Danh sách câu hỏi
Câu 1: Theo anh/chị, sự xuất hiện của độc quyền sẽ dẫn đến cạnh tranh như thế nào?
  • Thủ tiêu được cạnh tranh
  • Giúp cạnh tranh không gay gắt
  • Làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng và gay gắt hơn
  • Trì hoãn được cạnh tranh
Câu 2: Theo anh/chị, lợi nhuận độc quyền có đặc điểm của như thế nào?
  • Lợi nhuận độc quyền bằng lợi nhuận bình quân, do sự thống trị của các tổ chức độc quyền đem lại
  • Lợi nhuận độc quyền ít hơn lợi nhuận bình quân, do tổ chức độc quyền đem lại.
  • Lợi nhuận độc quyền cao hơn lợi nhuận bình quân, do sự thống trị của các tổ chức độc quyền đem lại
  • Lợi nhuận độc quyền thấp hơn chi phí bình quân, do sự thống trị của các tổ chức độc quyền đem lại
Câu 3: Để thích ứng với quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế, các tập đoàn tư bản tài chính đã thành lập các ngân hàng đa quốc gia và xuyên quốc gia, thực hiện việc điều tiết các Concern và Conglomerate xâm nhập vào nền kinh tế của các quốc gia khác, từ đó dẫn đến kết quả gì?
  • Hình thành các tổ chức liên minh kinh tế khu vực
  • Hình thành các trung tâm tài chính thế giới
  • Hình thành các tổ chức liên minh quân sự
  • Hình thành các tổ chức liên minh quân sự khu vực
Câu 4: Khi sản xuất càng phát triển thì lực lượng sản xuất xã hội hoá ngày càng cao, nhưng quan hệ sản xuất lại dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Để mở đường cho lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển, nhà nước tư sản cần phải điều chỉnh yếu tố nào?
  • Tổ chức chính trị xã hội
  • Tôn giáo
  • Đảng phái
  • Quan hệ sản xuất
Câu 5: Theo anh/chị, trong xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới; đòi hỏi tổ chức nào thực hiện nhiệm vụ điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế của một đất nước?
  • Tổ chức độc quyền
  • Tổ chức phi chính phủ
  • Nhà nước
  • Tổ chức thiện nguyện quốc tế
Câu 6: Theo anh/chị, nếu xét về thời điểm xảy ra các cuộc cách mạng công nghiệp thì sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền tương ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ mấy?
  • Cách mạng công nghiệp 1.0
  • Cách mạng công nghiệp 2.0
  • Cách mạng công nghiệp 3.0
  • Cách mạng công nghiệp 4.0
Câu 7: Trong chủ nghĩa tư bản, các hội chủ xí nghiệp có vai trò như thế nào khi trở thành lực lượng chính trị, kinh tế to lớn?
  • Đối thủ cạnh tranh của tư bản độc quyền nhà nước
  • Tiền thân của tư bản độc quyền nhà nước
  • Chỗ dựa cho độc quyền nhà nước
  • Không có vai trò cụ thể trong tư bản độc quyền nhà nước
Câu 8: Theo anh/chị, mục đích của hình thức độc quyền Conglomerate là gì?
  • Mục đích là thu lợi nhuận độc quyền cao
  • Mục đích là thu lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ
  • Mục đích là thu lợi nhuận từ mua và bán hàng hóa từ ưu thế của tổ chức độc quyền
  • Mục đích là thu lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán
Câu 9: Theo anh/chị, độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản là sự thống nhất của các quá trình nào?
  • Kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân với sức mạnh của cán bộ nhà nước trong một cơ chế thống nhất.
  • Tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước trong một cơ chế thống nhất.
  • Kết hợp sức mạnh của độc quyền nhà nước với sức mạnh của nhà nước trong một cơ chế thống nhất.
  • Kết hợp hạn chế của độc quyền nhà nước với sức mạnh của nhà nước trong một cơ chế thống nhất.
Câu 10: Theo anh/chị, khi tích tụ và tập trung trong lĩnh vực ngân hàng phát triển đến mức độ cao sẽ dẫn đến kết quả như thế nào?
  • Hình thành các tổ chức độc quyền công nghiệp
  • Hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng
  • Hình thành một ngân hàng độc quyền quốc gia
  • Hình thành một ngân hàng độc quyền xuyên quốc gia
Câu 11: Theo V.I. Lênin, sự phát triển của độc quyền đến một mức độ nhất định tất yếu dẫn tới sự xuất hiện hình thức nào?
  • Tư bản độc quyền
  • Độc quyền nhà nước
  • Tư bản nhà nước độc quyền
  • Tư bản tự do cạnh tranh
Câu 12: Để theo dõi việc sử dụng tiền cho vay đối với các tổ chức độc quyền công nghiệp thì các tổ chức độc quyền ngân hàng sử dụng biện pháp như thế nào?
  • Cử đại diện của mình vào các cơ quan quản lý của độc quyền công nghiệp để theo dõi việc sử dụng tiền vay.
  • Yêu cầu các tổ chức độc quyền công nghiệp báo cáo hàng tháng.
  • Giám sát việc luân chuyển tiền của tổ chức độc quyền công nghiệp qua hệ thống ngân hàng.
  • Cử đại diện của mình vào cơ quan tài chính quốc gia để giám sát việc sử dụng tiền vay.
Câu 13: Khi sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới, theo anh/chị, nhà nước tư sản sẽ giải quyết như thế nào?
  • Điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế trong nước
  • Điều tiết các quan hệ chính trị quốc tế
  • Điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế
  • Điều tiết các quan hệ kinh tế quốc tế
Câu 14: Theo anh/chị, vì sao các tổ chức độc quyền thu được lợi nhuận độc quyền cao?
  • Vì các tổ chức độc quyền khống chế (áp đặt) giá bán hàng hóa thấp và giá mua hàng hóa cao
  • Vì các tổ chức độc quyền khống chế (áp đặt) giá bán hàng hóa cao và giá mua hàng hóa thấp
  • Vì các tổ chức độc quyền khống chế (áp đặt) giá bán hàng hóa cao và giá mua hàng hóa cao
  • Vì các tổ chức độc quyền khống chế (áp đặt) giá bán hàng hóa sức lao động cao
Câu 15: Theo anh/chị, sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước trong chủ nghĩa tư bản được thực hiện thông qua tổ chức nào?
  • Tổ chức nghề nghiệp
  • Tổ chức liên hiệp quốc
  • Tổ chức độc quyền
  • Đảng phái
Câu 16: Theo anh/chị, Côngxoócxiom là hình thức tổ chức độc quyền như thế nào?
  • Là hình thức tổ chức độc quyền mà các xí nghiệp tư bản tham gia vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông hàng hóa (mọi việc mua, bán do một ban quản trị chung đảm nhận)
  • Là hình thức tổ chức độc quyền trong đó việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa của các xí nghiệp tư bản tham gia đều do một ban quản trị chung thống nhất quản lý, các xí nghiệp tư bản tham gia trở thành những cổ đông để thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần.
  • Là hình thức tổ chức độc quyền trong đó các xí nghiệp tư bản lớn ký các hiệp nghị thỏa thuận với nhau về giá cả, sản lượng hàng hóa, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán.
  • Là hình thức tổ chức độc quyền mà các xí nghiệp tham gia không chỉ có các xí nghiệp tư bản lớn mà còn có cả các Syndicate, các Trust, thuộc các ngành khác nhau nhưng liên quan với nhau về kinh tế, kỹ thuật.
Câu 17: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, luồng vốn xuất khẩu tư bản có đặc điểm như thế nào?
  • Luồng vốn chủ yếu từ các nước tư bản sang các nước thuộc địa và phụ thuộc
  • Luồng vốn chủ yếu xuất khẩu qua lại giữa các nước tư bản với nhau
  • Luồng vốn xuất khẩu tư bản tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất vũ khí
  • Luồng vốn xuất khẩu tư bản tập trung vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp
Câu 18: Theo anh/chị, vì sao các doanh nghiệp quy mô lớn có ưu thế hơn so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ?
  • Vì các doanh nghiệp có quy mô vốn có tiềm lực tài chính mạnh, có khả năng đầu tư, nghiên cứu những công nghệ mới mà các doanh nghiệp quy mô nhỏ khó có thể thực hiện được.
  • Vì các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn có khả năng đầu tư vào các lĩnh vực mà các doanh nghiệp quy mô nhỏ không đầu tư được
  • Vì các doanh nghiệp có quy mô vốn có khả năng triển khai các công nghệ mới, các lĩnh vực đầu tư mới, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, tận dụng được lợi thế kinh tế nhờ quy mô mà các doanh nghiệp quy mô nhỏ khó có thể thực hiện được
  • Các doanh nghiệp có quy mô vốn có sự hỗ trợ của nhà nước mà các doanh nghiệp quy mô nhỏ không có được.
Câu 19: Theo anh/chị, hình thức đầu tư thông qua việc cho một nước khác vay để thu lợi tức, mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá trị khác, quỹ đầu tư chứng khoán hay thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư được gọi là gì?
  • Đầu tư trực tiếp
  • Đầu tư xuyên quốc gia
  • Đầu tư gián tiếp
  • Đầu tư ủy quyền
Câu 20: Theo anh/chị, trong chủ nghĩa tư bản, các tổ chức độc quyền cử người tham gia vào bộ máy nhà nước thông qua hình thức nào?
  • Thông qua ứng cử
  • Thông qua thi tuyển công chức
  • Thông qua các cuộc bầu cử
  • Thông qua xin việc
Câu 21: Theo anh/chị, trường hợp nào được gọi là độc quyền?
  • Liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao
  • Liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần nhỏ việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá.
  • Liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn việc sản xuất một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền.
  • Liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận bình quân
Câu 22: Anh/chị sắp xếp các hình thức tổ chức độc quyền theo trình độ từ thấp đến cao:
  • Cácten, Xanhđica, Côngxoócxiom, Tờrớt,
  • Cácten, Xanhđica, Tờrớt, Côngxoócxiom.
  • Cácten, Tờrớt, Xanhđica, Côngxoócxiom.
  • Cácten, Tờrớt, Côngxoócxiom, Xanhđica
Câu 23: Theo anh/chị, tổ chức nào có quyền lực rất hùng hậu đứng đằng sau các đảng phái để kết hợp về mặt nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước?
  • Các Hội chủ xí nghiệp
  • Các hội từ thiện
  • Tổ chức liên hiệp quốc
  • Các tổ chức thanh niên
Câu 24: Cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản giai đoạn độc quyền nhà nước thể hiện như thế nào?
  • Cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước nhằm phục vụ lợi ích của toàn dân
  • Cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước nhằm phục vụ lợi ích của chủ nghĩa tư bản độc quyền
  • Cơ chế thị trường có sự điều tiết của cơ quan tư pháp nhằm phục vụ lợi ích của chủ nghĩa tư bản độc quyền
  • Cơ chế thị trường có sự điều tiết của cơ quan lập pháp của nhà nước nhằm phục vụ lợi ích của chủ nghĩa tư bản độc quyền
Câu 25: Theo anh/chị, độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản có đặc điểm như thế nào?
  • Tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước.
  • Giảm sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước.
  • Tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, giảm vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước.
  • Giảm sức mạnh của các tổ chức độc quyền, giảm vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước
Câu 26: Theo anh/chị, vì sao mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trước hết tập trung chủ yếu vì lợi ích của thiểu số giai cấp tư sản?
  • Vì cơ sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
  • Vì cơ sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất
  • Vì cơ sở văn hóa - xã hội của chủ nghĩa tư bản dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất
  • Vì cơ sở chính trị của chủ nghĩa tư bản là dựa trên sự dối trá về quyền dân chủ
Câu 27: Theo anh/chị, Tờ rớt là hình thức tổ chức độc quyền như thế nào?
  • Là hình thức tổ chức độc quyền mà các xí nghiệp tư bản tham gia vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông hàng hóa (mọi việc mua, bán do một ban quản trị chung đảm nhận)
  • Là hình thức tổ chức độc quyền trong đó việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa của các xí nghiệp tư bản tham gia đều do một ban quản trị chung thống nhất quản lý, các xí nghiệp tư bản tham gia trở thành những cổ đông để thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần.
  • Là hình thức tổ chức độc quyền trong đó các xí nghiệp tư bản lớn ký các hiệp nghị thỏa thuận với nhau về giá cả, sản lượng hàng hóa, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán.
  • Là hình thức tổ chức độc quyền mà các xí nghiệp tham gia không chỉ có các xí nghiệp tư bản lớn mà còn có cả các Syndicate, các Trust, thuộc các ngành khác nhau nhưng liên quan với nhau về kinh tế, kỹ thuật
Câu 28: Theo anh/chị, khi khoa học kỹ thuật phát triển, cùng với sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường, như: quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy, tích tụ, tập trung sản xuất ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội theo hướng nào?
  • Tích lũy ngày càng lớn
  • Tập trung sản xuất quy mô lớn.
  • Tích tụ sản xuất vào các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế
  • Tập trung sản xuất vào các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế
Câu 29: Theo anh/chị, vì sao nói độc quyền không thủ tiêu cạnh tranh, trái lại, độc quyền làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt hơn?
  • Vì bên cạnh sự cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa còn có thêm sự cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau.
  • Vì sự cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa trở nên gay gắt.
  • Vì sự cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền gay gắt.
  • Vì các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản.
Câu 30: Theo anh/chọ, vì sao nửa cuối thế kỷ XIX, các tập đoàn tư bản độc quyền và các cường quốc tư bản đã không ngừng tăng cường xâm chiếm thuộc địa?
  • Để thực hiện mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư các nước thuộc địa, mục đích làm giàu và thống trị thế giới
  • Giải phóng loài người khỏi cuộc sống lạc hậu
  • Tìm thị trường lao động.
  • Tìm thị trường tiêu thụ hàng hóa.
Câu 31: Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp lớn muốn tiếp tục tồn tại và phát triển thì phải thực hiện thực hiện biện pháp nào?
  • Thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ
  • Thúc đẩy nhanh quá trình tập trung sản xuất
  • Tăng cường khai thác giá trị thặng dư
  • Thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất
Câu 32: Theo anh/chị, những nhà tư bản kếch xù chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị của toàn xã hội được gọi là gì?
  • Tài phiệt (hay đầu sỏ tài chính, trùm tài chính).
  • Tư bản độc quyền.
  • Độc quyền ngân hàng
  • Độc quyền công nghiệp
Câu 33: Hiện nay, độc quyền cũng bắt đầu xuất hiện ở cả những nước đang phát triển, đó là kết quả của:
  • Sự phát triển kinh tế một cách nhanh chóng của các nước này.
  • Sự ưu đãi của nhà nước cho các tập đoàn kinh tế tư nhân
  • Sự thâm nhập của các công ty xuyên quốc gia vào các nước này.
  • Sự tích tụ và tập trung vốn của các công ty ở các nước này.
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

CHƯƠNG 4 CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Mã quiz
1186
Số xu
3 xu
Thời gian làm bài
25 phút
Số câu hỏi
33 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Kinh tế chính trị
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước