Câu 1:
Gelatin trước khi dùng cần phải
- Nghiền mịn
- Phơi khô
- Ngâm cho trương nở
- A, B, C sai
Câu 2:
pH của khối thuốc trong nang
- pH thích hợp 2,5 – 7,5
- Nếu pH quá thấp sẽ làm thủy phân gelatin
- Thường sử dụng các acid hữu cơ hoặc kiềm yếu để điều chỉnh
- A, B, C
Câu 3:
Tính chất cần thiết của khối bột, hạt đóng vào nang cứng
- Tính trơn chảy, tính chịu nén
- Tính trơn chảy, tính dính
- Tính chịu nén, tính dính
- Tính rã, tính chịu nén
Câu 4:
Chọn cỡ nang thích hợp để đóng 500mg bột thuốc có tỉ trọng d = 0,85 g/ml vào nang cứng.
- Cỡ 00 (0,95ml)
- Cỡ 0 (0,67ml)
- Cỡ 1 (0,48ml)
- Cỡ 2 (0,38ml)
Câu 5:
Kem bôi da thường có cấu trúc
- Hỗn dịch
- Nhũ tương
- Dung dịch
- A, B, C đều sai
Câu 6:
Thuốc mỡ gây tác dụng toàn thân
- Thường sử dụng dạng thuốc dán lên da lành
- Thường sử dụng dạng thuốc dán lên da tổn thương
- Dược chất thấm qua da vào tuần hoàn chung
- A, C
Câu 7:
Yêu cầu chất lượng thuốc mỡ
- Thể chất mềm, mịn màng, dễ khô cứng khi bôi lên da
- Nóng chảy ở nhiệt độ cơ thể để giải phóng dược chất
- Bền vững trong quá trình bảo quản
- A, C
Câu 8:
Yêu cầu chất lượng thuốc mỡ, ngoại trừ
- Là hỗn hợp đồng nhất giữa dược chất và tá dược
- Chảy lỏng ở nhiệt độ cơ thể, dễ bắt dính lên da
- Gây được hiệu quả điều trị cao
- Không gây bẩn quần áo và dễ rửa sạch
Câu 9:
Lớp sừng trên da
- Làm tăng cường sự hấp thu thuốc thân dầu
- Làm tăng cường sự hấp thu thuốc thân nước
- Cản trở sự hấp thu thuốc qua da
- Làm tăng cường sự hấp thu thuốc có cấu trúc nhũ tương
Câu 10:
Thuốc muốn thấm qua da cho tác dụng toàn thân phải thấm được đến lớp
- Đến lớp biểu bì vì lớp biểu bì chứa nhiều mạch máu
- Thấm đến lớp hạ bì
- Thấm vào lớp mỡ dưới da
- A, B, C đều
Câu 11:
Sự hấp thu thuốc qua da chủ yếu theo con đường
- Thấm trực tiếp qua tế bào
- Đi xuyên qua khe hỡ giữa các tế bào
- Thấm qua da theo các bộ phận phụ
- Được vận chuyển chủ động qua da
Câu 12:
Ưu điểm của nhóm tá dược thân dầu điều chế thuốc mỡ
- Trơn nhờn, dễ bám dính lên da
- Ít ảnh hưởng đến hoạt động sinh lí bình thường của da
- Dịu với da
- A, B, C đều sai
Câu 13:
Chọn sai: Nhược điểm của nhóm tá dược thân dầu khi điều chế thuốc mỡ
- Giải phóng hoạt chất kém
- Trơn nhờn khó rửa
- Làm khô da
- Làm bít lỗ chân lông
Câu 14:
Ưu điểm của nhóm tá dược thân nước điều chế thuốc mỡ
- Không trơn nhờn, không gây bẩn, dễ rửa sạch bằng nước
- Bền vững, khó bị nấm mốc, vi khuẩn phát triển
- Ít ảnh hưởng sinh lí da
- A, C
Câu 15:
Nhược điểm của nhóm tá dược thân nước điều chế thuốc mỡ
- Ảnh hưởng sinh lí da
- Dễ bị khô cứng do mất nước
- Khó bám lên da
- A, B, C đều
Câu 16:
Kem bôi da thường sử dụng nhóm tá dược
- Hydrocarbon
- Tá dược nhũ tương
- Dẫn chất của cellulose
- B, C
Câu 17:
Tá dược thân dầu khó bám dính lên da thường được phối hợp với chất nào để cải thiện độ bám dính
- Lanolin khan
- Dầu lạc
- Vaselin
- Sáp ong
Câu 18:
Nhóm tá dược thân nước dễ khô cứng do mất nước thường được phối hợp với chất nào để giữ ẩm
- Glycerin
- Lanolin
- Sorbitol
- A, C
Câu 19:
Nhóm dẫn chất cellulose dùng làm tá dược thuốc mỡ
- Thường sử dụng CMC, HPMC
- Có thể tiệt khuẩn bằng nhiệt
- Thể chất ít bị ảnh hưởng bởi pH
- A, B, C
Câu 20:
Nhóm dẫn chất cellulose dùng làm tá dược thuốc mỡ
- Có thể tiệt khuẩn bằng nhiệt
- Thể chất bị ảnh hưởng nhiều bởi pH
- Không tương kị với nhóm parapen
- A, C
Câu 21:
Nhóm hydrocarbon dùng làm tá dược điều chế thuốc mỡ có đặc điểm
- Bền vững, ít bị vi khuẩn nấm mốc phát triển
- Khả năng nhũ hóa mạnh
- Phóng thích hoạt chât tốt
- A, B
Câu 22:
Nhóm dầu, mỡ, sáp hydrogen hóa sử dụng làm tá dược điều chế thuốc mỡ có đặc điểm
- Bền vững hơn nhóm dầu, mỡ, sáp
- Khả năng nhũ hóa mạnh hơn nhóm dầu, mỡ, sáp
- Thể chất thay đổi tùy thuộc vào mức độ hydro hóa
- a, b, c
Câu 23:
Tá dược nhũ tương khan
- Chỉ chứa pha nước và chất nhũ hóa
- Chỉ chứa pha dầu và chất nhũ hóa
- Lanolin ngậm nước là 1 loại tá dược nhũ tương khan
- B, C
Câu 24:
Tá dược nhũ tương hoàn chỉnh
- Thành phần gồm: pha dầu, pha nước, chất nhũ hóa
- Kiều dầu/ nước có khả năng thấm sâu
- Sáp ong, span là tá dược nhũ tương hoàn chỉnh
- A, B, C
Câu 25:
Tá dược polyethylenglycol sử dụng làm tá dược thuốc mỡ có đặc điểm
- Có độ nhớt cao, có khả năng gây thấm, nhũ hóa
- Thường phối hợp nhiều loại lại với nhau
- Giúp dược chất đạt độ phân tán cao, phóng thích dược chất nhanh, hoàn toàn
- A, B, C
Câu 26:
Yêu cầu nào sau đây ÔNG được đặt ra cho thuốc mỡ:
- Phải là hỗn hợp hoàn toàn đồng nhất giữa hoạt chất và tá dược
- Thể chất mềm, mịn màng
- Vô khuẩn
- Không gây bẩn áo quần và dễ rửa sạch bằng xà phòng và nước
Câu 27:
Vùng hàng rào “Rein” nằm:
- Trong lớp biểu bì
- Dưới cùng của lớp biểu bì
- Ranh giới giữa 2 lớp sừng và lớp niêm mạc trong biểu bì
- Ranh giới giữa biểu bì và trung bì
Câu 28:
Về mặt bào chế thuốc mỡ, cần quan tâm đến chức năng nào của da:
- Bảo vệ, bài tiết
- Bài tiết, điều hòa thân nhiệt
- Bảo vệ, dự trữ
- Dự trữ, điều hòa huyết áp, hô hấp
Câu 29:
Loại tá dược thích hợp nhất để điều chế thuốc mỡ gây tác dụng điều trị toàn thân:
- Tá dược thân nước
- Tá dược thân dầu
- Tá dược nhũ tương N/D
- Tá dược nhũ tương D/N
Câu 30:
Đối với loại thuốc mỡ được sử dụng lâu dài, cần phải quan tâm đến tính:
- Thấm sâu
- Không tách lớp
- Không khô cứng
- Không gây dị ứng, kích ứng
Câu 31:
Cơ chế chủ yếu của sự vận chuyển thuốc qua da:
- Giảm khả năng đối kháng của lớp sừng
- Gây thấm, tạo khả năng dẫn sâu
- Tăng độ hòa tan của hoạt chất
- Chênh lệch nồng độ giữa các lớp da
Câu 32:
Nhược điểm lớn nhất của lanolin:
- Khả năng nhũ hóa
- Thể chất
- Độ bền vững
- Khả năng phối hợp với hoạt chất
Câu 33:
Hỗn hợp tá dược hydrocarbon với các sáp tự nhiên được xếp vào nhóm:
- Tá dược dầu mỡ sáp
- Tá dược keo thân nước
- Tá dược nhũ hóa
- Tá dược nhũ tương D/N
Câu 34:
Ưu điểm nổi bật của các dầu mỡ hydrogen hóa là:
- Có thể chất đặc hơn, độ chảy cao hơn và bền vững hơn
- Khả năng nhũ hóa mạnh hơn các chất béo thiên nhiên
- Bền vững về lý hóa học
- Dịu với da và niêm mạc
Câu 35:
Thuốc mỡ loại gel, tá dược được dùng chủ yếu thuộc nhóm:
- Thân nước
- Thân dầu
- Nhũ tương D/N
- Nhũ tương khan
Câu 36:
Các chất có khả năng làm giảm tính đối kháng lớp sừng
- Phenol
- Dẫn chất pyrolidon
- Hydrocarbon
- A, B, C sai