Danh sách câu hỏi
Câu 1: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, yêu cầu chung về thực hiện công tác hàn về khoảng cách an toàn như thế nào?
  • Bảo đảm khoảng cách an toàn theo quy định.
  • Khi hàn ở tầng trên, thì các tầng phía dưới (khi không có sàn chống cháy bảo vệ) phải dọn sạch các chất dễ cháy nổ trong bán kính không nhỏ hơn 5m.
  • Di chuyển vật tư thiết bị, hàng hóa dễ cháy hoặc che chắn không để vảy hàn rơi xuống tối thiểu 10m
  • Tất cả các đáp án trên (dưới) đều đúng.
Câu 2: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi hành điện, hàn hơi, điều cấm nào không đúng (không phù hợp)?
  • Không được tiến hành đồng thời cả hàn hơi và hàn điện trong các thùng kín;
  • Cấm hàn khi có các chất dễ bắt lửa như xăng, axêton, spirit trắng ở gần vị trí hàn.
  • Cấm hàn ở khoảng cách dưới 5m so với vị trí để các chất dễ cháy nổ.
  • Cấm hàn ở khoảng cách dưới 10m so với vị trí để các chất dễ cháy nổ.
Câu 3: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định BPAT khi hàn điện ở nơi đông người cùng làm việc và người qua lại như thế nào?
  • Phải lập rào chắn để ngăn và bảo vệ những người xung quanh.
  • Phải có tấm chắn bằng vật liệu không cháy để ngăn và bảo vệ những người xung quanh.
  • Phải đặt biển “Cấm vào” để ngăn và bảo vệ những người xung quanh.
  • Phải đặt biển “Cấm lại gần” để ngăn và bảo vệ những người xung quanh.
Câu 4: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định BPAT khi hàn điện ở trên cao, nội dung nào không đúng?
  • Hàn trên giàn giáo bằng gỗ, sàn của nó phải được phủ kín bằng tấm kim loại, các tông amiăng hay bằng những vật liệu khó cháy khác.
  • Hàn điện ở tầng trên phải có biện pháp bảo vệ những người làm việc ở tầng dưới khỏi bị các giọt kim loại, các mẩu que hàn cháy dở văng hoặc rơi trúng vào người hay các vật dễ cháy ở phía dưới.
  • Không cho phép hàn điện có bố trí 2 tầng; Phải có biện pháp bảo vệ khỏi bị các giọt kim loại, các mẩu que hàn cháy dở văng hoặc rơi trúng vào người hay các vật dễ cháy.
  • Hàn điện trên cao mà không có giàn giáo người thợ hàn nhất thiết phải dùng dây đai an toàn bền nhiệt, có túi đựng dụng cụ, điện cực và các vật cháy dở.
Câu 5: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi vào làm việc với hệ thống ắc quy phải thực hiện trang phục BHLĐ nào?
  • Mặc quần áo BHLĐ và đeo găng tay cao su để bảo vệ cơ thể khỏi bị ảnh hưởng do axít hoặc kiềm.
  • Đeo kính bảo vệ mắt và găng tay cách điện để bảo vệ cơ thể khỏi bị điện giât.
  • Mặc quần áo chuyên dụng, đeo kính bảo vệ mắt và găng tay cao su để bảo vệ cơ thể khỏi bị ảnh hưởng do axít hoặc kiềm.
  • Mặc quần áo chuyên dụng, đeo kính hàn bảo vệ mắt và găng tay cao su để bảo vệ cơ thể khỏi bị ảnh hưởng do axít hoặc kiềm.
Câu 6: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi vào làm việc với hệ thống ắc quy phải chuẩn bị những vật liệu, hóa chất nào?
  • Chuẩn bị a xít phù hợp với hệ thống ắc quy. Trang bị các chai cồn (để phun rửa mắt) để đề phòng khi bị dung dịch điện phân bắn vào mắt.
  • Chuẩn bị chất trung hoà phù hợp với hệ thống ắc quy. Trang bị các chai dung dịch (để phun rửa mắt) để đề phòng khi bị dung dịch điện phân bắn vào mắt.
  • Chuẩn bị các chất lau rửa hệ hệ thống ắc quy. Trang bị các chai nước sạch (để phun rửa mắt) để đề phòng khi bị dung dịch điện phân bắn vào mắt.
  • Chuẩn bị chất trung hoà phù hợp với hệ thống ắc quy. Trang bị các chai nước sạch (để phun rửa mắt) để đề phòng khi bị dung dịch điện phân bắn vào mắt.
Câu 7: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trước khi vào làm việc với hệ thống ắc quy phải kiểm tra những nội dung gì?
  • Phải kiểm tra phòng ắc quy đã được thông gió để phòng ngừa bị ngộ độc hoặc cháy nổ do khí phát sinh từ hệ thống ắc quy.
  • Kiểm tra a xít phù hợp với hệ thống ắc quy. Trang bị các chai cồn (để phun rửa mắt) để đề phòng khi bị dung dịch điện phân bắn vào mắt.
  • Kiểm tra chất trung hoà phù hợp với hệ thống ắc quy. Trang bị các chai dung dịch (để phun rửa mắt) để đề phòng khi bị dung dịch điện phân bắn vào mắt.
  • Kiểm tra các chất lau rửa hệ hệ thống ắc quy. Trang bị các chai nước sạch (để phun rửa mắt) để đề phòng khi bị dung dịch điện phân bắn vào mắt.
Câu 8: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về ghi nhãn trên các bình chứa axít, chứa dung dịch axít, nước cất như thế nào?
  • Ghi rõ trên thành bình từng loại bằng sơn chống gỉ.
  • Ghi rõ trên thành bình từng loại bằng sơn chống axít.
  • Ghi rõ, dán giấy tên trên thành bình từng loại.
  • Ghi rõ trên thành bình từng loại bằng bút mực không xóa.
Câu 9: Khi di chuyển, vận hành trong khu vực trạm, khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm có cấp điện áp 22 kV là bao nhiêu?
  • 0,7 m.
  • 1,0 m.
  • 1,5 m.
  • 2,0 m.
Câu 10: Trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được (cháy hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị) tại nhà máy điện hoặc lưới điện, nhân viên vận hành được phép?
  • Ý 1 - Thao tác được thực hiện bằng điều khiển từ xa thông qua mạch nhị thứ hoặc màn hình điều khiển, các thao tác này không có nguy cơ gây tai nạn cho Nhân viên vận hành.
  • Ý 2 - Xin lệnh các cấp điều độ liên quan để cắt các máy cắt và Dao cách ly để cô lập điểm sự cố, bất thường, tai nạn,….
  • Ý 3 - Sau khi xử lý xong, Nhân viên vận hành phải báo cáo ngay cho Nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp.
  • Cả Ý 1 và Ý 3 đều đúng
Câu 11: Sau khi làm việc xong, muốn đóng điện lại vào thiết bị đã cắt điện thì phải thỏa mãn các điều kiện nào sau đây?
  • Đã khóa phiếu công tác, nếu thiết bị đóng điện có liên quan đến nhiều đơn vị công tác thì phải khóa tất cả các phiếu công tác, đảm bảo thiết bị sẽ đóng điện tuyệt đối an toàn.
  • Nơi làm việc đã tháo biển báo và rào chắn tạm thời khi làm việc (nếu có), đặt lại rào chắn cố định.
  • Tại nơi trực vận hành của đơn vị quản lý vận hành đã tháo hết các dấu hiệu báo có đơn vị công tác làm việc trên sơ đồ. Được phép đóng điện của cấp có quyền điều khiển thiết bị theo quy định.
  • Tất cả các đáp án trên (dưới) đều đúng
Câu 12: Chỉ được thao tác thiết bị đóng cắt trên cột với cấp điện áp đến 35 kV bằng sào cách điện khi điều kiện khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị điện này đến người thao tác không nhỏ hơn?
  • 1m
  • 2m
  • 3m
  • 4m
Câu 13: Thanh cái, thiết bị điện tại nhà máy, trạm điện cho phép không cần nối đất di động nếu đủ điều kiện?
  • Đã được cách ly hoàn toàn
  • Đã khóa thiết bị đóng cắt liên quan để tránh thao tác nhầm.
  • Đã được nối đất/tiếp địa cố định.
  • Tất cả các đáp án trên (dưới) đều đúng
Câu 14: Trong quá trình đang làm việc trên thiết bị điện đã được cắt điện và nối đất, nếu người chỉ huy trực tiếp phát hiện một dây nối đất bị đứt thì phải làm gì?
  • Nối lại dây nối đất bằng tay và các dụng cụ mang theo (kìm, băng dán…).
  • Vẫn để công nhân đang làm việc bình thường, tiến hành thực hiện sửa chữa và nối đất lại theo đúng quy định.
  • Ngừng ngay công việc và yêu cầu công nhân đang làm việc trên đường dây xuống, tìm hiểu và xác định nguyên nhân rõ ràng.
  • Yêu cầu về lấy nối đất khác để thay thế và cho tiếp tục làm việc.
Câu 15: Trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được (cháy hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị), cho phép nhân viên vận hành thao tác 01 người với điều kiện nào sau đây?
  • Không cần điều kiện, nhưng sau khi thao tác xong phải báo cáo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên biết.
  • Phải báo cáo cho nhân viên vận hành cấp trên biết và thực hiện theo mệnh lệnh.
  • Thao tác bằng điều khiển từ xa thông qua mạch nhị thứ hoặc màn hình điều khiển, các thao tác này không có nguy cơ gây tai nạn cho nhân viên vận hành, sau khi xử lý xong phải báo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp.
  • Không được thao tác 01 người trong bất cứ trường hợp nào.
Câu 16: Trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được (cháy hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị), cho phép nhân viên vận hành thao tác 01 người với điều kiện nào sau đây?
  • Trường hợp thao tác tại chỗ thiết bị điện, thiết bị chữa cháy hoặc thiết bị phụ trợ khác được hỗ trợ giám sát thao tác từ xa thông qua hệ thống camera giám sát vận hành. Người giám sát phải quan sát được toàn bộ thiết bị (phải kiểm tra lại xem tên thiết bị có đúng với tên thiết bị cần thao tác không) và người thao tác, giữ liên lạc liên tục với người thao tác trong quá trình thực hiện (người giám sát đọc lệnh, người thao tác trực tiếp nhắc lại lệnh và thực hiện bước thao tác theo lệnh).
  • Không cho phép thao tác tại chỗ thiết bị trong bất cứ trường hợp nào.
  • Không cần điều kiện, nhưng sau khi thao tác xong phải báo cáo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên biết.
  • Phải báo cáo cho nhân viên vận hành cấp trên biết và thực hiện theo mệnh lệnh.
Câu 17: Khi thực hiện thao tác xa, sau khi kiểm tra đủ điều kiện cần thực hiện thao tác, người giám sát và người thao tác thực hiện như thế nào là đúng?
  • Người giám sát đọc tất cả các lệnh tháo tác xong, người thao tác tiến hành thực hiện xong trên màn hình HMI/SCADA. thì báo cáo lại.
  • Người giám sát đọcđọc lệnh thao tác (tên thiết bị cần thao tác), người thao tác tiến hành thực hiện xong trên màn hình HMI/SCADA. thì báo cáo lại.
  • Người giám sát đọc lệnh (tên phiếu thao tác hoặc tên đường dây, thiết bị điện cần thao tác), người thao tác nhắc lại lệnh và thực hiện thao tác đường dây, thiết bị điện trên màn hình HMI/SCADA.
  • Không cần người giám sat, người thao tác tự xem và thực hiện xong thì báo cáo lại.
Câu 18: Cho phép dùng dao cách ly để tiến hành các thao tác có điện khi dòng điện thao tác nhỏ hơn dòng điện cho phép theo quy trình vận hành dao cách ly do đơn vị quản lý vận hành ban hành trong các trường hợp nào sau đây?
  • Đóng và cắt dao cách ly nối tắt thiết bị.
  • Đóng và cắt không tải máy biến điện áp, máy biến dòng điện.
  • Đóng và cắt điểm trung tính của các máy biến áp, kháng điện.
  • Tất cả các đáp án trên (dưới) đều đúng
Câu 19: Những việc nào sau đây cho phép nhân viên vận hành không cần lập phiếu thao tác nhưng phải ghi chép đầy đủ các bước thao tác vào sổ nhật ký vận hành trước khi thực hiện thao tác?
  • Ý 1 - Xử lý sự cố.
  • Ý 2 - Khi thực hiện lệnh thao tác của Điều độ viên để cô lập trạm biến áp trung gian.
  • Ý 3 - Thao tác đơn giản có số bước thao tác không quá 04 (bốn) bước.
  • Cả Ý 1 và Ý 3 đều đúng.
Câu 20: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì chiều rộng hành lang trạm điện tính từ các bộ phận mang điện bất kỳ trở ra là bao nhiêu mét đối với điện áp 35kV?
  • 2,0 mét
  • 2,5 mét
  • 3,0 mét
  • 1,0 mét
Câu 21: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì chiều rộng hành lang trạm điện tính từ các bộ phận mang điện bất kỳ trở ra là bao nhiêu mét đối với điện áp 22kV?
  • 2,0 mét
  • 2,5 mét
  • 3,0 mét
  • 1,0 mét
Câu 22: Theo Quy trình An toàn điện thì kiểm tra định kỳ tháng trạm điện không người trực (ít nhất 01 lần/tháng) bao gồm những nội dung gì?
  • Do Nhân viên kỹ thuật của đơn vị kiểm tra tình trạng vận hành, phát hiện những bất thường của các hệ thống thiết bị điện, hệ thống chữa cháy, các hệ thống phụ trợ khác
  • Do Nhân viên trực thao tác lưu động kiểm tra phát nhiệt, phóng điện bề mặt cách điện.
  • Do Trạm trưởng TBA 110kV kiểm tra tình trạng vận hành, phát hiện những bất thường của các hệ thống thiết bị điện, hệ thống chữa cháy, các hệ thống phụ trợ khác
  • Do Đội trưởng Đội QLVH LĐCT kiểm tra tình trạng vận hành, phát hiện những bất thường của các hệ thống thiết bị điện, hệ thống chữa cháy, các hệ thống phụ trợ khác
Câu 23: Theo Quy trình An toàn điện quy định nối đất khi làm việc trong ngăn tủ phân phối như thế nào?
  • Phải nối đất ở thanh cái và xuất tuyến của ngăn này. Không cho phép làm việc trong ngăn tủ phân phối khi hàm tĩnh trên hoặc dưới ngăn tủ này chưa được nối đất.
  • Phải đặt 02 bộ tiếp đât ở 02 vị trí liền kề gần nhất vị trí làm việc.
  • Cho phép đặt nối đất ở đầu có nguồn cung cấp đến, đầu còn lại phải mở thiết bị đóng cắt.
  • Cho phép làm việc trong ngăn tủ phân phối khi hàm tĩnh trên hoặc dưới ngăn tủ này đã được cắt điện.
Câu 24: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về kiểm tra không còn điện đối với thiết bị điện tại nhà máy điện, trạm điện, GIS, tủ hợp bộ hoặc thiết bị kiểu kín như thế nào?
  • Cho phép kiểm tra không còn điện thông qua chỉ thị tại chỗ thiết bị đóng cắt (3 pha, tất cả các phía) và thông số điện áp (nếu có)
  • B, Không cho phép căn cứ vào tín hiệu , đèn, đồng hồ, rơ le...
  • Dùng sào gõ nhẹ vào đường dây, thanh cái...
  • Cả 03 đáp án đều sai
Câu 25: Theo Quy trình An toàn điện quy định nào không đúng (không phù hợp) trong biện pháp an toàn khi làm việc ở MC hợp bộ?
  • Cho phép vào làm việc trong khoang ngăn MC khi còn điện hàm trên hoặc hàm dưới nhưng phải cử người GSATĐ.
  • Không cho phép vào làm việc trong khoang ngăn MC nếu vẫn có điện hàm trên hoặc hàm dưới.
  • Phải đóng và khóa cánh cửa tủ ngăn MC đó sau khi kéo MC ra ngoài.
  • Treo biển “Cấm vào! Điện cao áp nguy hiểm chết người” cả phía trước và phía sau tủ máy cắt.
Câu 26: Theo Quy trình An toàn điện thì điều nào sau đây không cấm khi thao tác và vận hành tụ điện?
  • Cấm dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp và lấy mẫu dầu khi tụ điện đang vận hành.
  • Khi cắt tụ điện để sửa chữa thì phải phóng điện (xả điện tích) các tụ điện theo quy định, quy trình của Đơn vị QLVH.
  • Cấm đặt tụ điện chung với TBA trong mọi trường hợp
  • Khi phóng điện tích dư của tụ điện phải có điện trở hạn chế, sau đó mới phóng trực tiếp xuống đất để tránh hư hỏng tụ.
Câu 27: Theo Quy trình An toàn điện việc đóng và cắt các tụ điện cao áp được quy định như thế nào?
  • Cấm dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp và lấy mẫu dầu khi tụ điện đang vận hành.
  • Do hai người thực hiện. Có thể dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp.
  • Do hai người có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên thực hiện. Dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp và lấy mẫu dầu khi tụ điện đang vận hành.
  • Do hai người thực hiện. Cấm dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp. Cho phép lấy mẫu dầu khi tụ điện đang vận hành.
Câu 28: Theo Quy trình An toàn điện thì trạm điện không người trực là ?
  • Trạm điện mà nơi đó không có người trực vận hành tại chỗ. Việc theo dõi, giám sát các thông số vận hành, tình trạng thiết bị và thao tác các thiết bị điện được thực hiện tại chỗ do Đội TTLĐ thực hiện qua hệ thống điều khiển và hệ thống thông tin, viễn thông.
  • Trạm điện mà nơi đó không có người trực vận hành tại chỗ. Việc thao tác các thiết bị điện được thực hiện từ Đội TTLĐ qua hệ thống điều khiển và hệ thống thông tin, viễn thông.
  • Trạm điện mà nơi đó không có người trực vận hành tại chỗ. Việc theo dõi, giám sát các thông số vận hành, tình trạng thiết bị và thao tác các thiết bị điện được thực hiện từ xa qua Đội TTLĐ.
  • Trạm điện mà nơi đó không có người trực vận hành tại chỗ. Việc theo dõi, giám sát các thông số vận hành, tình trạng thiết bị và thao tác các thiết bị điện được thực hiện từ xa.
Câu 29: Theo Quy trình An toàn điện thì kiểm tra định kỳ tuần trạm điện không người trực (ít nhất 01 lần/tuần) bao gồm những nội dung gì?
  • Do Nhân viên trực thao tác lưu động kiểm tra tình trạng vận hành, phát hiện những bất thường của các hệ thống thiết bị điện, hệ thống chữa cháy, các hệ thống phụ trợ khác.
  • Do Nhân viên kỹ thuật của đơn vị kiểm tra tình trạng vận hành, phát hiện những bất thường của các hệ thống thiết bị điện, hệ thống chữa cháy, các hệ thống phụ trợ khác
  • Do Trạm trưởng TBA 110kV kiểm tra tình trạng vận hành, phát hiện những bất thường của các hệ thống thiết bị điện, hệ thống chữa cháy, các hệ thống phụ trợ khác
  • Do Đội trưởng Đội QLVH LĐCT kiểm tra tình trạng vận hành, phát hiện những bất thường của các hệ thống thiết bị điện, hệ thống chữa cháy, các hệ thống phụ trợ khác
Câu 30: Theo Quy trình An toàn điện thì khi ghi chữ công tơ trong TBA, điều nào sau đây không đúng quy định ?
  • Khi ghi chữ công tơ phải thực hiện theo LCT.
  • Chỉ được đọc bằng mắt và ghi số. Không được đụng chạm đến thiết bị khác và phải ghi sổ nhật ký.
  • Không được vào TBA ghi chữ công tơ khi trạm đang vận hành trong mọi trường hợp.
  • Được phép vào buồng cao áp và những nơi có bộ phận dẫn điện trên cao hoặc che kín.
Câu 31: Theo Quy trình An toàn điện quy định về phối hợp vận hành đối với trạm điện không người trực như thế nào?:
  • Cấp điều độ có quyền kiểm tra có trách nhiệm xây dựng và thống nhất quy trình phối hợp vận hành trạm điện KNT để hướng dẫn nhân viên vận hành trong thao tác và xử lý sự cố.
  • ĐVQLVH có trách nhiệm xây dựng và thống nhất quy trình phối hợp vận hành trạm điện KNT để hướng dẫn nhân viên vận hành trong thao tác và xử lý sự cố.
  • ĐVQLVH và cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm xây dựng và thống nhất quy trình phối hợp vận hành trạm điện KNT để hướng dẫn nhân viên vận hành trong thao tác và xử lý sự cố.
  • ĐVQLVH và cấp điều độ có quyền nắm thông tin và tham gia góp ý xây dựng quy trình phối hợp vận hành trạm điện KNT để nhân viên vận hành trong thao tác và xử lý sự cố.
Câu 32: Theo Quy trình An toàn điện thì thao tác trong trường hợp thời tiết xấu điều cấm nào đúng?
  • Cấm đóng, cắt điện bằng khóa điều khiển máy cắt điện.
  • Không cho phép thao tác tại chỗ thiết bị đóng cắt ngoài trời trong điều kiện thời tiết xấu (mưa tạo thành dòng chảy trên thiết bị điện, giông sét, ngập lụt, gió từ cấp 06 trở lên).
  • Cấm đóng, cắt điện bằng bằng bất kỳ cách thức nào
  • Cấm đóng, cắt điện bằng nguồn điều khiển thao tác từ xa.
Câu 33: Theo Quy trình An toàn điện, trong chế độ bình thường, các thao tác ở thiết bị điện cao áp phải thực hiện theo quy định nào?
  • Theo Thông tư Quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
  • Theo Thông tư Quy định quy trình Xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
  • Theo Thông tư Quy định quy trình Điều độ trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
  • Theo Thông tư Quy định quy phạm trang bị điện của Bộ Công Thương.
Câu 34: Theo Quy trình An toàn điện, trong chế độ sự cố, các thao tác khôi phục đường dây, thiết bị sau sự cố ở thiết bị điện cao áp phải thực hiện theo quy định nào?
  • Theo Thông tư Quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
  • Theo Thông tư Quy định quy trình Xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
  • Theo Thông tư Quy định quy trình Điều độ trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
  • Theo Thông tư Quy định quy phạm trang bị điện của Bộ Công Thương.
Câu 35: Theo Quy trình An toàn điện, việc đóng, cắt trên cột bằng sào cách điện được phép thực hiện theo điều kiện nào?
  • Khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị này đến người thao tác không nhỏ hơn 2,0m, người thao tác phải mang găng tay cách điện và đi ủng cách điện.
  • Khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị này đến người thao tác không nhỏ hơn 3,0m, người thao tác phải mang găng tay cách điện.
  • Khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị này đến người thao tác không nhỏ hơn 4,0m, người thao tác phải mang găng tay cách điện và đứng trên sàn thao tác.
  • Khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị này đến người thao tác không nhỏ hơn 5,0m, người thao tác phải mang găng tay cách điện và đội mũ BHLĐ.
Câu 36: Theo Quy trình An toàn điện, thao tác tại chỗ, kéo ra/đưa vào vị trí vận hành thiết bị đóng cắt cao áp phải mang trang bị, DCAT nào?
  • Đi ủng cách điện cao áp hoặc mang găng tay cách điện cao áp và đứng trên sàn thao tác phù hợp với cấp điện áp.
  • Găng tay cách điện cao áp và đi ủng cách điện cao áp hoặc mang găng tay cách điện cao áp và đứng trên ghế gỗ khô.
  • Găng tay cách điện cao áp và đi ủng cách điện cao áp hoặc mang găng tay cách điện cao áp và đứng trên ghế/thảm cách điện phù hợp với cấp điện áp.
  • Găng tay cách điện cao áp và đi ủng cách điện cao áp hoặc mang găng tay cách điện cao áp và dùng sào thao tác phù hợp với cấp điện áp.
Câu 37: Theo Quy trình An toàn điện, quy định nguyên tắc khi cắt điện để làm công việc thì phần thiết bị tiến hành công việc phải được nhìn thấy rõ đã cách ly khỏi các phần có điện từ mọi phía bằng cách ?
  • Cắt máy cắt hợp bộ, kéo máy cắt hợp bộ ra vị trí thí nghiệm/sửa chữa; tháo cầu chì; tháo đầu cáp; tháo lèo dây dẫn.
  • Phải nhìn thấy được khoảng hở của thiết bị đóng cắt (trừ trạm điện kiểu kín) hoặc tạo khoảng hở như: kéo máy cắt hợp bộ ra vị trí thí nghiệm/sửa chữa; tháo cầu chì; tháo đầu cáp; tháo lèo dây dẫn.
  • Cắt DCL có bộ điều khiển từ xa. Phải nhìn thấy được khoảng hở của DCL
  • Cắt cả các máy cắt trước và sau thiết bị sẽ tiến hành công việc
Câu 38: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khi cắt điện để làm công việc thì phần thiết bị tiến hành công việc, để đảm bảo an toàn khi các nguồn khác xông tới nơi làm việc cần ?
  • Đối với những máy phát điện của khách hàng phải cắt điện, không để phát lên lưới.
  • Đối với những máy phát điện khác khi hoạt động phải tách riêng rẽ, hoàn toàn độc lập các pha.
  • Đối với những máy phát điện khác khi hoạt động phải tách riêng rẽ, hoàn toàn độc lập (kể cả phần trung tính) với phần thiết bị đang có người làm việc.
  • Không cho đấu chung máy phát khách hàng vào lưới kể cả trường hợp có CD đảo chiều.
Câu 39: Theo Quy trình An toàn điện, quy định sau khi cắt điện để xác nhận thiết bị điện không còn điện phải ?
  • Căn cứ tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác nhận thiết bị điện không còn điện.
  • Dùng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với điện áp danh định của thiết bị điện cần thử, như bút thử điện, còi thử điện; phải thử ở tất cả các pha và các phía vào, ra của thiết bị điện.
  • C Kiểm tra bằng mắt đầu vào và đầu ra của thiết bị đã cắt.
  • Cả 3 đáp án trên (dưới) đều sai.
Câu 40: Theo Quy trình An toàn điện, khi công tác trong TBA, điều kiện (về tổ chức) để mở cửa lưới vào kiểm tra thiết bị đang vận hành là ?
  • Mạch khoá liên động của dao tiếp địa (mạch logic giữa dao tiếp địa với dao cách ly và điện áp) đã được thí nghiệm, nghiệm thu và đưa vào vận hành.
  • Phải xác định được ĐD hoặc thiết bị điện đã mất điện căn cứ thông số điện áp hoặc xác nhận của Nhân viên vận hành có mặt tại trạm điện, nhà máy điện.
  • Phải xác định được trạng thái tại chỗ máy cắt, dao cách ly liên quan đã mở hoàn toàn và thử hết điện tại chỗ bằng bút thử điện phù hợp với điện áp
  • Phải xác định được trạng thái tại chỗ máy cắt, dao cách ly liên quan đã mở hoàn toàn thông qua xác nhận của Nhân viên vận hành tại nơi đặt thiết bị đóng cắt hoặc camera giám sát vận hành.
Câu 41: Theo Quy trình An toàn điện, khi mở cửa lưới vào kiểm tra thiết bị đang vận hành các TBA cần thực hiện BPKTAT gì?
  • Quan sát kỹ phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn. Khi có giông sét không được kiểm tra các trạm ngoài trời.
  • Quan sát kỹ phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn. Khi có giông sét được kiểm tra các trạm ngoài trời nhưng không được thao tác.
  • Khi có giông sét không được kiểm tra các trạm ngoài trời. Chú ý quan sát kỹ phần mang điện cao áp.
  • Quan sát kỹ phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn. Khi có giông sét không được kiểm tra các trạm trong nhà.
Câu 42: Theo Quy trình An toàn điện quy định nhân viên trực thao tác lưu động phải kịp thời đến trạm điện, nhà máy điện không người trực để thực hiện những công việc đột xuất gì?
  • Thao tác tại chỗ, làm các biện pháp an toàn bàn giao hiện trường cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp trong trường hợp xảy ra sự cố cháy nổ.
  • Thao tác tại chỗ, làm các biện pháp an toàn bàn giao hiện trường cho ĐVCT trong trường hợp xảy ra sự cố cháy nổ.
  • Thao tác tại chỗ, làm các biện pháp an toàn bàn giao hiện trường cho ĐVQLVH trong trường hợp xảy ra sự cố cháy nổ.
  • Vệ sinh công nghiệp, làm các biện pháp an toàn bàn giao hiện trường cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp trong trường hợp xảy ra sự cố cháy nổ.
Câu 43: Theo Quy trình An toàn điện quy định trạm điện không có người trực thường xuyên thì người cho phép phải là ?
  • Nhân viên tổ TTLĐ có QLVH trạm điện không người trực đó.
  • Trưởng kíp điều khiển xa vận hành thiết bị đó (hoặc được cấp có thẩm quyền công nhận là nhân viên vận hành thiết bị đó), nhân viên tổ TTLĐ.
  • Điều độ viên đương ca chỉ huy vận hành thiết bị đó (hoặc được cấp có thẩm quyền công nhận là nhân viên vận hành thiết bị đó), nhân viên tổ TTLĐ.
  • Lãnh đạo đơn vị trực tiếp vận hành thiết bị đó (hoặc được cấp có thẩm quyền công nhận là nhân viên vận hành thiết bị đó), nhân viên tổ TTLĐ.
Câu 44: Theo Quy trình An toàn điện, thiết bị GIS (Gas Insulated System) là hiết bị gì?
  • Là thiết bị điện cách điện bằng khí SF6 áp lực cao, đặt trong buồng kim loại được nối đất.
  • Là TBA thu gọn đặt trong buồng kim loại được cách điện với đất, cách điện cho các thiết bị chính của trạm bằng chất khí trơ.
  • Là trạm thu gọn đặt trong buồng kim loại được nối đất, cách điện cho các thiết bị chính của trạm bằng chất khí không cháy.
  • Là trạm thu gọn đặt trong ống cách điện, cách điện cho các thiết bị chính của trạm bằng không khí.
Câu 45: Theo Quy trình An toàn điện, quy định trong chế độ bình thường, các thao tác ở thiết bị điện cao áp phải thực hiện theo văn bản nào?
  • Thông tư Quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
  • Thông tư Quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
  • Thông tư Quy định quy trình điều đô trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
  • Quy trình thao tác trong hệ thống điện khu vực lưới điện phân phối.
Câu 46: Theo Quy trình An toàn điện, quy định trong chế độ sự cố, các thao tác ở thiết bị điện cao áp phải thực hiện theo văn bản nào?
  • Thông tư Quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
  • Thông tư Quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
  • Thông tư Quy định quy trình điều đô trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
  • Quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện khu vực lưới điện phân phối.
Câu 47: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về thao tác thết bị GIS trong trường hợp vận hành bình thường như thế nào?
  • Mọi thao tác phải thực hiện bằng điều khiển từ xa thông qua giao diện người máy hoặc hệ thống giám sát điều khiển. Thao tác tại chỗ chỉ được phép thực hiện khi GIS không có điện.
  • Mọi thao tác phải thực hiện bằng điều khiển tại chỗ khi GIS không có điện.
  • Mọi thao tác phải thực hiện bằng điều khiển từ xa thông qua trung tâm điều khiển. Thao tác tại chỗ chỉ được phép thực hiện khi GIS không có điện.
  • Mọi thao tác phải thực hiện bằng điều khiển từ xa thông qua giao diện người máy hoặc hệ thống giám sát điều khiển.
Câu 48: Theo Quy trình An toàn điện, quy định BPAT khi làm việc với thiết bị GIS, nội dung nào không đúng (không phù hợp)?
  • Phải kiểm tra áp lực khí SF6, tình trạng rò SF6 trong quá trình vận hành hoặc sửa chữa. Khi phát hiện rò rỉ phải có biện pháp ngăn chặn và xử lý.
  • Phải có Phương án TCTC và BPAT được cấp có thẩm quyền phê duyệt
  • Khi cách ly thiết bị theo từng phân đoạn, tại mỗi điểm cách ly đều phải khóa và treo biển cảnh báo.
  • Xác định GIS đã được cách ly phải thông qua chỉ thị tại chỗ 3 pha của thiết bị đóng cắt, thông số điện áp của thiết bị.
Câu 49: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định treo biển báo, tín hiệu tại các van cách ly, tủ điều khiển tại chỗ như thế nào?
  • Phải treo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” tại vị trí thao tác.
  • Phải treo biển “Cấm thao tác! Có người đang làm việc” tại vị trí thao tác.
  • Phải treo biển “Cấm mở van! Có người đang làm việc” tại vị trí thao tác.
  • Phải treo biển “Cấm lại gần! Có người đang làm việc” tại các thiết bị điện đã cắt.
Câu 50: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung cơ bản nhận diện mối nguy khi hàn điện, hàn hơi là ?
  • Điện giật do chạm, chập vào các bộ phận dẫn điện; Tai nạn giao thông; Khí, bụi độc hại; Bỏng do hạt kim loại nóng chảy, kim loại có nhiệt độ cao; Bỏng lạnh
  • Bức xạ có hại do hồ quang điện; Khí, bụi độc hại; Bỏng do hạt kim loại nóng chảy, kim loại có nhiệt độ cao; Bỏng lạnh; Cháy, nổ; Khói bụi.
  • Điện giật do chạm mỏ hàn; Bức xạ có hại do hồ quang điện; Khí, bụi độc hại; Bỏng lạnh; Cháy, nổ.
  • Điện giật do rò, chạm, chập vào các bộ phận dẫn điện; Bức xạ có hại do hồ quang điện; Khí, bụi độc hại; Bỏng do hạt kim loại nóng chảy, kim loại có nhiệt độ cao; Cháy, nổ.
Câu 51: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, đối với những người được phép tiến hành công tác hàn, điều kiện nào không đúng (không cần thiết)?
  • Được đào tạo về chuyên môn về phóng chống thiên tai và cứu nạn cứu hộ.
  • Được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và được cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
  • Sử dụng đầy đủ các PTBVCN: mặt nạ có kính hàn, quần áo, mũ, găng tay bằng vật liệu khó cháy, cách điện và chịu được các tác động cơ học.
  • Được đào tạo về chuyên môn, có chứng chỉ hoặc do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp; Được huấn luyện, kiểm tra sát hạch về quy trình kỹ thuật an toàn - bảo hộ lao động và có thẻ an toàn.
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Quản lý vận hành thiết bị điện

Mã quiz
318
Số xu
5 xu
Thời gian làm bài
38 phút
Số câu hỏi
51 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Điện lực
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước