  • Vệ sinh cá nhân hàng ngày.
  • Hạn chế tiếp xúc.
  • Xử lý chất thải, đồ dùng của NB đúng quy định.
Câu 90: Nguyên tắc rửa vết thương? (Chọn câu đúng nhất).
  • Từ trong ra ngoài.
  • Từ ngoài vào trong.
  • Từ dưới lên trên.
  • Từ trong ra ngoài, từ vùng cao đến vùng thấp.
Câu 91: Mục đích rửa tay thường quy là…………vi khuẩn tạm trú trên bàn tay?
  • Loại bỏ.
  • Tiêu diệt.
  • Ức chế sự phát triển.
  • Tất cả đúng.
Câu 92: Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế là thông tư?
  • Hướng dẫn công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện.
  • Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
  • Hướng dẫn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện.
  • Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ.
Câu 93: Quy trình thực hành kỹ thuật truyền dịch tĩnh mạch cần nhận định, NGOẠI TRỪ:
  • Nhận định tiền sử dị ứng thuốc, dịch truyền, dung dịch sát khuẩn.
  • Nhận định hệ thống tĩnh mạch người bệnh.
  • Nhận định yếu tố ảnh hưởng đến quá trình truyền.
  • Nhận định tiền sử bệnh lý nhiễm khuẩn của bệnh nhân.
Câu 94: Nguyên tắc chung nhất của chế độ vận động sau nhồi máu cơ tim mà cán bộ y tế phải hướng dẫn cho bệnh nhân khi ra viện là? (Chọn câu đúng nhất).
  • Không được vận động hoặc luyện tập.
  • 3 tháng sau khi ra viện mới được vận động và tập luyện.
  • Tập vận động từ từ với mức độ tăng dần.
  • Vận động càng sớm càng tốt.
Câu 95: Triệu chứng của nhiễm trùng vết mổ là? (Chọn câu đúng nhất).
  • Đau bụng nhiều, sốt cao.
  • Sốt nhẹ vào ngày thứ 1 - 2 kèm theo nôn.
  • Bụng chướng nhẹ và sốt.
  • Ngày thứ 3 trở đi có sốt, đau vết mổ.
Câu 96: Tư thế hút đờm qua ống nội khí quản cho bệnh nhân là? (Chọn câu đúng nhất).
  • Nghiêng đầu sang phải.
  • Nghiêng đầu sang trái.
  • Nằm ngửa đầu thấp.
  • Tất cả các tư thế trên.
Câu 97: Nguyên nhân nhiễm khuẩn bệnh viện? (Chọn câu đúng nhất).
  • Nhân viên thực hiện không đúng quy trình kỹ thuật.
  • Dụng cụ tiệt khuẩn không an toàn.
  • Môi trường bệnh viện vệ sinh kém.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 98: Mục đích của chống nhiễm khuẩn? (Chọn câu đúng nhất).
  • Hạ thấp tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.
  • Bảo vệ nhân viên y tế, người bệnh và cộng đồng.
  • Kiểm soát được nhiễm khuẩn bệnh viện.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 99: Chất thải nào cần phải xử lý ban đầu?
  • Chất thải lây nhiễm cao.
  • Tất cả các loại chất thải y tế nguy hại.
  • Tất cả các loại chất thải tại phòng xét nghiệm.
  • Tất cả đúng.
Câu 100: Các yếu tố nguy cơ khi dùng thuốc cản quang?
  • Tiền sử dị ứng.
  • Hen suyễn.
  • Tăng HA.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 101: Theo Quy chế Bệnh viện về Quy chế thường trực, tổ chức thường trực tại bệnh viện gồm?
  • Thường trực lãnh đạo; thường trực lâm sàng và thường trực cận lâm sàng.
  • Thường trực lãnh đạo; thường trực lâm sàng; thường trực cận lâm sàng và thường trực hành chính, bảo vệ.
  • Thường trực lãnh đạo; thường trực lâm sàng; thường trực cận lâm sàng; thường trực hành chính, bảo vệ và thường trực điện nước.
  • Thường trực lãnh đạo; thường trực lâm sàng; thường trực cận lâm sàng; thường trực hành chính, bảo vệ và thường trực vật tư thiết bị y tế.
Câu 102: Khi bác sĩ không có mặt, điều dưỡng có thể sử dụng Adrenaline bằng các đường sau?
  • Tiêm bắp.
  • Tiêm dưới da.
  • Tiêm tĩnh mạch.
  • Tất cả các đáp án trên.
Câu 103: Theo quy định của Bộ Y tế có các hình thức hội chẩn nào?
  • Hội chẩn khoa.
  • Hội chẩn liên khoa.
  • Hội chẩn toàn bệnh viện.
  • Tất cả đều đúng
Câu 104: Khi tiếp nhận người bệnh mới vào khoa có diễn biến nặng, cần cấp cứu, không đúng chuyên khoa phải báo cáo ngay cho?
  • Bác sĩ lãnh đạo khoa khám phản ảnh sự việc chuyển không đúng chuyên khoa.
  • Bác sĩ thường trực lãnh đạo bệnh viện phản ảnh sự việc chuyển không đúng chuyên khoa.
  • Bác sĩ lãnh đạo khoa để phối hợp chẩn đoán và xử lý kịp thời.
  • Bác sĩ khoa Hồi sức tích cực để chuyển đến khoa Hồi sức tích cực.
Câu 105: Mục đích của việc triển khai thực hiện “ Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự Hài lòng người bệnh” là?
  • Nhằm phát triển dịch vụ, tăng thu nhập cho công chức, viên chức, người lao động trong cơ sở y tế.
  • Nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, phong cách phục vụ người bệnh của cán bộ y tế, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ, củng cố niềm tin và sự hài lòng người bệnh.
  • Nhằm tôn vinh vẻ đẹp thầm lặng của cán bộ y tế.
  • Nâng cao sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế.
Câu 106: Các bước thực hiện kỹ thuật truyền dịch ÔNG bao gồm:
  • Kiểm tra y lệnh: loại dịch truyền, số lượng, thuốc.
  • Kiểm tra dụng cụ, sắp xếp gọn gàng.
  • Kiểm tra 5 đúng.
  • Để người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi để truyền dịch.
Câu 107: Thông tư Hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là?
  • Thông tư 43/2013/TT-BYT.
  • Thông tư 43/2014/TT-BYT.
  • Thông tư 43/2015/TT-BYT.
  • Thông tư 43/2018/TT-BYT.
Câu 108: Nội dung Thông tư 31/2021/TT-BYT ban hành ngày 28/12/2021 của Bộ Y tế là?
  • Quy định Hoạt động chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
  • Quy định Hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện.
  • Quy định Hoạt động chăm sóc và điều trị người bệnh trong bệnh viện.
  • Quy định Hoạt động chăm sóc toàn diện người bệnh trong bệnh viện.
Câu 109: Các chất thải phát sinh từ buồng bệnh ......., khu vực cách ly điều trị, vực lấy mẫu xét nghiệm người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B là chất thải..........?
  • Cách ly - Nguy cơ lây nhiễm cao.
  • Nguy cơ lây nhiễm cao - Cách ly.
  • Thông thường - Nguy cơ lây nhiễm cao.
  • Cách ly - Nguy cơ nguy hại.
Câu 110: Phương tiện phòng hộ cá nhân sau sử dụng là…….., phải được ……..như chất thải lây nhiễm?
  • Chất thải thông thường - thu gom và xử lý.
  • Chất thải lây nhiễm - vận chuyển.
  • Chất thải lây nhiễm - thu gom và xử lý.
  • Chất thải nguy hại cao - thu gom và xử lý.
Câu 111: Tiêm trong da là.........vào .........., thuốc được hấp thu rất chậm?
  • Kỹ thuật tiêm thuốc - lớp trung bì.
  • Tiêm một lượng thuốc rất nhỏ - lớp thượng bì.
  • Kỹ thuật tiêm thuốc - lớp thượng bì.
  • Tiêm một lượng thuốc rất nhỏ - lớp trung bì.
Câu 112: Đối với bệnh nhân viêm đường mật, nên xếp cho họ giường nằm ở cạnh cửa sổ để….….và hướng dẫn họ sử dụng các loại thức ăn….….?
  • Theo dõi vàng da - ít mỡ.
  • Tiện theo dõi - ít mỡ.
  • Tiện theo dõi - ít đạm.
  • Theo dõi vàng da - ít đạm.
Câu 113: Quai bị là ............. cấp tính, thường gây thành dịch trong cộng đồng , ........... Bệnh hay gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên?
  • Là bệnh truyền nhiễm - do virus gây nên.
  • Là bệnh của Tai Mũi Họng - do virus gây nên.
  • Là bệnh của Tai Mũi Họng do vi khuẩn gây nên.
  • Là bệnh truyền nhiễm - do vi khuẩn gây nên.
Câu 114: Nội dung: " Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau" là điều........ trong 12 điều Y đức được ban hành ngày 06/11/1996 kèm theo Quyết định .......?
  • Thứ 10 - số 2397/1999/QĐ-BYT.
  • Thứ 8 - số 2088/BYT-QĐ.
  • Thứ 10 - số 2088/QĐ-BYT.
  • Thứ 8 - số 2397/1999/QĐ-BYT.
Câu 115: Thở Oxy là một thủ thuật thường được thực hiện cho người bệnh đặc biệt người bệnh ở phòng cấp cứu. Mục đích......... có hàm lượng oxy cao hơn so với khí phòng?
  • Cung cấp lượng oxy thở vào.
  • Cung cấp lượng khí thở vào.
  • Đảm bảo lượng khí thở ra.
  • Đảm bảo lượng CO2 thở ra.
Câu 116: Các trường hợp cần truyền máu là:
  • Viêm phổi.
  • Xuất huyết tiêu hoá.
  • Viêm cơ tim.
  • Chấn thương sọ não.
Câu 117: Thứ tự hồi sức sơ sinh ngạt?
  • Đặt trẻ đúng tư thế - Hỗ trợ hô hấp - Làm thông đường thở - Thuốc.
  • Đặt trẻ đúng tư thế - Thuốc - Hỗ trợ hô hấp - Làm thông đường thở.
  • Đặt trẻ đúng tư thế - Làm thông đường thở - Hỗ trợ hô hấp - Thuốc.
  • Đặt trẻ đúng tư thế - Thuốc - Làm thông đường thở - Hỗ trợ hô hấp.
Câu 118: Các bước cần xử trí ngay khi truyền nhầm nhóm máu là?
  • Giữ ấm người bệnh.
  • Khoá dây truyền máu.
  • Chú ý lượng nước tiểu.
  • Xử trí như phản vệ độ 3.
Câu 119: Khi luyện tập PHCN cho người bệnh tai biến mạch máu não, cần tuân theo nguyên tắc, ngoại trừ?
  • Đều đặn.
  • Tăng dần.
  • Càng tập thụ động càng tốt.
  • Nhẹ nhàng.
Câu 120: Tôn trọng người bệnh và người nhà người bệnh Điều dưỡng viên cần phải, ngoại trừ?
  • Tôn trọng tuổi, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng và công việc của người bệnh.
  • Tôn trọng danh dự, nhân phẩm và bảo đảm kín đáo tốt nhất có thể cho người bệnh khi chăm sóc và làm thủ thuật.
  • Cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến các giải pháp và hoạt động chăm sóc cho người bệnh.
  • Giữ gìn những bí mật liên quan đến bệnh tật và cuộc sống riêng tư của người bệnh.
Câu 121: Tôn trọng người bệnh và người nhà người bệnh điều dưỡng cần cung cấp ………các thông tin liên quan đến các ……… và hoạt động chăm sóc cho người bệnh?
  • Giải pháp - công việc.
  • Đầy đủ - giải pháp.
  • Chính xác - giải pháp.
  • Đầy đủ - điều dưỡng.
Câu 122: Kể đủ 5 đúng trước khi dùng thuốc cho bệnh nhân?
  • Đúng người bệnh, đúng số phòng, đúng thuốc, liều dùng, đường dùng thuốc.
  • Đúng người bệnh, đúng tên thuốc, đường dùng, liều dùng, thời gian dùng thuốc.
  • Đúng người bệnh, đúng tên thuốc, đường dùng, liều dùng, hạn sử dụng.
  • Đúng người bệnh, đúng tuổi, đúng tên thuốc, liều dùng, đường dùng.
Câu 123: Khi Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân chắc chắn thủng dạ dày tá tràng thì Điều dưỡng không được làm?
  • Thụt tháo phân.
  • Dùng kháng sinh.
  • Dùng thuốc giảm đau.
  • Hút dịch dạ dày.
Câu 124: Theo hướng dẫn tại Thông tư 43/2018/TT-BYT, việc giao nhầm trẻ sơ sinh thuộc danh mục sự cố y khoa nghiêm trọng nào?
  • Sự cố phẫu thuật.
  • Sự cố liên quan đến chăm sóc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Sự cố được cho là phạm tội hình sự.
  • Sự cố liên quan đến quản lý người bệnh.
Câu 125: Người bệnh có chấn thương cột sống cổ, tư thế cổ khi cấp cứu để khai thông đường thở là?
  • Hơi cuối.
  • Đầu bằng.
  • Ngửa tối đa.
  • Nghiêng sang một bên.
Câu 126: Khi thực hiện kỹ thuật làm thuốc tai, dụng dịch thường được sử dụng là?
  • Nước muối sinh lý hoặc Oxy già.
  • Nước muối sinh lý hoặc Povidine.
  • Oxy già hoặc Povidine.
  • Oxy già hoặc Cồn 70 độ.
Câu 127: Nguyên nhân gây tắc tia sữa thường gặp chủ yếu do?
  • Vệ sinh vú không tốt.
  • Trẻ bú không đúng kỹ thuật.
  • Tụt núm vú.
  • Sữa quá nhiều mà trẻ bú ít.
Câu 128: Đối với trẻ em <12 tháng tuổi, gọi là thở nhanh khi nhịp thở?
  • > 60 lần/phút.
  • > 50 lần/phút.
  • > 40 lần/ phút.
  • > 30 lần/phút.
Câu 129: Gọi là vàng da sinh lý của trẻ sơ sinh sau khi sinh thường gặp vào ngày?
  • 3 - 5 ngày sau khi sinh.
  • 10 ngày sau sinh.
  • 14 ngày sau sinh .
  • Sau 14 ngày.
Câu 130: Tư thế người bệnh khi thực hiện kỹ thuật rửa dạ dày loại bỏ chất độc qua hệ thống kín là?
  • Nằm nghiêng trái, đầu bằng.
  • Nằm nghiêng trái, đầu thấp.
  • Nằm nghiêng phải, đầu bằng.
  • Nằm nghiêng phải, đầu thấp.
Câu 131: Khi bị tổn thương do kim hay vật sắc nhọn, điều dưỡng cần làm, ngoại trừ?
  • Rửa vùng da bị tổn thương bằng xà phòng và nước, dưới vòi nước chảy.
  • Không nặn bóp vết thương.
  • Để máu ở vết thương tự chảy.
  • Nhỏ thật nhiều Povidine vào vết thương và băng ép lại.
Câu 132: Bước thứ 3 trong quy trình rửa tay thường quy là?
  • Chà lòng bàn tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại.
  • Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại.
  • Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón.
  • Chà ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
Câu 133: Mục đích của việc thay băng vết thương, ngoại trừ?
  • Đảm bảo an toàn cho người bệnh.
  • Giúp Bệnh nhân giảm đau.
  • Tránh nhiễm khuẩn chéo Bệnh viện.
  • Tạo điều kiện để quá trình liền sẹo của vết thương được diễn biến tốt.
Câu 134: Khi tiến hành tiêm thuốc cho bệnh nhân, người điều dưỡng phải thực hiện nguyên tắc hai nhanh là: .. .,… và một chậm là ……?
  • Đâm kim nhanh, rút thuốc nhanh - Bơm thuốc chậm.
  • Đâm kim nhanh, bơm thuốc nhanh - Rút kim chậm.
  • Đâm kim nhanh, rút kim nhanh - Bơm thuốc chậm.
  • Đâm kim nhanh, bơm thuốc nhanh - Rút thuốc chậm.
Câu 135: Một bệnh nhân được đánh giá Glassgow 13 điểm phù hợp với câu nào sau đây?
  • Mắt mở tự nhiên, trả lời đúng, cung cấp chính xác tên, địa điểm và ngày giờ, đáp ứng chính xác với kích thích đau.
  • Mở mắt tự nhiên, nói từ đơn dễ hiểu, đáp ứng chính xác với kích thích đau.
  • Mở mắt khi gọi, trả lời đúng, cung cấp chính xác tên, địa điểm và ngày giờ, đáp ứng không chính xác với kích thích đau.
  • Mở mắt khi gọi, trả lời đúng, cung cấp chính xác tên, địa điểm và ngày giờ, đáp ứng chính xác với kích thích đau.
Câu 136: Khi thực hiện y lệnh thuốc hạ huyết áp cho bệnh nhân tăng huyết áp, điều dưỡng cần đo huyết áp cho bệnh nhân vào thời điểm?
  • Trước khi dùng thuốc.
  • Sau khi dùng thuốc.
  • Trước và sau khi dùng thuốc.
  • Khi Bác sĩ yêu cầu.
Câu 137: Ổ áp xe là một nhiễm trùng cấp tính, do các vi khuẩn tạo mủ tạo thành......., có vỏ bọc. Vỏ ổ áp xe là một tổ chức...........,dễ vỡ?
  • Một ổ mủ khu trú - xơ lỏng lẽo.
  • Một khối viêm đỏ - xơ lỏng lẽo.
  • Một khối viêm đỏ - xơ cứng rắn chắc.
  • Một ổ mủ khu trú - xơ cứng rắn chắc
Câu 138: Tắm cho trẻ sơ sinh là..........giúp làm sạch da và .......về da vốn rất hay gặp trong giai đoạn sơ sinh?
  • Một kỹ thuật - phòng chống nhiễm khuẩn.
  • Một chăm sóc cần thiết - phòng chống các bệnh lý.
  • Một chăm sóc cần thiết - phòng chống nhiễm khuẩn.
  • Một kỹ thuật - phòng chống các bệnh lý.
Câu 139: Trong kỹ thuật thử đường máu mao mạch tại giường, Điều dưỡng dùng kim tiêm vô khuẩn chích nhẹ vào....... người bệnh sao cho đi qua lớp da mỏng, bóp nhẹ vào ngón tay thấy dóm máu thì dừng lại?
  • Ngón tay hoặc ngón chân.
  • Ngón tay hoặc ngón chân hoặc gót bàn chân.
  • Gang bàn chân.
  • Gót chân.
Câu 140: Sau khi người bệnh chọc hút dịch màng phổi cấp cứu, Điều dưỡng cần theo dõi mạch, huyết áp, SpO2 như thế nào?
  • 10 phút/ lần trong 3 giờ đầu.
  • 10 phút/ lần trong 5 giờ đầu.
  • 15 phút/lần trong 3 giờ đầu.
  • 15 phút/ lần trong 5 giờ đầu
Câu 141: Sự cố y khoa là .....(A).....xảy ra trong quá trình chẩn đoán, chăm sóc và điều trị do các yếu tố khách quan, chủ quan mà không phải do diễn biến bệnh lý hoặc cơ địa người bệnh, tác động đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh?
  • Các tình huống không mong muốn.
  • Các tình huống sắp xếp trước.
  • Các sai xót chuyên môn nghiêm trọng.
  • Các sai xót chuyên môn không nghiêm trọng.
Câu 142: Thụt tháo là thủ thuật............nhằm làm mềm lỏng những cục phân cứng và ............ thành ruột được kích thích sẽ co lại đẩy phân ra ngoài?
  • Làm thành ruột nở rộng - đưa nước vào đại tràng qua hậu môn.
  • Đưa nước vào đại tràng qua hậu môn - làm thành ruột nở rộng.
  • Đưa nước vào dạ dày qua hậu môn - làm hậu môn nở rộng.
  • Làm hậu môn nở rộng - đưa nước vào đại tràng qua hậu môn.
Câu 143: Điều dưỡng lấy máu người bệnh để xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét cần thực hiện khi?
  • Trước khi người bệnh sốt.
  • Sau khi người bệnh sốt.
  • Trong lúc người bệnh sốt.
  • Không quan trọng về thời điểm lấy mẫu.
Câu 144: Các tai biến có thể xảy ra khi truyền máu?
  • Hạ thân nhiệt.
  • Dị ứng, sốt và rét run.
  • Tan máu miễn dịch.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 145: Người bệnh tiểu đường, cần được xét nghiệm đường máu, điều dưỡng sẽ lấy máu ở vị trí nào sau đây?
  • Lấy máu mao mạch.
  • Lấy máu tĩnh mạch.
  • Lấy máu động mạch.
  • Lấy máu mao mạch và tĩnh mạch.
Câu 146: Nguyên tắc truyền dịch rất quan trọng cần tuân thủ đúng. Nguyên tắc truyền dịch nào sau đây là ÔNG PHÙ HỢP?
  • Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn.
  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trước, trong và sau khi truyền dịch.
  • Đảm bảo áp lực của dịch truyền cân bằng với áp lực máu của bệnh nhân.
  • Tuyệt đối không để không khí vào tĩnh mạch.
Câu 147: Xét nghiệm cấy nước tiểu tìm vi khuẩn, cần lấy nước tiểu theo phương pháp nào?
  • Lấy nước tiểu sạch, giữa dòng.
  • Lấy nước tiểu giữa dòng, đảm báo vô trùng dụng cụ lấy mẫu nước tiểu.
  • Lấy nước tiểu 24 giờ.
  • Lấy nước tiểu qua ống thông.
Câu 148: Những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi truyền dịch vào tĩnh mạch ngoại biên là?
  • Tắc động mạch do cục máu đông hoặc do bọt khí.
  • Dịch thoát ra ngoài do tuột kim truyền.
  • Tắc kim do dịch truyền phản ứng gây ra hình thành cục máu đông.
  • Viêm tĩnh mạch do kim truyền làm tổn thương lòng mạc.
Câu 149: Người bệnh A, 65 tuổi, 2 ngày nay tiểu lắt nhắt, tiểu rắt buốt, kêu đau vùng bụng dưới. Đi khám bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng tiểu, chỉ định lấy nước tiểu để xét nghiệm. Người bệnh kiên quyết từ chối không lấy mẫu xét nghiệm, xử trí của điều dưỡng lúc đó?
  • Báo bác sĩ.
  • Không cần thiết phải lấy mẫu nước tiểu vẫn có thể điều trị bệnh.
  • Dặn người nhà tìm cách để lấy được mẫu nước tiểu xét nghiệm.
  • Tiếp xúc, giải thích rõ ràng, ngắn gọn mọi thông tin cần thiết với người bệnh, hỗ trợ người bệnh khi cần.
Câu 150: Theo thang đo Braden - đánh giá mức độ nguy cơ loét tỳ đè, tại mức độ nguy cơ cao tổng điểm là bao nhiêu?
  • 9 - 10.
  • 10 - 12.
  • 11 - 13.
  • 13 - 15.
Câu 151: Người bệnh đồng ý xét nghiệm nước tiểu nhưng không thực hiện được vì vừa mới đi tiểu, không có nước tiểu. Bác sĩ cho phép lấy nước tiểu tại nhà, điều dưỡng hướng dẫn người bệnh cách lấy nước tiểu xét nghiệm, ngoại trừ?
  • Lấy nước tiểu giữa dòng.
  • Người bệnh phải uống nhiều nước trước khi lấy nước tiểu.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục trước khi lấy.
  • Mẫu thử sau khi lấy để ở nhiệt độ phòng, mang ngay đến phòng xét nghiệm.
Câu 152: Yếu tố nguy cơ nào không nằm trong tiêu chuẩn đánh giá mức độ nguy cơ loét tỳ đè?
  • Độ ẩm.
  • Dinh dưỡng.
  • Vệ sinh.
  • Ma sát và dịch chuyển.
Câu 153: Những việc người bệnh cần làm trước khi lấy đờm, ngoại trừ?
  • Uống nhiều nước.
  • Tập ho khạc đàm.
  • Lấy đờm vào sáng sớm.
  • Có thể lấy đờm lẫn nước bọt nếu ít đờm.
Câu 154: Yếu tố nguy cơ ma sát và dịch chuyển trong thang đo Braden được đánh giá theo thang điểm nào?
  • 1 - 3.
  • 1 - 4.
  • 2 - 4.
  • 1 - 5.
Câu 155: Khi lấy đờm để xét nghiệm, số lượng đờm cần phải lấy bao nhiêu?
  • 2 - 10 ml.
  • > 10 ml.
  • Số lượng không quan trọng.
  • 30 ml.
Câu 156: Nhóm kỹ năng chăm sóc bài tiết bao gồm?
  • Hỗ trợ bài tiết.
  • Thông tiểu, dẫn lưu nước tiểu.
  • Thụt tháo.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 157: Bệnh nhi 4 tuổi nghi ngờ bị nhiễm lao, cháu không biết khạc đờm. Phương pháp lấy mẫu xét nghiệm đờm trong trường hợp này là?
  • Động viên bé cố gắng khạc đờm.
  • Chờ khi có đờm.
  • Lấy dịch nhày sau họng.
  • Lấy máu.
Câu 158: Các tổn thương khi đặt ống thông niệu đạo không đúng kỹ thuật?
  • Trầy xước niệu đạo, rách cổ bàng quang.
  • Thủng trực tràng.
  • Đứt niệu đạo.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 159: Mục đích của chăm sóc vệ sinh cho người bệnh? (Chọn câu đúng nhất).
  • Giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.
  • Giúp bệnh nhân thoải mái, phòng ngừa nhiễm khuẩn.
  • Phòng tránh các biến chứng.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh.
Câu 160: Thể tích dung dịch thụt tháo cho người lớn là bao nhiêu?
  • 300 - 500 ml.
  • 500 - 700 ml.
  • 750 - 1000 ml.
  • 900 - 1000 ml.
Câu 161: Trước khi tắm cho người bệnh tại giường, điều dưỡng cần? (Chọn câu đúng nhất).
  • Giải thích để người bệnh đồng ý hợp tác.
  • Chuẩn bị đủ dụng cụ, phương tiện.
  • Nhận định toàn trạng người bệnh.
  • Giải thích và nhận định toàn trạng người bệnh.
Câu 162: Thể tích dung dịch thụt tháo cho trẻ 0 - 1 tuổi là bao nhiêu?
  • 50 - 100 ml.
  • 100 - 150 ml.
  • 150 - 200 ml.
  • 150 - 250 ml.
Câu 163: Trường hợp nào không tắm cho người bệnh?
  • Người bệnh gãy xương cẳng tay.
  • Người bệnh liệt.
  • Người bệnh viêm da.
  • Người bệnh đang trong tình trạng sốc.
Câu 164: Thang điểm Glasgow gồm mấy yếu tố để đánh giá?
  • 2.
  • 3.
  • 4.
  • 5.
Câu 165: Khi di chuyển người bệnh cần lưu ý?
  • Di chuyển càng nhanh càng tốt.
  • Giữ an toàn cho người bệnh về mọi mặt.
  • Trường hợp người bệnh nặng cân thì điều dưỡng đỡ phía đầu trước rồi đến chân.
  • Điều dưỡng viên phải đứng bên trái đỡ người bệnh cho thuận tay.
Câu 166: Bệnh nhân hôn mê, mở mắt khi cấu véo, la hét vô ý thức, có cơn duỗi cứng mất não. Bạn hãy cho biết điểm Glasgow trên bệnh nhân này là bao nhiêu?
  • 10 điểm.
  • 8 điểm.
  • 6 điểm.
  • 4 điểm
Câu 167: Khi vận chuyển bệnh nhân cần chú ý theo dõi?
  • Tổng trạng người bệnh.
  • Nước tiểu.
  • Tinh thần.
  • Chức năng vận động.
Câu 168: Nguyên tắc khi thực hiện kỹ thuật hút thông đường hô hấp cho người bệnh, mỗi lượt hút không quá bao nhiêu giây?
  • 10 - 15 giây.
  • 5 - 10 giây.
  • 15 - 20 giây.
  • 10 - 20 giây.
Câu 169: Cách đặt tư thế người bệnh có tồn thương ổ bụng khi vận chuyển?
  • Người bệnh nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng.
  • Người bệnh nằm nghiêng, chân trên co, chân dưới duỗi.
  • Người bệnh nằm ngửa, hai chân co.
  • Người bệnh nằm sấp.
Câu 170: Nguyên tắc khi thực hiện kỹ thuật hút thông đường hô hấp cho người bệnh, sử dụng áp lực hút cho người lớn từ?
  • 80 - 100 mmHg.
  • 90 - 110 mmHg.
  • 90 - 120 mmHg.
  • 100 - 120 mmHg.
Câu 171: Lưu ý khi khiêng cáng lên dốc, lên xe?
  • Đầu đưa sau, hạ thấp chân.
  • Đầu đưa trước, hạ thấp chân.
  • Đầu đưa sau, nâng cao chân.
  • Đầu đưa trước, nâng cao chân.
Câu 172: Khi lấy máu làm xét nghiệm cho người bệnh cần chuẩn bị người bệnh và phương tiện dụng cụ đầy đủ. Không lấy máu ở những tĩnh mạch đang truyền dịch; áp dụng kỹ thuật vô khuẩn khi lấy máu; trường hợp cấy máu nên lấy ………………….. khi dùng kháng sinh và lấy đủ số lượng và tính chất máu cần thiết cho từng loại xét nghiệm.
  • Trước.
  • Sau.
  • Cùng lúc.
  • Bất cứ lúc nào.
Câu 173: Cách xác định chính xác ống thông vào đến dạ dày? (Chọn câu đúng nhất).
  • Hút thấy dịch dạ dày ra qua ống thông.
  • Dùng ống nghe đặt trên vùng thượng vị.
  • Đo chiều dài ống thông.
  • Cho đầu ống thông vào cốc nước kiểm tra.
Câu 174: Liệu pháp Oxy là cung cấp khí thở có nồng độ oxy lớn hơn?
  • 20 %.
  • 21 %.
  • 22 %.
  • 25 %.
Câu 175: Tư thế người bệnh khi đặt ống thông cho ăn?
  • Người bệnh nằm đầu thấp.
  • Người bệnh nằm ngửa thẳng, hoặc ngồi.
  • Người bệnh nằm đầu cao 30 - 60 độ hoặc ngồi.
  • Người bệnh nằm nghiêng.
Câu 176: Các dấu hiệu triệu chứng chính của bệnh nhân thiếu Oxy, ngoại trừ?
  • SpO2 giảm dưới 94%.
  • Rối loạn nhịp thở.
  • Tím tái: có thể tím toàn thân.
  • Lo âu, hốt hoảng.
Câu 177: Bất lợi của phương pháp cho ăn qua ống thông, ngoại trừ?
  • Cung cấp đủ thành phần dinh dưỡng theo nhu cầu NB.
  • Người bệnh ăn không biết ngon.
  • Không kích thích sự hoạt động của tuyến nước bọt.
  • Có thể gây hiện tượng trào ngược.
  • Đặt ống thông mũi - dạ dày hỗ trợ nuôi dưỡng.
Câu 178: Các bước thực hiện xử trí đúng khi trẻ dưới 2 tuổi bị mắc dị vật đường thở, ngoại trừ?
  • Đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chắc đầu và cổ trước bằng bàn tay trái
  • Dùng bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vỗ lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai.
  • Lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu còn khó thở, tím tái dùng hai ngón tay trái ấn mạnh vào vùng 1/3 dưới xương ức 5 cái.
  • Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở thì ngưng và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất.
Câu 179: Tại phòng bệnh số 5, khoa chấn thương chỉnh hình, có một người bệnh nam 25 tuổi bị tai nạn giao thông chấn thương vùng đầu mặt, vùng môi dưới được khâu 8 mũi chỉ, gãy 2 răng số 1,2 hàm trên, nhập viện ngày thứ 3, người bệnh vẫn đau nhức vùng miệng, không có cảm giác thèm ăn. Điều dưỡng cần phải làm gì để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh?
  • Chế biến thức ăn lỏng, dễ tiêu, giúp người bệnh ăn qua đường miệng.
  • Hướng dẫn người bệnh dùng ống hút để hút thức ăn.
  • Đặt ống thông mũi-dạ dày nuôi ăn.
  • Đề nghị bác sĩ truyền dịch nuôi dưỡng NB.
Câu 180: Trong quá trình tiến hành hồi sức tim phổi phải theo dõi và đánh giá tiến triển của nạn nhân. Trong trường hợp tiến triển xấu: Hô hấp và tuần hoàn không phục hồi, da xanh nhợt, đồng tử giãn sau bao nhiêu phút thì không cứu nữa?
  • 15 phút.
  • 20 phút.
  • 30 phút.
  • 40 phút.
Câu 181: Ông Nguyễn Văn Đ, 76 tuổi nằm viện với chẩn đoán tai biến mạch máu não. Qua thăm khám ghi nhận người bệnh đã tỉnh, nhân trung lệch phải, liệt nhẹ nửa người; ăn uống kém, đã nuốt được qua đường miệng. Để đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh, điều dưỡng xử lý tình huống trên như thế nào?
  • Cho người bệnh ăn thức ăn loãng, dễ tiêu, hỗ trợ ăn qua đường miệng.
  • Đặt ống thông mũi - dạ dày cho ăn.
  • Hướng dẫn người bệnh dùng ống hút để hút thức ăn.
  • Truyền dịch nuôi dưỡng.
Câu 182: Kỹ năng phỏng vấn của người điều dưỡng khi giao tiếp, ngoại trừ?
  • Câu hỏi nên ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với từng hoàn cảnh người bệnh/gia đình người bệnh.
  • Sử dụng câu hỏi mở, câu hỏi đóng một cách phù hợp.
  • Kết hợp kỹ năng lắng nghe tích cực.
  • Yêu cầu người bệnh giải thích rõ ràng những thông tin họ cung cấp.
Câu 183: Ông An 64 tuổi, tiền sử đái tháo đường typ II đã 5 năm. Ông phải uống thuốc điều trị tiểu đường glucophage 1000mg/ngày. Đợt này ông An nhập viện vì bệnh viêm phổi. Ông An được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh azithromycin 500 mg đường uống. Ông An nói với điều dưỡng là mình có tiền sử dị ứng penicillin và ông chưa bao giờ dùng azithromycin. Ông rất quan tâm tới vấn đề dùng thuốc của mình. Bạn hãy chọn đáp án đúng nhất về nguy cơ dị ứng với thuốc azithromycin ở Ông An?
  • Ông An có nguy cơ dị ứng thuốc, vì có tiền sử đái tháo đường.
  • Ông An có nguy cơ dị ứng thuốc, vì tuổi cao.
  • Ông An có nguy cơ dị ứng, vì lần đầu tiên sử dụng azithromycin.
  • Ông An không có nguy cơ dị ứng, vì có tiền sử dị ứng với penicillin.
Câu 184: Những điểm cần lưu ý khi thông báo tin xấu cho người bệnh, ngoại trừ?
  • Thông tin để cung cấp cho người bệnh phải rõ ràng, chính xác về chuyên môn theo cách mà người bệnh có thể hiểu được.
  • Không nên thông báo tin xấu qua điện thoại.
  • Trong các trường hợp cấp cứu, người bệnh không thể tiếp nhận thông tin thì thông báo cho gia đình người bệnh.
  • Nhắc lại thông tin xấu nhiều lần để họ nắm rõ.
Câu 185: Nhóm triệu chứng nào sau đây chứng tỏ người bệnh đã có tổn thương thần kinh sau khi tiêm bắp?
  • Nổi mày đay, thở khò khè, khó thở.
  • Người bệnh cảm thấy đau trong quá trình tiêm.
  • Đau, ngứa và tê bì ở tại vị trí tiêm 2 tiếng sau khi tiêm.
  • Sưng, đau tăng lên sau khi tiêm 24 giờ.
Câu 186: Trình tự 4 giai đoạn hình thành và phát triển nhóm chăm sóc y tế là?
  • Giai đoạn hình thành nhóm - Giai đoạn xung đột - Giai đoạn hoạt động trôi chảy - Giai đoạn bình thường hóa.
  • Giai đoạn hình thành nhóm - Giai đoạn bình thường hóa - Giai đoạn xung đột - Giai đoạn hoạt động trôi chảy.
  • *C. Giai đoạn hình thành nhóm - Giai đoạn xung đột - Giai đoạn bình thường hóa - Giai đoạn hoạt động trôi chảy.
Câu 187: Khi thực hiện tiêm bắp cho người bệnh, điều dưỡng rút thử pittong thấy có máu trào ra bơm tiêm. Lựa chọn cách xử trí đúng nhất của điều dưỡng trong tình huống này?
  • Tiếp tục bơm thuốc.
  • Rút kim ra và tiêm lại ở vị trí khác.
  • Rút kim ra, vứt bỏ thuốc và làm lại từ đầu.
  • Rút kim, thay kim và tiêm lại ở vị trí khác.
Câu 188: Kỹ năng lắng nghe tích cực của người điều dưỡng khi giao tiếp?
  • Lắng nghe khi người bệnh/gia đình người bệnh nói, quan tâm tới giọng điệu, cử chỉ, nét mặt của họ.
  • Nghe tất cả những gì người bệnh/gia đình người bệnh muốn nói.
  • Kết hợp vừa nghe người bệnh/gia đình người bệnh trình bày vừa ghi chép cẩn thận.
  • Lắng nghe và yêu cầu người bệnh/gia đình người bệnh giải thích rõ ràng.
Câu 189: Người điều dưỡng thu thập thông tin từ người bệnh bằng cách?
  • Hỏi bệnh, khám bệnh và xem kết quả CLS.
  • Hỏi bệnh và khám.
  • Hỏi người bệnh, người thân, nhân viên y tế.
  • Hỏi và tham khảo hồ sơ bệnh án.
Câu 190: Các nhóm nguyên tắc trong truyền dịch an toàn bao gồm?
  • 3 nhóm nguyên tắc.
  • 4 nhóm nguyên tắc.
  • 5 nhóm nguyên tắc.
  • 6 nhóm nguyên tắc.
Câu 191: Vai trò của Quy trình điều dưỡng trong chăm sóc NB?
  • Giúp các hoạt động chăm sóc BN toàn diện.
  • Giúp các hoạt động chăm sóc bệnh nhân toàn diện, liên tục và không bỏ sót.
  • Giúp cho việc chăm sóc NB đảm bảo an toàn.
  • Giúp cho việc CSNB được liên tục và không bỏ sót.
Câu 192: Lưu ý quan trọng nhất mỗi khi truyền dịch qua chạc ba lưu sẵn trên người bệnh là?
  • Kỹ thuật kết nối với cổng truyền và kỹ thuật sát khuẩn cổng truyền.
  • Kỹ thuật sát khuẩn cổng truyền và đánh giá mức độ lưu thông của đường truyền.
  • Đánh giá mức độ lưu thông của đường truyền và không tái sử dụng.
  • Không được chạm kim tiêm, đầu dây truyền, đầu nắp chạc ba/dây nối vào bất cứ bề mặt nào đã bị nhiễm bẩn.
Câu 193: Đánh giá khi thực hiện Quy trình điều dưỡng là?
  • Đánh giá sự đáp ứng của người bệnh với việc chăm sóc của Điều dưỡng mà họ đã tiếp nhận.
  • Đánh giá sự tiến triển của người bệnh khi chăm sóc.
  • Đánh giá sự đáp ứng của NB với việc chăm sóc của Điều dưỡng mà họ đã tiếp nhận; Bao gồm sự hợp tác, diễn biến của NB trong và sau khi được chăm sóc.
  • Đánh giá sự đáp ứng của người bệnh với việc chăm sóc của Điều dưỡng mà họ đã tiếp nhận; Bao gồm sự hợp tác, diễn biến của NB sau khi được chăm sóc.
Câu 194: Các thời điểm vệ sinh tay cập nhật đến năm 2022 bao gồm?
  • 4 thời điểm.
  • 5 thời điểm.
  • 6 thời điểm.
  • 7 thời điểm.
Câu 195: Khi người bệnh chuyển khoa khác, điều dưỡng cần làm gì để hỗ trợ tâm lý cho người bệnh?
  • Liên hệ với điều dưỡng trưởng khoa, khoa người bệnh sắp đến.
  • Thông báo, giải thích cho người bệnh yên tâm.
  • Chuẩn bị hồ sơ bệnh án của người bệnh.
  • Chuẩn bị phương tiện vận chuyển người bệnh.
Câu 196: Theo danh mục các sự cố y khoa nghiêm trọng phải báo cáo bao gồm?
  • 6 nhóm.
  • 7 nhóm.
  • 8 nhóm.
  • 9 nhóm.
Câu 197: Trường hợp người bệnh cấp cứu, điều dưỡng phải hoàn tất hồ sơ khi?
  • Sau khi cấp cứu.
  • Trước khi đưa vào cấp cứu.
  • Trước khi đưa vào khoa điều trị.
  • Sau khi vào khoa.
Câu 198: Nguyên tắc xác định “Đúng người bệnh” thường được sử dụng mẫu câu hỏi khi khai thác thông tin danh tính NB là?
  • Sử dụng ít nhất 03 thông tin.
  • Sử dụng ít nhất 04 thông tin.
  • Sử dụng ít nhất 05 thông tin.
  • Sử dụng ít nhất 06 thông tin.
Câu 199: Các việc điều dưỡng cần làm khi người bệnh xuất viện, ngoại trừ?
  • Kiểm nhận các giấy tờ ra viện, toa/đơn thuốc.
  • Hướng dẫn NB những vấn đề cần chăm sóc, theo dõi và điều trị sau khi xuất viện.
  • Thông báo với người bệnh/gia đình người bệnh các khoản phí, ngày giờ ra viện.
  • Hướng dẫn nội quy bệnh viện.
Câu 200: Thời gian tối thiểu cho một lần vệ sinh tay bằng dung dịch chứa cồn là?
  • 20 giây.
  • 30 giây.
  • 20 - 30 giây.
  • 1 phút.
Câu 201: Kế hoạch giáo dục sức khỏe cho người bệnh xuất viện, ngoại trừ?
  • Loại thuốc, liều thuốc cần mua để điều trị nếu bệnh tái phát.
  • Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động.
  • Chế độ vệ sinh.
  • Chế độ phòng ngừa bệnh tật.
Câu 202: Theo hướng dẫn của thông tư 51: Khi tiêm truyền, cần khai thác kỹ tiền sử dị ứng theo?
  • 3 nội dung.
  • 4 nội dung.
  • 5 nội dung.
  • 6 nội dung.
Câu 203: Loại máu có thể truyền được cho người bệnh có nhóm máu A là?
  • Máu nhóm A hoặc AB.
  • Máu nhóm A hoặc O.
  • Máu nhóm A hoặc B.
  • Máu nhóm AB.
Câu 204: Các đường nhiễm vi khuẩn vào catheter ÔNG bao gồm?
  • Từ trên da người bệnh.
  • Từ các cửa bơm thuốc.
  • Từ nơi khác di chuyển tới trong lòng mạch.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu.
Câu 205: Loại dung dịch sử dụng để lập đường truyền trước khi truyền máu?
  • Natri clorua 0,45%.
  • Dextrose 5%.
  • Natri clorua 0,9%.
  • Dextrose 5% trong NaCl 0,9%.
Câu 206: Nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn trong tiêm truyền tĩnh mạch, được áp dụng tại các khu vực?
  • Nội trú.
  • Ngoại trú.
  • Phòng mổ hoặc khu thủ thuật.
  • Toàn viện.
Câu 207: Thời điểm điều dưỡng làm phản ứng chéo cho người bệnh trước khi truyền máu?
  • Trước hoặc sau khi truyền máu.
  • Trước khi truyền máu, tại phòng xét nghiệm.
  • Trước khi truyền máu, tại phòng xét nghiệm và trước khi cắm túi máu truyền cho người bệnh.
  • Trước khi cắm túi máu truyền cho người bệnh.
Câu 208: Chọn ý đúng nhất mô tả vùng cần được kiểm soát nhiễm khuẩn, đảm bảo an toàn trong quá trình truyền tĩnh mạch cho người bệnh?
  • Bề mặt xung quanh người bệnh (ga, gối, tủ đầu giường, giường bệnh).
  • Bề mặt xe tiêm, bàn pha thuốc.
  • Cọc truyền, máy, các thiết bị truyền dịch, thở oxy.
  • Tất cả bề mặt xung quanh và thường xuyên tiếp xúc trong quá trình thực hiện truyền tĩnh mạch cho người bệnh.
Câu 209: Mục đích truyền dịch cho người bệnh tiêu chảy cấp?
  • Bù khối lượng điện giải.
  • Bù khối lượng nước và điện giải.
  • Nuôi dưỡng người bệnh.
  • Bù khối lượng nước.
Câu 210: Theo INS, phương tiện phòng hộ cần sử dụng để đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn liên quan đến truyền tĩnh mạch an toàn, ÔNG bao gồm?
  • Kính mắt/mặt nạ.
  • Khẩu trang N90 hoặc N95.
  • Găng tay vô khuẩn.
  • Khẩu trang y tế thông thường.
Câu 211: Người bệnh Nguyễn Văn A, chẩn đoán tiêu chảy cấp. Bác sĩ chỉ định truyền ringer lactac 500 ml x 60 giọt/phút. Lúc 7 giờ sáng, điều dưỡng đặt đường truyền. Vậy khi nào sẽ kết thúc quá trình truyền dịch?
  • 12 giờ 47 phút.
  • 9 giờ 47 phút.
  • 10 giờ 47 phút.
  • 11 giờ 47 phút.
Câu 212: Vị trí ép tim khi cấp cứu nạn nhân ngưng tim ngưng thở?
  • Điểm giữa 1/2 dưới xương ức.
  • Điểm 1/3 trên xương ức.
  • Lồng ngức bên trái.
  • Lồng ngực bên phải.
Câu 213: Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vị trí truyền?
  • Chăm sóc vị trí truyền không đảm bảo vô khuẩn.
  • Do cục máu đông.
  • Do kim xuyên ra ngoài lòng mạch.
  • Do truyền dịch quá chậm.
Câu 214: Tần số ấn tim khi cấp cứu ngưng tim ngưng thở?
  • 15 lần/phút
  • 30 lần/phút
  • Dưới 100 lần/phút
  • Từ 100 đến 120 lần/phút
Câu 215: Mục đích làm phản ứng sinh vật khi truyền máu?
  • Thử phản ứng chéo.
  • Theo dõi tai biến khi truyền máu.
  • Theo dõi phản ứng của người bệnh khi bắt đầu truyền máu.
  • Theo dõi dấu hiệu nhiễm khuẩn khi truyền máu.
Câu 216: Thứ tự các bước sử dụng máy sốc điện tự động (AED)?
  • Dán miếng điện cực → Bật máy AED → Thực hiện theo hướng dẫn máy đưa ra.
  • Bật máy AED → Dán miếng điện cực → Thực hiện theo hướng dẫn máy đưa ra.
  • Dán miếng điện cực → Bật máy AED → Bấm sốc ngay sau khi bật máy.
  • Dán miếng điện cực → Bật máy AED → Bấm sốc ngay sau khi bật máy.
Câu 217: Cách đo lượng nước tiểu cho người bệnh, ngoại trừ?
  • Đặt sonde tiểu cho tất cả các trường hợp cần đo lượng nước tiểu.
  • Dặn người bệnh đi tiểu vào bô rồi đo lượng nước tiểu đã đi tiểu trong thời gian đo, kể cả khi đi đại tiện.
  • Đặt sonde tiểu đo cho các trường hợp hôn mê.
  • Dùng bỉm cho người bệnh đi tiểu không tự chủ, cân bỉm và cộng tổng số trong thời gian đo.
Câu 218: Cách sử dụng máy sốc điện tự động (AED)?
  • Tắt máy AED hoặc tháo rời bản điện cực ngay khi nạn nhân có nhịp tim
  • Không tắt máy AED hoặc tháo rời bản điện cực ngay khi nạn nhân có nhịp tim
  • Có thể ấn tim khi máy phân tích nhịp
  • Có thể ấn tim khi sốc điện
Câu 219: Nguồn dịch ra của người bệnh bao gồm?
  • Nước tiểu, phân.
  • Nước tiểu, phân, mồ hôi.
  • Nước tiểu, phân, dẫn lưu, mồ hôi, nôn.
  • Nước tiểu, phân, hơi thở, mồ hôi.
Câu 220: Chống chỉ định trong sử dung máy AED?
  • Phụ nữ có thai
  • Nạn nhân đang sử dụng máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim cấy ghép
  • Cả 2 câu đều sai.
  • Cả 2 câu đều đúng.
Câu 221: Nguồn dịch ra của người bình thường bao gồm?
  • Nước tiểu, phân.
  • Nước tiểu, phân, mồ hôi.
  • Nước tiểu, phân, dẫn lưu, hơi thở, mồ hôi, nôn.
  • Nước tiểu, phân, hơi thở, mồ hôi.
Câu 222: Khi đề cập tới thực hành dựa trên chứng cứ, những yếu tố nào sau đây cần phải được quan tâm?
  • Bằng chứng khoa học
  • Kinh nghiệm
  • Yêu cầu từ người bệnh
  • Tất cả đều đúng
Câu 223: Yếu tố nào thuận lợi cho quá trình lành vết thương?
  • Tuổi trẻ.
  • Tuổi cao.
  • Người béo phì.
  • Bệnh tiểu đường.
Câu 224: Khi áp dụng thực hành dựa trên chứng cứ, nguồn thông tin nào được xem là chứng cứ?
  • Bằng chứng từ nghiên cứu khoa học.
  • Ý kiến của các chuyên gia.
  • Sách tham khảo.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 225: Nguyên tắc thay băng vết thương cho người bệnh?
  • Thay băng vết thương sạch trước, vết thương bẩn/nhiễm khuẩn thay sau.
  • Sát khuẩn vết thương từ ngoài vào trong.
  • Lấy băng đủ thấm dịch trong 72 giờ.
  • Phủ gạc rộng vừa đủ mép vết thương.
Câu 226: Thời gian cắt chỉ thông thường được chỉ định cho vết thương sạch vùng bụng là?
  • 3 - 5 ngày.
  • 7 - 10 ngày.
  • 10 - 14 ngày.
  • Trên 14 ngày.
Câu 227: Cách xử trí của điều dưỡng khi bị rách găng tay khi bóc/tháo băng cũ cho người bệnh:
  • Tiếp tục tháo băng cũ, tháo găng, sau đó sát khuẩn tay nhanh để thực
  • hiện các bước tiếp theo.
  • Tháo găng, sát khuẩn tay nhanh và đeo găng mới để tiếp tục bóc băng cũ.
  • Tạm dừng thủ thuật và xin lỗi người bệnh về sai sót này, hẹn người bệnh sẽ thay băng vào thời điểm khác.
  • Dùng kẹp phẫu tích có trong bộ dụng cụ để bóc băng, đồng thời giải thích cho người bệnh.
Câu 228: Thứ tự đúng khi thay băng vết thương cho người bệnh?
  • Điều dưỡng tiếp xúc, động viên người bệnh; nhận định vết thương; thay băng /rửa vết thương; đi găng sạch, tháo băng cũ; sát khuẩn, thấm khô và băng vết thương.
  • Điều dưỡng tiếp xúc, động viên người bệnh; đi găng vô khuẩn, tháo băng cũ; nhận định vết thương; đi găng sạch, thay băng/rửa vết thương; sát khuẩn, thấm khô và băng vết thương.
  • Điều dưỡng tiếp xúc, động viên người bệnh; nhận định vết thương; Thay băng/rửa vết thương; sát khuẩn, thấm khô và băng vết thương.
  • Điều dưỡng tiếp xúc, động viên người bệnh; đi găng sạch, tháo băng cũ; nhận định vết thương; đi găng vô khuẩn, thay băng/rửa vết thương; sát khuẩn, thấm khô và băng vết thương.
Câu 229: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân gây loét tỳ đè nào thường gặp nhất?
  • Do tăng lực đè ép.
  • Do giảm hoạt động.
  • Do giảm cảm giác.
  • Do thiếu dinh dưỡng.
Câu 230: Nhóm người có nguy cơ loét tỳ đè, ngoại trừ?
  • Hôn mê.
  • Chấn thương cột sống.
  • Béo phì.
  • Gãy xương cẳng chân.
Câu 231: Người bệnh bị liệt nằm ngửa kéo dài, vùng có nguy cơ loét tỳ đè sớm nhất là?
  • Xương chẩm.
  • Khuỷu tay.
  • Xương bả vai.
  • Xương cùng.
Câu 232: Đề phòng loét tỳ đè cho người bệnh liệt, thời gian thay đổi tư thế cho người bệnh ít nhất là?
  • 30 phút/lần.
  • 2 giờ/lần.
  • 1 giờ/lần.
  • 3giờ/lần.
Câu 233: Một người bệnh 85 tuổi, liệt do tai biến mạch máu não, được đánh giá 6 điểm trên Thang Braden. Dựa trên thông tin này, điều dưỡng nên chăm sóc người bệnh này như thế nào?
  • Thực hiện thay đổi tư thế 2 giờ/lần và đánh giá tình trạng da.
  • Đặt băng hydrocoloid lên vùng cùng cụt của người bệnh để ngăn ngừa sự cố.
  • Nâng đầu giường lên 90 độ khi người bệnh nằm ngửa.
  • Tiếp tục đánh giá da hàng tuần mà không có biện pháp phòng ngừa đặc biệt.
Câu 234: Theo nhu cầu cơ bản của Maslow, nhu cầu bài tiết thuộc nhóm nhu cầu?
  • Thể chất - sinh lý.
  • An toàn.
  • Xã hội.
  • Tôn trọng.
Câu 235: Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình bài tiết nước tiểu?
  • Thuốc, tình trạng bệnh lý.
  • Thuốc, chế độ ăn.
  • Thuốc, tình trạng bệnh lý, chế độ ăn.
  • Tình trạng bệnh lý, chế độ ăn.
Câu 236: Lợi ích của sử dụng Uridom hỗ trợ bài tiết so với thông tiểu là?
  • Hỗ trợ khi người bệnh đi tiểu không tự chủ.
  • Hỗ trợ khi người bệnh bí tiểu.
  • Hạn chế viêm, tổn thương tiết niệu.
  • Tác dụng giống sử dụng thông tiểu.
Câu 237: Nguyên tắc ghi hồ sơ bệnh án, ngoại trừ?
  • Tất cả các thông số theo dõi người bệnh phải được ghi hàng ngày, mô tả tình trạng người bệnh càng cụ thể càng tốt.
  • Ghi vào hồ sơ những nội dung chăm sóc, thuốc do bản thân mình và đồng nghiệp thực hiện.
  • Với những nội dung cần chỉnh sửa, chỉ được gạch, sửa không được dùng bút xóa.
  • Chỉ dùng ký hiệu chữ viết mà bệnh viện ban hành.
Câu 238: Sử dụng bơm tiêm điện để tiêm thuốc cho người bệnh trong trường hợp? (Chọn câu đúng nhất).
  • Tất cả người bệnh có chỉ định tiêm thuốc.
  • Người bệnh phải tiêm một loại thuốc nhiều lần/ngày.
  • Người bệnh trong tình trạng nặng.
  • Người bệnh cần duy trì lượng thuốc ổn định trong máu liên tục theo thời gian.
Câu 239: Áp dụng ghi điện tâm đồ cho những đối tượng?
  • Người bệnh có bệnh tim.
  • Người bệnh tăng huyết áp.
  • Những người có nhu cầu, hoặc có chỉ định.
  • Người bệnh Basodow.
Câu 240: Monitor dùng để theo dõi các chỉ số của người bênh, ngoại trừ?
  • Nhiệt độ, nhịp thở, mạch, huyết áp.
  • Độ bão hoà oxy (SpO2).
  • Điện tim.
  • Tri giác.
Câu 241: Quy trình quản lý thuốc dùng cho người bệnh của điều dưỡng?
  • Nhận thuốc, nhập thông tin, bàn giao, thực hiện thuốc cho người bệnh, bảo quản, báo cáo sử dụng thuốc.
  • Nhập thông tin, nhận thuốc, bàn giao, bảo quản, thực hiện thuốc cho người bệnh, báo cáo sử dụng thuốc.
  • Nhập thông tin, nhận thuốc, bàn giao, thực hiện thuốc cho người bệnh, bảo quản, báo cáo sử dụng thuốc.
Câu 242: Nội dung kiểm tra thuốc của điều dưỡng trước khi cho người bệnh dùng thuốc (theo điều 6, Thông tư số 07/VBHN-BYT ngày 19/4/2018)?
  • Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng thuốc, liều dùng, chất lượng thuốc.
  • Tên thuốc, liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, hạn sử dụng.
  • Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, thời điểm dùng thuốc và đường dùng thuốc.
  • Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc, đường dùng thuốc, hạn dùng, chất lượng cảm quan.
Câu 243: Việc cần thiết phải thực hiện trước khi cho người bệnh thở oxy? (Chọn câu đúng nhất).
  • Theo dõi tình trạng hô hấp người bệnh.
  • Giải thích với người bệnh/gia đình NB.
  • Ghi các thông tin cần thiết vào phiếu chăm sóc người bệnh.
  • Hút dịch/đờm dãi làm thông thoáng đường hô hấp, đặt tư thế thuận lợi.
Câu 244: Bóp bóng hỗ trợ hô hấp cho người bệnh khi nào? (Chọn câu đúng nhất).
  • Người bệnh suy hô hấp: khó thở, nhịp thở nhanh, SpO2 92 %.
  • Người bệnh sốc: tự thở được, huyết áp thấp 80/ 50 mmHg.
  • Người bệnh suy hô hấp: khó thở, nhịp thở chậm, SpO2 < 80 %.
  • Người bệnh suy tim: mệt, khó thở, nhịp thở 25 lần/ phút.
Câu 245: Thực hiện hút dịch/đờm dãi cho người bệnh khi nào? (Chọn câu đúng nhất)
  • Người bệnh giảm hô hấp.
  • Người bệnh có dịch/ đờm dãi trong đường hô hấp không tự khạc ra được.
  • Người bệnh khó thở.
  • Người bệnh hen phế quản.
Câu 246: Dấu hiệu phát hiện ngừng tuần hoàn? (Chọn câu đúng nhất).
  • Không bắt được mạch quay, mất ý thức, không thở.
  • Không bắt được mạch cảnh, mất ý thức đột ngột, không thở.
  • Không bắt được mạch, mất ý thức, ngừng thở.
  • Mạch nhanh nhỏ, ngừng thở, mất ý thức.
Câu 247: Khi phát hiện nạn nhân ngừng tuần hoàn ngoài cơ sở y tế, người cấp cứu cần phải làm gì? (Chọn câu đúng nhất).
  • Khẩn trương gọi cấp cứu 115.
  • Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Khẩn trương cấp cứu ngay (ép tim, thổi ngạt) đồng thời gọi cấp cứu 115.
  • Khẩn trương gọi mọi người xung quanh tới phối hợp cấp cứu nạn nhân.
Câu 248: Khi phát hiện người bệnh ngừng tuần hoàn trong cơ sở y tế, điều dưỡng phải làm gì? (Chọn câu đúng nhất).
  • Khẩn trương hô to gọi mọi người tới cấp cứu.
  • Chuyển ngay nạn nhân đến phòng cấp cứu.
  • Khẩn trương cấp cứu ngay (ép tim, thổi ngạt).
  • Hô to gọi mọi người tới cấp cứu, thực hiện ép tim thổi ngạt ngay khi phát hiện NB ngừng tuần hoàn.
Câu 249: Phối hợp ép tim và thổi ngạt khi cấp cứu ngừng tuần hoàn theo chu kỳ cấp cứu ngừng tuần hoàn? (Chọn câu đúng nhất).
  • Ép tim 30 lần/thổi ngạt 2 lần.
  • Ép tim 20 lần/thổi ngạt 2 lần.
  • Ép tim 30 lần/thổi ngạt 3 lần.
  • Ép tim 15 lần/thổi ngạt 1 lần.
Câu 250: Nhóm triệu chứng hô hấp của phản vệ độ II ở người lớn.
  • Thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở.
  • Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi.
  • Tiếng rít thanh quản, phù thanh quản.
  • Nhịp thở 16 lần/ phút, khò khè.
Câu 251: Ngay khi người bệnh được chẩn đoán phản vệ, việc đầu tiên là phải:
  • Nhanh chóng chuyển người bệnh tới khoa cấp cứu của bệnh viện.
  • Để người bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp, nghiêng bên trái (nếu có nôn).
  • Ngừng ngay tiếp xúc với thuốc hoặc dị nguyên.
  • Để người bệnh nằm tại chỗ, đầu cao, gọi cấp cứu 115.
Câu 252: Thuốc và đường dùng thuốc trong cấp cứu phản vệ (Thông tư 51/2017/TT-BYT)?
  • Adrenalin ống 1ml-1mg; tiêm bắp ngay khi chẩn đoán phản vệ độ II.
  • Adrenalin ống 1ml-1mg; tiêm tĩnh mạch ngay khi chẩn đoán phản vệ độ II.
  • Adrenalin ống 1ml-1mg; truyền tĩnh mạch ngay khi chẩn đoán phản vệ độ II.
  • Adrenalin ống 1ml-1mg; tiêm dưới da ngay khi chẩn đoán phản vệ độ II.
Câu 253: Nguyên nhân làm cho nhân viên y tế bị phơi nhiễm là do?
  • Tai nạn rủi ro từ kim tiêm và vật sắc nhọn nhiễm khuẩn.
  • Bắn máu và dịch từ người bệnh vào niêm mạc mắt, mũi, miệng khi làm thủ thuật.
  • Da tay không lành lặn tiếp xúc với máu và dịch sinh học của người bệnh có chứa tác nhân gây bệnh.
  • Cả A, B, C.
Câu 254: Yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện?
  • Thiết bị và dụng cụ y tế sử dụng trên người bệnh.
  • Phẫu thuật.
  • Sử dụng kháng sinh.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 255: Công tác kiểm soát NKBV là nhiệm vụ của?
  • Giám đốc bệnh viện.
  • Các trưởng khoa.
  • Các điều dưỡng trưởng.
  • Tất cả nhân viên y tế.
Câu 256: Các biện pháp cải tiến môi trường để giảm té ngã, ngoại trừ?
  • Lắp đặt chuông báo động tại giường, ở các lối ra vào.
  • Lắp tay vịn tại các nhà vệ sinh.
  • Sử dụng “giường thấp” cho những người có nguy cơ té ngã.
  • Lau sàn sạch.
Câu 257: Tiêm an toàn là một quy trình tiêm?
  • Không gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm.
  • Không gây phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm.
  • Không tạo chất thải nguy hại cho người khác và cộng đồng.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 258: Tiêm không an toàn có thể gây ra?
  • Sốc phản vệ.
  • Nhiễm khuẩn chéo.
  • Áp xe tại nơi tiêm.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 259: Nguy cơ lây bệnh trong tiêm truyền phổ biến là các bệnh?
  • Viêm gan B.
  • Viêm gan C.
  • HIV.
  • Tất cả đều đúng
Câu 260: Để phòng và chống sốc phản vệ cần thực hiện?
  • Khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc trước khi tiêm mũi đầu tiên.
  • Luôn mang theo hộp chống sốc khi đi tiêm.
  • Bơm thuốc chậm, vừa tiêm vừa phải quan sát sắc mặt NB.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 261: Mang găng ............. thay thế được cho vệ sinh bàn tay?
  • Không.
  • Đôi khi.
  • Thường xuyên.
  • Luôn luôn.
Câu 262: Biện pháp quan trọng nhất trong phòng ngừa lây nhiễm HIV, HBV, HCV ở nhân viên y tế là .........?
  • Đeo khẩu trang.
  • Đi găng tay.
  • Rửa tay.
  • Phòng ngừa và quản lý tai nạn do vật sắc nhọn.
Câu 263: Một trong các biện pháp kiểm soát thực hành tiêm an toàn là.
  • Không đậy nắp kim tiêm sau khi tiêm.
  • Đặt các thùng đựng vật sắc nhọn trong tầm mắt và tầm tay.
  • Niêm phong và đổ bỏ thùng đựng vật sắc nhọn khi đã đầy ở mức 3/4.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 264: Phòng nguy cơ bị phơi nhiễm do máu hoặc do kim tiêm/vật sắc nhọn đâm, ngoại trừ?
  • Dùng gạc bọc vào đầu ống thuốc trước khi bẻ để tránh mảnh vỡ rơi vào ống thuốc rơi ra sàn nhà bắn vào người đâm vào tay.
  • Không dùng tay để đậy nắp kim sau tiêm nếu cần hãy sử dụng một tay và múc nắp đặt trên một mặt phẳng rồi mới đậy nắp kim.
  • Tháo rời kim tiêm ra khỏi bơm tiêm sau khi tiêm.
  • Bỏ bơm kim tiêm kim truyền vào hộp kháng thủng ngay sau khi tiêm.
Câu 265: Trường hợp người bệnh đã được lựa chọn thuốc và liều thích hợp, thời gian chỉ định thuốc tối đa không quá ……(đối với ngày làm việc) và không quá 3 ngày (đối với ngày nghỉ)?
  • 1 ngày.
  • *B. 2 ngày.
  • 3 ngày.
  • 4 ngày
Câu 266: Trong khi người bệnh dùng thuốc?
  • Đảm bảo quy trình kỹ thuật.
  • Đảm bảo 5 đúng.
  • Trực tiếp chứng kiến người bệnh uống thuốc và theo dõi phát hiện kịp thời các bất thường của người bệnh trong khi dùng thuốc.
  • Tất cả đáp án trên.
Câu 267: Khi dùng thuốc cho NB, điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải kiểm tra thuốc: Tên thuốc, nồng độ/hàm lượng,…... , số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc và đường dùng thuốc so với y lệnh?
  • *A. Liều dùng một lần.
  • Nhãn thuốc.
  • Dây truyền.
  • Nhãn thuốc và dây truyền.
Câu 268: Khi dùng thuốc cho NB, điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải……. các tác dụng không mong muốn của thuốc, tai biến sau dùng thuốc và báo cáo kịp thời cho bác sĩ điều trị?
  • Kiểm tra.
  • Theo dõi, phát hiện.
  • Theo dõi sát.
  • Tư vấn.
Câu 269: Thông tư 23/2011/TT-BYT quy định về quản lý, bảo quản thuốc tại khoa lâm sàng: Thuốc dư ra do thay đổi y lệnh, do người bệnh chuyển khoa, ra viện, chuyển viện hoặc tử vong được tổng hợp theo quy định và trả lại khoa Dược trong vòng?
  • 24 giờ.
  • 36 giờ.
  • 48 giờ.
  • Một tuần.
Câu 270: Thông tư 23/2011/TT-BYT quy định trách nhiệm của khoa lâm sàng trong việc cho người bệnh dùng thuốc phải chuẩn bị đủ phương tiện trước khi cho người bệnh dùng thuốc: khay thuốc, ………………đối với trường hợp người bệnh dùng thuốc uống, lọ đựng thuốc uống theo giờ cho từng người bệnh?
  • Xe phát thuốc.
  • Hộp chống sốc.
  • Nước uống hợp vệ sinh.
  • Sổ phát thuốc.
Câu 271: Thông tư 23/2011/TT-BYT quy định về báo cáo: Khi xảy ra các trường hợp đặc biệt (tai biến, nhầm lẫn) về sử dụng thuốc các bệnh viện cần …… và báo cáo về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp?
  • Xử lý ngay.
  • Xin hỗ trợ của chuyên khoa.
  • Chuyển khoa cấp cứu.
  • Chuyển tuyến trên.
Câu 272: Phản vệ là gì?
  • Một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức, từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên.
  • Một nhiễm khuẩn cấp tính trên da.
  • Nhiễm khuẩn huyết.
  • Tất cả đều sai.
Câu 273: Dị nguyên là gì?
  • Vi sinh vật .
  • Yếu tố lạ khi tiếp xúc có khả năng gây phản ứng dị ứng cho cơ thể.
  • Vi khuẩn.
  • Vi sinh vật và vi khuẩn.
Câu 274: Triệu chứng của phản vệ độ I?
  • Khó thở, tức ngực, thở rít.
  • Đau bụng hoặc nôn.
  • Chỉ có các triệu chứng trên da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch.
  • Tất cả đều đúng
Câu 275: Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu, cứu sống người bệnh bị phản vệ, phải được dùng theo đường nào khi chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên?
  • Tiêm dưới da.
  • Tiêm bắp.
  • Tiêm trong da.
  • Tiêm trong khớp.
Câu 276: Một trong những cách kết thúc buổi nói chuyện giáo dục sức khoẻ hiệu quả và hấp dẫn?
  • Kết thúc ngay sau khi hoàn thành nội dung truyền đạt tránh lan man.
  • Đặt câu hỏi để người nghe trả lời.
  • Đặt và trả lời câu hỏi; tóm tắt và nhấn mạnh những điểm cần nhớ, cần làm sau đó cảm ơn người nghe và ban tổ chức.
  • Đặt câu hỏi để người nghe trả lời. Nhắc lại mục tiêu của buổi nói chuyện.
Câu 277: Trong shock phản vệ cần cho người bệnh nằm …… để đảm bảo tuần hoàn não?
  • Đầu cao.
  • Đầu thấp.
  • Ngửa thẳng.
  • Nằm nghiêng trái
Câu 278: Thông tư số 51/2017/TT-BYT hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ có hiệu lực từ?
  • Ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  • Ngày 01 tháng 02 năm 2018.
  • Ngày 15 tháng 01 năm 2018.
  • Ngày 15 tháng 02 năm 2018.
Câu 279: Khi đã có đường truyền tĩnh mạch Adrenalin với liều duy trì được huyết áp ổn định thì có thể theo dõi mạch, huyết áp?
  • 3-5 phút/lần.
  • 10-15 phút/lần.
  • 30 phút/lần.
  • 1 giờ/lần.
Câu 280: Liều Adrenalin 1mg/1ml sử dụng tiêm bắp cấp cứu phản vệ cho trẻ trên 30kg là?
  • 0,25ml (tương đương 1/4 ống).
  • 0,3ml (tương đương 1/3 ống).
  • 0,5ml (tương đương 1/2 ống).
  • 0,5 - 1ml (tương đương 1/2 -1 ống).
Câu 281: Thời gian theo dõi bệnh nhân phản vệ trong giai đoạn ổn định: theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2 và tri giác mỗi 1-2 giờ trong ít nhất… … tiếp theo?
  • 2 giờ.
  • 10 giờ.
  • 24 giờ.
  • 48 giờ.
Câu 282: Liều Adrenalin 1mg/1ml sử dụng tiêm bắp cấp cứu phản vệ cho trẻ 10kg là?
  • 0,25ml (tương đương 1/4 ống).
  • 0,3ml (tương đương 1/3 ống).
  • 0,5ml (tương đương 1/2 ống).
  • 0,5 - 1ml (tương đương 1/2 -1 ống).
Câu 283: Cấp cứu phản vệ mức độ nặng và nguy kịch: Thiết lập đường truyền adrenalin tĩnh mạch với dây truyền thông thường nhưng kim tiêm to …...hoặc đặt catheter tĩnh mạch và một đường truyền tĩnh mạch thứ hai để truyền dịch nhanh?
  • Cỡ 14 hoặc 16G.
  • Cỡ 18 hoặc 20 G.
  • Cỡ 22 hoặc 24 G.
  • Cỡ 24 hoặc 26 G.
Câu 284: Liều lượng Oxy được sử dụng trong trường hợp cấp cứu phản vệ mức nặng và nguy kịch (độ II, III)?
  • Thở ô xy: người lớn 6-10 l/phút, trẻ em 2-4 l/phút qua mặt nạ hở.
  • Thở ô xy: người lớn 15 l/phút, trẻ em 5-10 l/phút qua mặt nạ hở.
  • Thở ô xy: người lớn > 15 l/phút, trẻ em >10 l/phút qua mặt nạ hở.
  • Thở ô xy: người lớn 10- 15 l/phút, trẻ em >5-8 l/phút qua mặt nạ hở
Câu 285: (182): Theo TT 31. Người bệnh cần chăm sóc cấp I là?
  • Người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê.
  • Người bệnh trong tình trạng nặng, nguy kịch không tự thực hiện các hoạt động cá nhân hằng ngày hoặc do yêu cầu chuyên môn không được vận động phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự theo dõi, chăm sóc toàn diện và liên tục của điều dưỡng.
  • Người bệnh có khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động hằng ngày và cần sự theo dõi, hỗ trợ của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.
  • Người bệnh có khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động hằng ngày.
Câu 286: Các tai biến có thể xảy ra khi truyền máu là? (Chọn nhiều câu đúng).
  • Sốt và rét run.
  • Nhiễm khuẩn huyết.
  • Rối loạn điện giải.
  • Suy tim cấp.
  • Hội chứng xuất huyết sau truyền máu.
  • 1, 3, 5
  • 2, 3, 4
  • 1, 2, 5
  • 3, 4, 5
Câu 287: Thông tư 31/2021/TT-BYT quy định: Đánh giá các đáp ứng của người bệnh và hiệu quả của các can thiệp chăm sóc điều dưỡng theo mục tiêu, kết quả chăm sóc theo nguyên tắc nào?
  • Theo giờ, theo ngày và theo tuần.
  • Liên tục, chính xác toàn diện về tình trạng đáp ứng của mỗi người bệnh.
  • Theo thể trạng lâm sàng của NB.
  • Theo bàn giao của ca kíp.
Câu 288: Khi dùng thuốc cho người bênh, điều dưỡng viên phải?
  • Thực hiện theo “2 đúng”.
  • Thực hiện theo “3 đúng”.
  • Thực hiện theo “4 đúng”.
  • Thực hiện theo “5 đúng”.
Câu 289: Thông tư 31/2021/TT-BYT hướng dẫn công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh trong bệnh viện có?
  • 04 chương 30 điều.
  • 04 chương 22 điều.
  • 06 chương 30 điều.
  • 07 chương 32 điều.
Câu 290: Có bao nhiêu nội dung can thiệp điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh tại thông tư 31/2021-TT-BYT ngày 28/12/2021?
  • 10 nội dung.
  • 11 nội dung.
  • 09 nội dung.
  • 13 nội dung.
Câu 291: Thông tư 31/2021/TT-BYT hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện có hiệu lực thi hành từ ngày nào?
  • 01 tháng 3 năm 2001.
  • 01 tháng 2 năm 2011.
  • 01 tháng 5 năm 2011.
  • 27 tháng 02 năm 2022.
Câu 292: Thông Tư 31/TT-BYT ngày 28/12/2021/TT-BYT hướng dẫn các bệnh viện căn cứ vào đặc điểm chuyên môn của từng khoa có thể áp dụng các mô hình phân công chăm sóc dưới đây?
  • Mô hình phân công điều dưỡng chăm sóc chính.
  • Mô hình chăm sóc theo đội hoặc nhóm.
  • Mô hình phân chăm sóc theo công việc.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 293: Thông Tư 31/TT-BYT ngày 28/12/2021/TT-BYT quy định nhiệm vụ của Điều dưỡng trưởng khoa?
  • Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch.
  • Giám sát điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý trong khoa thực hiện các quy định chuyên môn về chăm sóc điều dưỡng người bệnh.
  • Đề xuất nhu cầu thuyên chuyển, tuyển dụng, đào tạo đối với điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý trong khoa.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 294: Thông Tư 31/TT-BYT ngày 28/12/2021 /TT-BYT quy định Chủ tịch Hội đồng Điều dưỡng cấp bệnh viện là?
  • Lãnh đạo bệnh viện.
  • Giám đốc bệnh viện.
  • Trưởng phòng Điều dưỡng.
  • Chi hội trưởng Chi hội điều dưỡng của bệnh viện.
Câu 295: Thông Tư 31/TT-BYT ngày 28/12/2021 /TT-BYT quy định trách nhiệm của giáo viên, học sinh, sinh viên thực tập: Học sinh, sinh viên điều dưỡng, hộ sinh chỉ được thực hiện các thủ thuật, kỹ thuật điều dưỡng trên người bệnh khi ............... của giáo viên hoặc điều dưỡng viên, hộ sinh viên được giao trách nhiệm phụ trách?
  • Có mặt.
  • Được sự cho phép và dưới sự giám sát.
  • Được sự cho phép.
  • Có sự ủy quyền.
Câu 296: Thông Tư 31/TT-BYT ngày 28/12/2021 /TT-BYT quy định Hội đồng Điều dưỡng bệnh viện do ...................ra quyết định thành lập?
  • Hội điều dưỡng trên một cấp.
  • Hội điều dưỡng Việt Nam.
  • Giám đốc bệnh viện.
  • Giám đốc Sở Y tế.
Câu 297: Thông tư số: 31/2021/TT-BYT quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào?
  • 28/12/2021.
  • 18/01/2022.
  • 27/01/2022.
  • 27/02/2022.
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Thi điều dưỡng 2024 - Điều dưỡng viên

Mã quiz
715
Số xu
10 xu
Thời gian làm bài
223 phút
Số câu hỏi
297 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Điều dưỡng
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước