Danh sách câu hỏi
Câu 1: Mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ thường hướng về
  • Nam.
  • Đông.
  • Tây.
  • Bắc.
Câu 2: Địa lí cung cấp kiến thức, cơ sở khoa học và thực tiễn về
  • các yếu tố sinh học, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất.
  • các yếu tố sử học, khoa học xã hội và môi trường trên Trái Đất.
  • các yếu tố lí học, khoa học trái đất và môi trường trên Trái Đất.
  • các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất.
Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng với GPS và bản đồ số?
  • Quản lí sự di chuyển của đối tượng địa lí.
  • Chỉ được sử dụng trong ngành quân sự.
  • Xác định vị trí của đối tượng địa lí bất kì.
  • Được sử dụng phổ biến trong đời sống.
Câu 4: Bắt đầu từ năm nào sau đây GPS được sử dụng vào mục đích dân sự?
  • 1990.
  • 1970.
  • 1980.
  • 2000.
Câu 5: Để thể hiện hướng di chuyển của bão trên Biển Đông vào nước ta, thường dùng phương pháp
  • đường chuyển động.
  • chấm điểm.
  • kí hiệu theo đường.
  • khoanh vùng.
Câu 6: Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ
  • khoa học địa lí.
  • khoa học xã hội.
  • khoa học trái đất.
  • khoa học vũ trụ
Câu 7: Bản đồ số được cài đặt trên
  • các thiết bị điện tử.
  • các công cụ nội trợ.
  • các tòa nhà cao cấp.
  • các thiết bị ghi âm.
Câu 8: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính tích hợp của môn Địa lí?
  • Kết hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực (sử, hóa, lí,…).
  • Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường và biển đảo.
  • Chỉ vận dụng kiến thức môn học để làm sáng tỏ địa lí.
  • Tích hợp giữa tự nhiên, dân cư với xã hội và kinh tế.
Câu 9: Kí hiệu của bản đồ dùng để thể hiện
  • tỉ lệ của bản đồ so với thực tế.
  • hệ thống đường kinh, vĩ tuyến.
  • bản chú giải cuả một bản đồ.
  • các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Câu 10: GPS do quốc gia nào sau đây xây dựng, vận hành và quản lí?
  • Hoa Kì.
  • Trung Quốc.
  • Liên bang Nga.
  • Nhật Bản.
Câu 11: Đối với bản đồ số, việc xác định vị trí phải dựa vào
  • bản đồ.
  • hướng bắc.
  • GPS.
  • tọa độ.
Câu 12: Trong sinh hoạt hằng ngày, bản đồ dùng để
  • xác định vị trí; tìm đường đi, tính khoảng cách.
  • xây dựng các phương án phòng thủ và tấn công.
  • quy hoạch phát triển vùng, các công trình thuỷ lợi.
  • thiết kế các tuyến đường giao thông hay du lịch.
Câu 13: Phương pháp nào sau đây thường dùng để biểu hiện loại đối tượng địa lí không phân bố ở mọi nơi trên lãnh thổ, mà chỉ tập trung ở một khu vực nhất định?
  • Chấm điểm.
  • Đường đẳng trị.
  • Vùng phân bố.
  • Bản đồ - biểu đồ.
Câu 14: So với các môn học khác, môn Địa lí có điểm khác biệt nào sau đây?
  • Chỉ được học ở trung học cơ sở.
  • Mang tính độc lập và khác biệt.
  • Được học ở tất cả các cấp học.
  • Địa lí mang tính chất tổng hợp.
Câu 15: Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là
  • định tính.
  • định vị.
  • định lượng.
  • định luật.
Câu 16: Trong các hoạt động kinh tế, bản đồ không dùng để
  • quy hoạch các trung tâm công nghiệp, khu đô thị.
  • quy hoạch phát triển vùng, các công trình thuỷ lợi.
  • xây dựng các phương án phòng thủ và tấn công.
  • thiết kế các tuyến đường giao thông hay du lịch.
Câu 17: Phương pháp nào sau đây thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian?
  • Kí hiệu.
  • Kí hiệu theo đường.
  • Chấm điểm.
  • Bản đồ - biểu đồ.
Câu 18: Để thể hiện vị trí tâm bão ở trên Biển Đông, thường dùng phương pháp
  • bản đồ - biểu đồ.
  • chấm điểm.
  • đường chuyển động.
  • kí hiệu.
Câu 19: Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ, cần phải dựa vào
  • chú giải và kí hiệu.
  • các đường kinh, vĩ tuyến.
  • kí hiệu và vĩ tuyến.
  • kinh tuyến và chú giải.
Câu 20: Bản đồ có tỉ lệ 1:300.000, thì 7cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là
  • 210 m.
  • 21,0 km.
  • 210 km.
  • 210 cm.
Câu 21: Phương pháp khoanh vùng (vùng phân bố) cho biết
  • cơ cấu của đối tượng riêng lẻ.
  • tính phổ biến của đối tượng riêng lẻ.
  • số lượng của đối tượng riêng lẻ.
  • diện tích phân bố của đối tượng riêng lẻ.
Câu 22: Kiến thức địa lí kinh tế - xã hội định hướng nhóm ngành nghề nào sau đây?
  • Kĩ sư trắc địa, bản đồ.
  • Thương mại, tài chính.
  • Dịch vụ, khí hậu học.
  • Du lịch, địa chất học.
Câu 23: Sự phân bố các điểm dân cư nông thôn thường được biểu hiện bằng phương pháp
  • kí hiệu.
  • bản đồ - biểu đồ.
  • chấm điểm.
  • đường chuyển động.
Câu 24: Đối với học sinh, bản đồ là phương tiện để
  • học thay sách giáo khoa.
  • thư dãn sau khi học bài.
  • học tập và ghi nhớ các địa danh.
  • học tập và rèn các kĩ năng địa lí.
Câu 25: Nhóm nghề nghiệp liên quan đến tự nhiên tổng hợp là
  • môi trường, tài nguyên.
  • khí hậu học, du lịch.
  • nông nghiệp, du lịch.
  • dân số học, đô thị học.
Câu 26: Ưu điểm lớn nhất của GPS là
  • GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, không mất phí sử dụng.
  • GPS hoạt động trong mọi địa hình, nhiều ở nước phát triển, mất rất ít phí sử dụng
  • GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mạnh nhất trên đất liền, không mất phí sử dụng.
  • GPS hoạt động trong mọi địa hình, mọi nơi trên Trái Đất, mất nhiều phí sử dụng.
Câu 27: Công cụ truyền tải và giám sát tính năng định vị của GPS là
  • bản đồ số.
  • các vệ tinh.
  • trạm điều khiển.
  • thiết bị thu.
Câu 28: Sự di cư theo mùa của một số loài chim thường được biểu hiện bằng phương pháp
  • khoanh vùng.
  • chấm điểm.
  • bản đồ - biểu đồ.
  • đường chuyển động.
Câu 29: Để giải thích sự phân bố mưa của một khu vực, cần sử dụng bản đồ khí hậu và bản đồ
  • sinh vật.
  • địa hình.
  • thổ nhưỡng.
  • sông ngòi.
Câu 30: Thiết bị nào sau đây bay quanh Trái Đất và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất?
  • Vệ tinh tự nhiên.
  • Vệ tinh nhân tạo.
  • Trạm hàng không.
  • Các loại ngôi sao.
Câu 31: Bộ phận sử dụng có vai trò nào sau đây?
  • Các trạm theo dõi, giám sát hoạt động của GPS.
  • Nhiều vệ tinh hợp lại, thông tin đến người dùng.
  • Tiếp nhận, theo dõi những tín hiệu GPS phát ra.
  • Truyền tín hiệu và thông tin đến người sử dụng.
Câu 32: Để giải thích chế độ nước của một hệ thống sông, cần phải sử dụng bản đồ sông ngòi và các bản đồ
  • khí hậu, địa hình.
  • thổ nhưỡng, khí hậu.
  • khí hậu, sinh vật.
  • địa hình, thổ nhưỡng.
Câu 33: Để thể hiện vùng trồng thuốc lá của nước ta, có thể sử dụng phương pháp
  • khoanh vùng.
  • kí hiệu.
  • bản đồ - biểu đồ.
  • đường đẳng trị.
Câu 34: Kiến thức về địa lí tự nhiên không định hướng ngành nghề nào sau đây?
  • Kĩ sư nông nghiệp.
  • Bảo vệ môi trường.
  • Quản lí xã hội.
  • Quản lí đất đai.
Câu 35: Thiết bị thông minh nào sau đây được gắn định vị GPS?
  • Nồi chiêm không dầu.
  • Máy lọc không khí.
  • Tủ lạnh samsung lớn.
  • Điện thoại thông minh.
Câu 36: Kiến thức về địa lí tự nhiên định hướng ngành nghề nào sau đây?
  • Quản lí đô thị.
  • Quản lí đất đai.
  • Kĩ sư trắc địa.
  • Quản lí xã hội.
Câu 37: Để giải thích sự phân bố của một số trung tâm công nghiệp thực phẩm, cần sử dụng bản đồ công nghiệp và các bản đồ
  • ngư nghiệp, lâm nghiệp.
  • lâm nghiệp, dịch vụ.
  • nông nghiệp, lâm nghiệp.
  • nông nghiệp, ngư nghiệp.
Câu 38: Bản đồ địa lí không thể cho biết nội dung nào sau đây?
  • Lịch sử phát triển tự nhiên.
  • Hình dạng của một lãnh thổ.
  • Vị trí của đối tượng địa lí.
  • Sự phân bố các điểm dân cư.
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Đề thi Khảo sát Chất lượng đầu năm - Địa 10

Mã quiz
356
Số xu
4 xu
Thời gian làm bài
29 phút
Số câu hỏi
38 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Địa lý học
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước