Câu 1:
Thuật ngữ dân chủ ra đời khi nào?
- Thế kỷ VII –VI TCN
- Thế kỷ VIII –VI TCN
- Thế kỷ IX –VI TCN
- Thế kỷ X –VI TCN
Câu 2:
Các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại đã dùng cụm từ “Demoskratos” để nói đến dân chủ. Theo đó dân chủ được hiểu như thế nào?
- Nhân dân cai trị
- Nhân dân làm chủ
- Nhân dân nắm quyền
- Nhân dân quản lí
Câu 3:
Điểm khác biệt cơ bản giữa cách hiểu về dân chủ thời cổ đại và hiện nay là gì?
- Là sự khác biệt về khái niệm dân chủ và mối quan hệ sở hữu công cộng
- Là ở tính chất trực tiếp của mối quan hệ sở hữu, quyền lực công cộng và khái niệm dân chủ
- Là ở tính chất trực tiếp của mối quan hệ sở hữu quyền lực công cộng và cách hiểu về nội hàm của khái niệm nhân dân
- Không có câu trả lời đúng
Câu 4:
Từ nghiên cứu các chế độ dân chủ trong lịch sử và thực tiễn cách mạng xã hội chủ nghĩa, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin xác định dân chủ là gì?
- Là sản phẩm và là thành quả của quá trình đấu tranh giai cấp cho những giá trị tiến bộ của nhân loại
- Là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền
- Là một trong những nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội
- Tất cả đều đúng
Câu 5:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin xét về phương diện quyền lực, dân chủ là:
- Quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ nhân của nhà nước
- Một hình thức hay một hình thái nhà nước, chính thể dân chủ hay chế độ dân chủ
- Một nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và quản lý xã hội
- Không có câu trả lời đúng
Câu 6:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin xét trên phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị, dân chủ là:
- Quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ nhân của nhà nước
- Một hình thức hay hình thái nhà nước, là chính thể dân chủ hay chế độ dân chủ
- Một nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và quản lý xã hội
- Không có câu trả lời đúng
Câu 7:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, khi nào thì mới có thể đảm bảo về căn bản việc nhân dân được hưởng quyền làm chủ với tư cách một quyền lợi?
- Khi mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
- Khi nhân dân sở hữu mọi tư liệu sản xuất
- Khi hình thành nguyên tắc dân chủ trong nhân dân
- Không có câu trả lời đúng
Câu 8:
Với tư cách là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị, Dân chủ được xác định như thế nào?
- Là một phạm trù vĩnh viễn, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của con người, của xã hội loài người
- Là một phạm trù lịch sử, ra đời và phát triển gắn liền với nhà nước và mất đi khi nhà nước tiêu vong
- Là một phạm trù chính trị - xã hội tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại của nền văn minh nhân loại
- Không có câu trả lời đúng
Câu 9:
Với tư cách là một giá trị xã hội, Dân chủ được xác định như thế nào?
- Là một phạm trù vĩnh viễn, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của con người, của xã hội loài người
- Là một phạm trù lịch sử, ra đời và phát triển gắn liền với nhà nước và mất đi khi nhà nước tiêu vong
- Là một phạm trù chính trị - xã hội tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại của nền văn minh nhân loại
- Không có câu trả lời đúng
Câu 10:
Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin và điều kiện cụ thể của Việt Nam, khi coi dân chủ là một giá trị xã hội mang tính toàn nhân loại, Hồ Chí Minh đã khẳng định dân chủ là:
- Dân là chủ
- Dân là chủ và dân làm chủ
- Dân làm chủ
- Không có câu trả lời đúng
Câu 11:
Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin và điều kiện cụ thể của Việt Nam, khi coi dân chủ là một thể chế chính trị, một chế độ xã hội, Hồ Chí Minh đã khẳng định:
- Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ, mà chính phủ là người đầy tớ trung thành của nhân dân
- Chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền do người dân làm chủ
- Dân làm chủ thì chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác làm đầy tớ cho nhân dân, chứ không phải là quan cách mạng
- Tất cả đều đúng
Câu 12:
Nhu cầu về dân chủ xuất hiện khi nào?
- Ngay từ khi có xã hội loài người
- Trong xã hội tự quản của cộng đồng thị tộc, bộ lạc
- Khi có nhà nước vô sản
- Học thuyết Mác ra đời
Câu 13:
Trong chế độ cộng sản nguyên thủy đã xuất hiện hình thức manh nha của dân chủ, Ph. Ăngghen gọi đó là?
- Dân chủ quân sự
- Dân chủ chủ nô
- Dân chủ vô sản
- Dân chủ tư sản
Câu 14:
Đặc trưng của hình thức dân chủ nguyên thủy là gì?
- Nhân dân bầu ra thủ lĩnh quân sự thông qua đại hội nhân dân
- Dân chủ cho thiểu số, quyền lực của dân đã bó hẹp nhằm duy trì, bảo vệ, thực hiện lợi ích của giai cấp cầm quyền và các công dân tự do
- Thực hiện quyền lực của nhân dân, xây dựng nhà nước dân chủ thực sự, dân làm chủ nhà nước và xã hội, bảo vệ quyền lợi cho đại đa số nhân dân
- Dân chủ của thiểu số những người nắm giữ tư liệu sản xuất đối với đại đa số nhân dân lao động
Câu 15:
Đặc trưng của hình thức dân chủ chủ nô là gì?
- Nhân dân bầu ra thủ lĩnh quân sự thông qua đại hội nhân dân
- Dân chủ cho thiểu số, quyền lực của dân đã bó hẹp nhằm duy trì, bảo vệ, thực hiện lợi ích của giai cấp cầm quyền và các công dân tự do
- Thực hiện quyền lực của nhân dân, xây dựng nhà nước dân chủ thực sự, dân làm chủ nhà nước và xã hội, bảo vệ quyền lợi cho đại đa số nhân dân
- Dân chủ của thiểu số những người nắm giữ tư liệu sản xuất đối với đại đa số nhân dân lao động
Câu 16:
Đặc trưng của hình thức dân chủ tư sản là gì?
- Nhân dân bầu ra thủ lĩnh quân sự thông qua đại hội nhân dân
- Dân chủ cho thiểu số, quyền lực của dân đã bó hẹp nhằm duy trì, bảo vệ, thực hiện lợi ích của giai cấp cầm quyền và các công dân tự do
- Thực hiện quyền lực của nhân dân, xây dựng nhà nước dân chủ thực sự, dân làm chủ nhà nước và xã hội, bảo vệ quyền lợi cho đại đa số nhân dân
- Dân chủ của thiểu số những người nắm giữ tư liệu sản xuất đối với đại đa số nhân dân lao động
Câu 17:
Đặc trưng của hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì?
- Nhân dân bầu ra thủ lĩnh quân sự thông qua đại hội nhân dân
- Dân chủ cho thiểu số, quyền lực của dân đã bó hẹp nhằm duy trì, bảo vệ, thực hiện lợi ích của giai cấp cầm quyền và các công dân tự do
- Thực hiện quyền lực của nhân dân, xây dựng nhà nước dân chủ thực sự, dân làm chủ nhà nước và xã hội, bảo vệ quyền lợi cho đại đa số nhân dân
- Dân chủ của thiểu số những người nắm giữ tư liệu sản xuất đối với đại đa số nhân dân lao động
Câu 18:
Với tư cách là một hình thái nhà nước, một chế độ chính trị trong lịch sử nhân loại, cho đến nay có các nền dân chủ nào?
- Nền dân chủ chủ nô gắn với chế độ chiếm hữu nô lệ
- Nền dân chủ tư sản gắn với chế độ tư bản chủ nghĩa
- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa
- Tất cả đều đúng
Câu 19:
Nền dân chủ nào thực hiện quyền lực của đại đa số nhân dân?
- Dân chủ chủ nô
- Dân chủ tư sản
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Tất cả đều đúng
Câu 20:
Nền dân chủ nào xuất hiện đầu tiên trong lịch sử nhân loại?
- Nền dân chủ chủ nô
- Nền dân chủ tư sản
- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Không có câu trả lời đúng
Câu 21:
Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phôi thai từ khi nào?
- Từ thực tiễn đấu tranh giai cấp ở Pháp và Công xã Pari năm 1871
- Từ thực tiễn đấu tranh của cuộc cách mạng Tháng Hai ở Nga năm 1917
- Từ thực tiễn đấu tranh của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917
- Không có câu trả lời đúng
Câu 22:
Nền dân chủ vô sản hay còn gọi là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chính thức được xác lập khi nào?
- Thực tiễn đấu tranh giai cấp ở Pháp và Công xã Pari năm 1871
- Cách mạng Tháng Mười Nga thành công với sự ra đời của nhà nước xã hội chủnghĩa đầu tiên trên thế giới năm 1917
- Chủ nghĩa Mác - Lênin với tư cách cơ sở lý luận tổ chức, tiến hành cách mạng và xây dựng nhà nước của giai cấp công nhân
- Không có câu trả lời đúng
Câu 23:
Nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì?
- Không ngừng mở rộng dân chủ
- Nâng cao mức độ giải phóng cho người lao động
- Thu hút người lao động tham gia tự giác vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội
- Tất cả đều đúng
Câu 24:
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ:
- Mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ
- Dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng
- Được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
- Tất cả đều đúng