Danh sách câu hỏi
Câu 1: Theo Quy trình An toàn điện, kiểm tra định kỳ đường dây, khi trèo lên cột phải ?
  • Kiểm tra sơ bộ tình trạng của móng cột và cột. Nếu trèo lên cột trên 2,0m thì phải thực hiện đúng các quy định về an toàn điện và làm việc trên cao. Cấm trèo và làm việc ở phía đặt tay xà có sứ đỡ dây dẫn trên cột đơn.
  • Trường hợp cần thiết, cho phép trèo lên cột trên 2,0m không có dây đeo an toàn.
  • Trường hợp cần thiết, khi làm việc trên cao, cho phép trèo lên cột bê-tông ly tâm không sử dụng ty leo chuyên dùng.
Câu 2: Theo Quy trình An toàn điện, làm công việc trên đường dây đã cắt điện, quy định nào sau đây đúng?
  • Phải có tiếp đất tại nơi làm việc theo quy định của Quy trình an toàn điện.
  • Nếu đường dây đã mất điện do sự cố thì không cần tiếp đất nơi làm việc
  • Nếu máy cắt đầu xuất tuyến đã cô lập thì không cần tiếp đất nơi làm việc
  • Thực hiện theo cả 3 đáp án trên (dưới)
Câu 3: Theo Quy trình An toàn điện, khi chặt cây ở gần đường dây phải thực hiện theo những quy định nào sau đây là đúng?
  • Thực hiện cả 3 đáp án trên (dưới)
  • Người chưa huấn luyện và kiểm tra, chưa có kinh nghiệm không trực tiếp chặt cây
  • Người chỉ huy trực tiếp phải thông báo cho nhân viên đơn vị công tác biết về nguy hiểm khi trèo lên cây, khi cây và dây thừng tiếp xúc hoặc vi phạm khoảng cách an toàn với dây dẫn
  • Khi chặt cây phải chặt cành mục, cây mục trước, khi cây sắp đổ, cành sắp gẫy phải báo cho người xung quanh biết
Câu 4: Theo Quy trình An toàn điện, khi chặt cây ở gần đường dây phải thực hiện theo những quy định nào sau đây là đúng?
  • Thực hiện cả 3 ý trên (dưới)
  • Khi chặt cây phải dùng dây để buộc chuôi dao với cổ tay tránh rơi vào người khác, Dây an toàn phải được buộc vào cành cây hoặc thân cây chắc chắn
  • Phải cắt điện đường dây nếu khi chặt cây, chặt cành có khả năng đổ, rơi vào đường dây. Nếu không cắt điện thì phải có biện pháp để hạ cây, cành an toàn
  • Chặt cây trong hành lang an toàn đường dây cao áp phải có phiếu công tác hoặc lệnh công tác
Câu 5: Theo Quy trình An toàn điện, Khi chặt cây sắp đổ, cành sắp gẫy thì phải có hành động gì?
  • Phải báo cho người xung quanh biết
  • Hạ cây, hạ cành thật từ từ
  • Phải tránh xa khu vực cây sắp đổ, cành sắp rơi gẫy
  • Bao gồm cả 3 ý trên (dưới)
Câu 6: Theo Quy trình An toàn điện, Khi dựng cột ở gần đường dây điện cao áp đang vận hành thì phải đặt các phương tiện trục kéo đảm bảo yêu cầu gì?
  • Cấm đặt các phương tiện trục kéo phía dưới dây dẫn của đường dây đang vận hành
  • Không chằng néo trục kéo vào cột đường dây vận hành
  • Không vi phạm khoảng cách nguy hiểm với đường dây vận hành
  • Bao gồm cả 3 đáp án trên (dưới)
Câu 7: Theo Quy trình An toàn điện, Khi dựng cột ở gần đường dây điện cao áp đang vận hành, dây cáp kéo và cáp hãm được quy định như thế nào?
  • Phải bố trí sao cho khi bị bật, đứt không thể văng lên đường dây vận hành
  • Dùng thừng buộc gìm từng đoạn xuống
  • Bố trí cách thật xa đường dây đang vận hành
Câu 8: Theo Quy trình An toàn điện, Chỉ được phép lắp đặt dây dẫn ở chỗ giao chéo với đường dây cao áp đang vận hành trong trường hợp nào sau đây?
  • Dây lắp đặt đi dưới dây vận hành
  • Dây lắp đặt đi trên dây vận hành
  • Cả hai trường hợp trên đều được
  • Cả 3 đáp án trên (dưới) đều không được phép
Câu 9: Theo Quy trình An toàn điện, Khi làm việc ở trên cột của đường dây cao áp có điện phải thực hiện những quy định sau đây:
  • Bao gồm cả 3 đáp án trên (dưới)
  • Cấm dùng thước làm bằng thép (kim loại) để đo.
  • Không buông thõng tự do các đầu dây thừng.
  • Dây thừng phải làm bằng sợi (bông, đay, dù) có đủ chiều dài theo yêu cầu công việc và không có chỗ dễ bị đứt. Hệ số an toàn của dây thừng không nhỏ hơn 4,0.
Câu 10: Theo Quy trình An toàn điện quy định nối đất khi làm việc trên đường dây hai nguồn cấp không có nhánh rẽ là:
  • Tại vị trí làm việc phải có 02 bộ tiếp đất dây dẫn chặn về 2 phía, nếu tiếp đất này cản trở đến công việc thì được phép tiếp đất 1 đầu.
  • Phải đặt bộ tiếp đất ở vị trí liền kề gần nhất vị trí làm việc.
  • Nếu làm việc trên đường dây, phải làm nối đất ở hai đầu đường dây.
  • Không được phép đặt tiếp đất tại vị trí làm việc trong mọi trường hợp.
Câu 11: Theo Quy trình An toàn điện quy định nối đất khi làm việc trên đường dây một nguồn cấp không có nhánh rẽ là ?
  • Tại vị trí làm việc phải có bộ tiếp đất dây dẫn, nếu tiếp đất này cản trở đến công việc thì được phép làm ở vị trí liền kề gần nhất vị trí làm việc.
  • Phải đặt bộ tiếp đât ở vị trí liền kề gần nhất vị trí làm việc.
  • Cho phép đặt nối đất ở đầu đường dây có nguồn cung cấp đến, đầu còn lại phải mở thiết bị đóng cắt.
  • Không được phép đặt tiếp đất tại vị trí làm việc trong mọi trường hợp.
Câu 12: Theo Quy trình An toàn điện thì khi thực hiện công việc có tháo rời dây dẫn, việc đặt tiếp đất di động được thực hiện như thế nào?
  • Phải tiếp đất phía nguồn đến chỗ định tháo rời trước khi tháo.
  • Phải quấn gọn dây dẫn về hai phía khi tháo lèo (dây dẫn).
  • Phải tiếp đất ở hai phía chỗ định tháo rời trước khi tháo.
  • Chỉ phải tiếp đất ở vị trí cần tháo rời.
Câu 13: Theo Quy trình An toàn điện quy định nối đất khi làm việc trên ĐDK có nhiều nguồn cấp đến và có nhánh rẽ như thế nào?
  • Phải làm nối đất ở tất cả các đầu ĐDK và các nhánh có thiết bị đóng cắt.
  • Phải làm nối đất ở các đầu ĐDK có nguồn cấp đến tại các nhánh rẽ và phải cắt các DCL đầu nhánh không có nguồn cấp.
  • Phải làm nối đất ở các đầu ĐDK có nguồn cấp đến, các nhánh không có nguồn cấp đến mở thiết bị đóng cắt, không có thiết bị đóng cắt thì phải làm một bộ nối đất ở nhánh đó.
  • Phải làm nối đất ở cuối ĐDK có nguồn cấp đến, các nhánh không có nguồn cấp đến mở thiết bị đóng cắt.
Câu 14: Theo Quy trình An toàn điện quy định về kiểm tra định kỳ đường dây bằng mắt là ?
  • Được phép làm việc 1 người. Phải xem như đường dây đang có điện, kiểm tra tiến hành trên mặt đất, ban đêm phải có đèn soi, chú ý dây dẫn bị chùng võng và đứt, rơi.
  • Cho phép đi kiểm tra 01người; nếu có trèo cột thì không được ra chuỗi sứ. Ban đêm phải có đèn soi; đi cách đường dây 5 mét trước hướng gió và không được trèo cột.
  • Cho phép đi kiểm tra 01 người; không được sờ vào bất cứ vật, phụ kiện của cột điện. Ban đêm phải có đèn soi; đi cách đường dây 15 mét trước hướng gió và không được trèo cột.
  • Kiểm tra ít nhất phải có 02 người; được phép kiểm tra và lau sứ ở đĩa sứ trên cùng đối với sứ chuỗi. Ban đêm phải có đèn soi; đi cách đường dây 5 mét trước hướng gió.
Câu 15: Theo Quy trình An toàn điện, khi thấy dây dẫn rơi xuống đất hoặc lơ lửng thì ?
  • Phải cử người đứng gác cách vị trí rơi dây ít nhất 15 mét; báo ngay cho An toàn, Kỹ thuật và Điều độ
  • Phải cử người đứng gác cách vị trí rơi dây ít nhất 10 mét (kể cả bản thân); báo ngay cho Điều độ
  • Phải báo ngay cho Điều độ đồng thời dùng cây gỗ khô gạt gọn dây dẫn
  • Nhanh chóng dùng dây kim loại ném lên dây dẫn ở khoảng cách thuận lợi nhất để MC đầu nguồn nhảy, đảm bảo an toàn cho người qua lại
Câu 16: Theo Quy trình An toàn điện quy định làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng giao chéo với với đường dây đang vận hành như thế nào?
  • Cấm lắp đặt dây dẫn và dây chống sét tại đường dây cao áp giao chéo đi dưới đường dây cao áp khác đang vận hành.
  • Tháo và nối dây trong khoảng cột có giao chéo với đường dây cao áp khác đang vận hành thì phải cắt điện các đường dây phía dưới đường dây đang sửa chữa, trừ trường hợp đặc biệt..
  • Cấm lắp đặt dây dẫn và dây chống sét tại đường dây cao áp giao chéo đi trên đường dây hạ áp đang vận hành và đi đưới đường dây cao áp khác đang vận hành.
  • Cấm lắp đặt dây dẫn và dây chống sét tại đường dây cao áp song song ngang đi (kẹp) giữa hai đường dây cao áp khác đang vận hành.
Câu 17: Theo Quy trình An toàn điện quy định điều kiện chung cho phép lắp đặt dây dẫn và dây chống sét trên đường dây cao áp hai mạch chung cột khi mạch kia vẫn còn điện là ?
  • Dây dẫn gần nhất của mạch thứ nhất với mạch thứ 2 là: 2 mét đối với đường dây điện áp đến 35 kV; 4 mét đối với đường dây điện áp 110 kV; 6 mét đối với đường dây điện áp từ 220 kV
  • Dây dẫn gần nhất của mạch thứ nhất với mạch thứ 2 là: 2 mét đối với đường dây điện áp đến 35 kV; 4 mét đối với đường dây điện áp 110 kV; 5 mét đối với đường dây điện áp từ 220 kV
  • Dây dẫn gần nhất của mạch thứ nhất với mạch thứ 2 là: 3 mét đối với đường dây điện áp đến 35 kV; 5 mét đối với đường dây điện áp 110 kV; 6 mét đối với đường dây điện áp từ 220 kV
  • Dây dẫn gần nhất của mạch thứ nhất với mạch thứ 2 là: 3 mét đối với đường dây điện áp đến 35 kV; 4 mét đối với đường dây điện áp 110 kV; 6 mét đối với đường dây điện áp từ 220 kV
Câu 18: Theo Quy trình An toàn điện, quy định việc đặt tiếp đất khi làm việc trên đoạn đường dây trục có nhánh rẽ mà không cắt được dao cách ly là ?
  • Mỗi nhánh phải làm một bộ tiếp đất ở đầu nhánh.
  • Tách lèo đấu dây ở các đầu nhánh.
  • Không phải đặt tiếp đất ở đầu nhánh do đã có tiếp đất trên đường trục.
  • Cả 3 đáp án trên (dưới) đều sai.
Câu 19: Theo Quy trình An toàn điện, quy định việc đặt tiếp đất khi làm việc trên đường dây bọc nếu tại vị trí công tác không có đấu nối hoặc đấu nối bảo đảm kín (cách điện) mà không tháo rời dây dẫn là ?
  • Phải làm tiếp đất ở đầu khoảng dây bọc (áp tô mát hoặc đầu cáp xuất tuyến…).
  • Phải bóc cách điện dây bọc để đấu tiếp đất ở hai đầu khoảng dây theo quy định.
  • Không cần đặt tiếp đất vì là dây bọc.
  • Phải đặt tiếp đất ở các điểm nối dây dẫn liền kề và vị trí tiếp đất phải được xác định ngay từ khi khảo sát.
Câu 20: Theo Quy trình An toàn điện, quy định nguyên tắc đặt tiếp đất khi làm việc trên đường dây hạ áp là ?
  • Cho phép làm tiếp đất bằng cách chập cả 3 pha với dây trung tính.
  • Cho phép làm tiếp đất 1 pha khi chỉ làm việc trên pha đó.
  • Nối đất tại các pha đầu nguồn (aptomat tổng, nhánh).
  • Trong mọi trường hợp, không cho phép làm tiếp đất bằng cách chập cả 3 pha với dây trung tính và nối với đất mà phải nối đất bằng bộ tiếp đất di động đúng quy cách.
Câu 21: Theo Quy trình An toàn điện, quy định trường hợp thay dây, nối dây hoặc tháo rời dây dẫn phải nối đất như thế nào?
  • Cho phép làm tiếp đất bằng cách chập cả 3 pha với dây trung tính.
  • Cho phép làm tiếp đất 1 pha khi chỉ làm việc trên pha đó.
  • Mọi đoạn ĐD tách rời phải có ít nhất một điểm nối đất các pha
  • Trong mọi trường hợp, không cho phép làm tiếp đất bằng cách chập cả 3 pha với dây trung tính và nối với đất mà phải nối đất bằng bộ tiếp đất di động đúng quy cách.
Câu 22: Theo Quy trình An toàn điện, quy định quy cách đặt tiếp đất khi làm việc trên đường dây hạ áp là ?
  • Cho phép làm tiếp đất bằng cách chập cả 3 pha với dây trung tính.
  • Cho phép làm tiếp đất 1pha khi chỉ làm việc trên pha đó
  • Cho phép làm tiếp đất bằng cách chập cả 3 pha với dây trung tính và nối với đất.
  • Trong mọi trường hợp, không cho phép làm tiếp đất bằng cách chập cả 3 pha với dây trung tính và nối với đất mà phải nối đất bằng bộ tiếp đất di động đúng quy cách.
Câu 23: Theo Quy trình An toàn điện, quy định điều kiện về khoảng cách dây dẫn khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành là ?
  • Khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn 2,0 mét; 3,0 mét; 5,0 mét tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
  • Khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn 3,0 mét; 4,0 mét; 6,0 mét tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
  • Khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn 2,0 mét; 6,0 mét; 7,0 mét tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
  • Khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn 2,0 mét; 3,0 mét; 4,0 mét tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
Câu 24: Theo Quy trình An toàn điện khi làm việc trên đường dây hạ áp đang có điện, nếu trên cột có nhiều đường dây có điện áp khác nhau thì phải ?
  • Có biển báo chỉ rõ điện áp từng đường dây. Phải xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc TBA nào để làm đủ, đúng các biện pháp an toàn trước khi cho phép làm việc.
  • Có biển báo chỉ rõ điện áp từng đường dây. Phải xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc TBA nào. Phải coi tất cả các đường dây còn lại đang có điện.
  • Phải có cờ báo chỉ rõ điện áp từng đường dây. Phải xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc TBA nào để thực hiện thao tác cắt điện trước khi cho phép làm việc.
  • Phải kiểm tra bằng bút thử điện để xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc TBA nào để thực hiện thao tác cắt điện trước khi cho phép làm việc.
Câu 25: Theo Quy trình An toàn điện quy định việc treo cờ khi làm việc trên đường dây chung cột một mạch còn điện như thế nào?
  • Đối với đường dây đi chung cột có cấp điện áp từ 35 kV trở lên phải đặt cờ báo hiệu “mầu xanh” tại phía đường dây đã nối đất, cờ báo hiệu “mầu đỏ” phía đường dây có điện.
  • Đối với đường dây đi chung cột có cấp điện áp từ 220 kV trở lên phải đặt cờ báo hiệu “mầu vàng” tại phía đường dây đã nối đất, cờ báo hiệu “mầu xanh” phía đường dây có điện.
  • Đối với đường dây đi chung cột có cấp điện áp từ 110 kV trở lên phải đặt cờ báo hiệu “mầu vàng” tại phía đường dây đã cắt điện, cờ báo hiệu “mầu đỏ” phía đường dây đã nối đất,
  • Phải kiểm tra đúng tuyến ĐDK đã được cắt điện, đồng thời phải có đủ các loại biển báo an toàn, cờ để treo ở các cột hai ĐDK đi chung.
Câu 26: Theo Quy trình An toàn điện, trường hợp làm việc trên đường dây hoặc nơi làm việc ở quá xa nơi trực vận hành thì khi nghỉ hết ngày làm việc thì thủ tục an toàn như thế nào?
  • Cho phép người CHTT được giữ lại PCT, nhưng phải thông báo những việc đã làm để người cho phép (hoặc nhân viên vận hành) biết để ghi, ký vào PCT do mình giữ, ghi sổ nhật ký vận hành.
  • Cho phép người CHTT được giữ lại PCT, nhưng phải thông báo những việc đã làm để người cấp phiếu (hoặc nhân viên vận hành) biết để ghi, ký vào PCT do mình giữ.
  • Không cho phép người CHTT được giữ lại PCT, trường hợp cần thiết có thể thông báo những việc đã làm để người cho phép (hoặc nhân viên vận hành).
  • Cho phép người CHTT được giữ lại PCT, nhưng phải thông báo những việc đã làm cho người cấp phiếu và ĐVQLVH biết để ghi, ký vào sổ nhật ký vận hành.
Câu 27: Theo Quy trình An toàn điện quy định cấm chặt cây trong những trường hợp nào?
  • Khi có gió cấp 6 trở lên; Cưa cây sẵn hàng loạt rồi làm đổ cây bằng cách cho cây này làm đổ cây kia; Đứng ở phía cây đổ và phía đối diện.
  • Khi có gió cấp 4 trở lên; Cưa cây sẵn hàng loạt rồi làm đổ cây bằng cách cho cây này làm đổ cây kia; Đứng ở phía cây đổ và phía đối diện.
  • Khi có gió cấp 5 trở lên; Cưa cây sẵn hàng loạt rồi làm đổ cây bằng cách cho cây này làm đổ cây kia; Buộc chuôi giao vào cổ tay để chặt cây.
  • Khi có gió cấp 8 trở lên; Dùng dây thừng đẻ kéo dây về phía đối diện; Đứng ở phía cây đổ và phía đối diện.
Câu 28: Theo Quy trình An toàn điện quy định làm việc trên cột có đường dây đang vận hành một người trong trường hợp nào?
  • Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 3,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm việc 01 người có bậc 3 an toàn điện trở lên.
  • Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 2,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm việc 01 người có bậc 4 an toàn điện trở lên.
  • Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 2,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm việc 01 người có bậc 3 an toàn điện trở lên.
  • Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 3,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm việc 01 người có bậc 5 an toàn điện trở lên.
Câu 29: Theo Quy trình An toàn điện quy định về tổ chức khi sơn xà và phần trên của cột, gỡ tổ chim, kiểm tra dây dẫn, dây chống sét, mối nối, sứ và các phụ kiện khác trên đường dây đang vận hành thì ?
  • Cho phép nhân viên ĐVCT thực hiện công việc có điện một mình. Trong trường hợp khẩn cấp, phải báo cáo với người có trách nhiệm và chờ lệnh của người CHTT.
  • Nhân viên ĐVCT không được thực hiện công việc có điện một mình. Trong trường hợp khẩn cấp, phải báo cáo với người của ĐVQLVH và chờ lệnh của người cho phép.
  • Có thể thực hiện công việc có điện một mình. Trong trường hợp khẩn cấp, phải báo cáo với Điều độ viên và chờ lệnh của người CHTT.
  • Nhân viên ĐVCT không được thực hiện công việc có điện một mình. Trong trường hợp khẩn cấp, phải báo cáo với người có trách nhiệm và chờ lệnh của người CHTT.
Câu 30: Theo Quy trình An toàn điện những công việc nào được phép làm trên đường dây đang vận hành trong phạm vi từ vị trí cách dây dẫn cuối cùng theo chiều thẳng đứng bằng khoảng cách an toàn lên đến đỉnh cột?
  • Sơn xà và phần trên của cột, gỡ tổ chim, kiểm tra dây dẫn, dây chống sét, mối nối, sứ và các phụ kiện khác.
  • Thay xà, sứ và phần trên của cột, gỡ tổ chim, kiểm tra dây dẫn, dây chống sét, mối nối, sứ và các phụ kiện khác.
  • Sơn xà và phần trên của cột, thay sứ, kiểm tra dây dẫn, dây chống sét, mối nối, sứ và các phụ kiện khác.
  • Sơn xà và phần trên của cột, gỡ tổ chim, thay chống sét van đường dây, kiểm tra dây chống sét, mối nối, sứ và các phụ kiện khác.
Câu 31: Theo Quy trình An toàn điện quy định về điều kiện nhân lực khi làm trên đường dây đang vận hành từ vị trí cách dây dẫn cuối cùng theo chiều thẳng đứng bằng khoảng cách an toàn lên đến đỉnh cột như thế nào?
  • Phải được đào tạo, huấn luyện, qua thao diễn thực hành thông thạo, kiểm tra bằng bài viết, vấn đáp trực tiếp đạt yêu cầu. Phải có bậc 4 an toàn điện trở lên.
  • Phải được đào tạo, huấn luyện, qua thao diễn thực hành thông thạo, kiểm tra bằng bài viết, vấn đáp trực tiếp đạt yêu cầu. Phải có bậc 3 an toàn điện trở lên.
  • Phải được đào tạo, huấn luyện, kiểm tra bằng bài viết, vấn đáp trực tiếp ngay trước khi thực thi công việc đạt yêu cầu. Phải có bậc 2 an toàn điện trở lên.
  • Phải được đào tạo, huấn luyện, qua thao diễn thực hành thông thạo, kiểm tra bằng bài viết, vấn đáp trực tiếp đạt yêu cầu. Phải có bậc 5 an toàn điện trở lên.
Câu 32: Theo Quy trình An toàn điện, khi sơn xà và phần trên của cột ngoài những quy định an toàn khác thì phải thực hiện những BPKTAT gì?
  • Phải đứng thẳng để di chuyển người dọc theo xà; Đảm bảo khoảng cách an toàn điện; Tránh để sơn rơi lên dây dẫn và sứ; Chổi sơn phải làm bằng cán gỗ hoặc vật liệu cách điện không dài quá 10 cm.
  • Cúi thấp người sát mặt xà để di chuyển; Đảm bảo khoảng cách an toàn điện; Tránh để sơn rơi lên dây dẫn và sứ; Chổi sơn phải làm bằng cán gỗ hoặc vật liệu cách điện không dài quá 20 cm.
  • Cấm đứng thẳng để di chuyển người dọc theo xà; Đảm bảo khoảng cách an toàn điện; Tránh để sơn rơi lên dây dẫn và sứ; Chổi sơn phải làm bằng cán gỗ hoặc vật liệu cách điện không dài quá 10 cm.
  • Cần đứng thẳng để di chuyển người dọc theo xà; Đảm bảo khoảng cách an toàn điện; Tránh để sơn rơi lên dây dẫn và sứ; Chổi sơn phải làm bằng cán gỗ hoặc vật liệu cách điện không dài quá 15 cm.
Câu 33: Theo Quy trình An toàn điện, khi tháo hoặc nối dây trong khoảng cột giao chéo với đường dây đang vận hành phải thực hiện những quy định nào sau đây?
  • Phải cắt điện các đường dây đi song song với đường dây sửa chữa. Trường hợp không thể cắt điện đường dây đi song song thì cho phép bọc cách điện đường dây có điện.
  • Phải cắt điện đường dây đang sửa chữa. Trường hợp không thể cắt điện đường dây đang sửa chữa thì cho phép làm bọc cách điện đường dây đang sửa chữa để cách ly với đường dây có điện.
  • Phải cắt điện các đường dây ở phía trên đường dây sửa chữa. Trường hợp không thể cắt điện đường dây ở phía dưới thì cho phép làm giàn giáo để cách ly với đường dây có điện.
  • Phải cắt điện các đường dây ở phía dưới đường dây sửa chữa. Trường hợp không thể cắt điện đường dây ở phía dưới thì cho phép làm giàn giáo để cách ly với đường dây có điện.
Câu 34: Theo Quy trình An toàn điện quy định để đảm bảo an toàn khi làm giàn giáo để tháo hoặc nối dây trong khoảng cột giao chéo với đường dây đang vận hành như thế nào?
  • Trong thời gian làm giàn giáo phải cắt điện đường dây phía dưới và phải được lập thành phương án cụ thể, được cấp có thẩm quyền của ĐVLCV phê duyệt.
  • Trong thời gian làm giàn giáo không được cắt điện đường dây phía dưới nhưng phải lập thành kế hoạch cụ thể, được cấp có thẩm quyền của ĐVLCV phê duyệt.
  • Đối với đường dây hạ áp khi làm giàn giáo không phải cắt điện đường dây phía dưới và phải được lập thành phương án cụ thể, được cấp có thẩm quyền của ĐVLCV phê duyệt.
  • Trong thời gian làm giàn giáo phải cắt điện đường dây sẽ làm việc và phải được lập thành phương án cụ thể, được cấp có thẩm quyền của ĐVLCV phê duyệt.
Câu 35: Theo Quy trình An toàn điện, khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành điện áp đến 35 kV quy định về khoảng cách dây dẫn như thế nào?
  • Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch có thể nhỏ hơn 3,0 m nhưng phải lớn hơn từ 1,5 m trở lên thì cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đang có điện.
  • Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch có thể nhỏ hơn 3,0 m nhưng phải lớn hơn từ 2,5 m trở lên thì không cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đang có điện.
  • Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch có thể nhỏ hơn 3,0 m nhưng phải lớn hơn từ 2,0 m trở lên thì cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện.
  • Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch có thể nhỏ hơn 3,0 m nhưng phải lớn hơn từ 1,0 m trở lên thì cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đang có điện.
Câu 36: Theo Quy trình An toàn điện, khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành điện áp đến 35 kV quy định về thời tiết như thế nào?
  • Cấm làm việc khi có gió cấp 5 trở lên, sương mù dày và ban đêm; cấm ra dây dẫn trên cột, cuộn dây dẫn thành cuộn trên cột, dùng thước đo bằng nhựa.
  • Cấm làm việc khi có gió cấp 6 trở lên, sương mù dày và ban đêm; cấm lắp xà trên cột, cuộn dây dẫn thành cuộn trên cột, dùng thước đo bằng kim loại.
  • Cấm làm việc khi có gió cấp 3 trở lên, sương mù dày và ban đêm; cấm thay sứ trên cột, cuộn dây dẫn thành cuộn trên cột, dùng thước đo bằng kim loại.
  • Cấm làm việc khi có gió cấp 4 trở lên, sương mù dày và ban đêm; cấm ra dây dẫn trên cột, cuộn dây dẫn thành cuộn trên cột, dùng thước đo bằng kim loại.
Câu 37: Theo Quy trình An toàn điện, trường hợp làm việc trên đường dây cao áp đến 35 kV đã cắt điện nhưng phía dưới có đường dây hạ áp đi chung cột đang vận hành thì quy định như thế nào?
  • Bắt buộc phải cắt điện đường dây hạ áp ở phía dưới để căng, kéo dây đường dây phía và không phải lập phương án.
  • Nếu không thể cắt điện đường dây hạ áp ở phía dưới để căng, kéo dây đường dây phía trên thì phải làm giàn giáo để tiến hành công việc.
  • Nếu không thể cắt điện đường dây hạ áp ở phía dưới để căng, kéo dây đường dây phía trên thì phải có biện pháp không để dây dẫn của đường dây phía trên trùng xuống đường dây hạ áp.
  • Nếu không thể cắt điện đường dây hạ áp ở phía dưới để căng, kéo dây đường dây phía trên thì phải được lập thành phương án cụ thể, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Câu 38: Theo Quy trình An toàn điện, lắp đặt trên đường dây nhiều mạch khi các mạch còn lại đang vận hành, quy định về khoảng cách như thế nào?
  • Khoảng cách nhỏ nhất từ người (kể cả dụng cụ khi cầm, mang) đến dây dẫn có điện là: 0,6 m; 1,0 m; 2,0 m tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
  • Khoảng cách nhỏ nhất từ người (kể cả dụng cụ khi cầm, mang) đến dây dẫn có điện là: 0,7 m; 1,0 m; 2,5 m tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
  • Khoảng cách nhỏ nhất từ người (kể cả dụng cụ khi cầm, mang) đến dây dẫn có điện là: 1,0 m; 1,5 m; 2,0 m tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
  • Khoảng cách nhỏ nhất từ người (kể cả dụng cụ khi cầm, mang) đến dây dẫn có điện là: 1,0 m; 1,5 m; 2,5 m tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
Câu 39: Theo Quy trình An toàn điện lắp đặt trên đường dây nhiều mạch khi các mạch còn lại đang vận hành, để tránh nhầm lẫn, quy ước về nhận dạng mạch điện như thế nào?
  • ĐVCT phải biết rõ tên và số hiệu mạch đường dây trên đó sẽ tiến hành công việc. Quy ước với chữ “Đang làm việc” hoặc “Đã tiế đất” là nhìn theo dọc đường dây về phía số thứ tự cột giảm dần.
  • ĐVCT phải biết rõ tên và số hiệu mạch đường dây trên đó sẽ tiến hành công việc. Quy ước với chữ “phải” hoặc “trái” là nhìn theo dọc đường dây về phía số thứ tự cột tăng dần.
  • ĐVCT phải biết rõ tên và số hiệu mạch đường dây trên đó sẽ tiến hành công việc. Quy ước với chữ “đỏ” hoặc “vàng” là nhìn theo dọc đường dây về phía số thứ tự cột tăng dần.
  • ĐVCT phải biết rõ tên và số hiệu mạch đường dây trên đó sẽ tiến hành công việc. Quy ước với chữ “Đường dây đang có điện” hoặc “Đường dây đã cắt điện” là nhìn theo dọc đường dây về phía số thứ tự cột tăng dần
Câu 40: Theo Quy trình An toàn điện lắp đặt trên đường dây nhiều mạch khi các mạch còn lại đang vận hành quy định về nối đất dây dẫn trong khi lấy độ võng như thế nào?
  • Phải nối đất dây dẫn đang lắp đặt tại cột đỡ trong khoảng tiến hành kéo dây. Ở cột kim loại, dây dẫn được coi như đã được nối đất qua ròng rọc, còn ở cột phi kim loại, chưa có hệ thống nối đất thì ròng rọc phải được nối đất riêng.
  • Phải nối đất dây dẫn đang lắp đặt tại cột chuyển hướng sẽ tiến hành kéo dây. Ở cột kim loại, dây dẫn được coi như đã được nối đất qua ròng rọc, còn ở cột phi kim loại, chưa có hệ thống nối đất dây dẫn riêng.
  • Phải nối đất dây dẫn đang lắp đặt tại cột néo tiến hành kéo dây. Ở cột kim loại, dây dẫn được coi như đã được nối đất qua ròng rọc, còn ở cột phi kim loại phải được nối đất riêng.
  • Phải nối đất dây dẫn trên tất cả các cột đang tiến hành kéo dây. Ở cột kim loại, dây dẫn được coi như đã được nối đất qua ròng rọc, còn ở cột phi kim loại, chưa có hệ thống nối đất thì ròng rọc phải được nối đất riêng.
Câu 41: Theo Quy trình An toàn điện, quy định được phép làm việc trên đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp có điện áp đến bao nhiêu?
  • Làm việc trên đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp đến 35 kV
  • Làm việc trên đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp đến 10 kV
  • Làm việc trên đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp đến 15 kV
  • Làm việc trên đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp đến 22 kV
Câu 42: Theo Quy trình An toàn điện, quy định được phép làm việc trên đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp đến 35 kV như thế nào?
  • Phải kiểm tra khoảng cách từ chỗ làm việc trên ĐDK hạ áp đến ĐDK cao áp đi chung cột đó đảm bảo an toàn mới tiến hành công việc.
  • Kiểm tra khoảng cách từ chỗ làm việc trên ĐDK hạ áp đến ĐDK cao áp đi chung cột đó đảm bảo an toàn; Khi căng lại dây, thay dây trên ĐDK chính dọc theo tuyến chỉ cần cắt điện ĐDK hạ áp.
  • Khi căng lại dây, thay dây trên ĐDK chính dọc theo tuyến chỉ cần cắt điện ĐDK hạ áp.
  • Phải kiểm tra khoảng cách từ chỗ làm việc trên ĐDK hạ áp đến ĐDK cao áp đi chung cột đó đảm bảo an toàn (cách nhau ít nhất 4,0 mét) mới tiến hành công việc.
Câu 43: Theo Quy trình An toàn điện, quy định nào không đúng khi trèo lên hoặc xuống cột có đường dây hạ áp hoặc thông tin đi chung cột với đường dây hạ áp?
  • Phải coi như các ĐD hạ áp hoặc thông tin này đang có điện,
  • Chân phải đi giày, tay phải đeo găng cách điện hạ áp, quần áo bảo hộ phải khô ráo, sử dụng dây an toàn 02 móc.
  • Khi vượt qua hoặc làm việc phải chú ý tránh va chạm phần hở của người vào ĐD hạ áp hoặc thông tin.
  • Trường hợp quần áo bị ẩm và có thể va chạm người với ĐD hạ áp hoặc thông tin thì phải dừng công việc, xuống cột ngay.
Câu 44: Theo Quy trình An toàn điện, khi làm việc trên ĐDK hạ áp đang có điện cần phải thực hiện những BPAT gì ?
  • Chân phải đi giày, tay phải đeo găng cách điện hạ áp, quần áo bảo hộ phải khô ráo.
  • Nếu trên cột có nhiều ĐDK điện áp khác nhau thì phải có biển báo chỉ rõ điện áp từng ĐDK.
  • Khi tiến hành công việc, Người cấp phiếu/lệnh phải xác định rõ ĐDK sẽ tiến hành công việc thuộc trạm biến áp nào để làm đủ, đúng các biện pháp an toàn trước khi thực hiện việc cho phép làm việc.
  • D Tất cả các đáp án trên (dưới).
Câu 45: Theo Quy trình An toàn điện, trong trường hợp không đảm bảo khoảng cách an toàn cho phép giữa đường dây cao áp và đường dây hạ áp sẽ thi công thì phải thực hiện BPKTAT gì?
  • Cắt điện đường dây hạ áp. Đường dây cao áp đi phía trên đường dây hạ áp không phải cắt điện.
  • Cắt điện cả 02 đường dây cao áp và hạ áp. Đường dây cao áp đã được cắt điện phải đặt dây nối đất để đảm bảo an toàn.
  • Cắt điện cả 02 đường dây cao áp và hạ áp. Đường dây cao áp, hạ áp đã được cắt điện không cần phải đặt dây nối đất để đảm bảo an toàn.
  • Cắt điện đường dây cao áp. Đường dây cao áp đã được cắt điện phải đặt dây nối đất để đảm bảo an toàn.
Câu 46: Theo Quy trình An toàn điện, các cờ báo hiệu “màu vàng” và “màu đỏ” treo tại tại đâu?
  • Cờ báo hiệu “màu đỏ” treo tại phía đường dây đã nối đất. Cờ báo hiệu “màu vàng” treo tại phía đường dây có điện.
  • Cờ báo hiệu “màu xanh” treo tại phía đường dây đã nối đất. Cờ báo hiệu “màu đỏ” treo tại phía đường dây có điện.
  • Cờ báo hiệu “màu vàng” treo tại phía đường dây đã nối đất. Cờ báo hiệu “màu xanh” treo tại phía đường dây có điện.
  • Cờ báo hiệu “màu vàng” treo tại phía đường dây đã nối đất. Cờ báo hiệu “màu đỏ” treo tại phía đường dây có điện.
Câu 47: Theo Quy trình An toàn điện, nhân viên đơn vị công tác sử dụng các trang bị, dụng cụ cho làm việc có điện cao áp hoặc di chuyển các dụng cụ hoặc chi tiết bằng kim loại lên cột thì ?
  • Phải đảm bảo khoảng cách an toàn điện không rào chắn đối với các phần có điện xung quanh khác (nếu chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm theo quy định đối với điện áp đến 35kV là 1,0 mét, 110kV là 1,5 mét.
  • Phải đảm bảo khoảng cách cho phép nhỏ nhất đối với các phần có điện xung quanh khác (nếu chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm theo quy định đối với điện áp đến 35kV là 0,6 mét, 110kV là 1,0 mét.
  • Phải đảm bảo khoảng cách an toàn phóng điện đối với các phần có điện xung quanh khác (nếu chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm theo quy định đối với điện áp đến 35kV là 4,0 mét, 110kV là 6,0 mét.
  • Phải đảm bảo khoảng cách an toàn điện có rào chắn đối với các phần có điện xung quanh khác (nếu chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm theo quy định đối với điện áp đến 35kV là 0,6 mét, 110kV là 1,5 mét.
Câu 48: Theo Quy trình An toàn điện, quy định điều kiện về nước khi vệ sinh cách điện ĐDK cao áp khi đang vận hành như thế nào?
  • Nghiêm cấm sử dụng nước chưa đạt tiêu chuẩn về cách điện để vệ sinh cách điện hotline.
  • Chất lượng nước, áp lực nước phải đảm bảo theo quy trình. Nghiêm cấm sử dụng nước thường lấy từ các vòi nước công cộng để sử dụng.
  • Chất lượng nước, áp lực nước phải đảm bảo theo quy trình. Nghiêm cấm sử dụng nước chưa đạt tiêu chuẩn về cách điện để vệ sinh cách điện hotline.
  • Chất lượng nước, áp lực nước phải đảm bảo theo quy trình và phải đo kiểm tra ngay sau khi thi công.
Câu 49: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về thời tiết khi vệ sinh cách điện ĐDK cao áp khi đang vận hành, nội dung nào không đúng (không phù hợp)?
  • Chỉ được phép thực hiện công việc trong điều kiện thời tiết bình thường;
  • Cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 4 trở lên, khi có mưa phùn, mưa giông, sấm sét, sương mù hoặc độ ẩm không khí không đảm bảo an toàn theo quy trình.
  • Khi đang công tác mà nhận thấy có khả năng mưa giông, sấm sét thì phải dừng ngay công việc và rút khỏi hiện trường.
  • Cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 6 trở lên, khi có mưa phùn, mưa giông, sấm sét, sương mù tùy theo điều kiện thực tế, người CHTT quyết định dừng công việc.
Câu 50: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung nhận diện mối nguy khi làm việc với thiết bị nâng ?
  • Điện giật, va đập trong quá trình nâng, di chuyển; Đổ, lật, nghiêng thiết bị nâng.
  • Vật nặng rơi, va đập trong quá trình nâng, di chuyển; Tai nạn giao thông.
  • Đuối nước, va đập trong quá trình nâng, di chuyển; Đổ, lật, nghiêng thiết bị nâng.
  • Vật nặng rơi, va đập trong quá trình nâng, di chuyển; Đổ, lật, nghiêng thiết bị nâng.
Câu 51: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, giải pháp an toàn khi dùng hai hoặc nhiều thiết bị nâng để cùng nâng một tải trọng là ?
  • Phải có sơ đồ buộc móc tải, sơ đồ di chuyển tải và chỉ rõ trình tự thực hiện các thao tác, yêu cầu về kích thước, vật liệu, công nghệ, các thiết bị phụ trợ.
  • Phải có Phương án di chuyển tải và chỉ rõ trình tự thực hiện các thao tác, yêu cầu về kích thước, vật liệu, công nghệ, các thiết bị phụ trợ.
  • Phải có hồ sơ lý lịch thiết bị nâng đầy đủ khi di chuyển tải và chỉ rõ trình tự thực hiện các thao tác, yêu cầu về kích thước, vật liệu, công nghệ, các thiết bị phụ trợ.
  • Các thiết bị nang phải còn hạnh định thử nghiệm, lập kế hoạch thi công, chỉ rõ trình tự thực hiện các thao tác, yêu cầu về kích thước, vật liệu, công nghệ, các thiết bị phụ trợ.
Câu 52: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi vận hành thiết bị nâng, quy định cấm như thế nào?
  • Cấm người đứng dưới hoặc giữa tải và chướng ngại vật, trừ đứng dưới độ vươn của cần trục,. Cấm nâng hạ tải trên thùng xe khi có người đang đứng trên thùng xe.
  • Cấm người đứng dưới hoặc giữa tải và chướng ngại vật, bao gồm cả độ vươn của cần trục, trong bán kính quay của thiết bị nâng. Cấm nâng hạ tải trên thùng xe khi có người đang đứng trên thùng xe.
  • Cấm người đứng dưới độ vươn của cần trục, trong bán kính quay của thiết bị nâng khi dây chằng bị đứt. Cấm nâng hạ tải trên thùng xe khi có người đang đứng trên thùng xe.
  • Cấm người đứng dưới hoặc giữa tải và chướng ngại vật, bao gồm cả độ vươn của cần trục,. Cấm nâng hạ tải trên thùng xe khi không có người đang đứng trên thùng xe.
Câu 53: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, thủ tục an toàn trước khi tiến hành công việc có sử dụng thiết bị nâng là gì?
  • Tiến hành lập phương án thi công, phương án đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc. Kiểm tra chất lượng thiết bị nâng.
  • Tiến hành đánh giá rủi ro các công việc nâng, hạ và lập phương án đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.
  • Tiến hành đánh giá rủi ro các công việc nâng, hạ và lập phương án thi công, phương án đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.
  • Kiểm tra hồ sơ thiết bị nâng và lập phương án phương án thi công, phương án đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.
Câu 54: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong quá trình sử dụng xe cẩu, cầu trục, cần trục bánh lốp, nội dung nào không đúng (không phù hợp) quy định?
  • Không cho phép người lên, xuống cầu trục, cần trục khi thiết bị đang hoạt động; Vừa dùng người đẩy hoặc kéo tải vừa cho cơ cấu nâng/hạ tải; Nâng, hạ và chuyển tải khi có người đứng ở trên tải.
  • Không cho phép nâng tải có khối lượng vượt quá tải trọng cho phép; Để tải treo lơ lửng mà không có người điều khiển; Nâng tải trong tình trạng tải chưa ổn định hoặc chỉ móc một bên của móc kép;
  • Không được nâng tải vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên, bị liên kết bằng bu lông hoặc bê tông với các vật khác; Cẩu với, kéo lê tải trọng;
  • Không cho phép thực hiện công việc khi chưa cắt điện các đường dây, thiết bị điện xung quanh nơi làm việc.
Câu 55: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong quá trình sử dụng xe cẩu, cầu trục, cần trục bánh lốp, quy định các nội dung cấm như thế nào?
  • Cấm người không phận sự đi trong hành lang an toàn thiết bị đang hoạt động; Cấm sử dụng thiết bị nâng tải để nâng người.
  • Cấm người không phận sự đi trong hành lang an toàn thiết bị đang hoạt động; Cấm sử dụng thiết bị nâng tải để nâng người quá tải trọng cho phép của thiết bị.
  • Cấm người không phận sự đi trong hành lang an toàn khi thiết bị ngừng hoạt động; Cấm sử dụng thiết bị nâng tải để nâng người.
  • Cấm các phương tiện không phận sự đi trong hành lang an toàn thiết bị đang hoạt động; Cấm sử dụng thiết bị nâng tải để nâng người.
Câu 56: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, người buộc móc tải chỉ được phép đến gần tải khi nào?
  • Khi tải đã hạ đến độ cao không lớn hơn 0,5 m tính từ mặt sàn chỗ người móc tải đứng.
  • Khi tải đã hạ đến độ cao không lớn hơn 1,5 m tính từ mặt sàn chỗ người móc tải đứng.
  • Khi tải đã hạ đến độ cao không lớn hơn 02 m tính từ mặt sàn chỗ người móc tải đứng.
  • Khi tải đã hạ đến độ cao không lớn hơn 01 m tính từ mặt sàn chỗ người móc tải đứng.
Câu 57: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định tốc độ vận hành xe nâng hàng như thế nào?
  • Trong phạm vi công trường xe phải chạy với tốc độ ≤ 15km/h; Khi chạy trên đường thẳng trong kho ≤ 12km/h; Qua quãng đường ngoặt hoặc vòng phải chạy với tốc độ ≤ 5km/h.
  • Trong phạm vi công trường xe phải chạy với tốc độ ≤ 5km/h; Khi chạy trên đường thẳng trong kho ≤ 3km/h; Qua quãng đường ngoặt hoặc vòng phải chạy với tốc độ ≤ 5km/h.
  • Trong phạm vi công trường xe phải chạy với tốc độ ≤ 10km/h; Khi chạy trên đường thẳng trong kho ≤ 6km/h; Qua quãng đường ngoặt hoặc vòng phải chạy với tốc độ ≤ 5km/h.
  • Trong phạm vi công trường xe phải chạy với tốc độ ≤ 20km/h; Khi chạy trên đường thẳng trong kho ≤ 10km/h; Qua quãng đường ngoặt hoặc vòng phải chạy với tốc độ ≤15km/h.
Câu 58: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi vận hành xe nâng người, điều cấm nào đúng?
  • Cấm vận hành nơi có các phương tiện di động khác đang làm việc; Cấm rời khỏi sàn thao tác; Cấm sử dụng xe nâng người sai mục đích và chở người khi tiến hành di chuyển/tham gia giao thông.
  • Cấm vận hành nơi có các phương tiện di động khác đang làm việc; Cấm đứng trên sàn thao tác khi xe đang nâng; Cấm sử dụng xe nâng người sai mục đích.
  • Cấm rời khỏi sàn thao tác; Cấm sử dụng xe nâng người sai mục đích và chở người khi tiến hành di chuyển/tham gia giao thông.
  • Cấm vận hành nơi có các phương tiện di động khác đang làm việc; Cấm rời khỏi sàn thao tác; Cấm chở người khi tiến hành di chuyển/tham gia giao thông.
Câu 59: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung cơ bản nhận diện mối nguy khi hàn điện, hàn hơi là ?
  • Điện giật do chạm, chập vào các bộ phận dẫn điện; Tai nạn giao thông; Khí, bụi độc hại; Bỏng do hạt kim loại nóng chảy, kim loại có nhiệt độ cao; Bỏng lạnh
  • Bức xạ có hại do hồ quang điện; Khí, bụi độc hại; Bỏng do hạt kim loại nóng chảy, kim loại có nhiệt độ cao; Bỏng lạnh; Cháy, nổ; Khói bụi.
  • Điện giật do chạm mỏ hàn; Bức xạ có hại do hồ quang điện; Khí, bụi độc hại; Bỏng lạnh; Cháy, nổ.
  • Điện giật do rò, chạm, chập vào các bộ phận dẫn điện; Bức xạ có hại do hồ quang điện; Khí, bụi độc hại; Bỏng do hạt kim loại nóng chảy, kim loại có nhiệt độ cao; Cháy, nổ.
Câu 60: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, yêu cầu chung về thực hiện công tác hàn về khoảng cách an toàn như thế nào?
  • Bảo đảm khoảng cách an toàn theo quy định.
  • Khi hàn ở tầng trên, thì các tầng phía dưới (khi không có sàn chống cháy bảo vệ) phải dọn sạch các chất dễ cháy nổ trong bán kính không nhỏ hơn 5m.
  • Di chuyển vật tư thiết bị, hàng hóa dễ cháy hoặc che chắn không để vảy hàn rơi xuống tối thiểu 10m
  • Tất cả các đáp án trên (dưới) đều đúng.
Câu 61: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định BPAT khi hàn trong các thùng kín (trong không gian hạn chế) như thế nào?
  • Phải có đèn chiếu sáng đặt ở bên ngoài hoặc dùng đèn di động cầm tay, điện áp không lớn hơn 36V.
  • Phải dùng biến áp cách ly cho đèn chiếu sáng và đặt máy biến áp ở bên ngoài thùng kín.
  • Cấm dùng biến áp tự ngẫu để hạ áp.
  • Tất cả các đáp án trên (dưới) đều đúng.
Câu 62: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định BPAT khi hàn điện ở nơi đông người cùng làm việc và người qua lại như thế nào?
  • Phải lập rào chắn để ngăn và bảo vệ những người xung quanh.
  • Phải có tấm chắn bằng vật liệu không cháy để ngăn và bảo vệ những người xung quanh.
  • Phải đặt biển “Cấm vào” để ngăn và bảo vệ những người xung quanh.
  • Phải đặt biển “Cấm lại gần” để ngăn và bảo vệ những người xung quanh.
Câu 63: Khi tiến hành công tác trên đường dây điện trên không vượt đường sắt, đường bộ, đường sông phải áp dụng các biện pháp nào sau đây?
  • Hàn trên giàn giáo bằng gỗ, sàn của nó phải được phủ kín bằng tấm kim loại, các tông amiăng hay bằng những vật liệu khó cháy khác.
  • Hàn điện ở tầng trên phải có biện pháp bảo vệ những người làm việc ở tầng dưới khỏi bị các giọt kim loại, các mẩu que hàn cháy dở văng hoặc rơi trúng vào người hay các vật dễ cháy ở phía dưới.
  • Không cho phép hàn điện có bố trí 2 tầng; Phải có biện pháp bảo vệ khỏi bị các giọt kim loại, các mẩu que hàn cháy dở văng hoặc rơi trúng vào người hay các vật dễ cháy.
  • Hàn điện trên cao mà không có giàn giáo người thợ hàn nhất thiết phải dùng dây đai an toàn bền nhiệt, có túi đựng dụng cụ, điện cực và các vật cháy dở.
Câu 64: Khi làm việc trên đường dây 22 kV đang vận hành, nhân viên đơn vị công tác sử dụng các trang bị, dụng cụ cho làm việc có điện, thì khoảng cách cho phép nhỏ nhất đối với thân thể của nhân viên đơn vị công tác đến dây dẫn điện phải đảm bảo?
  • 0,6 m.
  • 1,0 m.
  • 1,5 m.
  • Không quy định.
Câu 65: Khi làm công việc tại đường dây cao áp đang vận hành, người có bậc 3 an toàn điện được phép làm việc một mình những công việc nào sau đây?
  • Công việc tháo dỡ cấu kiện cột.
  • Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 2,0m, không tháo dỡ cấu kiện cột.
  • Công việc trèo lên cột trên 3,0 m.
  • Công việc tại thân cột và cách dây dẫn cuối cùng theo chiều thẳng đứng tối thiểu bằng khoảng cách quy định.
Câu 66: Khi sử dụng thiết bị, dụng cụ, phương tiện (trừ phương tiện phục vụ sửa chữa nóng) làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên 1 đến 35 kV phải đảm bảo khoảng cách an toàn phóng điện là bao nhiêu mét?
  • 2m
  • 3m
  • 4m
  • 5m
Câu 67: Nhóm công tác được Đội phó phân công đi đo tiếp địa đường dây trung áp 22 kV đang vận hành có bảo vệ dây chống sét, trong điều kiện thời tiết khu vực thực hiện công việc đang có mưa. Nhóm công nhân phải làm gì?
  • Ý 1 - Khi tháo dây nối đất phải mang găng tay cách điện.
  • Ý 2 - Trước khi tháo dây nối đất phải được nối tắt tạm thời vào một cọc nối đất bằng một đoạn dây dẫn có tiết diện tối thiểu 10 mm2.
  • Cả Ý 1 và Ý 2 đều đúng.
  • Ý 3 - Từ chối và giải thích lý do cho người phân công công việc.
Câu 68: Đơn vị công tác làm việc trên đoạn đường dây điện trên không 22 kV đã cắt điện nhưng có chiều dài 2,1 km đi song song và cách đường dây điện trên không 220 kV đang vận hành 140 m. Trong trường hợp này, khoảng cách giữa 2 bộ tiếp địa xa nhất theo quy định là bao nhiêu?
  • 02 km.
  • Lớn hơn 500 m.
  • Không quy định
  • Nhỏ hơn hoặc bằng 500 m.
Câu 69: Các công việc cho phép 01 người tiến hành làm công việc ở trên đường dây điện trên không cao áp đã cắt điện?
  • Cho phép tiến hành các công việc như treo (in) biển báo, sửa chân cột, đánh số cột,… mà không trèo lên cột cao quá 2,0 m và không sửa chữa các cấu kiện của cột.
  • Cho phép tiến hành các công việc mà không trèo lên cột cao quá 2,0 m.
  • Không được phép.
  • Cho phép tiến hành các công việc mà không sửa chữa các cấu kiện của cột.
Câu 70: Các mối nguy hiểm khi làm việc trên đường dây cao áp được bố trí cắt điện theo phân đoạn, đi chung cột hoặc giao chéo với đường dây đang vận hành?
  • Điện giật do rò điện, cảm ứng, ngã cao tại các vị trí cột gây mất an toàn trong quá trình leo cao.
  • Phóng điện do vi phạm khoảng cách an toàn, khi tháo hay lắp dây dẫn thì phải đề phòng khả năng dây bật lên trên đường dây điện trên không có điện gây phóng điện.
  • Dây dẫn và dây chống sét sắp đưa lên cột phải được nối đất, nếu là đường dây điện trên không giao chéo thì phải nối đất ở hai phía chống giật điện do cảm ứng.
  • Tất cả các đáp án trên (dưới) đều đúng
Câu 71: Khi công tác trên đường dây đã cắt điện phải tuân thủ điều nào?
  • Phải có nối đất tại nơi làm việc theo quy định theo Quy trình an toàn điện hiện hành.
  • Nếu làm việc vào ban đêm phải bố trí đủ ánh sáng.
  • Các công việc làm ở trên đường dây cao áp phải có ít nhất 2 người thực hiện.
  • Tất cả các đáp án trên (dưới) đều đúng
Câu 72: Cấm làm việc trên đường dây điện trên không khi?
  • Bắt đầu có gió cấp 5 trở lên hoặc có mưa nặng hạt, nước chảy thành dòng trên người và thiết bị điện.
  • Bắt đầu có gió cấp 6 trở lên hoặc có mưa nặng hạt, nước chảy thành dòng trên người và thiết bị điện.
  • Bắt đầu có gió cấp 4 trở lên hoặc có mưa nặng hạt, nước chảy thành dòng trên người và thiết bị điện.
  • Bắt đầu có gió cấp 3 hoặc có mưa nặng hạt, nước chảy thành dòng trên người và thiết bị điện.
Câu 73: Trước khi trèo lên giá đỡ, cột; nhân viên đơn vị công tác phải kiểm tra sơ bộ nội dung nào?
  • Tình trạng của bệ đỡ, giá đỡ, cột.
  • Vị trí của giá đỡ và đường trèo lên an toàn, kết cấu hoặc dây dẫn trên cột.
  • Xác định các trang thiết bị an toàn, bảo hộ lao động cần thiết.
  • Tất cả các đáp án trên (dưới) đều đúng
Câu 74: Đối với công trình lưới điện cấp điện áp đến 35 kV, chiều cao hành lang được tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng là bao nhiêu?
  • 1m
  • 1,5m
  • 2m
  • 2,5m
Câu 75: Đối với đường dây dẫn điện có điện áp đến 35 kV (dây trần) trong thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn bao nhiêu?
  • 1m
  • 1,5m
  • 2m
  • 2,5m
Câu 76: Trường hợp cây ở ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện 22 kV trên không và ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ bộ phận bất kỳ của cây khi cây bị đổ đến bộ phận bất kỳ của đường dây không nhỏ hơn khoảng cách bao nhiêu?
  • 0,7m
  • 1m
  • 1,5m
  • 0,6m
Câu 77: Để đảm bảo thực hiện khối lượng thay sứ trong một công tác có cắt điện đường dây, do tổ đường dây thiếu nhân lực, lãnh đạo Điện lực đã điều động nhân lực tổ điện kế (không có nghiệp vụ về đường dây) tham gia công tác thay sứ trong ngày hôm đó. Theo anh/ chị việc điều động này như thế nào?
  • Ý 1 - Việc điều động này là phù hợp, đảm bảo tiến độ công việc, hạn chế thời gian mất điện.
  • Ý 2 - Việc điều động này có thể cho phép, với yêu cầu phải quy định các phạm vi công việc của nhân viên được điều động, ghi rõ trong phương án thi công được lãnh đạo đơn vị phê duyệt.
  • Ý 3 - Việc điều động này của lãnh đạo Điện lực đã vi phạm điều nghiêm cấm giao nhiệm vụ cho người chưa được học tập - huấn luyện, sát hạch về chuyên môn nghiệp vụ của nghề đường dây.
  • Cả Ý 1 và Ý 2 đều đúng.
Câu 78: Khi đứng trên cột để thao tác tiếp địa lưu động với điện áp cao, người thực hiện phải sử dụng dụng cụ an toàn gì để thực hiện?
  • Găng tay cách điện và ủng cách điện đúng cấp điện áp.
  • Găng tay cách điện và Sào cách điện đúng cấp điện áp.
  • Găng tay cách điện, ủng cách điện và Sào cách điện đúng cấp điện áp.
  • Ủng cách điện và Sào cách điện đúng cấp điện áp.
Câu 79: Công nhân A khi trèo lên cột điện bị vướng nhiều dây cáp viễn thông đi chung cột, công nhân A đã tháo dây choàng để xoay người thì bị trượt chân ngã cao. Qua tình huống này vi phạm nào là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn?
  • Không dùng thang để trèo cột.
  • Không đề nghị đơn vị điều xe nâng người đến để đưa người lên cột.
  • Sử dụng dây đeo an toàn không đúng quy định.
  • Sử dụng không đúng ty leo được quy định để trèo, khi trèo không cẩn thận, không bám vào những vật cố định chắc chắn để vượt chướng ngại vật.
Câu 80: Khi thi công kéo dây gần đường dây 35 kV đang vận hành, khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa dây cáp thép (cáp hãm, kẹp) và dây chằng thép tới dây dẫn của đường dây đang có điện là bao nhiêu?
  • Bằng chiều cao cột của đường đây 35 kV
  • 3 m.
  • 2,5 m.
  • 4 m.
Câu 81: Khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành, khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa các dây dẫn của hai mạch đường dây cấp điện áp 35 kV là bao nhiêu?
  • Không quy định.
  • 2m
  • 3m
  • 4m
Câu 82: Yêu cầu của nhân viên đơn vị công tác khi thực hiện công việc sửa chữa trên đường dây đã cắt điện?
  • Ý 1 - Phải đảm bảo sức khỏe để làm việc trên cao.
  • Ý 2 - Phải là những công nhân chuyên nghiệp.
  • Ý 3 - Phải là những công nhân chuyên nghiệp, phải đủ sức khỏe để làm việc trên cao.
  • Chỉ cần yêu cầu theo Ý 1 hoặc Ý 2
Câu 83: Làm việc trên đường dây trên không hạ áp có điện hoặc tiếp xúc trực tiếp với phần có điện hạ áp phải thực hiện những quy định sau đây?
  • Người làm việc tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn, thiết bị mang điện hạ áp phải dùng dụng cụ cách điện có tay cầm chắc chắn và đảm bảo an toàn.
  • Người làm việc tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn, thiết bị mang điện hạ áp phải dùng dụng cụ cách điện có tay cầm chắc chắn và đảm bảo an toàn; đi giày hoặc ủng cách điện hoặc đứng trên thảm cách điện.
  • Người làm việc tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn, thiết bị mang điện hạ áp phải đứng trên bàn hoặc ghế cách điện để làm việc.
  • Người làm việc tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn, thiết bị mang điện hạ áp chỉ cần sử dụng các vật liệu cách điện để che chắn tránh va chạm với vị trí có điện.
Câu 84: Khi thực hiện sửa chữa, thay thế đường dây dẫn điện rẽ vào hộ phụ tải, cần thực hiện biện pháp nào để đảm bảo an toàn
  • Không cần phải cắt điện cả đường dây trục chính hạ áp đó mà chỉ phải tháo đầu dây đấu vào đường dây trục chính và cắt cầu dao ở cuối nhánh rẽ đi vào các hộ phụ tải.
  • Thực hiện cắt Áp tô mát, làm biện pháp an toàn đối với đường dây trục chính mà có đường dây nhánh rẽ vào hộ phụ tải đấu nối.
  • Thực hiện tách lèo, cô lập đoạn đường dây trục chính phía trước vị trí mà đường dây nhánh rẽ vào hộ phụ tải đấu nối.
  • Thực hiện tách lèo, cô lập đoạn đường dây trục chính phía sau vị trí mà đường dây nhánh rẽ vào hộ phụ tải đấu nối.
Câu 85: Khi sửa chữa trên đường dây đã cắt điện nhưng giao chéo hoặc song song với đường dây đang vận hành phải thực hiện những quy định sau đây?
  • Thực hiện cắt điện và làm biện pháp an toàn đối với các đường dây có giao chéo hoặc song song với đường dây sẽ làm việc.
  • Thực hiện gắn cảnh báo ở tất cả các đường dây có giao chéo hoặc song song với đường dây sẽ làm việc để nhân viên công tác biết phòng tránh vi phạm khoảng cách an toàn.
  • Nếu người và phương tiện làm việc không vi phạm khoảng cách an toàn cho phép hoặc áp dụng các biện pháp an toàn phòng tránh khác thì không phải cắt điện đường dây ở gần với đường dây sẽ làm việc.
  • Không thực hiện cắt điện và làm biện pháp an toàn đối với các đường dây có giao chéo hoặc song song với đường dây sẽ làm việc, nhưng tại các vị trí có giao chéo, hoặc song song với đường dây đang vận hành phải cử người giám sát an toàn điện.
Câu 86: Khi tháo hoặc nối dây trong khoảng cột giao chéo với đường dây đang vận hành, cần thực hiện biện pháp an toàn nào sau đây?
  • Biện pháp 1 - Phải thực hiện cắt điện các đường dây ở phía dưới đường dây sửa chữa.
  • Biện pháp 2 - Thực hiện biện pháp che chắn cách điện đối với các đường dây ở phía dưới đường dây sửa chữa.
  • Biện pháp 3 - Thực hiện biện pháp căng, néo đối với đường dây sửa chữa để phòng tránh dây dẫn bị tuột xuống vi phạm khoảng cách an toàn với các đường dây ở phía dưới.
  • Thực hiện kết hợp cả hai biện pháp 2 và 3.
Câu 87: Khi thực hiện lắp đặt ở trên cột của đường dây điện trên không nhiều mạch đang vận hành, tuân thủ những quy định nào sau đây?
  • Cấm dùng thước làm bằng thép (kim loại) để đo.
  • Không buông thõng tự do các đầu dây thừng.
  • Cấm trèo lên cột ở phía dây dẫn có điện.
  • Tất cả các đáp án trên (dưới) đều đúng
Câu 88: Khi tháo hoặc nối dây trong khoảng cột giao chéo với đường dây đang vận hành ở phía dưới, trường hợp không thể cắt điện các đường dây ở phía dưới thì thực hiện như thế nào để đúng quy định?
  • Cho phép làm giàn giáo để cách ly với đường dây đang có điện ở phía bên dưới; Giàn giáo phải đảm bảo khoảng cách an toàn đối với đường dây có điện.
  • Cho phép thực hiện che chắn đảm bảo cách điện đối với các đường dây ở phía dưới đường dây sửa chữa.
  • Cho phép làm giàn giáo để cách ly với đường dây đang có điện ở phía bên dưới; Giàn giáo phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định và đảm bảo khoảng cách an toàn đối với đường dây có điện.
  • Thực hiện căng, néo đối với đường dây sửa chữa để phòng tránh dây dẫn bị tuột xuống vi phạm khoảng cách an toàn với các đường dây có điện ở phía dưới.
Câu 89: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc trong HLBVATLĐCA đối với cấp điện áp 35kV là ?
  • 4,0 mét
  • 6,0 mét
  • 5,0 mét
  • 7,0 mét
Câu 90: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì khoáng cách thấp nhất từ dây dẫn (ở trạng thái võng cực đại) đến điểm cao nhất của phương tiện, công trình giao thông đường sắt (4,5 mét) đối với cấp điện áp 35kV là ?
  • 2,0 mét
  • 2,5 mét
  • 3,0 mét
  • 1,5 mét
Câu 91: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì đối với cây trong thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại của ĐDK điện áp đến 35kV không nhỏ hơn ?
  • 1,0 mét đối với dây bọc; 2,0 mét đối với dây trần.
  • 1,5 mét đối với dây bọc; 3,0 mét đối với dây trần
  • 0,7 mét đối với dây bọc; 1,5 mét đối với dây trần
  • 1,5 mét đối với dây bọc; 2,0 mét đối với dây trần
Câu 92: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì đối với đường dây ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm cao nhất của cây theo chiều thẳng đứng đến dây dẫn thấp nhất (ở trạng thái tĩnh) của ĐDK điện áp đến 35kV không nhỏ hơn ?
  • 1,0 mét đối với dây bọc; 2,0 mét đối với dây trần.
  • 1,5 mét đối với dây bọc; 3,0 mét đối với dây trần
  • 0,7 mét đối với dây bọc; 2,0 mét đối với dây trần
  • 1,0 mét đối với dây bọc; 4,0 mét đối với dây trần
Câu 93: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì đối với đường dây ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây ngoài hành lang (khi cây đổ) đến bộ phận bất kỳ của đường dây đối với ĐDK điện áp đến 35kV không nhỏ hơn ?
  • 2,0 mét
  • 1,5 mét
  • 1,0 mét
  • 0,7 mét
Câu 94: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của nhà ở, công trình trong HLBVATLĐCA (khi đã thoả mãn những điều kiện khác) đến dây dẫn gần nhất (ở trạng thái tĩnh) của ĐDK điện áp đến 35kV không nhỏ hơn ?
  • 2,0 mét
  • 2,5 mét
  • 3,0 mét
  • 4,0 mét
Câu 95: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì đơn vị quản lý vận hành công trình lưới điện cao áp phải đặt biển cấm, biển báo theo mục nào dưới đây?
  • Ở tất cả các cột điện trong khu tập trung đông người
  • Ở các cột điện gần đường đi lại
  • Ở các cột điện gần khu dân cư
  • Ở tất cả các cột điện
Câu 96: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì các cột điện phải sơn khoang trắng, đỏ và đặt đèn hiệu trên đỉnh cột theo mục nào dưới đây?
  • Ý 1 - Ở các cột điện cao từ 50 mét đến dưới 80 mét ở những vị trí có yêu cầu đặc biệt, sơn từ khoảng chiều cao 50 mét trở lên
  • Ý 2 - Ở các cột điện có chiều cao từ 80 mét trở lên, sơn từ khoảng chiều cao 50 mét trở lên
  • Cả Ý 1 và Ý 2 đều đúng.
  • Cả Ý 1 và Ý 2 đều sai.
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Quản lý vận hành đường dây (an toàn)

Mã quiz
317
Số xu
5 xu
Thời gian làm bài
72 phút
Số câu hỏi
96 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Điện lực
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước