Danh sách câu hỏi
Câu 1: Ngân hàng bắt đầu phát triển trong giai đoạn nào
  • TK 5 - 15
  • TK 2 - 5
  • Bắt đầu thời kỳ phục hưng (TK 15)
  • TK 18 - 20
Câu 2: Cái nôi ra đời ngân hàng ở đâu?
  • Anh
  • Mỹ
  • Ý
  • Hi lạp
Câu 3: Đặc điểm ngân hàng trong giai đoạn TK 18 – 20
  • Tất cả các ngân hàng đều có quyền phát hành tiền.
  • Chưa có hệ thống
  • Nhà nước không can thiệp
  • Một số ngân hàng lớn mới có quyền phát hành tiền, các ngân hàng nhỏ làm nhiệm vụ kinh doanh
Câu 4: Căn cứ vào tiêu chí hoạt động của ngân hàng thương mại, có thể phân chia nghiệp vụ của ngân hàng thương mại thành những nghiệp vụ nào?
  • Nghiệp vụ tài sản có, nghiệp vụ tài sản nợ
  • Nghiệp vụ nội bảng, nghiệp vụ ngoại bảng
  • Nghiệp vụ ngân hàng, nghiệp vụ phi ngân hàng
  • Nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thanh toán và các nghiệp vụ ngân hàng khác
Câu 5: Đối với ngân hàng thương mại, cho vay không có đảm bảo thì dựa trên cơ sở nào?
  • Năng lực tài chính của khách hàng
  • Uy tín của khách hàng
  • Khả năng hoàn trả gốc và lãi đúng hạn
  • Sử dụng vốn vay có hiệu quả
Câu 6: Tính ưu việt của ngân hàng thương mại so với các định chế tài chính trung gian khác thể hiện ở đâu?
  • Ngân hàng thương mại cung cấp đa dạng nhất các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng
  • Ngân hàng thương mại có lượng vốn kinh doanh rất lớn
  • Ngân hàng thương mại có đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực tài chính ngân hàng
  • Ngân hàng thương mại được sự hỗ trợ nhiều hơn từ chính phủ và ngân hàng trung ương
Câu 7: Khi ngân hàng thương mại tạo tiền thì lượng tiền gửi mở rộng tối thiểu của ngân hàng thương mại là bao nhiêu?
  • Bằng đúng lượng tiền gửi ban đầu
  • Bằng đúng lượng dự trữ bắt buộc của thế hệ ngân hàng đầu tiên
  • Bằng đúng lượng dự trữ thừa của thế hệ ngân hàng đầu tiên
  • Bằng 0
Câu 8: Gọi r là tỷ lệ dự trữ bắt buộc, e là tỷ lệ dự trữ thừa, c là tỷ lệ tỷ lệ sử dụng tiền mặt. Ngân hàng thương mại tạo tiền tối đa khi nào?
  • 0 < r < 1 và e = c = 0
  • r = e = c = 0
  • r = e + c
  • r + e + c = 100%
Câu 9: Nghiệp vụ ngân hàng được phân loại thành: nghiệp vụ nguồn vốn, nghiệp vụ sử dụng vốn và nghiệp vụ trung gian hoa hồng. Cách phân loại này là dựa trên tiêu chí gì?
  • Tỷ trọng đóng góp vào vốn kinh doanh của ngân hàng
  • Mức độ quan trọng của nghiệp vụ
  • Mục đích của nghiệp vụ
  • Tỷ trọng đóng góp vào doanh thu của ngân hàng
Câu 10: Loại hình ngân hàng nào có nghiệp vụ chính là tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp?
  • Ngân hàng thương mại
  • Ngân hàng đầu tư
  • Ngân hàng chính sách
  • Ngân hàng phát triển
Câu 11: Gọi M là khoản tiền gửi ban đầu, r là tỷ lệ dự trữ bắt buộc, e là tỷ lệ dự trữ thừa, c là tỷ lệ tỷ lệ sử dụng tiền mặt, D là lượng tiền gửi mở rộng, D là lượng tiền gửi tạo thêm. Lượng tiền gửi tạo thêm tối đa tính bằng công thức nào?
  • D = M * (1/r)
  • D = M *[(1/r) – 1]
  • D = M *[1/(r+e+c)]
  • D = M *[1/(r+e+c) – 1]
Câu 12: Nghiệp vụ nào là cơ sở cho quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại?
  • Nghiệp vụ cho vay
  • Nghiệp vụ thanh toán
  • Nghiệp vụ cho vay và thanh toán không dùng tiền mặt
  • Nghiệp vụ trung gian hoa hồng
Câu 13: Vì sao nói “nghiệp vụ tài sản nợ” và “nghiệp vụ tài sản có” có mối quan hệ hữu cơ với nhau?
  • Vì hai nghiệp vụ này cùng do một ngân hàng thương mại thực hiện
  • Vì nghiệp vụ tài sản nợ tạo ra vốn để ngân hàng kinh doanh, thu nhập có được từ các nghiệp vụ tài sản có sẽ bổ sung vào nguồn vốn của ngân hàng
  • Vì nghiệp vụ tài sản có tạo ra vốn để ngân hàng kinh doanh, thu nhập có được từ các nghiệp vụ tài sản nợ sẽ bổ sung vào nguồn vốn của ngân hàng
  • Vì hai nghiệp vụ này đều được ngân hàng trung ương quản lý chặt chẽ
Câu 14: Ngân hàng thương mại có thể vay vốn tại ngân hàng trung ương thông qua hình thức nào?
  • Bao thanh toán
  • Cấp tín dụng ưu đãi
  • Cho vay hợp vốn, đồng tài trợ
  • Tái cấp vốn
Câu 15: ___ của ngân hàng đóng vai trò là tấm đệm giúp chống lại rủi ro phá sản, vì bộ phận vốn này dùng để trang trải những khoản thua lỗ cho đến khi ngân hàng có thể tập trung giải quyết các vấn đề và đưa ngân hàng trở lại trạng thái hoạt động sinh lời.
  • Nguồn vốn tự có
  • Nguồn vốn huy động
  • Nguồn vốn vay
  • Nguồn vốn lưu động
Câu 16: Ngân hàng thương mại nhận được khoản tiền gửi ban đầu là 1.000 tỷ đồng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là r = 5%. Lượng tiền gửi tạo thêm tối đa là bao nhiêu?
  • 20.000 tỷ đồng
  • 19.000 tỷ đồng
  • 20.300 tỷ đồng
  • 19.300 tỷ đồng
Câu 17: Hãy xác định hệ số mở rộng tiền gửi khi biết tỷ lệ dự trữ bắt buộc r = 5%, tỷ lệ dự trữ thừa e = 10%, tỷ lệ cho vay và thanh toán bằng tiền mặt c =20%.
  • 1,86
  • 3
  • 2,86
  • 3,86
Câu 18: Nhiệm vụ nào sau đây không phải của ngân hàng trung ương?
  • Ổn định giá trị đồng nội tệ
  • Cấp tín dụng cho các doanh nghiệp 2,86
  • Là người cho vay cuối cùng đối với các ngân hàng thương mại
  • Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia
Câu 19: Ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở cho ngân hàng thương mại làm ___ dự trữ ngân hàng thương mại và ___ cung tiền.
  • tăng / tăng
  • giảm / giảm
  • tăng / giảm
  • giảm / tăng
Câu 20: Ngân hàng trung ương mở tài khoản cho các chủ thể nào.
  • Ngân hàng trung ương mở tài khoản tiền gửi cho các tổ chức tín dụng và kho bạc nhà nước
  • Ngân hàng trung ương mở tài khoản tiền gửi cho các ngân hàng thương mại
  • Ngân hàng trung ương mở tài khoản tiền gửi cho các tổ chức kinh tế và cá nhân
  • gân hàng trung ương mở tài khoản tiền gửi cho các ngân hàng thương mại, tổ chức kinh tế và cá nhân
Câu 21: Điều nào sau đây là sai khi nói về nghiệp vụ tái cấp vốn của ngân hàng trung ương?
  • Hình thức cấp tín dụng có đảm bảo
  • Nhằm tăng vốn khả dụng cho các ngân hàng thương mại
  • Nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
  • Lãi vay do các ngân hàng thương mại trả tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng trung ương
Câu 22: Để tăng cung tiền, ngân hàng trung ương không thực hiện hoạt động nào sau đây?
  • Cho vay đối với chính phủ
  • Tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại
  • Mua vào giấy tờ có giá trên thị trường mở
  • Bán ngoại hối trên thị trường ngoại hối
Câu 23: Mức độ độc lập cao hay thấp của ngân hàng trung ương đối với chính phủ phụ thuộc vào sự chi phối của chính phủ vào ___, ___, và ___ của ngân hàng trung ương.
  • lịch sử / nhân sự / doanh thu
  • nhân sự / tài chính / điều hành chính sách tiền tệ
  • tài chính / thâm niên hình thành / điều hành chính sách tài khóa
  • chi phí / doanh thu / lợi nhuận
Câu 24: Việc ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian có tác động hai mặt. Tác động tiêu cực là:
  • Tạo áp lực lạm phát cho nền kinh tế
  • Tạo tâm lý ỷ lại cho các ngân hàng trung gian
  • Tạo áp lực lạm phát cho nền kinh tế và tâm lý ỷ lại cho các ngân hàng trung gian
  • Tạo áp lực tăng lãi suất và đe dọa mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Câu 25: Trong các kênh phát hành tiền của ngân hàng trung ương, điều nào sau đây không phải là ưu điểm của kênh thị trường mở?
  • Linh hoạt và chủ động về thời điểm và khối lượng can thiệp
  • Nghiệp vụ phát hành có đảm bảo nên độ an toàn cao
  • Độ trễ của chính sách thường ngắn
  • Không phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường tài chính
Câu 26: Khi ngân hàng trung ương phát hành tiền theo nguyên tắc đảm bảo bằng hàng hóa và thông qua kênh tín dụng cho ngân hàng thương mại, lượng tiền phát hành ra được đảm bảo bằng gì?
  • Hồ sơ tín dụng hoặc giấy tờ có giá
  • Vàng
  • Ngoại tệ
  • Hàng hóa thực
Câu 27: Sự khác nhau giữa ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại về khách hàng là:
  • Cả khách hàng của ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại là các chủ thể trong nền kinh tế
  • Khách hàng của ngân hàng trung ương là các ngân hàng trung gian và chính phủ, khách hàng của ngân hàng thương mại là các chủ thể trong nền kinh tế
  • Khách hàng của ngân hàng trung ương là các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, khách hàng của ngân hàng thương mại là các chủ thể trong nền kinh tế
  • Khách hàng của ngân hàng trung ương là các ngân hàng thương mại và cá nhân, khách hàng của ngân hàng thương mại là các doanh nghiệp
Câu 28: Sự khác nhau giữa ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại về dịch vụ ngân hàng là:
  • Cả ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại thực hiện dịch vụ rất đa dạng, phong phú
  • Ngân hàng trung ương chỉ thực hiện dịch vụ tín dụng, ngân hàng thương mại thực hiện dịch vụ rất đa dạng, phong phú
  • Ngân hàng trung ương thực hiện dịch vụ rất đa dạng, ngân hàng thương mại thực hiện dịch vụ thanh toán và tín dụng
  • Ngân hàng trung ương thực hiện chủ yếu dịch vụ thanh toán và tín dụng, ngân hàng thương mại thực hiện dịch vụ rất đa dạng, phong phú
Câu 29: Sự khác nhau giữa hoạt động tín dụng của ngân hàng trung ương và hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại về đối tượng tín dụng là:
  • Đối tượng tín dụng của ngân hàng trung ương là tài sản, đối tượng tín dụng của ngân hàng thương mại là tiền
  • Đối tượng tín dụng của ngân hàng trung ương là tiền và tài sản, đối tượng tín dụng của ngân hàng thương mại là tiền
  • Đối tượng tín dụng của ngân hàng trung ương là tiền, đối tượng tín dụng của ngân hàng thương mại là tiền, tài sản
  • Cả ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại chỉ cho vay bằng tiền
Câu 30: Sự khác nhau giữa hoạt động tín dụng của ngân hàng trung ương và hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại về đảm bảo tín dụng là:
  • Ngân hàng trung ương cho vay phải có đảm bảo bằng các giấy tờ có giá, còn ngân hàng thương mại cho vay có thể có đảm bảo hoặc không cần có đảm bảo
  • Ngân hàng trung ương cho vay không cần có đảm bảo, còn ngân hàng thương mại cho vay có thể có đảm bảo hoặc không cần có đảm bảo
  • Ngân hàng trung ương cho vay phải có đảm bảo bằng các giấy tờ có giá, còn ngân hàng thương mại cho vay không cần có đảm bảo
  • Cả ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại cho vay phải có tài sản đảm bảo
Câu 31: Chính sách chiết khấu tác động đến cung tiền thông qua tác động đến
  • Cơ số tiền vay c/khấu và cơ số tiền tệ
  • Cơ số tiền không vay và cơ số tiền tệ
  • Cơ số tiền vay chiết khấu và số nhân tiền
  • Cơ số tiền không vay và số nhân tiền
Câu 32: Chính sách tiền tệ đề cập đến tổng thể các biện pháp nhằm điều tiết và chỉ đạo các hoạt động tiền tệ được gọi là:
  • Chính sách tiền tệ cơ cấu
  • Chính sách tiền tệ đơn mục tiêu
  • Chính sách tiền tệ chức năng
  • Chính sách tiền tệ đa mục tiêu
Câu 33: Việc sử dụng công cụ nào sau đây trong điều hành chính sách tiền tệ sẽ không tác động trực tiếp đến lượng tiền cơ so?
  • Dự trữ bắt buộc
  • Hạn mức tín dụng của NHTW đối với NHTM
  • Nghiệp vụ thị trường mở
  • Chính sách chiết khấu
Câu 34: Quá trình để những quyết định điều hành chính sách tiền tệ tác động đến các mục tiêu và dẫn đến sự thay đổi trong sån lượng, việc làm, giá cả và lạm phát được gọi là:
  • Chính sách tiền tệ mở rộng
  • Chính sách tiền tệ thắt chặt
  • Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ
  • Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Câu 35: Ưu điểm của công cụ chính sách chiết khấu là:
  • Tác động trực tiếp vào khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại
  • Có tính linh hoạt cao
  • Ngân hàng trung ương có thể chi phối, kiểm soát hoàn toàn
  • Được thực hiện nhanh chóng
Câu 36: Tiêu chuẩn nào không được dùng để lựa chọn mục tiêu hoạt động trong điều hành chính sách tiền tệ?
  • Đo lường được
  • Kiểm soát được
  • Có thể dự đoán được
  • Linh hoạt
Câu 37: Một trong các hạn chế của công cụ hạn mức tín dụng là
  • Có tính linh hoạt cao
  • Không thể tác động làm thay đổi một lượng lớn cung tiền tệ
  • Mang tính mệnh lệnh hành chính
  • Chỉ đạt hiệu quả cao khi có thị trường tài chính phát triển
Câu 38: Công cụ được ngân hàng trung ương sử dụng để điều tiết khối lượng tiền cung ứng thông qua mua hoặc bán giấy tờ có giá được gọi là:
  • Dự trữ bắt buộc
  • Hạn mức tín dụng
  • Nghiệp vụ thị trường mở
  • Chính sách chiết khấu
Câu 39: Việc ngân hàng trung ương mua giấy tờ có giá trên thị trường mở sẽ
  • Làm tăng lượng tiền cơ sở; tăng cung tiền
  • Làm tăng số nhân tiền; giảm cung tiền
  • Làm giảm số nhân tiền; giảm lượng tiền cơ sở
  • Làm giảm lượng tiền cơ sở; giảm cung tiền
Câu 40: Hệ thống mục tiêu của chính sách tiền tệ bao gồm:
  • Kiểm soát lạm phát, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế
  • Mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian, mục tiêu cuối cùng
  • Điều tiết cung tiền và lãi suất thị trường
  • Mục tiêu hoạt động và mục tiêu trung gian
Câu 41: Khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất tái chiết khấu đối với các NHTM sẽ
  • Làm tăng khả năng tạo tiền của các ngân hàng thương mại
  • Làm giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mai
  • Làm tăng lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại
  • Chắc chắn làm giảm lượng tiền cơ sở
Câu 42: “Phát biểu nào sau đây là đúng: ngân hàng trung ương không thể lựa chọn cùng một lúc hai chỉ tiêu ... làm mục tiêu trung gian”
  • Tiền cơ sở và lãi suất liên ngân hàng
  • Tổng cung tiền và lãi suất thị trường
  • Lãi suất chiết khấu và lãi suất liên NH
  • Tiền cơ sở và lãi suất thị trường
Câu 43: Nhân tố nào sau đây là mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ tại Việt Nam?
  • Tiền cơ sở
  • Cung tiền theo phép đo M2
  • GDP danh nghĩa
  • Lãi suất chiết khấu
Câu 44: Khi ngân hàng trung ương thực thi chính sách tiền tệ mở rộng sẽ tác động làm:
  • Lãi suất thị trường tăng, GDP tăng, việc làm tăng
  • Lãi suất thị trường giảm, GDP tăng, việc làm tăng
  • Lãi suất thị trường tăng, lạm phát tăng, việc làm tăng
  • Lãi suất thị trường giảm, lạm phát giảm, việc làm giảm
Câu 45: Đặc điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của công cụ dự trữ bắt buộc:
  • Linh hoạt, dễ thay đổi
  • Ngân hàng trung ương hoàn toàn chủ động trong sử dụng công cụ này
  • Tác động mạnh đến quy mô tín dụng của ngân hàng thương mại
  • Tác động mạnh đến lượng tiền cung ứng
Câu 46: Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước sử dụng các lãi suất nào sau đây làm công cụ điều hành chính sách tiền tệ?
  • Lãi suất cơ bản và lãi suất liên ngân hàng
  • Lãi suất cơ bản và lãi suất tái chiết khấu
  • Lãi suất liên ngân hàng và lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại
  • Lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn
Câu 47: Khi ngân hàng trung ương thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ tác động làm:
  • Lãi suất thị trường tăng, GDP tăng, việc làm tăng
  • Lãi suất thị trường giảm, GDP tăng, việc làm tăng
  • Lãi suất thị trường tăng, lạm phát giảm, việc làm giảm
  • Lãi suất thị trường giảm, lạm phát giảm, việc làm giảm
Câu 48: Các chỉ tiêu được lựa chọn làm mục trung gian của chính sách tiền tệ là:
  • Cơ số tiền tệ (MB); lãi suất liên NH
  • Cung tiền (MS); lãi suất thị trường
  • Số nhân tiền tệ; lãi suất thị trường
  • Cung tiền (MS); lãi suất liên ngân hàng
Câu 49: Nhân tố nào sau đây có thể là mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ?
  • Tiền cơ sở
  • Cung tiền theo phép đo M2
  • GDP danh nghĩa
  • Lãi suất chiết khấu
Câu 50: Công cụ nào sau đây không được sử dụng khi ngân hàng trung ương muốn thay đổi một lượng nhỏ trong cung tiền tê?
  • Hạn mức tín dụng
  • Chính sách chiết khấu
  • Dự trữ bắt buộc
  • Mua giấy tờ có giá trên thị trường mở
Câu 51: Chính sách tiền tệ bao gồm việc tạo dựng và thay đổi cấu trúc của hệ thống tiền tệ với những yếu tố có tính hiệu lực lâu dài được gọi là:
  • Chính sách tiền tệ cơ cấu
  • Chính sách tiền tệ đơn mục tiêu
  • Chính sách tiền tệ chức năng
  • Chính sách tiền tệ đa mục tiêu
Câu 52: Thay đổi nào sau đây của ngân hàng trung ương có thể gây khó khăn về thanh khoản đối với một ngân hàng có dự trữ thừa thấp?
  • Tăng hạn mức tín dụng
  • Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
  • Tăng lãi suất tái chiết khấu
  • Mua giấy tờ có giá trên thị trường mở
Câu 53: Chính sách tiền tệ được phân loại như sau, ngoại trừ:
  • Chính sách tiền tệ đa mục tiêu và chính sách tiền tệ đơn mục tiêu
  • Chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chăt
  • Chính sách tiền tệ cơ cấu và chính sách tiền tệ chức năng
  • Chính sách tiền tệ thuận chiều và chính sách tiền tệ ngược chiều
Câu 54: Ưu điểm của công cụ nghiệp vụ thị trường mở lời:
  • Có thể tác động với bất kỳ khối lượng nào
  • Có tính linh hoạt cao
  • Được thực hiện nhanh chóng
  • Có thể tác động với bất kỳ khối lượng nào, có tính linh hoạt cao và được thực hiện nhanh chóng
Câu 55: Ngân hàng trung ương vận hành công cụ dự trữ bắt buộc bằng cách:
  • Tăng (giảm) số tiền dự trữ bắt buộc và lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc
  • Tăng (giảm) số tiền dự trữ bắt buộc
  • Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc
  • Thay đổi số nhân tiền tệ
Câu 56: Sự khác nhau giữa hoạt động tín dụng của ngân hàng trung ương và hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại về thời hạn tín dụng là:
  • Thời hạn tín dụng của ngân hàng trung ương là ngắn hạn, thời hạn tín dụng của ngân hàng thương mại là dài hạn
  • Thời hạn tín dụng của ngân hàng trung ương là ngắn hạn, thời hạn tín dụng của ngân hàng thương mại là ngắn, trung, dài hạn
  • Thời hạn tín dụng của ngân hàng trung ương là ngắn hạn và dài hạn, thời hạn tín dụng của ngân hàng thương mại là ngắn, trung, dài hạn
  • Thời hạn tín dụng của ngân hàng trung ương là ngắn hạn, thời hạn tín dụng của ngân hàng thương mại là trung, dài hạn
Câu 57: Sự khác nhau giữa hoạt động tín dụng của ngân hàng trung ương và hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại về mục tiêu hoạt động là:
  • Tín dụng của ngân hàng trung ương hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, tín dụng của ngân hàng thương mại hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận
  • Tín dụng của ngân hàng trung ương hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, tín dụng của ngân hàng thương mại hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận.
  • Cả tín dụng ngân hàng trung ương và tín dụng ngân hàng thương mại hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận.
  • Cả tín dụng ngân hàng trung ương và tín dụng ngân hàng thương mại hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
Câu 58: Ngân hàng trung ương không có chức năng nào sau đây?
  • Phát hành tiền
  • Quản lý hệ thống thanh toán
  • Kiểm soát lưu lượng tiền và tín dụng
  • Kiểm soát chính sách tài khóa
Câu 59: Căn cứ vào vị trí pháp lý, ngân hàng trung ương có những mô hình tổ chức nào?
  • Ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ, ngân hàng trung ương trực thuộc CP
  • Ngân hàng trung ương nhà nước, ngân hàng trung ương tư nhân
  • Ngân hàng trung ương liên doanh, ngân hàng trung ương cổ phần
  • Ngân hàng trung ương một cấp, ngân hàng trung ương hai cấp
Câu 60: Sự khác nhau giữa ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại về khả năng tạo tiền là:
  • Cả ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại đều tạo ra hai loại tiền là tiền mặt và bút tệ
  • Ngân hàng trung ương tạo ra tiền mặt và bút tệ, ngân hàng thương mại tạo bút tệ
  • Ngân hàng trung ương tạo ra bút tệ, ngân hàng thương mại tạo tiền mặt
  • Ngân hàng trung ương tạo ra tiền mặt, ngân hàng thương mại tạo bút tệ
Câu 61: Ngân hàng trung ương tái cấp vốn đối với các ngân hàng trung gian khi muốn thực hiện chính sách tiền tệ nào sau đây?
  • Chính sách tiền tệ thắt chặt
  • Chính sách tiền tệ mở rộng
  • Chính sách tiền tệ bị động
  • Chính sách tiền tệ chủ động
Câu 62: Nhiệm vụ nào sau đây không phải của ngân hàng trung ương?
  • Ổn định giá trị đồng nội tệ
  • Là người cho vay cuối cùng đối với các ngân hàng thương mại
  • Cấp tín dụng cho các doanh nghiệp
  • Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia
Câu 63: Giả sử các yếu tố khác không đổi, lượng cung tiền sẽ tăng khi nào?
  • Ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
  • Ngân hàng trung ương tăng lãi suất tái chiết khấu
  • Ngân hàng trung ương mua tín phiếu kho bạc trên thị trường mở
  • Ngân hàng trung ương bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
Câu 64: Nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng trung ương nhằm mục đích gì?
  • Nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ
  • Nhằm thúc đẩy và điều chỉnh phát triển kinh tế về quy mô và cơ cấu đầu tư
  • Nhằm thúc đẩy và điều chỉnh phát triển kinh tế về quy mô và cơ cấu đầu tư và thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ
  • Nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ, tác động đến vốn khả dụng của tổ chức tín dụng, điều chỉnh hoạt động của tổ chức tín dụng theo hướng lành mạnh, ổn định
Câu 65: Khi phát hành tiền mặt, ngân hàng trung ương phải tính toán sao cho đảm bảo sự cân đối hợp lý giữa tốc độ tăng trưởng cung tiền với tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nguyên tắc này được gọi là gì?
  • Nguyên tắc thận trọng
  • Nguyên tắc an toàn
  • Nguyên tắc đảm bảo
  • Nguyên tắc cân đối
Câu 66: Sự khác nhau giữa hoạt động tín dụng của ngân hàng trung ương và hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại về nguồn vốn tín dụng là:
  • Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng trung ương là nguồn phát hành, nguồn vốn tín dụng của ngân hàng thương mại chủ yếu là nguồn phát hành chứng chỉ tiền gửi
  • Cả nguồn vốn tín dụng của ngân hàng trung ương và nguồn vốn tín dụng của ngân hàng thương mại là nguồn vốn huy động tiền gửi
  • Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng trung ương là nguồn phát hành, nguồn vốn tín dụng của ngân hàng thương mại là nguồn vốn huy động tiền gửi
  • Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng trung ương là nguồn phát hành, nguồn vốn tín dụng của ngân hàng thương mại chủ yếu là nguồn phát hành trái phiếu
Câu 67: Sự khác nhau giữa ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại về mục tiêu hoạt động là:
  • Ngân hàng trung ương hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, ngân hàng thương mại hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
  • Ngân hàng trung ương hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, ngân hàng thương mại hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận.
  • Cả ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận
  • Cả ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
Câu 68: Khi ngân hàng trung ương phát hành tiền, nếu tăng trưởng cung tiền lớn hơn tăng trưởng sản lượng với mức độ cao và trong thời gian dài thì điều gì sẽ xảy ra đối với nền kinh tế?
  • Giảm phát
  • Giá cả ổn định trong ngắn hạn
  • Lạm phát
  • Giá cả biến động liên tục
Câu 69: Ngày nay, việc phát hành tiền của ngân hàng trung ương thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo như sau:
  • Đảm bảo bằng trữ kim
  • Đảm bảo bằng hàng hóa
  • Đảm bảo bằng bảo lãnh
  • Không có đảm bảo
Câu 70: Ngân hàng trung ương là chủ thể duy nhất cung ứng tiền cho nền kinh tế. Nhận định này đúng hay sai?
  • Đúng
  • Còn tùy thuộc mô hình tổ chức của ngân hàng trung ương
  • Sai
  • Còn tùy thuộc cấu trúc tổ chức của hệ thống ngân hàng
Câu 71: Mô hình vị trí pháp lý nào của ngân hàng trung ương đang là xu hướng lựa chọn của các quốc gia trên thế giới ngày nay? Vì sao?
  • Ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ, vì nó là thông lệ quốc tế
  • Ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ, vì nó có tác động tích cực đến các biến số kinh tế vĩ mô
  • Ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ, vì nó là khuyến cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
  • Ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ, vì nó có tác động tích cực đến các biến số kinh tế vĩ mô
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Chương Ngân Hàng

Mã quiz
632
Số xu
4 xu
Thời gian làm bài
53 phút
Số câu hỏi
71 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Triết học
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước