Danh sách câu hỏi
Câu 1: Điền vào chỗ trống (...) để hoàn thành luận điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam khi xác định chiến lược của cách mạng Việt Nam: “Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên (...) liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo”.
  • Nền tảng
  • Cơ sở
  • Động lực
  • Mục tiêu
Câu 2: Điền vào chỗ trống (...) để hoàn thành quan niệm về cơ cấu xã hội: Cơ cấu xã hội là những (…) cùng toàn bộ những mối (…) do sự tác động lẫn nhau của các cộng đồng đó tạo nên.
  • Giai cấp … kinh tế
  • Cộng đồng người … quan hệ xã hội
  • Con người ... liên hệ
  • Thiết chế … quan hệ
Câu 3: Điền vào chỗ trống để hoàn thành quan niệm sau: (…) là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách quan trong một chế độ xã hội nhất định, thông qua những mối quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, về tổ chức quản lý quá trình sản xuất, về địa vị chính trị - xã hội… giữa các giai cấp, tầng lớp đó.
  • Cơ cấu xã hội – dân cư
  • Cơ cấu xã hội – nghề nghiệp
  • Cơ cấu xã hội – giai cấp
  • Cơ cấu xã hội – dân tộc
Câu 4: Xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì?
  • Giai cấp nông dân chuyển sang sản xuất hàng hóa
  • Giai cấp nông dân trở thành giai cấp giữ vai trò lãnh đạo xã hội
  • Giai cấp nông dân chuyển dịch trở thành một bộ phận của giai cấp công nhân
  • Giai cấp nông dân trở thành giai cấp thống trị xã hội
Câu 5: Điền vào chỗ trống (...) để hoàn thành luận điểm sau: Cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi gắn liền và bị quy định bởi (…)
  • Cơ cấu kinh tế
  • Cơ cấu dân số
  • Cơ cấu trình độ
  • Cơ cấu văn hóa
Câu 6: Ở Việt Nam hiện nay, cơ cấu xã hội giai cấp bao gồm:
  • Giai cấp công nhân
  • Giai cấp nông dân
  • Đội ngũ trí thức, đội ngũ doanh nhân
  • Cả A, B, C
Câu 7: Điền vào chỗ trống: Sự biến đổi của (…) tất yếu ảnh hưởng đến sự biến đổi của các cơ cấu xã hội khác và tác động đến sự biến đổi của toàn bộ cơ cấu xã hội.
  • Cơ cấu xã hội – giai cấp
  • Cơ cấu xã hội - dân số
  • Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp
  • Cơ cấu xã hội – dân cư
Câu 8: Điền vào chỗ trống: (…) là căn cứ để xây dựng chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi giai đoạn.
  • Cơ cấu xã hội – giai cấp
  • Cơ cấu kinh tế
  • Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp
  • Cơ cấu xã hội – dân cư
Câu 9: Một trong các nguyên tắc để tăng cường khối liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là gì?
  • Lợi ích của các giai cấp, tầng lớp trong liên minh đó luôn được đảm bảo
  • Các giai cấp, tầng lớp trong liên minh đó đều là lực lượng lao động trong xã hội
  • Các giai cấp, tầng lớp trong liên minh đó đều cùng là lực lượng yếu thế trong xã hội
  • Các giai cấp, tầng lớp trong liên minh đó đều được giáo dục
Câu 10: Ở Việt Nam, bộ phận nào trong giai cấp công nhân sẽ ngày càng lớn mạnh cùng với sự phát triển của cuôc cách mạng công nghệ 4.0?
  • Công nhân truyền thống
  • Công nhân tri thức
  • Công nhân áo xanh
  • Cả A, B, C đều sai
Câu 11: Chọn phương án đúng nhất quan điểm của Đảng: “Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh (…) do Đảng lãnh đạo.
  • Công - nông
  • Các dân tộc
  • Công – nông – trí thức
  • Công – nông – trí và doanh nhân
Câu 12: Giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội biến đổi theo xu hướng nào?
  • Xu hướng tri thức hóa
  • Xu hướng nông dân hóa
  • Xu hướng dân tộc hóa
  • Xu hướng khu vực hóa
Câu 13: Vì sao các giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vừa có sự đấu tranh vừa có sự liên minh?
  • Vì nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là kinh tế thị trường
  • Vì trình độ văn hóa của các giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có khác nhau
  • Vì lợi ích của các giai cấp và tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vừa có sự đối kháng, vừa có sự thống nhất
  • Vì hệ tư tưởng của các giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có mâu thuẫn với nhau
Câu 14: Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội biểu hiện trên lĩnh vực chính trị là gì?
  • Giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức đoàn kết, hợp tác để xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
  • Giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức đoàn kết, hợp tác để xây dựng nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa
  • Giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức đoàn kết, hợp tác để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc
  • Giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức đoàn kết, hợp tác để cùng lao động sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất mới
Câu 15: Yếu tố nào có ý nghĩa quyết định tác động đến sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp?
  • Cơ cấu kinh tế
  • Cơ cấu văn hóa
  • Cơ cấu chính trị
  • Cơ cấu xã hội
Câu 16: Yếu tố nào quy định sự đa dạng và phức tạp của cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
  • Sự đa dạng và phức tạp của đời sống văn hóa tinh thần
  • Sự đa dạng và phức tạp của cơ cấu kinh tế
  • Sự đa dạng và phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị thế giới
  • Sự đa dạng và phức tạp của mối quan hệ giữa các cộng đồng xã hội
Câu 17: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì?
  • Sự thống nhất về lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội
  • Sự thống nhất về trình độ học vấn và lập trường chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội
  • Sự thống nhất về cơ cấu tổ chức của mỗi giai cấp, tầng lớp và đường lối của giai cấp cầm quyền
  • Sự thống nhất về lịch sử hình thành và vai trò của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội
Câu 18: Vì sao giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động lại liên minh với nhau trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
  • Vì giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động có sự thống nhất về lợi ích và mục đích
  • Vì giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động đều có ý thức giác ngộ cách mạng cao
  • Vì giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động đều có tổ chức đảng của mình
  • Vì giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động đều có trình độ văn hóa cao
Câu 19: Điền vào chỗ trống để hoàn thiện luận điểm sau: Đấu tranh giai cấp và liên minh giai cấp là (...) của quan hệ giai cấp trong một chế độ xã hội nhất định.
  • Hai mặt
  • Hai giai đoạn
  • Nguyên nhân
  • Mục tiêu
Câu 20: Cơ cấu xã hội là gì?
  • Là tổng thể các chế độ xã hội trong lịch sử và mối quan hệ giữa các chế độ xã hội đó
  • Là tổng thể những cộng đồng người cùng toàn bộ các quan hệ xã hội do sự tác động lẫn nhau của các cộng đồng đó tạo nên
  • Là tổng thể các hình thái kinh tế - xã hội và sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử
  • Là tổng thể các lực lượng lao động trong xã hội và mối quan hệ giữa các lực lượng đó trong nền sản xuất của xã hội
Câu 21: Cơ cấu xã hội - giai cấp là gì?
  • Là tổng thể các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách quan trong một chế độ xã hội nhất định cùng với mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp đó
  • Là tổng thể các giai cấp và tầng lớp có sự thống nhất về lợi ích và sự liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp đó
  • Là tổng thể các tổ chức chính trị - xã hội trong một chế độ xã hội nhất định cùng với quan hệ giữa các tổ chức đó
  • Là tổng thể các cộng đồng người tồn tại khách quan trong một chế độ xã hội nhất định, cùng với mối quan hệ giữa các cộng đồng đó
Câu 22: Vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp trong hệ thống cơ cấu xã hội là gì?
  • Cơ cấu xã hội - giai cấp có vị trí ngang hàng với loại hình cơ cấu xã hội khác trong hệ thống cơ cấu xã hội
  • Cơ cấu xã hội - giai cấp hoàn toàn độc lập với các loại hình cơ cấu xã hội khác trong hệ thống xã hội
  • Cơ cấu xã hội - giai cấp giữ vị trí trung tâm trong cơ cấu xã hội
  • Cơ cấu xã hội - giai cấp đối kháng với các loại hình cơ cấu xã hội khác trong hệ thống cơ cấu xã hội
Câu 23: Căn cứ để nhận diện cơ cấu xã hội - giai cấp là gì?
  • Quan hệ sản xuất
  • Lực lượng sản xuất
  • Ý thức xã hội
  • Kiến trúc thượng tầng
Câu 24: Ở Việt Nam hiện nay, giai cấp nào là chủ thể của quá trình xây dựng nông thôn mới?
  • Giai cấp nông dân
  • Giai cấp công nhân
  • Đội ngũ trí thức
  • Đội ngũ doanh nhân
Câu 25: Điền vào chỗ trống quan điểm của Đảng: “Phát triển (…)” lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi.
  • Giai cấp nông dân
  • Giai cấp công nhân
  • Đội ngũ trí thức
  • Đội ngũ doanh nhân
Câu 26: Điền vào chỗ trống: Ở Việt Nam hiện nay, giai cấp công nhân có vai trò quan trọng đặc biệt, là giai cấp (…) cách mạng thông qua đội tiền phong là ĐCS Việt Nam.
  • Quản lý
  • Lãnh đạo
  • Tiên tiến
  • Đi đầu
Câu 27: Ở Việt Nam hiện nay, giai cấp nào có vai trò quan trọng đặc biệt, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước?
  • Giai cấp nông dân
  • Giai cấp công nhân
  • Đội ngũ trí thức
  • Đội ngũ doanh nhân
Câu 28: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp theo hướng tích cực”, đólà...
  • Phương hướng liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
  • Nội dung liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
  • Giải pháp liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
  • Phương pháp liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Câu 29: “Thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, đó là một…
  • Phương hướng liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
  • Nội dung kinh tế của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
  • Nội dung chính trị của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
  • Phương pháp liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Câu 30: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”, đó là một…
  • Phương hướng liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
  • Nội dung kinh tế của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
  • Nội dung chính trị của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
  • Phương pháp liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Chương 5 CNXHKH

Mã quiz
424
Số xu
4 xu
Thời gian làm bài
23 phút
Số câu hỏi
30 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Triết học
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước