Câu 1:
Tỉ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến là định nghĩa của
- Tỉ suất giá trị thặng dư (m’)
- Khối lượng giá trị thặng dư (M)
- Tỉ suất trung bình giá trị thặng dư (m')
- Giá trị hàng hóa sức lao động
Câu 2:
Tích số giữa tỉ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến là định nghĩa của
- Tỉ suất giá trị thặng dư (m’)
- Khối lượng giá trị thặng dư (M)
- Tỉ suất trung bình giá trị thặng dư (m')
- Khối lượng trung bình giá trị thặng dư (M)
Câu 3:
Nhận định nào dưới đây chưa chính xác về tư bản bất biến?
- Tư bản bất biến tuy không thay đổi về giá trị nhưng lại thay đổi về giá trị sử dụng.
- Tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu để cho tư bản khả biến tạo giá trị thặng dư.
- Giá trị sử dụng cũ bông biến đi hết mà lại xuất hiện dưới một hình thái giá trị sử dụng mới.
- Giá trị của nó (GT TLSX) được lao động cụ thể của công nhân bảo toàn và di chuyển vào trong sản phẩm mới.
Câu 4:
Có bao nhiêu phương pháp sản xuất giá trị thặng dư?
Câu 5:
Nhận định nào dưới đây chưa chính xác về tích lũy tư bản?
- Tư bản hóa một phần m trở lại thành tư bản (c, v)
- Xét về mặt làm tăng quy mô một tư bản cá biệt là tích tụ tư bản
- Làm giảm cấu tạo hữu cơ của tư bản
- Làm tăng tích tụ và tập trung
Câu 6:
Quá trình từ tích tụ sang tập trung tư bản?
- Tích tụ --> quy mô tăng --> cạnh tranh tăng --> tập trung tư bản
- Tích tụ --> cạnh tranh tăng --> quy mô tăng --> tập trung tư bản
- Tích tụ --> quy mô tăng --> tập trung tư bản
- Tích tụ --> cạnh tranh tăng --> tập trung tư bản
Câu 7:
Tích lũy tư bản sẽ ảnh hưởng đến tích tụ tư bản như thế nào?
- Tích tụ tự bản tăng lên
- Tích tụ tư bản giảm xuống
- Không ảnh hưởng đến tích tụ
- Tất cả đều sai
Câu 8:
Tích lũy tư bản sẽ ảnh hưởng đến cấu tạo hữu cơ của tư bản như thế nào?
- Làm tăng cấu tạo hữu cơ
- Làm giảm cấu tạo hữu cơ
- Không ảnh hưởng đến cấu tạo hữu cơ
- Tất cả đều sai
Câu 9:
Sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất những tư bản cá biệt có sẵn thành 1 tư bản cá biệt khác lớn hơn. Đây là định nghĩa của:
- Tích tụ tư bản
- Tích lũy tư bản
- Tập trung tư bản
- Đại lượng tư bản
Câu 10:
Điểm chung của giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch là gì?
- Tăng năng suất lao động
- Tăng năng suất lao động xã hội
- Tăng năng suất lao động cá biệt
- Giảm giá trị sức lao động
Câu 11:
Điểm chung của tích tụ tư bản và tập trung tư bản là gì?
- Làm tăng quy mô của tư bản
- Thông qua quá trình tái sản xuất, kinh doanh mở rộng
- Làm tăng quy mô của tư bản cá biệt đồng thời làm tăng quy mô tư bản xã hội
- Tư bản lớn lên chậm
Câu 12:
Tỷ lệ được tính bằng số lượng nhân công đảm nhận khối lượng máy móc. Đây là định nghĩa của
- Cấu tạo kỹ thuật (H)
- Cấu tạo giá trị (T)
- Cấu tạo hữu cơ
- Tất cả đều sai
Câu 13:
Tỷ lệ được tính bằng tiền (tiền mua TLSX và tiền trả lương cho nhân công). Đây là định nghĩa của
- Cấu tạo kỹ thuật (H)
- Cấu tạo giá trị (T)
- Cấu tạo hữu cơ
- Tất cả đều sai
Câu 14:
Cấu tạo giá trị do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật. Đây là định nghĩa của
- Cấu tạo kỹ thuật (H)
- Cấu tạo giá trị (T)
- Cấu tạo hữu cơ
- Tất cả đều sai
Câu 15:
Số tiền lời mà nhà tư bản thu được sau khi bán hàng hóa do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và chi phí tư bản. Đây là định nghĩa của
- Chi phí sản xuất TBCN
- Lợi nhuận (p)
- Lợi tức (z)
- Địa tô
Câu 16:
Tỷ lệ % giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước là
- Tỷ suất lợi nhuận (p’)
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân (p’)
- Tỷ suất giá trị thặng dư (m’)
- Tỷ suất giá trị thặng dư bình (m’)
Câu 17:
Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ mà người chủ sở hữu nó cho người khác sử dụng trong một thời gian nhằm nhận được số tiền lời nhất định. Số tiền đó gọi là
- Lợi nhuận
- Lợi tức
- Địa tô
- Tất cả đều sai
Câu 18:
Các chỉ số như 10 máy dệt /công nhân, 100kw điện /công nhân, vv. là biểu thị cho cấu tạo nào sau đây của tư bản?
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản
- Cấu tạo giá trị của tư bản
- Cấu tạo kỹ thuật của tư bản
- Cấu tạo vô cơ của tư bản
Câu 19:
Quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?
- Trình độ khai thác sức lao động.
- Năng suất lao động xã hội, hiệu quả máy móc.
- Đại lượng tư bản tương ứng.
- Cả A, B, C đều đúng.
Câu 20:
Nguồn gốc của tích lũy tư bản là từ đâu?
- Từ giá trị thặng dư
- Từ tư bản cá biệt trong xã hội
- Từ vốn liên doanh giữa các nhà tư bản
- Từ nguồn vốn của nhà nước và các ngân hàng
Câu 21:
Mục đích của tích lũy tư bản là gì?
- Để sản xuất thêm giá trị tháng dư
- Để huy động vốn cho sản xuất của xã hội
- Để phục vụ xã hội tốt hơn
- Để tạo thêm nhiều việc làm cho công nhân