Câu 1:
Theo Quy trình An toàn điện, quy định về khoảng cách khi đào đất bằng các phương tiện thi công như xe ôtô, máy xúc là:
- Phương tiện phải cách đường cáp điện ít nhất 01m; các phương tiện đào đất bằng phương pháp rung phải cách đường cáp ít nhất 05m.
- Phương tiện phải cách đường cáp điện ít nhất 02m; các phương tiện đào đất bằng phương pháp rung phải cách đường cáp ít nhất 04m.
- Phương tiện phải cách đường cáp điện ít nhất 03m; các phương tiện đào đất bằng phương pháp rung phải cách đường cáp ít nhất 06m.
- Phương tiện phải cách đường cáp điện ít nhất 04m; các phương tiện đào đất bằng phương pháp rung phải cách đường cáp ít nhất 07m.
Câu 2:
Theo Quy trình An toàn điện, quy định, khi đào đất ngay trên đường cáp điện thì BPAT như thế nào?
- Đầu tiên phải đào thử đường cáp để xác định vị trí đặt, độ sâu của cáp dưới sự giám sát của Nhân viên vận hành. Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,40 m phải dùng xẻng để tiếp tục đào.
- Đầu tiên phải dùng máy xúc đào thử đường cáp để xác định vị trí đặt, độ sâu của cáp dưới sự giám sát của chỉ huy công trường. Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,50 m phải dùng dụng cụ thủ công để tiếp tục đào.
- Đầu tiên phải đào thử đường cáp để xác định khoảng cách và chiều dài của cáp dưới sự giám sát của đơn vị thi công. Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,30 m phải dùng dụng cụ cầm tay để tiếp tục đào.
- Đầu tiên phải đào thử đường cáp để xác định vị trí đặt, chiều dài của cáp dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân viên ban QLDA thi công công trình. Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,20 m phải dùng dụng cụ cầm tay để tiếp tục đào tránh hư hỏng cáp.
Câu 3:
Theo Quy trình An toàn điện quy định nguyên tắc về nối đất khi làm việc trên đường cáp điện lực như thế nào?
- Phải đặt nối đất hai đầu của đường cáp tiến hành công việc. Trường hợp làm việc tại một đầu cáp mà theo yêu cầu công việc không thể nối đất được tại đầu cáp này thì phải có nối đất ở đầu cáp còn lại.
- Phải đặt nối đất hai đầu của đường cáp tiến hành công việc. Trường hợp làm việc tại một đầu cáp mà theo yêu cầu công việc không thể nối đất được tại đầu cáp này thì phải ngừng tiến hành công việc.
- Trường hợp làm việc tại một đầu cáp mà theo yêu cầu công việc không thể nối đất được tại đầu cáp này thì phải có nối đất ở vị trí cáp gần nhất.
- Phải đặt nối đất hai đầu của đường cáp tiến hành công việc. Trường hợp làm việc tại một đầu cáp mà theo yêu cầu công việc không thể nối đất được tại đầu cáp này thì phải tháo đầu cáp còn lại.
Câu 4:
Theo Quy trình An toàn điện quy định trong trường hợp làm việc trên các đường cáp vặn xoắn hoặc dây bọc hạ áp, vị trí đặt nối đất được quy định như thế nào?
- Thực hiện nối đất tại điểm hở như hộp aptomat đầu nguồn, hộp phân dây, ghíp nối, đầu chờ nối đất.
- Trong trường hợp không thực hiện được nối đất các đường cáp vặn xoắn thì không thi công nữa.
- ĐVQLVH phải tăng cường giám sát tại nơi làm việc.
- Phải thực hiện các BPAT của ĐVCT xây dựng theo quy trình đảm bảo an toàn riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Câu 5:
Theo Quy trình An toàn điện quy định trong trường hợp làm việc trên các đường cáp vặn xoắn nhưng không thực hiện được nối đất thì xử lý như thế nào?
- Phải coi những công việc là công tác hotline (ĐVCT phải thực hiện theo quy trình đảm bảo an toàn riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
- Trong trường hợp không thực hiện được nối đất các đường cáp vặn xoắn thì không thi công nữa.
- ĐVQLVH phải tăng cường giám sát tại nơi làm việc.
- Phải thực hiện các BPAT của ĐVCT xây dựng theo quy trình đảm bảo an toàn riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Câu 6:
Theo Quy trình An toàn điện, việc xác nhận đường cáp điện lực không còn điện để tiến hành làm việc được quy định như thế nào?
- Phải được xác nhận tại chỗ không còn điện bằng cách sử dụng thiết bị thử chuyên dụng.
- Phải được xác nhận tại chỗ không còn điện bằng cách thí nghiệm hoặc sử dụng mạch đèn để thử.
- Phải được xác nhận tại chỗ không còn điện bằng cách thí nghiệm hoặc sử dụng thiết bị thử chuyên dụng.
- Phải được xác nhận tại chỗ không còn điện bằng các thông số điệp áp, công suất đường cáp
Câu 7:
Theo Quy trình An toàn điện, việc mở tiếp địa cố định (DTĐ) đường cáp điện lực để tiến hành làm việc được quy định như thế nào?
- Nếu công việc trên đường cáp điện cao áp cần phải mở tiếp địa cố định, phải được thông báo trước và được sự cho phép thực hiện của ĐVQLVH.
- Nếu công việc trên đường cáp điện cao áp cần phải mở tiếp địa cố định, Cấp điều độ có quyền điều khiển phải được thông báo trước và cho phép thực hiện.
- Nếu công việc trên đường cáp điện cao áp cần phải mở tiếp địa cố định, Cấp điều độ có quyền điều khiển phải ra lệnh cho ĐVCT thao tác.
- Nếu công việc trên đường cáp điện cao áp cần phải mở tiếp địa cố định, ĐVCT phải được thông báo trước và xin phép Người cho phép thực hiện thao tác cắt các DTĐ
Câu 8:
Theo Quy trình An toàn điện, quy định làm việc trên đường cáp cũ đã bị loại bỏ như thế nào?
- Công việc thực hiện đối với đường cáp điện cũ đã không còn được sử dụng hoặc bị loại bỏ không phải thông báo cho Đơn vị QLVH.
- Mọi công việc thực hiện đối với đường cáp điện cũ đã không còn được sử dụng hoặc bị loại bỏ vẫn phải được thông báo cho Đơn vị điều độ lưới điện cấp Công ty Điện lực.
- Mọi công việc thực hiện đối với đường cáp điện cũ đã không còn được sử dụng hoặc bị loại bỏ vẫn phải được thông báo cho Đơn vị QLVH.
- Mọi công việc thực hiện đối với đường cáp điện cũ đã không còn được sử dụng hoặc bị loại bỏ vẫn phải được thông báo cho Đơn vị quản lý nhà nước về giao thông.
Câu 9:
Theo Quy trình An toàn điện, biện pháp được phê duyệt để xác định đúng đường cáp điện lực bao gồm ?
- Dựa trên bản đồ định tuyến đường cáp hoặc dựa trên nhãn định tuyến gắn trên đường cáp.
- Theo dõi đường cáp bằng mắt trên toàn bộ chiều dài từ một điểm cách ly mà có thể được chứng minh là không có điện đến điểm mà công việc sẽ được thực hiện.
- Sử dụng thiết bị phân biệt đường cáp điện lực (phát và thu tín hiệu tại hai đầu. Sử dụng thiết bị định vị điểm sự cố từ đó xác định được địa điểm nơi công việc sẽ được thực hiện.Thí nghiệm tại điểm sự cố của đường cáp điện lực bị hư hỏng theo phương pháp đã được phê duyệt.
- Tất cả các đáp án trên đều là biện pháp xác định đúng đường cáp
Câu 10:
Theo Quy trình An toàn điện, quy định điều kiện để xác định đúng đường cáp sẽ làm việc là ?
- Phải sử dụng ít nhất ba biện pháp xác định đường cáp tại ba vị trí khác nhau. Nếu thực hiện tại một vị trí thì phải có ba người thực hiện với kết quả giống nhau.
- Phải sử dụng ít nhất hai biện pháp xác định đường cáp tại hai vị trí khác nhau. Nếu thực hiện tại một vị trí thì phải có hai người thực hiện với kết quả giống nhau.
- Phải sử dụng ít nhất hai biện pháp xác định đường cáp tại hai vị trí khác nhau. Nếu thực hiện tại một vị trí thì phải thực hiện 2 lần với kết quả giống nhau.
- Phải sử dụng ít nhất ba biện pháp xác định đường cáp tại ba vị trí khác nhau. Nếu thực hiện tại một vị trí thì phải có bangười thực hiện với kết quả giống nhau.
Câu 11:
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định những nội dung kiểm tra trước khi sử dụng pa lăng xích kéo tay thì nội dung nào không đúng (không phù hợp)?
- Pa lăng còn đang trong thời hạn kiểm định;
- Trục, cóc hãm, dây xích, móc phải đảm bảo an toàn mới cho phép sử dụng;
- Vị trí treo pa lăng phải rộng rãi, không gần đường giao thông và đô thị.
- Vật cần nâng phù hợp với tải trọng cho phép của pa lăng; Vị trí treo pa lăng phải chắc chắn, chịu được toàn bộ tải trọng.
Câu 12:
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, điều cấm nào không đúng trong quy định khi sử dụng pa lăng xích kéo tay?
- Cấm kiểm tra an toàn khi bắt đầu nâng tait trọng lên.
- Cấm để dây xích bị xoắn hay thắt nút, vận hành pa lăng khi chốt móc bị hỏng;
- Cấm treo vật nặng lơ lửng trên pa lăng khi không có người giám sát; Cấm dùng xích của pa lăng để quàng vào vật cần nâng;
- Nâng tải trọng lớn hơn giá trị cho phép của pa lăng; Để người đứng dưới tải trọng
Câu 13:
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định khi sử dụng xích kéo tay như thế nào?
- Khi dây xích khi bị đứt không được nối mà phải thay thế bằng xích mới.
- Không được tự chế, lắp động cơ điện để điều khiển pa lăng xích; Không được kéo quá nhanh vì sẽ làm cho tải trọng bị lắc trong quá trình nâng hạ.
- Không dùng xích của pa lăng để quàng vào vật cần nâng.
- Tất cả các đáp án trên (dưới) đều đúng.
Câu 14:
Khi đào móng cột và hào cáp phải thực hiện các biện pháp an toàn nào sau đây?
- Áp dụng biện pháp phù hợp để tránh lở đất.
- Thực hiện các biện pháp phù hợp để ngăn ngừa người rơi xuống hố.
- Có biện pháp phù hợp không để xảy ra tai nạn hoặc hư hỏng các công trình ngầm ở dưới hoặc gần nơi đào.
- Tất cả các đáp án trên (dưới) đều đúng
Câu 15:
Khi làm việc ở vị trí có độ cao hoặc độ sâu bao nhiêu so với mặt đất, nhân viên đơn vị công tác phải dùng các phương tiện lên xuống phù hợp?
- Không quy định.
- Trên 2 mét.
- Từ 2,0 mét trở lên.
- Từ 3,0 mét trở lên.
Câu 16:
Đối với đường cáp điện đi trên mặt đất hoặc trên không thì hành lang bảo vệ an toàn đường cáp được giới hạn về các phía được tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng trở ra là bao nhiêu?
Câu 17:
Bảo quản máy dò cáp ngầm bằng điện tử như thế nào là phù hợp?
- Bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm ướt hoặc nhiệt độ cao hay hóa chất. Khi không sử dụng thì phải tháo pin ra để cất giữ, bảo quản.
- Bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm ướt hoặc nhiệt độ cao hay hóa chất.
- Để nơi nào cũng được nhưng phải tháo pin ra ngay cả trong quá trình sử dụng.
- Khi không sử dụng thì phải tháo pin ra để cất giữ, bảo quản.
Câu 18:
Khi công tác trên đường cáp cao áp thì?
- Ý 1 - Phải đặt nối đất hai đầu của đoạn cáp tiến hành công việc.
- Ý 2 - Trong trường hợp làm việc tại một đầu cáp mà theo yêu cầu công việc không thể nối đất được tại đầu cáp này thì trong thời gian thực hiện công việc đó phải có nối đất ở đầu cáp còn lại.
- Ý 3 - Chỉ cần nối đất tại một đầu cáp.
- Cả Ý 1 và Ý 2 đều đúng.
Câu 19:
Khi làm việc với đường cáp điện lực, điều nào sau đây là sai?
- Tất cả các loại đường cáp điện lực và thiết bị điện liên quan phải được coi là có điện cho đến khi thử không còn điện và được nối đất.
- Đối với đường cáp phải đặt nối đất hai đầu của đường cáp tiến hành công việc.
- Trường hợp làm việc tại một đầu cáp mà theo yêu cầu công việc không thể nối đất được tại đầu cáp này thì trong thời gian thực hiện công việc đó phải có nối đất ở đầu cáp còn lại.
- Khi thử nghiệm đường cáp như thử cao áp, đo cách điện, thử thông mạch cho phép tháo nối đất hai đầu nhưng phải cử Người cảnh giới ở đầu cáp còn lại.
Câu 20:
Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì chiều rộng hành lang đường cáp điện ngầm chôn trực tiếp trong đất tính từ mặt ngoài vỏ cáp trở ra là bao nhiêu mét?
- 1,0 mét đối với đất ổn định; 2,0 mét đối với đất không ổn định
- 1,0 mét đối với đất ổn định; 1,5 mét đối với đất không ổn định
- 1,5 mét đối với đất ổn định; 2,0 mét đối với đất không ổn định
- 1,5 mét đối với đất ổn định; 3,0 mét đối với đất không ổn định
Câu 21:
Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì chiều rộng hành lang đường cáp điện ngầm đặt trực tiếp trong nước tính từ mặt ngoài vỏ cáp trở ra là bao nhiêu mét?
- 15 mét đối với nơi không có tàu thuyền qua lại; 100 mét đối với nơi có tàu thuyền qua lại
- 25 mét đối với nơi không có tàu thuyền qua lại; 75 mét đối với nơi có tàu thuyền qua lại
- 10 mét đối với nơi không có tàu thuyền qua lại; 50 mét đối với nơi có tàu thuyền qua lại
- 20 mét đối với nơi không có tàu thuyền qua lại; 100 mét đối với nơi có tàu thuyền qua lại