Danh sách câu hỏi
Câu 1: Để đo công suất của một phụ tải mạch 3 pha cao áp, người ta dùng 2 vôn mét mẫu có Uđm =100V; 2 ampe mét mẫu có Iđm =10A, 2 wattmet có Uđm =120V, Iđm = 10A, cấp chính xác của wattmet là 1, thang đo có 150 vạch. Khi đo wattmet 1 chỉ α vạch, watt met 2 chỉ 70 vạch. Biết tỷ số biến của các máy biến áp và biến dòng đo lường là 6000/100 và 100/5. Công suất tiêu thụ thực của tải là 15.51kW. Hỏi α bằng bao nhiêu vạch ?
  • A 60 vạch
  • B 80 vạch
  • C 90 vạch
  • D 100 vạch
Câu 2: Để kiểm tra công tơ 1 pha (trên mặt công tơ có ghi 1kWh-2500 vòng), để xác định sai số của công tơ người ta dùng wattmet điện động có Uđm = 300V; Iđm =20A, có thang đo 150 vạch, khi đo wattmet chỉ 90 vạch. Hỏi thời gian đo khảo sát là bao nhiêu biết công tơ quay được 306 vòng và sai số của công tơ là 2%:
  • A 3 phút
  • B 5 phút
  • C 2 phút
  • D 6 phút
Câu 3: Trong phép đo dòng điện, yêu cầu cơ bản về điện trở nội của dụng cụ đo so với điện trở của phụ tải phải:
  • A Nhỏ hơn nhiều lần
  • B Bằng nhau
  • C Lớn hơn nhiều lần
  • D Không so sánh được
Câu 4: Trong phép đo dòng điện; điện trở nội của dụng cụ đo phải nhỏ hơn nhiều lần so với điện trở phụ tải nhằm mục đích:
  • A Giảm sai số của phép đo
  • B Bảo vệ dụng cụ đo
  • C Giảm tổn thất năng lượng
  • D Chống ngắn mạch tải
Câu 5: Để mở rộng giới hạn đo cho phép đo dòng điện một chiều thì phải dùng điện trở mắc:
  • A song song với cơ cấu đo
  • B song song với phụ tải
  • C ] Nối tiếp với cơ cấu đo
  • D ] Nối tiếp với phụ tải
Câu 6: Máy biến dòng (BI) có công dụng:
  • A Biến dòng điện nhỏ thành dòng điện lớn phù hợp với công suất tải
  • B Biến dòng điện lớn thành dòng điện nhỏ phù hợp với dụng cụ đo tiêu chuẩn
  • C Biến điện áp nhỏ thành điện áp lớn phù hợp với điện áp của thiết bị
  • D Biến điện áp lớn thành điện áp nhỏ phù hợp với dụng cụ đo tiêu chuẩn
Câu 7: Sơ đồ ampe kế như hình bên. Khi di chuyển khóa K từ vị trí số 1 đến 3 thì điện trở nội của máy đo sẽ:
  • A Tăng lên
  • B Giảm xuống
  • C Không đổi
  • D Giảm xuống ½.
Câu 8: Máy biến dòng điện (BI) chỉ được sử dụng để đo loại dòng điện :
  • A Xoay chiều
  • B Một chiều
  • C Cả xoay chiều và một chiều
  • D Dòng điện set
Câu 9: Khi sử dụng máy biến dòng (BI), Dòng điện cần đo I1 Được tính:
  • A I1dm = Ki
  • B I1 = Ki.I2
  • C I1dm = Ki.I2dm
  • D ] I1dm = Ki.I2
Câu 10: Một máy biến dòng điện có tỉ số biến dòng là 25; Giá trị dòng điện đọc được là 2,5A. Thì giá trị thực tế của dòng điện trong mạch là:
  • A 75A
  • B 0,1A
  • C 62,5A
  • D 50A
Câu 11: Dòng điện thứ cấp định mức của máy biến dòng là:
  • A 75A
  • B 0,5A
  • C 5A
  • D 10(30)A
Câu 12: Khi đo điện áp; để phép đo được chính xác, điện trở cơ cấu so với điện trở tải phải:
  • A Rất nhỏ
  • B Bằng nhau
  • C Rất lớn
  • D Lớn hơn
Câu 13: Để mở rộng giới hạn đo của phép đo điện áp một chiều thì phải dùng điện trở mắc:
  • A Song song với cơ cấu đo
  • B Song song với phụ tải
  • C Nối tiếp với cơ cấu đo
  • D Nối tiếp với phụ tải
Câu 14: Giới hạn đo của điện áp càng được mở rộng khi:
  • A Rp càng nhỏ so với Rcc
  • B Rp càng nhỏ so với Rt
  • C Rp càng lớn so với Rcc
  • D Rp càng nhỏ so với Rt
  • ( Với Rp: Giá tri điện trở phụ; Rcc: Điện trở cơ cấu; Rt: Điện trở tải )
Câu 15: Để xác định tổng trở vào của von kế; người ta sử dụng khái niệm:
  • A Hệ số điện trở phụ
  • B Độ nhậy tương đối
  • C Tỉ số điện trở phụ
  • D Độ nhậy
Câu 16: Khi sử dụng máy biến điện áp, điên áp cần đo U1 đước tính:
  • A U1đm = Ku.U2
  • B U1đm = Ku.I2đm
  • C U1 = Ku.U2
  • D U1đm = Ku.U2đm
Câu 17: Một máy biến điện áp (BU), có tỷ số biến áp là 1150. Giả sử điện áp đọc được trên Vôn mét là 95V thì giá trị thực tế điện áp trên thanh góp là:
  • A 115.000V
  • B 109.250V
  • C 110.000V
  • D 35.000V
Câu 18: Điện áp thứ cấp định mức của máy biến áp là:
  • A 500V
  • B 100V
  • C 220/380V
  • D 10V
Câu 19: Công suất mạng điện một chiều được đo gián tiếp bằng:
  • A Wattmets DC
  • B Vôn mét và Am pe mét DC
  • C Wattmets 1 pha
  • D Công tơ điện
Câu 20: Công suất mạng điện một chiều được đo trực tiếp bằng:
  • A Wattmets DC
  • B Vôn mét và Am pe mét DC
  • C Wattmets 1 pha
  • D Công tơ điện
Câu 21: Phần tử cơ bản trong Wattmet DC la:
  • A Cuộn dòng và cuộn áp
  • B Cuộn áp và điện trở phụ
  • C Cuộn dòng và tải
  • D Kim đo và lò xo phản kháng
Câu 22: Khi mắc ngược cực tính của một trong hai cuộn dây của Wattmet DC thì kim của nó sẽ:
  • A Không quay
  • B Quay chậm hơn
  • C Quay ngược lại
  • D Không đổi chiều
Câu 23: Khi đo điện trở bằng cầu Wheastone như hình 13. Dấu hiệu để biết cầu cân bằng là:
  • A Các điện trở có giá trị lớn nhất
  • B Điện trở R3 nhỏ nhất
  • C Điện kế G chỉ 0V
  • D Điện áp UAB = 0
Câu 24: Công suất tác dụng mạng 3 pha 3 dây được đo trực tiếp bằng:
  • A 3 Wattmet 1 pha
  • B Wattmet 3pha 3 phần tử
  • C 3 vonmet và Ampemet
  • D Wattmet 3pha 2 phần tử
Câu 25: khi dùng cầu wheaten như hình bên nếu R3/R4=1 THÌ R1 đc tính =
  • A Rx=R2. R3/R4
  • B Rx=R2 R4/R3
  • C Rx =R3=R4
  • D Rx=R2
Câu 26: Khi sử dụng sơ đồ Vôn mét- Am pe mét để đo gián tiếp điện trở. Nếu điện trở cần đo càng lớn so với điện trở trong của Am pe kế thì:
  • A Sai số được giảm nhiều
  • B Độ nhạy của máy cao hơn
  • C Dễ tính toán kết quả đo
  • D Sai số lớn hơn, không chính xác
Câu 27: Dùng ba Wattmet 1pha để đo công suất tác dụng mạng 3 pha khi:
  • A Mạng ba pha không có dây trung tính
  • B Mạng ba pha bốn dây và phụ tải không đối xứng
  • C Mạng ba pha có phụ tải không đối xứng
  • D Mạng ba pha trung thế trở lên
Câu 28: Cầu đo điện cảm của cuộn dây dunhf tụ mẫu có sơ đồ như hình bên .Gía tri ddienj cảm Lx và Rx cần đo sẽ là
  • A Lx =r2r3r4 Rx=r2. R4/R3
  • B Lx =R2R3R4 Rx=R2. R3/R4
  • C Lx =R2r3r4 Rx=r4. R3/R2
  • D LX =R2R3/C4 Rx= R2. R3/R4
Câu 29: Nhược điểm của vônmét số chuyển đổi thời gian 1 nhịp là:
  • A độ nhạy thấp
  • B dải đo hẹp.
  • C độ chính xác không cao.
  • D Tất cả các phương án trên đều đúng
Câu 30: Để đo công suất phản kháng trong mạch điện xoay chiều 3 pha người ta dùng ba wattmet tác dụng 1 phần tử (hình bên).
  • Để đo được công suất phản kháng 3 pha cần phải:
  • A đổi lại cực tính cuộn dòng của wattmet 1.
  • B đổi lại cực tính cuộn áp của wattmet 2.
  • C đổi lại cực tính cuộn áp của wattmet 3.
  • D đổi lại cực tính cuộn áp của wattmet 1
Câu 31: Ampemét điện động đo dòng điện lớn có cuộn dây tĩnh và cuộn dây động được mắc:
  • A nối tiếp với nhau
  • B tách rời nhau.
  • C song song với nhau
  • D tất cả các phương án trên đều sai
Câu 32: Để đo công suất phản kháng trong mạch điện xoay chiều 3 pha người ta dùng ba wattmet tác dụng 1 phần tử (hình bên). Hãy chỉ ra là wattmét nào bị mắc ngược:
  • A wattmet thứ nhất.
  • B wattmet thứ hai.
  • C wattmet thứ ba.
  • D không có wattmet nào mắc ngược.
Câu 33: Để đo công suất tác dụng trong mạch điện xoay chiều 1 pha người ta dùng wattmet tác dụng 1 phần tử mắc qua các mày biến áp và biến dòng đo lường (hình bên). Hãy chỉ ra cuộn dây nào của wattmét bị mắc ngược:
  • A cuộn dòng .
  • B cuộn áp .
  • C cả hai cuộn đều mắc ngược
  • D cả hai cuộn mắc đúng
Câu 34: Ampemet từ điện nhiều thang đo có sơ đồ theo kiểu nhiều cấp (các điện trở sun mắc nối tiếp với nhau ) có khác biệt gì so với sơ đồ kiểu từng cấp (các điện trở sun mắc song song với nhau)
  • A độ chính xác thấp hơn​.
  • B cấu tạo phức tạp hơn.
  • C độ nhạy cao hơn
  • D Đo được điện trở lớn hơn
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Vật lý - Câu 179-215 - bt1

Mã quiz
707
Số xu
3 xu
Thời gian làm bài
26 phút
Số câu hỏi
34 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Sư phạm Vật lý
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước