Câu 1:
Người chỉ đạo chung khi công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện được gọi là gì?
- a Người giám sát an toàn.
- b Người chỉ huy trực tiếp.
- c Người lãnh đạo công việc.
- d Người cho phép.
Câu 2:
Khi làm việc tại một công trình điện lực có nhiều Đơn vị công tác khác nhau thì việc thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn tại nơi làm việc của các đơn vị công tác được thực hiện như thế nào?
- a Mỗi Đơn vị công tác phải thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng biệt.
- b Giữa các Đơn vị công tác phải có dấu hiệu nhận biết để phân biệt người của từng đơn vị theo phạm vi làm việc.
- c Các đơn vị công tác phải thống nhất biện pháp thi công và cử 1 người chỉ huy trực tiếp. Trên cơ sở đó đơn vị quản lý vận hành cấp 1 phiếu công tác chung cho các đơn vị.
- d Cả a và b đều đúng.
Câu 3:
Yêu cầu đối với người “Có kỹ năng phối với các đơn vị khác, lãnh đạo công việc, tổ chức tiến hành các biện pháp an toàn và kiểm tra theo dõi thực hiện công việc” phải có bậc an toàn điện bao nhiêu?
- a 2/5.
- b 3/5.
- c 4/5.
- d 5/5.
Câu 4:
Các chức danh nào sau đây yêu cầu có bậc an toàn điện bắt buộc là 5/5?
- a Người chỉ huy trực tiếp.
- b Người cho phép.
- c Nhân viên đơn vị công tác.
- d Người Lãnh đạo công việc.
Câu 5:
Trách nhiệm của Người lãnh đạo công việc?
- a Phối hợp với Người chỉ huy trực tiếp để thực hiện công việc bảo đảm an toàn cho cộng đồng.
- b Kiểm tra việc thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn tại hiện trường thuộc trách nhiệm của mình để chuẩn bị chỗ làm việc cho Đơn vị công tác theo các nội dung yêu cầu của Người cấp phiếu, đánh dấu những việc đã làm vào Phiếu công tác.
- c Có mặt liên tục tại nơi làm việc để làm nhiệm vụ giám sát an toàn điện (cho đến khi hoàn thành phần nhiệm vụ được phân công) và không làm bất cứ việc gì khác ngoài nhiệm vụ giám sát an toàn điện.
- d Chịu trách nhiệm phối hợp hoạt động của các Đơn vị công tác, khi công việc do nhiều Đơn vị công tác thực hiện theo các Phiếu công tác khác nhau cần có sự phối hợp để đảm bảo an toàn.
Câu 6:
Thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn khi nhiều Đơn vị công tác cùng làm việc trên một công trình điện lực?
- a Khi làm việc tại một công trình điện lực có nhiều Đơn vị công tác khác nhau thì mỗi Đơn vị công tác phải thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng biệt.
- b Giữa các Đơn vị công tác phải có dấu hiệu nhận biết để phân biệt người của từng đơn vị theo phạm vi làm việc.
- c Khi làm việc tại một công trình điện lực có nhiều Đơn vị công tác khác nhau thì các Đơn vị công tác thống nhất thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn chung.
- d Cả a và b đều đúng.
Câu 7:
Trường hợp thiết bị hoặc nơi làm việc do từ 02 đơn vị quản lý vận hành trở lên thì Phiếu công tác được cấp theo nguyên tắc nào?
- a Nếu công việc trực tiếp làm ở đường dây, thiết bị điện do đơn vị nào quản lý vận hành thì đơn vị đó chịu trách nhiệm cấp phiếu công tác/lệnh công tác.
- b Đơn vị cấp phiếu công tác phải ghi đầy đủ các biện pháp an toàn do Đơn vị quản lý vận hành khác thực hiện nếu công tác có liên quan nhiều đơn vị Quản lý vận hành.
- c Đơn vị Quản lý vận hành có cấp điện áp cao hơn cấp Phiếu công tác.
- d Cả a và b đều đúng.
Câu 8:
Khi nhiều Đơn vị công tác cùng làm việc trên một công trình điện lực thực hiện các biện pháp an toàn?
- a Khi làm việc tại một công trình điện lực có nhiều Đơn vị công tác khác nhau thì mỗi Đơn vị công tác phải thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng biệt. Giữa các Đơn vị công tác phải có dấu hiệu nhận biết để phân biệt người của từng đơn vị theo phạm vi làm việc.
- b Khi làm việc tại một công trình điện lực có nhiều Đơn vị công tác khác nhau thì phải thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn chung cho tất cả các đơn vị công tác. Giữa các Đơn vị công tác phải có dấu hiệu nhận biết để phân biệt người của từng đơn vị theo phạm vi làm việc.
- c Mỗi đơn vị công tác cấp 1 Phiếu công tác thực hiện các biện pháp an toàn chung.
- d Tất cả các đơn vị công tác thỏa thuận với nhau thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn chung trong quá trình làm việc.
Câu 9:
Khi tiến hành công tác trên đường dây điện trên không vượt đường sắt, đường bộ, đường sông phải áp dụng các biện pháp nào sau đây?
- a Giao chéo với đường sắt, đường sông phải báo trước cho cơ quan quản lý đường sắt, đường sông và mời đại diện của họ tới điểm công tác để phối hợp, đảm bảo an toàn cho hai bên và cộng đồng.
- b Giao chéo với đường bộ phải cử Người cảnh giới cầm cờ đỏ (hoặc đèn đỏ nếu là ban đêm), đứng cách nơi làm việc với khoảng cách hợp lý về hai phía để báo hiệu. Nếu có nhiều xe qua lại thì phải bắc giàn giáo.
- c Cả a và b đều đúng.
- d Đơn vị công tác chỉ cần lập và duyệt phương án thi công đảm bảo an toàn không cần mời các đơn vị liên quan.
Câu 10:
Có được sử dụng cưa máy và sào cách điện để cưa cây gần đường dây trên không không?
- a Được phép, chặt cây là công việc đơn giản chỉ cần giao cho nhân viên vận hành, không cần Lệnh công tác, Phiếu công tác.
- b Được phép, người thực hiện phải được huấn luyện thành thạo quy trình sử dụng cưa máy, sào cắt cây. Khi cưa cây phải có biện pháp tránh cưa rơi xuống đất gây nguy hiểm cho người bên dưới.
- c Chỉ được sử dụng cưa máy, không cần huấn luyện quy trình sử dụng.
- d Cả a và c đều đúng.
Câu 11:
Người chỉ đạo chung khi công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện?
- a Người lãnh đạo công việc.
- b Người giám sát an toàn.
- c Người chỉ huy trực tiếp.
- d Người cho phép.
Câu 12:
Người cấp phiếu công tác là người nào sau đây?
- a Người của đơn vị điều độ được giao nhiệm vụ.
- b Người của đơn vị công tác tại các thiết bị điện, đường dây dẫn điện được giao nhiệm vụ.
- c Người của đơn vị quản lý vận hành được giao nhiệm vụ.
- d Người của đơn vị thao tác được giao nhiệm vụ.
Câu 13:
Những vật liệu nào sau đây có thể làm rào chắn tạm thời ngăn cách giữa phần thiết bị có điện với nơi làm việc?
- a Sắt, thép.
- b Gỗ khô, nhựa (không dẫn điện).
- c Tấm vật liệu cách điện.
- d Cả b và c đều đúng.
Câu 14:
Khảo sát, lập biên bản hiện trường, lập phương án thi công và biện pháp an toàn để đăng ký công tác, đơn vị công tác phải thực hiện theo những quy định nào sau đây?
- a Phải chủ trì và phối hợp với đơn vị quản lý vận hành để tổ chức khảo sát, lập biên bản hiện trường với sự tham gia đầy đủ của các đơn vị quản lý vận hành có liên quan.
- b Có thể mời thêm cấp điều độ có quyền điều khiển tham gia (nếu cần thiết).
- c Tự khảo sát và báo cho đơn vị quản lý vận hành.
- d Cả a và b đều đúng.
Câu 15:
Sau khi làm việc xong, muốn đóng điện lại vào thiết bị đã cắt điện thì phải thỏa mãn các điều kiện nào sau đây?
- a Đã khóa phiếu công tác, nếu thiết bị đóng điện có liên quan đến nhiều đơn vị công tác thì phải khóa tất cả các phiếu công tác, đảm bảo thiết bị sẽ đóng điện tuyệt đối an toàn.
- b Nơi làm việc đã tháo biển báo và rào chắn tạm thời khi làm việc (nếu có), đặt lại rào chắn cố định.
- c Tại nơi trực vận hành của đơn vị quản lý vận hành đã tháo hết các dấu hiệu báo có đơn vị công tác làm việc trên sơ đồ. Được phép đóng điện của cấp có quyền điều khiển thiết bị theo quy định.
- d Cả a, b và c đều đúng.
Câu 16:
Để đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc, "Đơn vị công tác" có trách nhiệm gì?
- a Cấp có thẩm quyền của Đơn vị công tác phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về sự đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của bậc an toàn điện đối với từng loại công việc và những chức danh trong phiếu công tác, lệnh công tác.
- b Thống nhất với các đơn vị quản lý vận hành có liên quan về tiến độ và tổ chức các đơn vị công tác phù hợp với công việc, điều kiện thực tế của hiện trường công tác.
- c Việc tổ chức các đơn vị công tác phải thực hiện sao cho với 01 đơn vị công tác khi làm việc theo 01 phiếu công tác (hoặc lệnh công tác), người chỉ huy trực tiếp, người giám sát an toàn điện (nếu có) phải giám sát được tất cả nhân viên của đơn vị công tác trong thời gian làm việc để đảm bảo an toàn về điện.
- d Cả a, b và c đều đúng.
Câu 17:
Trường hợp thiết bị hoặc nơi làm việc do từ 02 đơn vị quản lý vận hành quản lý trở lên thì Phiếu công tác được cấp theo nguyên tắc nào?
- a Nếu công việc trực tiếp làm ở đường dây, thiết bị điện do đơn vị nào quản lý vận hành thì đơn vị đó chịu trách nhiệm cấp phiếu công tác/lệnh công tác.
- b Mỗi đơn vị quản lý vận hành cấp 01 phiếu công tác.
- c Đơn vị cấp phiếu công tác phải ghi đầy đủ các biện pháp an toàn do Đơn vị quản lý vận hành khác thực hiện.
- d Cả a và c đều đúng.
Câu 18:
Khi cứu nạn nhân bị điện giật đang chạm vào mạch điện cao áp thì người cứu nạn nhân phải thực hiện nội dung nào?
- a Mang ủng, găng tay cách điện và dùng sào cách điện để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện.
- b Dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra, hoặc dùng tay khô hay có bọc lót ni lon, bìa giấy khô …. để nắm vào áo, quần khô của nạn nhân kéo ra.
- c Dùng sợi dây kim loại tiếp đất một đầu và ném đầu kia vào cả 3 pha làm ngắn mạch để đường dây bị cắt điện rồi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.
- d Câu a và c đều đúng.
Câu 19:
Trong các trường hợp sau, trình tự thao tác đặt và tháo nối đất cao áp thế nào là đúng nhất?
- a Dùng sào cách điện (hoặc đeo găng tay cách điện đối với thiết bị điện hạ áp) để đấu các đầu nối đất với dây dẫn trước, sau đó lắp đầu còn lại vào đất. Tháo nối đất làm ngược lại.
- b Phải đấu đầu dây nối đất với đất trước, sau đó dùng sào và găng cách điện để lắp đầu còn lại vào thiết bị, đường dây. Tháo nối đất làm theo trình tự ngược lại.
- c Phải đấu đầu dây nối đất với đất trước, sau đó lắp đầu còn lại vào dây dẫn. Tháo nối đất làm ngược lại.
- d Phải đấu đồng thời dây nối đất với đất và lắp đầu còn lại vào dây dẫn.
Câu 20:
Kiểm tra tại hiện trường bao gồm những nội dung nào?
- a Kiểm tra việc thực hiện chế độ phiếu công tác, lệnh công tác, phiếu thao tác, lệnh thao tác.
- b Kết quả khảo sát hiện trường (sơ đồ một sợi thể hiện các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn đối với công tác xử lý sự cố hoặc đột xuất/biên bản khảo sát hiện trường đối với công tác theo kế hoạch).
- c Các biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn (cắt điện - kiểm tra không còn điện - nối đất - lập rào chắn - treo biển báo).
- d Cả a, b và c đều đúng.
Câu 21:
Người cấp phiếu công tác là người nào sau đây?
- a Người của đơn vị điều độ được giao nhiệm vụ.
- b Người của đơn vị công tác tại các thiết bị điện, đường dây dẫn điện được giao nhiệm vụ.
- c Người của đơn vị quản lý vận hành được giao nhiệm vụ.
- d Người của đơn vị thao tác được giao nhiệm vụ.
Câu 22:
Yêu cầu đảm bảo về an toàn khi làm việc gần nơi có điện là công việc?
- a Phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật để đề phòng người và phương tiện, dụng cụ làm việc đến phần có điện với khoảng cách nhỏ hơn khoảng cách an toàn cho phép.
- b Thiết bị đã được cắt điện hoàn toàn và lối đi sang khu vực khác có điện đã bị khóa.
- c Phải áp dụng các biện pháp tổ chức để đề phòng người và phương tiện, dụng cụ làm việc đến phần có điện với khoảng cách nhỏ hơn khoảng cách an toàn cho phép.
- d Cả a và c đều đúng.
Câu 23:
Thanh cái, thiết bị điện tại nhà máy, trạm điện cho phép không cần nối đất di động nếu đủ điều kiện?
- a Đã được cách ly hoàn toàn.
- b Đã khóa thiết bị đóng cắt liên quan để tránh thao tác nhầm.
- c Đã được nối đất/tiếp địa cố định.
- d Cả a, b và c đều đúng.
Câu 24:
Ở TBĐ cấp điện áp đến 22kV, rào chắn tạm thời bằng vật liệu cách điện được chạm vào phần có điện. Khi làm rào chắn loại này phải thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của người có bậc an toàn?
- a Bậc 2.
- b Bậc 3.
- c Bậc 4.
- d Bậc 5.
Câu 25:
Đơn vị công tác phải gửi giấy đăng ký công tác đến đơn vị nào?
- a Phòng điều độ của Trung tâm điều độ hệ thống điện miền…
- b Đơn vị quản lý vận hành.
- c Phòng điều độ công ty điện lực.
- d Cả a, b và c đều đúng.
Câu 26:
Khi làm việc tại một công trình điện lực có nhiều Đơn vị công tác khác nhau thì việc thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn tại nơi làm việc của các đơn vị công tác được thực hiện như thế nào?
- a Mỗi Đơn vị công tác phải thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng biệt.
- b Mỗi đơn vị được cấp 1 phiếu công tác và phối hợp làm chung biện pháp an toàn.
- c Các đơn vị công tác phải thống nhất biện pháp thi công và cử 1 người chỉ huy trực tiếp. Trên cơ sở đó đơn vị quản lý vận hành cấp 1 phiếu công tác chung cho các đơn vị.
- d Cả a và c đều đúng.
Câu 27:
Bàn giao trao trả nơi làm việc, khóa phiếu công tác để đóng điện trở lại là trách nhiệm của ai?
- a Người cho phép.
- b Người chỉ huy trực tiếp.
- c Người cấp phiếu.
- d Người chỉ huy trực tiếp và người cho phép.
Câu 28:
Trách nhiệm của đơn vị Điều độ trong Biện pháp tổ chức thực hiện công việc?
- a Chỉ huy thao tác cắt điện, bàn giao đường dây, thiết bị điện cho Đơn vị quản lý vận hành theo đúng quy định và thời gian được phê duyệt.
- b Gắn nhãn, đánh dấu hoặc các hình thức khác để nhận biết được đơn vị công tác đang thực hiện công việc trên đường dây, thiết bị điện.
- c Khôi phục lại đường dây, thiết bị điện khi Đơn vị quản lý vận hành đã kết thúc công tác, thực hiện thủ tục giao nhận đường dây, thiết bị điện để đưa vào vận hành theo quy định.
- d Cả a, b và c đều đúng.
Câu 29:
Trao trả nơi làm việc, ký xác nhận ở Mục 6 (mục Kết thúc công tác) của Phiếu công tác theo thứ tự?
- a Người cho phép →Người chỉ huy trực tiếp→Người lãnh đạo công việc .
- b Người chỉ huy trực tiếp→Người cho phép→Người cấp phiếu.
- c Người cho phép→Người chỉ huy trực tiếp→Người cấp phiếu.
- d Người chỉ huy trực tiếp →người cho phép→Người lãnh đạo công việc.
Câu 30:
Theo Quy trình an toàn thủy, cơ, nhiệt hóa trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam thì quy định thời gian lưu trữ phiếu công tác là bao nhiêu ngày?
- a Sau khi hoàn thành công việc, phiếu công tác phải lưu giữ ít nhất 01 tháng (kể cả những phiếu đã cấp nhưng không thực hiện). Nếu để xảy ra sự cố hoặc tai nạn thì các phiếu công tác hoặc lệnh công tác liên quan cùng các tài liệu khác theo quy định phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị.
- b Sau khi hoàn thành công việc, phiếu công tác phải lưu giữ ít nhất 02 tháng (kể cả những phiếu đã cấp nhưng không thực hiện). Nếu để xảy ra sự cố hoặc tai nạn thì các phiếu công tác hoặc lệnh công tác liên quan cùng các tài liệu khác theo quy định phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị.
- c Sau khi hoàn thành công việc, phiếu công tác phải lưu giữ ít nhất 03 tháng (kể cả những phiếu đã cấp nhưng không thực hiện). Nếu để xảy ra sự cố hoặc tai nạn thì các phiếu công tác hoặc lệnh công tác liên quan cùng các tài liệu khác theo quy định phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị.
- d Sau khi hoàn thành công việc, phiếu công tác phải lưu giữ ít nhất 04 tháng (kể cả những phiếu đã cấp nhưng không thực hiện). Nếu để xảy ra sự cố hoặc tai nạn thì các phiếu công tác hoặc lệnh công tác liên quan cùng các tài liệu khác theo quy định phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị.
Câu 31:
Khi thi công kéo dây gần đường dây 35 kV đang vận hành, khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa dây cáp thép (cáp hãm, kẹp) và dây chằng thép tới dây dẫn của đường dây đang có điện là bao nhiêu?
- a Bằng chiều cao cột của đường đây 35 kV
- b 3 m.
- c 2,5 m.
- d 4 m.
Câu 32:
Khi thi công kéo dây gần đường dây 110 kV đang vận hành, khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa dây cáp thép (cáp hãm, kẹp) và dây chằng thép tới dây dẫn của đường dây đang có điện là bao nhiêu?
- a Bằng chiều cao cột của đường đây 110 kV.
- b 3,0 m.
- c 4,0 m.
- d 6,0 m.
Câu 33:
Khi tiến hành công tác trên đường dây đã cắt điện đi chung cột với đường dây đang vận hành, người chỉ huy trực tiếp phải thực hiện công việc nào sau đây là đúng?
- a Tiến hành kiểm tra đúng đường dây đang mang điện và yêu cầu các nhân viên chỉ được làm việc trên đường dây này.
- b Tiến hành kiểm tra đúng tuyến đường dây đã được cắt điện, đặt đầy đủ biển báo an toàn, cờ để treo ở các cột hai đường dây đi chung.
- c Dùng ký hiệu đặt đánh dấu trên thân cột về phía đường dây đang mang điện.
- d Cả a, b và c đều đúng.
Câu 34:
Khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành, khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa các dây dẫn của hai mạch đường dây cấp điện áp 35kV là bao nhiêu?
- a Không quy định.
- b 2 m.
- c 3 m.
- d 4 m.
Câu 35:
Khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành, khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa các dây dẫn của hai mạch đường dây cấp điện áp 110kV là bao nhiêu?
- a 4,0 m.
- b 5,0 m.
- c 6,0 m.
- d Không quy định.
Câu 36:
Khi thi công lắp đặt dây dẫn trên đường dây điện trên không cao áp nhiều mạch, khi các mạch còn lại đang vận hành, biện pháp đấu lèo tại các vị trí đảo pha nào sau đây tuân thủ quy định an toàn?
- a Nối đất cả 03 dây dẫn về hai phía cột bằng 06 dây nối đất (mỗi đầu dây dẫn phải đấu một đầu dây nối đất). Cả 06 dây nối đất này đều phải đấu vào một cọc nối đất chung.
- b Chỉ cần nối đất 03 dây dẫn về một phía bằng 03 sợi tiếp đất.
- c Sử dụng 03 dây tiếp đất để nối cho dây dẫn, sử dụng 03 dây lèo phụ để đảm bảo toàn bộ các dây dẫn đều được nối đất chung vào hệ thống.
- d Cả a, b và c đều đúng.
Câu 37:
Thực hiện nối đất tại các vị trí cột đang thi công như thế nào đúng với quy định an toàn khi thực hiện lấy độ võng dây dẫn đang lắp đặt trên đường dây điện trên không cao áp nhiều mạch, khi các mạch còn lại đang vận hành?
- a Chỉ nối đất dây dẫn tại cột trung gian.
- b Nối đất dây dẫn đang lắp đặt tại cột néo tiến hành kéo dây.
- c Phải nối đất dây dẫn tại tất cả các vị trí cột trong khoảng néo.
- d Cả a, b và c đều đúng.
Câu 38:
Lắp đặt dây dẫn ở đường dây điện trên không cao áp nhiều mạch khi các mạch còn lại đang vận hành, nội dung nào sau đây đã vi phạm quy định an toàn khi thả dây dẫn xuống đất để bắt khóa kéo dây?
- a Nối đất ngay tại chỗ bắt khóa kéo dây.
- b Người thực hiện đứng dưới đất để bắt khoá kéo dây.
- c Cách ly dây dẫn với khóa kéo dây qua chuỗi sứ cách điện có ít nhất 2 bát sứ.
- d Cả a, b và c đều đúng.
Câu 39:
Các bước cơ bản để cứu người bị tai nạn điện, bao gồm?
- a Tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.
- b Đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
- c Cứu chữa nạn nhân tại chỗ.
- d Cả a và c đều đúng.
Câu 40:
Cứu chữa nạn nhân như thế nào khi tách nạn nhân khỏi mạch điện mà nạn nhân đã mất tri giác (vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu)?
- a Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh (trời rét phải đặt ở nơi kín gió).
- b Nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm, đặt nạn nhân về tư thế nằm nghiêng, ma sát toàn thân cho nóng lên và mời y, bác sỹ đến để chăm sóc.
- c Đưa nạn nhân đến cơ quan y tế gần nhất để cứu chữa.
- d Cả a và b đều đúng.
Câu 41:
An toàn điện tại chỗ khi tổ chức thí nghiệm, thử nghiệm, kiểm định?
- a Biết rõ nội dung, trình tự công việc và đặc biệt là các biện pháp an toàn liên quan.
- b Các mạch và thiết bị liên quan khác đã cắt điện, khu vực lân cận được cách ly và không cần treo biển báo theo quy định.
- c Không được tiến hành các công việc đóng, cắt mạch khi chưa được phép của người chỉ huy trực tiếp.
- d Đáp án a và c đều đúng.
Câu 42:
Khi thử nghiệm máy biến áp cần phải làm gì?
- a Cô lập máy biến áp khỏi vận hành và cách ly với các thiết bị xung quanh cần tiến hành đấu tắt và nối đất toàn bộ các đầu ra của các máy biến áp trước khi tiến hành công tác thí nghiệm, kiểm tra và bảo dưỡng.
- b Khi tiến hành các thí nghiệm cao áp trên máy biến áp, không phải đấu tắt và nối đất cuộn dây chưa được thử nghiệm, vỏ máy và các thiết bị lân cận.
- c Trong quá trình lọc sấy tuần hoàn dầu máy biến áp không cần nối đất các cuộn dây được nối tắt và nối đất để tránh nguy cơ xuất hiện các điện tích tự do ở vỏ và cuộn dây.
- d Sau khi hoàn tất phép thử nghiệm cao áp một chiều trên các cuộn dây hoặc sứ đầu vào của các máy biến áp lực công suất lớn và điện áp cao cần dùng sào chuyên dụng có bộ điện trở xả phù hợp để xả các điện tích trước khi đấu đất chắc chắn chúng. Thời gian tiếp đất không được ít hơn 4 phút.
Câu 43:
Sau khi hoàn tất phép thử nghiệm cao áp một chiều trên các cuộn dây hoặc sứ đầu vào của các máy biến áp lực công suất lớn và điện áp cao cần dùng sào chuyên dụng có bộ điện trở xả phù hợp để xả các điện tích trước khi đấu đất chắc chắn chúng. Thời gian tiếp đất không được ít hơn?
- a 5 phút.
- b 4 phút.
- c 3 phút.
- d Không cần thời gian.
Câu 44:
Khi thí nghiệm thiết bị điện cao áp tại chỗ (thiết bị trong vận hành), quy định nào đúng?
- a Phải có phiếu công tác do đơn vị quản lý vận hành cấp (trừ những trường hợp quy định riêng).
- b Phải có lệnh công tác do người có thẩm quyền của đơn vị thí nghiệm cấp.
- c Phải có phiếu công tác do người có thẩm quyền của đơn vị thí nghiệm cấp.
- d Cả a, b và c đều sai.
Câu 45:
Khi thí nghiệm điện cao áp ở phòng thí nghiệm, xe chuyên dùng, hoặc ở khu vực riêng rẽ không liên quan đến thiết bị đang vận hành thì phải có?
- a Lệnh công tác do đơn vị quản lý vận hành cấp.
- b Phiếu công tác do đơn vị quản lý vận hành cấp.
- c Lệnh công tác do người có thẩm quyền của đơn vị thí nghiệm cấp.
- d Không quy định.
Câu 46:
Biện pháp an toàn khi thử nghiệm máy biến dòng điện.
- a Cách ly hoàn toàn các cuộn thứ cấp khỏi các mạch nhị thứ liên quan trong quá trình thử nghiệm dòng từ hoá.
- b Khi tiến hành kiểm tra cực tính bằng nguồn DC phải cấp nguồn xung cho các cuộn dây phía thứ cấp và bố trí thiết bị đo ở phía cuộn sơ cấp.
- c Khi thử nghiệm kiểm tra tỷ số biến bằng phương pháp cấp dòng cho phía sơ cấp phải đảm bảo các cuộn thứ cấp phải được kín mạch.
- d Cả a, b, c đều đúng.
Câu 47:
Để đảm bảo an toàn khi tiến hành thao tác thí nghiệm tụ điện được xả trong thời gian bao lâu?
- a Khoảng 2 đến gần 5 phút.
- b Khoảng 5 đến 10 phút.
- c Trên 10 phút trở lên.
- d Không quy định.
Câu 48:
Khi thử nghiệm cáp ngầm bằng phóng điện cao áp 1 chiều. Để đảm bảo an toàn khi thử xong phải phòng xả điện tích dư các cầu cáp thì phải?
- a Sử dụng điện trở xả thích hợp để xả điện tích đã nạp trong điện môi của cáp.
- b Cho phép xả cáp trực tiếp xuống dây nối đất vì đã đảm bảo nối đất tốt.
- c Không cần xả điện tích dư sau khi phóng cáp bằng điện cao áp 1 chiều.
- d Không cần phải đấu đất toàn bộ các đầu cáp của các sợi cáp chưa được thử nghiệm.
Câu 49:
Trước khi thực hiện thí nghiệm có phóng điện, hoặc các thử nghiệm hay thí nghiệm khác có nguy cơ rủi ro, nhân viên phải thực hiện các biện pháp sau?
- a Phải chắc chắn không có người trong vùng nguy hiểm.
- b Người không có nhiệm vụ vẫn được ở trong vùng làm việc.
- c Chỉ cần đặt biển cảnh báo, không khóa hàng rào tạm ngăn chặn ngời không có nhiệm vụ vào vùng làm việc.
- d Nhân viên công tác tự ý đóng điện khi chưa có lệnh của người chỉ huy trực tiếp.
Câu 50:
Khi tiến hành thử nghiệm, kiểm định các thiết bị, dụng cụ điện, vật liệu có nhiều đơn vị công tác phối hợp thực hiện.
- a Đơn vị công tác khác nhau thì mỗi Đơn vị công tác phải thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng biệt.
- b Các đơn vị vào làm chung một Phiếu công tác, cùng một người chỉ huy trực tiếp nếu chưa được thỏa thuận.
- c Đơn vị công tác có phiêu riêng không có dấu hiệu nhận biết để phân biệt người của từng đơn vị theo phạm vi làm việc vì đã làm trong một phạm vi.
- d Các đơn vị vào làm chung một Phiếu công tác, cùng một người chỉ huy trực tiếp với nội dung công việc của từng nhóm khác nhau.