Câu 1:
Khi phát hiện tổ chức, đơn vị, cá nhân vi phạm Quy trình an toàn điện và các quy trình có liên quan khác, có nguy cơ gây mất an toàn đối với người hoặc thiết bị điện, người phát hiện phải làm gì?
- a Lập tức ngăn chặn.
- b Báo cáo với cấp trên trực tiếp và/hoặc cấp có thẩm quyền.
- c Lập tức ngăn chặn và lập biên bản vi phạm.
- d Cả a và b đều đúng.
Câu 2:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 trách nhiệm tổ chức đánh giá rủi do tại các đơn vị thành viên EVNNPC được quy định như thế nào?
- a Căn cứ theo Quyết định số 1221/QĐ-EVN của EVN, tổ chức đánh giá rủi ro và ban hành danh sách công việc được đánh giá rủi ro tại từng vị trí, phạm vi công việc có liên quan đến an toàn.
- b Tổ chức đánh giá rủi ro và ban hành danh sách công việc được đánh giá rủi ro tại từng đường dây và từng TBA có liên quan đến an toàn điện theo Quyết định số 1221/QĐ-EVN của EVN.
- c Tổ chức đánh giá rủi ro và ban hành danh sách công việc được đánh giá rủi ro tại từng vị trí, phạm vi công việc có liên quan đến an toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa theo Quyết định số 1221/QĐ-EVN của EVN.
- d Ban hành danh sách công việc được đánh giá rủi ro cấp 1 tại từng vị trí, phạm vi công việc theo Quyết định số 1221/QĐ-EVN của EVN.
Câu 3:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định về việc lập Phương án như thế nào?
- a ĐVLCV là đơn vị lập Phương án. Nếu ĐVLCV cũng là ĐVQLVH thì Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án.
- b ĐVQLVH là đơn vị lập Phương án. Những đối tượng sau đây sẽ là người lập PA: Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án
- c ĐVLCV là đơn vị lập Phương án. Nếu ĐVLCV cũng là ĐVQLVH thì lãnh đạo ĐVQLVH, Phòng KHKTAT, Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó) là người lập PA.
- d Bộ phận trực vận hành là đơn vị lập Phương án. Nếu ĐVLCV cũng là ĐVQLVH thì Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án.
Câu 4:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định về số lượng bản Phương án chuyển đến các bộ phận là:
- a Tùy theo công việc và cách TCTC của ĐVLCV nhưng tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn của ĐVQLVH.
- b Tùy theo công việc và cách TCTC của ĐVLCV nhưng tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn, ĐVLCV và các ĐVQLVH liên quan.
- c Tùy theo công việc và cách TCTC của ĐVLCV nhưng tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới ĐVLCV và các ĐVQLVH liên quan.
- d Tùy theo công việc và cách TCTC của ĐVLCV nhưng tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các bộ phận Kỹ thuật, Kinh doanh, Điều độ, An toàn, ĐVLCV.
Câu 5:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, quy định về PA nhanh (PA tại chỗ) như thế nào?
- a Thực hiện công việc có kế hoạch nhưng kết hợp cắt điện khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố phải lập PA nhanh
- b Thực hiện công việc khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, khắc phục ngay hậu quả lụt bão, xử lý ngay các khiếm khuyết, nguy cơ mất an toàn phải lập PA nhanh
- c Các công việc khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, khắc phục ngay hậu quả lụt bão, xử lý ngay các khiếm khuyết, nguy cơ mất an toàn phải lập PA TCTC và BPAT.
- d Thực hiện công việc khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, khắc phục ngay hậu quả lụt bão trên các đường dây điện đều phải lập PA nhanh
Câu 6:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định về các công việc không phải lập Phương án như thế nào?
- a Tổng công ty quy định và lập danh mục các công việc không phải lập Phương án.
- b Các đơn vị cơ sở (cấp Điện lực) có quy định và lập danh mục các công việc không phải lập PA.
- c Các đơn vị (cấp Công ty) có quy định và lập danh mục các công việc không phải lập Phương án.
- d . Không cần xây dựng quy định và lập danh mục các công việc không phải lập Phương án.
Câu 7:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, đối với những công việc có liên quan đến việc thực hiện các BPAT của nhiều ĐVQLVH thì việc duyệt Phương án quy định như thế nào?
- a ĐVQLVH có ĐVLCV làm việc trên thiết bị, đường dây sẽ chủ trì duyệt PA, các ĐVQLVH khác phối hợp cùng duyệt.
- b Tất cả các ĐVQLVH sẽ duyệt vào 01 bản Phương án, các ĐVQLVH liên quan thực hiện BPAT (theo GBG) đã thống nhất trong BBKSHT và Phương án đã duyệt
- c ĐVQLVH nào có ĐVLCV làm việc trên thiết bị, đường dây sẽ duyệt PA, các ĐVQLVH khác thực hiện BPAT (theo GBGPH) đã thống nhất trong BBKSHT và PA đã duyệt.
- d Cấp trên của ĐVQLVH nào có ĐVLCV làm việc trên thiết bị, đường dây sẽ duyệt PA, các ĐVQLVH cùng thực hiện BPAT (theo GBG) đã thống nhất trong BBKSHT và PA đã duyệt.
Câu 8:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định về việc lập PA khi công tác trên lưới điện khách hàng như thế nào?
- a Các ĐVLCV thuộc NPSC, NPCETC được quyền khảo sát nhưng không được lập PA khi công tác trên lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng trong mọi trường hợp.
- b Các ĐVLCV thuộc NPSC, NPCETC phải khảo sát kỹ lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng để phục vụ lập, duyệt Phương án nếu được EVNNPC đồng ý
- c Các ĐVLCV thuộc NPSC, NPCETC phải khảo sát kỹ lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng để khách hàng lập, duyệt Phương án.
- d Các ĐVLCV thuộc EVNNPC phải khảo sát kỹ lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng để sau đó lập, duyệt Phương án (khi được ủy quyền QLVH)
Câu 9:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định nội dung lập và duyệt PA của NPSC và NPCETC:
- a Chỉ phải đưa vào PA các nội dung BPKT, BPAT về điện để trình các ĐVQLVH duyệt (hoặc tự duyệt, nếu làm việc trên lưới điện khách hàng có ủy quyền QLVH).
- b PA phải lập đầy đủ các nội dung BPKT, BPAT về điện và cơ học...để trình các Công ty Điện lực duyệt (hoặc tự duyệt, nếu làm việc trên lưới điện khách hàng có ủy quyền QLVH.
- c PA phải lập đầy đủ các nội dung BPKT, BPAT về điện và cơ học...để trình khách hàng duyệt (hoặc tự duyệt, nếu làm việc trên lưới điện khách hàng có ủy quyền QLVH.
- d PA phải lập đầy đủ các nội dung BPKT, BPAT về điện và cơ học...để trình các ĐVQLVH duyệt toàn bộ PA (hoặc tự duyệt, nếu làm việc trên lưới điện khách hàng có ủy quyền QLVH).
Câu 10:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định đối tượng lập PA khi ĐVLCV đồng thời là ĐVQLVH như thế nào?
- a Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án.
- b TPHKKTAT, CBAT, Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), là người lập Phương án.
- c Lãnh đạo đơn vị cơ sở, Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó) là người lập Phương án.
- d Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó), công nhân bậc cao là người lập Phương án
Câu 11:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, số lượng bản Phương án để gửi tới các bộ phận được quy định như thế nào?
- a Chỉ phải gửi Phương án tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn của ĐVQLVH.
- b Tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn, ĐVLCV và các ĐVQLVH liên quan.
- c Tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn, ĐVLCV và các đơn vị phối hợp thi công.
- d Tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn, ĐVLCV, người duyệt Phương án.
Câu 12:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, công việc nào sau đây không thuộc (không được coi là) công việc đột xuất?
- a Công việc sửa chữa, thay thế thiết bị, đường dây khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố.
- b Công việc khắc phục ngay hậu quả lụt bão, xử lý ngay các khiếm khuyết.
- c Công việc sửa chữa, thay thế định kỳ thiết bị, đường dây đã có kế hoạch nhưng kết hợp cắt điện để công tác.
- d Công việc xử lý nguy cơ mất an toàn vận hành, mất an toàn cộng đồng gọi là công việc đột xuất
Câu 13:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định chi tiết, đưa ra danh mục công việc (theo tình huống) được phép lập Phương án tại chỗ như thế nào?
- a Tổng Công ty quy định chi tiết, đưa ra danh mục công việc (theo tình huống) được phép lập Phương án tại chỗ (Phương án nhanh).
- b "
- Đơn vị cơ sở (cấp Điện lực) phải xây dựng quy định chi tiết, đưa ra danh mục công việc (theo tình huống) được phép lập Phương án tại chỗ (Phương án nhanh)."
- Đơn vị (cấp Công ty) phải xây dựng quy định chi tiết, đưa ra danh mục công việc (theo tình huống) được phép lập Phương án tại chỗ (Phương án nhanh)."
- d ĐVLCV phải xây dựng quy định chi tiết, đưa ra danh mục công việc (theo tình huống) được phép lập Phương án tại chỗ (Phương án nhanh).
Câu 14:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, ý nào sau đây không đúng với nguyên tắc phân cấp duyệt Phương án?
- a Phân cấp theo quyền điều khiển thiết bị;
- b Theo mức độ nguy hiểm, phức tạp khi thực hiện các BPAT và phối hợp thực hiện các BPAT giữa các ĐVQLVH.
- c Phân cấp theo theo khối lượng công việc; Công việc có cắt điện và công việc không cắt điện;
- d Phân cấp theo chủ đầu tư công trình điện.
Câu 15:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định công tác trên đường dây, thiết bị thuộc tài sản và do 01 PC QLVH nhưng có đấu nối (liên thông) với lưới điện của 01 hoăc nhiều PC khác thì̀:
- a Tất cả các PC đều duyệt Phương án, các ĐVQLVH liên quan thực hiện các BPAT phối hợp (theo BBKSHT và GBG).
- b PC có tài sản sẽ duyệt Phương án, các ĐVQLVH còn lại thực hiện cấp PCT, cho phép làm việc.
- c PC có tài sản sẽ duyệt phương án, các ĐVQLVH còn lại thực hiện các BPAT phối hợp theo Giấy phối hợp cho phép.
- d PC có tài sản sẽ duyệt phương án, các ĐVQLVH còn lại thực hiện các BPAT phối hợp (theo BBKSHT và GBGPH).
Câu 16:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, công tác trên đường dây, thiết bị thuộc tài sản của EVNNPC nhưng có đấu nối vào lưới điện của khách hàng (dạng khai thác bán điện qua tài sản khách hàng) thì đơn vị nào duyệt Phương án?
- a Khách hàng duyệt phương án theo các quy định về hoạt động điện lực.
- b ĐVQLVH và khách hàng cùng duyệt phương án theo phân cấp của các PC.
- c Khách hàng duyệt phương án theo Quy chế phối hợp QLVH và ATLĐ với các PC.
- d ĐVQLVH duyệt phương án theo phân cấp của các PC.
Câu 17:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, công tác trên thiết bị thuộc tài sản của khách hàng tại điểm đấu nối (ranh giới) thì đơn vị nào duyệt Phương án?
- a Khách hàng duyệt phương án theo các quy định về hoạt động điện lực.
- b ĐVQLVH và khách hàng cùng duyệt phương án theo phân cấp của các PC.
- c Khách hàng duyệt phương án theo Quy chế phối hợp QLVH và ATLĐ với các PC.
- d ĐVQLVH duyệt phương án theo phân cấp của các PC.
Câu 18:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, công tác trên đường dây, đường cáp, thiết bị thuộc tài sản của khách hàng nằm trong khu vực thiết bị của các ĐVQLVH thì đơn vị nào duyệt Phương án?
- a ĐVQLVH duyệt phương án theo phân cấp của các PC nhưng phải có phối hợp thực hiện các BPAT giữa ĐVQLVH với khách hàng (đơn vị có tài sản) theo GBGPH.
- b ĐVQLVH và khách hàng cùng duyệt phương án theo phân cấp của các PC.
- c Khách hàng duyệt phương án theo Quy chế phối hợp QLVH và ATLĐ với các PC.
- d Khách hàng duyệt phương án theo các quy định về hoạt động điện lực.
Câu 19:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, các công việc thí nghiệm của NPCETC, công việc sửa chữa, thí nghiệm…của NPSC thực hiện trên lưới điện của khách hàng không có GPHĐĐL thì trình tự duyệt PA như thế nào?
- a Sau khi có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây thì Phương án sẽ do NPSC và NPCETC phê duyệt. NPSC và NPCETC được ủy quyền thay mặt khách hàng làm việc với các ĐVQLVH.
- b Phương án sẽ do khách hàng phê duyệt. NPSC và NPCETC được ủy quyền thay mặt khách hàng làm việc với các ĐVQLVH.
- c Sau khi có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây thì Phương án sẽ do NPSC và NPCETC phê duyệt. Khách hàng phải làm thủ tục bàn giao BPAT với các ĐVQLVH.
- d Sau khi có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây thì ĐVQLVH (cấp Điện lực) phê duyệt. NPSC và NPCETC được ủy quyền thay mặt khách hàng làm việc với các ĐVQLVH.
Câu 20:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định việc tổ chức họp duyệt đối với cấp ĐVCS (Điện lực, Đội QLVH LĐCT...) như thế nào?
- a Cấp ĐVCS (được phân cấp phê duyệt Phương án) bắt buộc tổ chức họp duyệt PA.
- b Cấp ĐVCS (được phân cấp phê duyệt Phương án) không bắt buộc tổ chức họp duyệt.
- c Cấp ĐVCS (được phân cấp phê duyệt Phương án) phải tổ chức họp duyệt các PA có cắt điện trung áp.
- d Cấp ĐVCS (được phân cấp phê duyệt Phương án) phải tổ chức họp duyệt các PA có thi công từ 02 ngày trở lên.
Câu 21:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định việc pho to Thẻ ATĐ kèm Phương án là:
- a Đối với nhân viên ĐVCT không thuộc EVNNPC phải pho to Thẻ ATĐ đính kèm.
- b Tất cả nhân viên ĐVCT thuộc các ĐVQLVH phải pho to Thẻ ATĐ đính kèm.
- c Tất cả nhân viên ĐVCT thuộc các ĐVLCV phải pho to Thẻ ATĐ đính kèm.
- d Chỉ có nhân viên ĐVCT thuộc ĐVQLVH không phải pho to Thẻ ATĐ đính kèm
Câu 22:
Tại hiện trường công tác, khi kết thúc công việc đơn vị công tác trả lại nơi làm việc, người cho phép thực hiện như thế nào để đúng quy định?
- a Phối hợp với người chỉ huy trực tiếp ký khóa phiếu công tác và thực hiện những thủ tục tiếp theo để đưa đường dây, thiết bị điện vào vận hành hoặc dự phòng.
- b Người cho phép kiểm tra lại tại nơi làm việc đảm bảo an toàn mới được ký khoá Phiếu công tác và thực hiện những thủ tục tiếp theo để đưa đường dây, thiết bị điện vào vận hành hoặc dự phòng.
- c Đôn đốc người chỉ huy trực tiếp trao trả nơi làm việc đúng thời gian để khóa phiếu công tác và thực hiện những thủ tục đóng điện lại đường dây, thiết bị điện.
- d Người cho phép kiểm tra lại tại nơi làm việc đảm bảo an toàn và thực hiện những thủ tục tiếp theo để đưa đường dây, thiết bị điện vào vận hành hoặc dự phòng.
Câu 23:
Tại hiện trường công tác để xảy ra mất an toàn do lỗi không thực hiện giám sát Nhân viên đơn vị công tác, lỗi này trách nhiệm thuộc về ai?
- a Đơn vị công tác.
- b Người chỉ huy trực tiếp.
- c Người giám sát an toàn điện.
- d Người chỉ huy trực tiếp và Người giám sát an toàn điện (nếu có).
Câu 24:
Khi đường dây 110 kV đang vận hành, cho phép thực hiện một số công việc như: sơn xà và phần trên của cột, gỡ tổ chim; kiểm tra dây dẫn, dây chống sét, mối nối, sứ và các phụ kiện khác của đường dây nhưng phải đảm bảo quy định nào sau đây?
- a Đảm bảo khoảng cách nằm ngang nhỏ nhất từ mép ngoài cùng của thân cột đến dây dẫn là 1,5 mét.
- b Cấm làm việc khi có gió cấp 4 trở lên, hoặc trời âm u, có sương mù, mưa và đêm tối, đồng thời phải dừng ngay công việc khi có các hiện tượng này.
- c Nhân viên đơn vị công tác không được thực hiện công việc có điện một mình. Trong trường hợp khẩn cấp, Nhân viên đơn vị công tác phải báo cáo với người có trách nhiệm và chờ lệnh của Người chỉ huy trực tiếp.
- d Cả a, b, c đều đúng.
Câu 25:
Thực hiện công tác vệ sinh cách điện đường dây điện trên không cao áp khi đang vận hành, cần tuân thủ những quy định nào sau đây?
- a Chất lượng nước, áp lực nước phải đảm bảo theo quy trình. Nghiêm cấm sử dụng nước chưa đạt tiêu chuẩn về cách điện để vệ sinh cách điện hotline.
- b Chỉ được phép thực hiện công việc trong điều kiện thời tiết bình thường; cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 4 trở lên, khi có mưa phùn, mưa giông, sấm sét, sương mù hoặc độ ẩm không khí không đảm bảo an toàn theo quy trình.
- c Khi đang công tác mà nhận thấy có khả năng mưa giông, sấm sét thì phải dừng ngay công việc và rút khỏi hiện trường.
- d Cả a, b, c đều đúng.
Câu 26:
Khi làm việc trên đường dây điện trên không (ĐDK) đã cắt điện nhưng giao chéo hoặc song song với ĐDK đang vận hành phải thực hiện những quy định nào sau đây?
- a Thực hiện cắt điện tất cả các đường dây đi gần hoặc song song với đường dây sẽ làm việc.
- b Thực hiện cắt điện đối với các đường dây có giao chéo với đường dây sẽ làm việc nếu đảm bảo khoảng cách an toàn.
- c Nếu người và phương tiện làm việc không vi phạm khoảng cách an toàn cho phép hoặc áp dụng các biện pháp an toàn phòng tránh khác thì không phải cắt điện ĐDK ở gần với ĐDK sẽ làm việc.
- d Trường hợp có tháo hay lắp dây dẫn thì phải lưu ý khoảng cách an toàn cho phép theo quy định.
Câu 27:
Cách xác định theo quy ước với chữ “phải” hoặc “trái” số hiệu mạch của đường dây điện trên không (ĐDK)?
- a Nhìn theo dọc ĐDK về phía số thứ tự cột tăng dần.
- b Nhìn theo dọc ĐDK về phía số thứ tự cột giảm dần.
- c Nhìn ngang tuyến ĐDK tại vị trí cột nào đó.
- d Cả a và b đều đúng.
Câu 28:
Trong quá trình làm việc, Đơn vị công tác phải tuân thủ quy định nào sau đây?
- a Cho phép người chỉ huy trực tiếp được dịch chuyển, dỡ bỏ rào chắn, biển báo, tín hiệu xác định vùng làm việc an toàn do Đơn vị quản lý vận hành lập nhưng phải nằm trong phạm vi cho phép làm việc.
- b Cho phép Đơn vị công tác được dịch chuyển, dỡ bỏ rào chắn, biển báo, tín hiệu xác định vùng làm việc an toàn do Đơn vị quản lý vận hành lập nhưng phải thực hiện bổ sung các biện pháp đảm bảo an toàn.
- c Không được dịch chuyển, dỡ bỏ rào chắn, biển báo, tín hiệu xác định vùng làm việc an toàn và các biện pháp an toàn do Đơn vị quản lý vận hành lập.
- d Không được dịch chuyển, dỡ bỏ rào chắn, biển báo, tín hiệu vùng làm việc và các biện pháp an toàn bổ sung do Đơn vị công tác lập.
Câu 29:
Việc tổ chức các Đơn vị công tác, cử Người chỉ huy trực tiếp, Người lãnh đạo công việc, Người giám sát an toàn điện, Nhân viên đơn vị công tác là trách nhiệm của đơn vị nào?
- a Đơn vị quản lý vận hành.
- b Đơn vị công tác.
- c Đơn vị Điều độ.
- d Đáp án a, b, c đều đúng.
Câu 30:
Trong phạm vi cho phép làm việc có nhiều đơn vị công tác cùng tham gia, mỗi đơn vị thực hiện theo 01 phiếu công tác riêng; Người nào sẽ trách nhiệm phối hợp giữa các đơn vị công tác để đảm bảo an?
- a Người cấp phiếu công tác.
- b Người giám sát an toàn điện.
- c Người lãnh đạo công việc.
- d Người chỉ huy trực tiếp.
Câu 31:
Trách hiệm của Người lãnh đạo công việc khi thực hiện nhiệm vụ tại hiện trường sản xuất?
- a Chịu trách nhiệm phối hợp hoạt động của các Đơn vị công tác, khi công việc do nhiều Đơn vị công tác thực hiện theo các Phiếu công tác khác nhau cần có sự phối hợp để đảm bảo an toàn.
- b Chịu trách nhiệm phối hợp mọi hoạt động của các chức danh có trong Phiếu công tác cùng một đơn vị công tác.
- c Chịu trách nhiệm phối hợp với các chức danh người cho phép, người giám sát an toàn điện, người chỉ huy trực tiếp trong Phiếu công tác.
- d Chịu trách nhiệm phối hợp hoạt động của các Đơn vị công tác trong cùng phạm vi cho phép làm việc.
Câu 32:
Người chỉ đạo chung khi công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện?
- a Người lãnh đạo công việc.
- b Người giám sát an toàn.
- c Người chỉ huy trực tiếp.
- d Người cho phép.
Câu 33:
Trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được (cháy hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị) tại nhà máy điện hoặc lưới điện, nhân viên vận hành được phép?
- a Thao tác được thực hiện bằng điều khiển từ xa thông qua mạch nhị thứ hoặc màn hình điều khiển, các thao tác này không có nguy cơ gây tai nạn cho Nhân viên vận hành.
- b Xin lệnh các cấp điều độ liên quan để cắt các máy cắt và Dao cách ly để cô lập điểm sự cố, bất thường, tai nạn ….
- c Sau khi xử lý xong, Nhân viên vận hành phải báo cáo ngay cho Nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp.
- d Cả a, c đều đúng.
Câu 34:
Khi làm việc ở nhiều vị trí trên một đoạn đường dây không có nhánh rẽ và đi bên cạnh (song song) hoặc giao chéo với đường dây cao áp đang có điện. Khoảng cách xa nhất của hai bộ nối đất không lớn hơn?
- a 0,5 km.
- b 1,5 km.
- c 1 km.
- d 2 km.
Câu 35:
Khi chỉ làm việc tại dây dẫn một pha của đường dây trên không (đi chung cột với đường dây cao áp khác đang vận hành) điện áp 110 kV thì tại vị trí làm việc chỉ cần nối đất (để chống điện áp cảm ứng) dây dẫn của pha đó với điều kiện bảo đảm khoảng cách giữa các dây dẫn gần nhất của 2 mạch nhỏ nhất là bao nhiêu?
- a 3 m.
- b 4 m.
- c 5 m.
- d 6 m.
Câu 36:
Trách nhiệm của đơn vị công tác trong việc giám sát an toàn cho nhân viên đơn vị công tác?
- a Một đơn vị công tác khi làm việc theo 01 Phiếu công tác (hoặc Lệnh công tác), người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn điện phải giám sát được nhóm nhân viên của đơn vị công tác có nguy cơ mất an toàn điện.
- b Một đơn vị công tác khi làm việc theo 01 Phiếu công tác (hoặc Lệnh công tác), người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn điện phải giám sát được nhóm nhân viên của đơn vị công tác đang làm việc trên cột điện cao áp.
- c 01 Đơn vị công tác khi làm việc theo 01 phiếu công tác (hoặc lệnh công tác), Người chỉ huy trực tiếp và Người giám sát an toàn điện (nếu có) phải giám sát được tất cả nhân viên của Đơn vị công tác trong thời gian làm việc để đảm bảo an toàn về điện.
- d Cả a và b đều đúng.
Câu 37:
Người lãnh đạo công việc có trách nhiệm nào sau đây?
- a Phải nắm vững về vận hành lưới điện hoặc nhà máy điện do đơn vị mình trực tiếp quản lý.
- b Chỉ dẫn nơi làm việc, phạm vi được phép làm việc, những nơi có điện ở xung quanh và cảnh báo những nguy cơ gây ra mất an toàn cho toàn đơn vị công tác.
- c Tại hiện trường phải kiểm tra, tiếp nhận các biện pháp an toàn, các yếu tố nguy hiểm, nơi làm việc do người cho phép giao và chỉ dẫn khi thực hiện việc cho phép làm việc.
- d Phối hợp hoạt động của các Đơn vị công tác, khi công việc do nhiều Đơn vị công tác thực hiện theo các phiếu công tác khác nhau cần có sự phối hợp để đảm bảo an toàn.
Câu 38:
Theo Quy trình an toàn thủy, cơ, nhiệt hóa trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam thì kiểm tra an toàn trước khi thực hiện công tác như thế nào?
- a Người cho phép chỉ dẫn cho người chỉ huy trực tiếp biết phạm vi được phép làm việc và cảnh báo, chỉ dẫn các yếu tố nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho đơn vị công tác, biện pháp an toàn đã thực hiện theo phiếu công tác.
- b Người cho phép chỉ dẫn cho người giám sát an toàn biết phạm vi được phép làm việc và cảnh báo, chỉ dẫn các yếu tố nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho đơn vị công tác, biện pháp an toàn đã thực hiện theo phiếu công tác Người chỉ huy trực tiếp.
- c Người cho phép chỉ dẫn cho người nhân viên đơn vị công tác và người chỉ huy trực tiếp biết phạm vi được phép làm việc và cảnh báo, chỉ dẫn các yếu tố nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho đơn vị công tác, biện pháp an toàn đã thực hiện theo phiếu công tác.
- d Tất cả đều sai.
Câu 39:
Theo Quy trình an toàn thủy, cơ, nhiệt hóa trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam thì khi kết thúc công tác, đơn vị công tác phải thực hiện công việc gì?
- a Rút hết các biện pháp an toàn mà đơn vị tự làm, rút hết người, bàn giao hiện trường, thiết bị cho đơn vị quản lý vận hành.
- b Rút hết các biện pháp an toàn mà đơn vị tự làm, rút hết người và phương tiện ra khỏi hiện trường, bàn giao hiện trường, thiết bị cho đơn vị quản lý vận hành.
- c Rút hết các biện pháp an toàn mà đơn vị tự làm, rút hết phương tiện ra khỏi hiện trường, bàn giao hiện trường, thiết bị cho đơn vị quản lý vận hành.
- d Rút hết các biện pháp an toàn mà đơn vị tự làm, rút hết người và phương tiện ra khỏi hiện trường, bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành.
Câu 40:
Khi làm việc trên giàn giáo được phép làm việc nào sau đây?
- a Tự ý dỡ lan can, tay vịn.
- b Làm việc trên giàn giáo khi trời mưa nặng hạt.
- c Bố trí người làm việc trên các sàn có cao độ khác nhau trên một phương thẳng đứng.
- d Leo lên giàn giáo bằng đường đi, bậc thang đã định sẵn.
Câu 41:
Nội dung nào sau đây không phải là trách nhiệm của Người cấp phiếu?
- a Chuẩn bị phiếu công tác với đầy đủ các nội dung, biện pháp an toàn phải thực hiện phù hợp với Đăng ký công tác, ký cấp phiếu và giao phiếu cho Người cho phép, Người Chỉ huy trực tiếp.
- b Chỉ dẫn cho Người cho phép những yêu cầu cụ thể, các yếu tố nguy hiểm về an toàn tại nơi làm việc để hướng dẫn cho Đơn vị công tác khi thực hiện cho phép làm việc.
- c Chỉ dẫn cho Người Chỉ huy trực tiếp những yêu cầu cụ thể và yếu tố nguy hiểm về an toàn tại nơi làm việc để hướng dẫn cho Nhân viên đơn vị công tác khi thực hiện công việc.
- d Kiểm tra hoàn thành phiếu công tác.
Câu 42:
Khi đã cắt điện nhưng tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ báo tín hiệu có điện thì nhân viên đơn vị công tác phải?
- a Xem như thiết bị vẫn có điện.
- b Tiến hành thực hiện công việc vì đã cắt điện, đèn báo tín hiệu đôi lúc báo không chính xác.
- c Xem như thiết bị đã cắt điện.
- d Dùng bút thử điện để kiểm tra.
Câu 43:
Những công việc nào sau đây được phép làm theo lệnh công tác?
- a Công việc có mức độ rủi ro cấp 1 theo Quy định công tác an toàn trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
- b Làm việc gần thiết bị mang điện cao áp với khoảng cách cho phép.
- c Chặt cây trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp phải thực hiện cắt điện.
- d Sửa chữa, di chuyển, tháo, lắp, hiệu chỉnh, thử nghiệm... các thiết bị điện trên lưới.
Câu 44:
Những công việc nào sau đây được phép làm theo lệnh công tác?
- a Chặt cây trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp phải thực hiện cắt điện.
- b Công việc không cần phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuẩn bị vị trí làm việc.
- c Sửa chữa, di chuyển, tháo, lắp, hiệu chỉnh, thử nghiệm... các thiết bị điện trên lưới.
- d Các công việc khi tiến hành tại thiết bị điện phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuẩn bị chỗ làm việc và cho phép làm việc tại hiện trường.
Câu 45:
Những chức danh nào sau đây trong Lệnh công tác phải được cấp có thẩm quyền ra quyết định công nhận sau khi được huấn luyện, kiểm tra đạt yêu cầu?
- a Người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp, người ra lệnh công tác.
- b Người ra lệnh công tác, người chỉ huy trực tiếp, nhân viên đơn vị công tác.
- c Người giám sát an toàn điện, Người chỉ huy trực tiếp.
- d Người cho phép làm việc, người chỉ huy trực tiếp, người giám sát an toàn.
Câu 46:
Khi làm việc theo lệnh công tác, nếu có yếu tố nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn điện mà người chỉ huy trực tiếp không thể giám sát an toàn điện thì phải làm gì?
- a Cử người giám sát an toàn điện.
- b Cử nhân viên đơn vị công tác có bậc 4 an toàn trở lên.
- c Người chỉ huy trực tiếp thường xuyên nhắc nhở nhân viên đơn vị công tác.
- d Cả a, b và c đều đúng.
Câu 47:
Khi thực hiện thay chì hạ áp lúc trời mưa nhỏ hạt trên đường dây đang mang điện, yêu cầu nào sau đây tuân thủ quy định an toàn cho công tác?
- a Phải tiến hành cắt điện xuất tuyến hạ thế từ trạm biến áp.
- b Sử dụng dụng cụ có cấp cách điện hạ thế để tiến hành thay chì hạ thế.
- c Phải có 2 người thực hiện và phải có đầy đủ dụng cụ an toàn như: kìm cách điện, găng cách điện, tấm cách điện (để che chắn không chạm vào dây điện). Quần áo người công nhân phải khô ráo, cột có chỗ đứng chắc chắn.
- d Cả a, b và c đều đúng.
Câu 48:
Đơn vị công tác được giao nhiệm vụ thay dây hạ thế vào hộ phụ tải, các biện pháp tổ chức và thi công nào dưới đây là vi phạm quy định an toàn?
- a Tháo đầu dây đấu vào đường dây chính và cắt cầu dao ở cuối nhánh rẽ đi vào các hộ.
- b Thực hiện theo lệnh công tác, không cần cấp phiếu công tác.
- c Thực hiện tháo đấu đường dây hạ thế vào trục chính khi có trời mưa nặng hạt và không được trang bị găng tay cách điện.
- d Cả b và c đều đúng.
Câu 49:
Khi thực hiện kiểm tra an toàn trước khi thực hiện công tác, người cho phép phải thực hiện những việc nào sau đây?
- a Hướng dẫn cho Người chỉ huy trực tiếp, Người giám sát an toàn điện (nếu có) biết phạm vi được phép làm việc và các cảnh báo, chỉ dẫn các yếu tố nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho Đơn vị công tác.
- b Nếu làm việc có cắt điện, phải chứng minh là không còn điện ở các phần đã được cắt điện
- c Kiểm tra đầy đủ dụng cụ thi công của đơn vị công tác.
- d Cả a và b đều đúng.
Câu 50:
Người nào phải chịu trách nhiệm đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho nhân viên đơn vị công tác?
- a Người chỉ huy trực tiếp.
- b Người giám sát an toàn điện (nếu có).
- c Người lãnh đạo công việc.
- d Cả a và b đều đúng.