Danh sách câu hỏi
Câu 1: Điều lệ Đảng đầu tiên (Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam) được thông qua tại:
  • Hội nghị thành lập Đảng ngày (3/2/1930).
  • Hội nghị TW lần thứ nhất Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10/1930).
  • Đại hội lần thứ nhất của Đảng (từ ngày 27 đến 31/3/1935).
  • Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941).
Câu 2: Điều lệ Đảng hiện hành được thông qua tại:
  • Đại hội IX.
  • Đại hội X.
  • Đại hội XI.
  • Đại hội XII.
Câu 3: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc” là:
  • Phương hướng hành động của Đảng.
  • Mục đích của Đảng.
  • Bản chất của Đảng.
  • Phương châm hành động của Đảng.
Câu 4: “Xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản” là:
  • Phương hướng hành động của Đảng.
  • Mục đích của Đảng.
  • Bản chất của Đảng.
  • Phương châm hành động của Đảng.
Câu 5: Nền tảng tư tưởng của Đảng là:
  • Chủ nghĩa Mác - Lê nin.
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
  • Học thuyết Mác – Ăngghen, Chủ nghĩa Mác - Lê nin.
Câu 6: “Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” là quy định về:
  • Công tác xây dựng Đảng.
  • Vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị.
  • Bản chất của Đảng.
  • Tổ chức và nguyên tắc cơ bản hoạt động của Đảng.
Câu 7: Tổ chức cơ sở đảng được xác định là:
  • Nền tảng của Đảng.
  • Hạt nhân chính trị ở cơ sở.
  • Nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở.
  • Cơ sở của Đảng.
Câu 8: Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng là:
  • Tập trung dân chủ.
  • Đoàn kết thống nhất trong Đảng.
  • Tự phê bình và phê bình.
  • Kỷ luật nghiêm minh và tự giác.
Câu 9: Nhiệm vụ của đảng viên được quy định tại:
  • Điều 2, Điều lệ Đảng.
  • Điều 3, Điều lệ Đảng.
  • Điều 4, Điều lệ Đảng.
  • Điều 5, Điều lệ Đảng.
Câu 10: Nhiệm vụ của đảng viên được quy định trong Điều lệ Đảng gồm:
  • 3 điểm.
  • 4 điểm.
  • 5 điểm.
  • 6 điểm.
Câu 11: Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là:
  • Đại hội đại biểu toàn quốc.
  • Bộ Chính trị.
  • Ban Bí thư.
  • Ban Chấp hành Trung ương.
Câu 12: Quyết định thành lập hoặc giải thể đảng bộ, chi bộ trực thuộc thuộc về:
  • Ban Bí thư.
  • Ban Thường vụ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
  • Cấp ủy cấp trên trực tiếp.
Câu 13: Phương châm thi hành kỷ luật được Điều lệ Đảng xác định là:
  • Công bằng, chính xác, kịp thời.
  • Công tâm, chính xác, kịp thời.
  • Công minh, chính xác, kịp thời.
  • Nghiêm minh, chính xác, kịp thời.
Câu 14: Các hình thức kỷ luật đối với tổ chức Đảng là:
  • Khiển trách, cảnh cáo.
  • Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
  • Cảnh cáo, giải tán.
  • Khiển trách, cảnh cáo, giải tán, khai trừ.
Câu 15: Đảng viên dự bị vi phạm có các hình thức kỷ luật là:
  • Cảnh cáo, cách chức, khai trừ.
  • Khiển trách, cách chức, khai trừ.
  • Khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
  • Khiển trách, cảnh cáo.
Câu 16: Các hình thức kỷ luật đối với đảng viên là:
  • Khiển trách, cảnh cáo, khai trừ
  • Khiển trách, cảnh cáo, cách chức
  • Khiển trách, cảnh cáo
  • Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ
Câu 17: “Đảng viên còn trong độ tuổi Đoàn phải sinh hoạt và công tác trong tổ chức Đoàn.” Được ghi trong:
  • Điều lệ Đoàn
  • Điều lệ Đảng
  • Luật Thanh niên
  • Hiến pháp
Câu 18: Tổ chức cơ sở đảng có bao nhiêu đảng viên thì lập đảng bộ cơ sở ?
  • Có từ 3 đảng viên trở lên
  • Có từ 9 đảng viên trở lên
  • Có từ 30 đảng viên trở lên
  • Có từ 40 đảng viên trở lên
Câu 19: Quy định về kỳ họp thường lệ của Đảng ủy cơ sở?
  • 1 tháng 1 lần
  • 3 tháng 1 lần
  • Mỗi năm 2 lần
  • Tùy cấp ủy quyết định
Câu 20: Quy định về kỳ họp thường lệ của chi ủy cơ sở ?
  • 1 tháng 1 lần
  • 3 tháng 1 lần
  • Mỗi năm 2 lần
  • Tùy cấp ủy quyết định
Câu 21: Quy định về kỳ họp thường lệ của Đảng bộ cơ sở ?
  • 1 tháng 1 lần
  • 3 tháng 1 lần
  • Mỗi năm 2 lần
  • Tùy cấp ủy quyết định
Câu 22: Quy định về kỳ họp thường lệ của chi bộ cơ sở ?
  • 1 tháng 1 lần
  • 3 tháng 1 lần
  • Mỗi năm 2 lần
  • Tùy cấp ủy quyết định
Câu 23: Những đảng viên nào được tham dự đại hội đại biểu của Đảng ?
  • Các ủy viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội ; đại biểu do đại hội cấp dưới bầu ; đảng viên chính thức và đại biểu chỉ định.
  • Các ủy viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội ; đại biểu do đại hội cấp dưới bầu và đại biểu chỉ định.
  • Các ủy viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội và đại biểu do đại hội cấp dưới bầu.
  • Đại biểu do đại hội cấp dưới bầu và đại biểu chỉ định.
Câu 24: Đại hội đại biểu chỉ hợp lệ khi nào ?
  • Khi có ít nhất hai phần ba số đại biểu được triệu tập tham dự
  • Khi có ít nhất hai phần ba số tổ chức đảng trực thuộc có đại biểu tham dự
  • Khi có ít nhất hai phần ba số đại biểu được triệu tập tham dự hoặc có ít nhất hai phần ba số tổ chức đảng trực thuộc có đại biểu tham dự
  • Khi có ít nhất hai phần ba số đại biểu được triệu tập tham dự và có ít nhất hai phần ba số tổ chức đảng trực thuộc có đại biểu tham dự
Câu 25: Nhiệm kỳ đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở ?
  • 1 năm một lần
  • 3 năm một lần
  • 5 năm hai lần
  • 5 năm một lần
Câu 26: Nhiệm kỳ đại hội chi bộ cơ sở ?
  • 1 năm một lần
  • 3 năm một lần
  • 5 năm hai lần
  • 5 năm một lần
Câu 27: Nhiệm kỳ đại hội đảng bộ cơ sở ?
  • 1 năm một lần
  • 3 năm một lần
  • 5 năm hai lần
  • 5 năm một lần
Câu 28: Tổ chức đảng nào sau đây không phải là tổ chức cơ sở đảng?
  • Chi bộ Cơ quan Hội Nông dân tỉnh
  • Chi bộ Sở Du lịch tỉnh
  • Chi bộ Văn phòng Cục Quản lý thị trường tỉnh
  • Đảng bộ Sở Tài nguyên và Môi trường
Câu 29: Cơ quan có thẩm quyền bầu ủy ban kiểm tra?
  • Ban Chấp hành cùng cấp
  • Ủy ban Kiểm tra cấp trên trực tiếp
  • Đại hội đảng cùng cấp
  • Ban Thường vụ cấp ủy cùng cấp
Câu 30: Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được ban hành vào thời gian nào?
  • Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, Ngày 14-5-2014.
  • Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị.Ngày 15-5-2015.
  • Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị.Ngày 15-5-2016.
  • Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị.Ngày 19-5-2015.
Câu 31: Vì sao phải đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh?
  • Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để ngăn ngừa, phòng chống sự suy thoái về tư tương chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội.
  • Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để phòng chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội. Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
  • Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
  • Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để ngăn ngừa, phòng chống “ tự diễn biến, tự chuyển hóa của cán bộ, đảng viên.
Câu 32: Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là:
  • Một giải pháp quan trọng.
  • Một giải pháp mang tính cấp bách.
  • Một giải pháp mang tính lâu dài.
  • Một giải pháp quan trọng, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài.
Câu 33: Nhận định “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn… Trong khi đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường” được nêu ra trong:
  • Nghị quyết Trung ương 4 khóa X.
  • Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI.
  • Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.
  • Văn kiện Đại hội XIII.
Câu 34: Giá trị của Tư tưởng Hồ Chí Minh là:
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh là ánh sáng, chỉ đường cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, giai cấp công nhân vào điều kiện thực tế ở nước ta.
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, vào điều kiện thực tế ở nước ta.
Câu 35: Nguyên tắc xây dựng và thực hành đạo đức theo quan điểm Hồ Chí Minh?
  • Có 02 nguyên tắc, gồm (1) Nói đi đôi với làm ; (2) phải nêu gương về đạo đức;
  • Có 3 nguyên tắc, gồm (1) Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức; (2) Xây đi đối với chống; (3) phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
  • Có 4 nguyên tắc, gồm (1) Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức; (2) Xây đi đối với chống; (3) phải tu dưỡng đạo đức suốt đời; (4) Phòng chống ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ nội bộ.
  • Có 5 nguyên tắc, gồm (1) Trung với nước, hiếu với Dân”; (2) Nói đi đôi với làm; (3) phải nêu gương về đạo đức; (4) Xây đi đối với chống; (4) phải tu dưỡng đạo đức suốt đời;
Câu 36: Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là phẩm chất của con người trong mối quan hệ với:
  • Với mọi người.
  • Với tự mình.
  • Với đồng nghiệp.
  • Với công việc.
Câu 37: Bài thơ: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên” Bác Hồ đọc tặng cho lực lượng nào:
  • Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
  • Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
  • Lực lượng vũ trang
  • Thanh niên xung phong.
Câu 38: Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" khi nào?
  • Khi bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước (1911).
  • Khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917) .
  • Khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin (1920)
  • Khi Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).
Câu 39: Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” là câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong:
  • Chánh Cương vắn tắt của Đảng
  • Tuyên ngôn độc lập
  • Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
  • Di chúc.
Câu 40: Nội dung chủ yếu của Tư tưởng Hồ Chí Minh là:
  • Độc lập dân tộc.
  • Xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
  • Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người
  • Giải phóng con người
Câu 41: “Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Câu trên ở tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
  • Đường Cách mệnh
  • Đạo đức cách mạng
  • Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
  • Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Câu 42: Quan điểm Hồ Chí Minh về những phẩm chất, đạo đức cơ bản của con người Việt Nam:
  • Với đất nước, dân tộc phải “Trung với nước, hiếu với dân”; Với mình phải thực sự “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
  • Với mọi người phải” Yêu thương con người, sống có nghĩa có tình”; Với mình phải thực sự “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
  • Với đất nước, dân tộc phải “Trung với nước, hiếu với dân”; Với mọi người phải” Yêu thương con người, sống có nghĩa có tình.
  • Với đất nước, dân tộc phải “Trung với nước, hiếu với dân”; Với mọi người phải” Yêu thương con người, sống có nghĩa có tình”; Với mình phải thực sự “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
Câu 43: Một trong những nguyên tắc về thực hành đạo đức theo quan điểm Hồ Chí Minh?
  • Nói đi đôi với làm
  • Phải thực sự nêu gương
  • Nói đi đôi với làm, phải thực sự nêu gương
  • Phải nêu gương, thận trọng khi làm việc
Câu 44: Theo Hồ Chí Minh, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân nghĩa là gì?
  • Chỉ bảo vệ lợi ích tập thể.
  • Loại bỏ lợi ích cá nhân.
  • Không bênh vực lợi ích cá nhân.
  • Không giày xéo lên lợi ích cá nhân.
Câu 45: Quan điểm cúa Hồ Chí minh về vị trí của đạo đức trong đời sống xã hội là:
  • Đạo đức là phải “Trung với nước, hiếu với dân”.
  • Đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người
  • Đạo đức là nguồn gốc của người cách mạng
  • Đạo đức là phải sống có nghĩa có tình.
Câu 46: Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cộng sản thích ứng ở đâu dễ hơn?
  • Ở các nước châu Âu
  • Ở các nước tư bản phát triển nhất
  • Ở Châu Phi
  • Ở các nước châu Á, phương Đông
Câu 47: Đặc trưng cốt lõi nhất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là gì?
  • Lòng thương người; Sự quan tâm đến con người.
  • Lòng thương người; Chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu.
  • Lòng thương người; Chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu; Sự quan tâm đến con người.
  • Chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu; Sự quan tâm đến con người.
Câu 48: Một trong những điều kiện để được xét kết nạp Đảng là:
  • Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên (tính theo ngày)
  • Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên (tính theo tháng)
  • Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên (tính theo năm)
  • Công dân Việt Nam đủ 16 tuổi trở lên (tính theo ngày)
Câu 49: Thẩm quyền kết nạp vào Đảng đối với những người trên 60 tuổi là do:
  • Cấp ủy cơ sở xem xét, quyết định
  • Cấp ủy trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định
  • Cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định
  • Ban bí thư Trung ương xem xét, quyết định
Câu 50: Một trong những điều kiện để được xem xét, kết nạp vào Đảng là:
  • Thừa nhận Cương lĩnh chính trị của Đảng; Điều lệ Đảng; tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng.
  • Thừa nhận Điều lệ Đảng; Cương lĩnh chính trị của Đảng; tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng.
  • Thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị của Đảng; Điều lệ Đảng; tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng.
  • Thừa nhận và tự nguyện thực hiện Điều lệ Đảng; Cương lĩnh chính trị của Đảng; tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng.
Câu 51: Quy định số 29 –QĐ/TW ngày 25/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng còn có quy định về trình độ học vấn của nguời vào Đảng:
  • Có bằng tốt nghiệp tiểu học.
  • Có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
  • Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên..
  • Có bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học.
Câu 52: Để có bản lĩnh chính trị vững vàng, người phấn đấu vào Đảng cần đứng trên:
  • Lập trường giai cấp công nhân.
  • Lập trường của người yêu nước.
  • Lập trường của nhân dân lao động.
  • Lập trường của Đảng.
Câu 53: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đạo đức cách mạng là:
  • Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng.
  • Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng.
  • Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho nhân dân.
  • Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho đất nước, cho dân tộc.
Câu 54: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng…” là câu nói của:
  • Lý Tự Trọng
  • Nguyễn Viết Xuân
  • Phan Đình Giót
  • Nguyễn Văn Trỗi
Câu 55: Bài thơ "Hãy nhớ lấy lời tôi" của nhà thơ Tố Hữu Viết về người anh hùng nào?
  • Bế Văn Đàn
  • Nguyễn Viết Xuân
  • Phan Đình Giót
  • Nguyễn Văn Trỗi
Câu 56: Trong quá trình phấn đấu vào Đảng điều có ý nghĩa quyết định nhất là:
  • Xác định động cơ vào đảng đúng đắn
  • Rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng
  • Gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia hoạt động đoàn thể, công tác xã hội
  • Tích cực tham gia xây dựng Đảng ở cơ sở
Câu 57: Bản lĩnh chính trị được hình thành chủ yếu bằng:
  • Tác động của xã hội
  • Nỗ lực của bản thân
  • Truyền thống dân tộc
  • Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Câu 58: Người muốn trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam phải là:
  • Những quần chúng tiên tiến, tích cực, trải qua quá trình học tập, rèn luyện, phấn đấu, hội đủ các điều kiện cần thiết để được xét kết nạp vào Đảng.
  • Những người có nguyện vọng vào Đảng.
  • Những người đủ điều kiện vào Đảng.
  • Ai cũng có thể vào Đảng.
Câu 59: Độ tuổi được xem xét kết nạp vào Đảng của công dân Việt Nam là:
  • 16 tuổi (tính theo tháng)
  • 16 tuổi (tính theo năm)
  • 18 tuổi (tính theo tháng)
  • 18 tuổi (tính theo năm)
Câu 60: Theo Điều lệ Đảng, độ tuổi tối đa của người vào đảng là:
  • Độ tuổi tối đa vào Đảng là 50.
  • Độ tuổi tối đa vào Đảng là 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam.
  • Độ tuổi tối đa vào Đảng là 50.
  • Không quy định độ tuổi tối đa vào Đảng.
Câu 61: Trong công tác phát triển Đảng, tiêu chuẩn quan trọng nhất là:
  • Sự giác ngộ lý tưởng, phẩm chất chính trị, kiến thức và năng lực của người vào Đảng.
  • Phẩm chất, đạo đức.
  • Trình độ năng lực.
  • Có nhiều cống hiến cho xã hội.
Câu 62: “Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sỹ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân…” được quy định tại:
  • Điều 1 – Điều lệ Đảng.
  • Điều 2 – Điều lệ Đảng.
  • Điều 3 – Điều lệ Đảng.
  • Điều 4 – Điều lệ Đảng.
Câu 63: Một trong những nguyên tắc tổ chức cơ bản của đảng vô sản, phân biệt với các đảng chính trị khác là:
  • Đảng viên phải tuyệt đối trung thành.
  • Đảng viên phải có mối liên hệ mật thiết với tổ chức cơ sở Đảng.
  • Chịu sự lãnh đạo, giáo dục của Đảng.
  • Mỗi đảng viên của Đảng phải sinh hoạt tại một tổ chức cơ sở đảng nhất định.
Câu 64: Điều kiện, tiêu chuẩn chính trị hàng đầu để trở thành đảng viên?
  • Thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh của Đảng.
  • Thừa nhận và thực hiện Điều lệ Đảng
  • Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
  • Sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật
Câu 65:

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của các yếu tố nào?

  • Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào yêu nước
  • Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào yêu nước và phong trào công nhân
  • Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân
  • Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến
Câu 66:

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  • Từ ngày 06/01 đến ngày 07/02/1930
  • Từ ngày 06/01 đến ngày 03/02/1930
  • Từ ngày 03/02 đến ngày 07/02/1930
  • Từ ngày 01/02 đến ngày 03/02/1930
Câu 67:

Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ngày, tháng, năm nào ?

  • Ngày 03/02/1929
  • Ngày 02/3/1930
  • Ngày 03/02/1930
  • Ngày 03/02/1931
Câu 68:

Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin vào thời gian nào?

  • Tháng 7/1920
  • Tháng 9/1920
  • Tháng 7/1921
  • Tháng 9/1921
Câu 69:

Tác phẩm Đường Kách mệnh được xuất bản vào thời gian nào?

  • Năm 1921
  • Năm 1924
  • Năm 1925
  • Năm 1927
Câu 70: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày, tháng năm nào ?
  • Ngày 03/02/1917
  • Ngày 05/6/1912
  • Ngày 05/6/1911
  • Ngày 06/5/1911
Câu 71: Đến cuối những năm 20 của thế kỷ XX, ở nước ta có bao nhiều tổ chức cộng sản được thành lập?
  • 1 tổ chức.
  • 2 tổ chức.
  • 3 tổ chức.
  • 4 tổ chức.
Câu 72: Mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu ở Việt Nam đầu thế kỷ XX là mâu thuẫn nào?
  • Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến
  • Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản
  • Mâu thuẫn giữa công nhân và nông dân với đế quốc và phong kiến
  • Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược và tay sai của chúng
Câu 73: Khi nào phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác?
  • Năm 1920 (tổ chức công hội ở Sài Gòn được thành lập)
  • Năm 1925 (cuộc bãi công Ba Son)
  • Năm 1929 (sự ra đời ba tổ chức cộng sản)
  • Năm 1930 (Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời)
Câu 74: Hội nghị Hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930) thông qua các văn kiện nào sau đây:
  • Chánh cương vắn tắt
  • Sách lược vắn tắt
  • Điều lệ vắn tắt và Chương trình vắn tắt
  • Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt và Chương trình vắn tắt
Câu 75: Phương châm chiến lược của cuộc kháng chiến chống Pháp là:
  • Toàn dân.
  • Toàn diện.
  • Lâu dài và dựa vào sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế.
  • Toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính
Câu 76: Những khó khăn, thách thức đối với Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945:
  • Các thế lực đế quốc, phản động bao vây, chống phá
  • Kinh tế kiệt quệ và nạn đói hoành hành
  • Toàn dân không biết chữ
  • Các thế lực đế quốc, phản động bao vây, chống phá, kinh tế kiệt quệ và nạn đói hoành hành, hơn 90% dân số không biết chữ
Câu 77: Đường lối đổi mới toàn diện đất nước được đề ra tại Đại hội nào?
  • Đại hội VI của Đảng.
  • Đại hội V của Đảng.
  • Đại hội VII của Đảng.
  • Đại hội VIII của Đảng.
Câu 78: Nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam:
  • Lòng yêu nước của nhân dân.
  • Sức mạnh của sự đoàn kết.
  • Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
  • Sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế.
Câu 79: Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam của Đảng ta là:
  • Chủ nghĩa Mác – Lênin
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Truyền thống dân tộc
  • Chủ Nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu 80: Những nguy cơ thách thức lớn được Đảng xác định tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc của Đảng giữa nhiệm kỳ khoá VII là:
  • Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.
  • Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.
  • Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội.
  • Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.
Câu 81: Đảng ta đã trải qua bao nhiều kỳ Đại hội:
  • 10 kỳ
  • 13 kỳ
  • 19 kỳ
  • 20 kỳ
Câu 82: Đảng bộ Tỉnh Nghệ An trải qua bao nhiều kỳ Đại hội
  • 10 kỳ
  • 13 kỳ
  • 19 kỳ
  • 20 kỳ
Câu 83: Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An trải qua bao nhiều kỳ Đại hội
  • 10 kỳ
  • 13 kỳ
  • 19 kỳ
  • 20 kỳ
Câu 84: Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An thành lập ngày, tháng, năm nào?
  • 03/02/1930
  • 12/9/1931
  • 22/9/1954
  • 22/9/1975
Câu 85: “Xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hoá phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc” là:
  • Mục tiêu cần đạt khi đến kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước (2025).
  • Mục tiêu cần đạt khi đến kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng (2030).
  • Mục tiêu khi đến kỷ niệm 100 năm thành lập nước (2045).
  • Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta.
Câu 86: Kết quả của việc thực hiện Cương lĩnh năm 1991
  • Đập tan ách thống trị, lập nên nước VN dân chủ cộng hoà.
  • Đánh thắng đế quốc, thống nhất đất nước.
  • Đưa nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội.
  • Đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Câu 87: “Trung thành với lợi ích của dân tộc và giai cấp, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” là một trong những:
  • Nhiệm vụ của người đảng viên
  • Nhiệm vụ của các tổ chức đảng và đảng viên
  • Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
  • Truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 88: “Đất nước đã có sự thay đổi toàn diện, thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài, vượt qua tình trạng nước nghèo, kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng tăng” là kết quả của việc thực hiện cương lĩnh nào?
  • Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
  • Chánh cương của Đảng Lao động Việt Nam
  • Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Chánh cương của Đảng Lao động Việt Nam
  • Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Câu 89: Cương lĩnh chính trị là:
  • Những biện pháp, đường lối, cách thức, hình thức tổ chức và đấu tranh cụ thể của cách mạng.
  • Văn bản xác định rõ mục đích, tôn chỉ của Đảng, quy định nhiệm vụ của đảng viên, nguyên tắc tổ chức và cơ cấu của các tổ chức của Đảng.
  • Văn bản trình bày những nội dung cơ bản về mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ, phương pháp cách mạng trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
  • Văn bản xác định đường lối, phương pháp, cách thức của một chính phủ, đảng phái chính trị, nhằm đạt được mục tiêu chính trị trong việc quản trị quốc gia.
Câu 90: "Cương lĩnh là một bản tuyên ngôn vắn tắt, rõ ràng và chính xác nói lên tất cả những điều mà đảng muốn đạt được và vì mục đích gì mà đảng đấu tranh" là câu nói của:
  • Lê nin.
  • Các Mác.
  • Ăngghen.
  • Hồ Chí Minh.
Câu 91: Nội dung cơ bản của Cương lĩnh 1991 là:
  • Quan niệm tổng quát về XHXHCN mà nhân dân ta xây dựng;
  • Những phương hướng cơ bản để xây dựng CNXH ở nước ta.
  • Quan niệm tổng quát về xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng; Những phương hướng cơ bản để xây dựng CNXH ở nước ta.
  • Những đặc điểm của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Câu 92:

Văn bản pháp lý cơ bản của Đảng là:

  • Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Cương lĩnh chính trị
  • Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng
Câu 93: Những văn kiện hợp thành Cương lĩnh đầu tiên của Đảng gồm:
  • Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng; Điều lệ vắn tắt.
  • Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng.
  • Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng.
  • Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng; Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 94: Kết quả thực hiện Chính cương Đảng Lao động Việt Nam là:
  • Thành lập Đảng Lao động Việt Nam
  • Thực hiện thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vĩ đại, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà…
  • Thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, tiếp tục đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp thực tiễn Việt Nam.
  • Nhân dân ta tiến hành thắng lợi các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc… đưa cả nước đi lên CNXH và bắt đầu công cuộc đổi mới.
Câu 95: Một trong những bài học kinh nghiệm lớn Đảng đã rút ra theo Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 là:
  • Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
  • Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố góp phần quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
  • Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là yếu tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
  • Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Câu 96: Một trong những đặc trưng cơ bản của mô hình CNXH nhân dân ta phấn đấu xây dựng là:
  • Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
  • Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
  • Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
  • Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ văn minh.
Câu 97: Một trong những đặc trưng cơ bản của mô hình CNXH nhân dân ta phấn đấu xây dựng là:
  • Do nhân dân lao động làm chủ.
  • Do giai cấp công nhân và nhân dân lao động làm chủ.
  • Do giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm chủ.
  • Do nhân dân làm chủ.
Câu 98: Một trong những phương hướng thực hiện mục tiêu trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội là:
  • Xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
  • Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
  • Xây dựng Đảng là đạo đức, là văn minh.
  • Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Câu 99: Hệ thống chính trị của nước ta bao gồm:
  • Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; Các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
  • Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
  • Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Đảng Cộng sản Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Câu 100: Mục tiêu đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam:
  • Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
  • Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
  • Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
  • Là nước phát triển cao, có nền công nghiệp tiên tiến.
Câu 101: Mục tiêu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng:
  • Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
  • Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
  • Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
  • Là nước phát triển cao, có nên công nghiệp tiên tiến.
Câu 102: Mục tiêu đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
  • Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
  • Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
  • Là nước phát triển cao, có nên công nghiệp tiên tiến.
Câu 103: Điều lệ Đảng do cơ quan nào ban hành?
  • Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
  • Bộ Chính trị.
  • Ban Bí thư.
  • Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng thông qua và ban hành.
Câu 104: Đối tượng nào phải chấp hành Điều lệ Đảng ?
  • Đảng viên.
  • Cán bộ, đảng viên.
  • Các tổ chức đảng.
  • Mọi tổ chức đảng và đảng viên.
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Cảm Tình Đảng

Mã quiz
961
Số xu
5 xu
Thời gian làm bài
78 phút
Số câu hỏi
104 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Giáo dục Chính trị
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước