Câu 1:
Các biện pháp cần áp dụng để cứu chữa nạn nhân sau khi tách người bị điện giật ra khỏi mạch điện trong trường hợp nạn nhân chưa mất tri giác (nạn nhân chỉ bị hôn mê trong giây lát, tim còn đập, thở yếu)?
- a Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh và để nằm im đến khi hồi tỉnh.
- b Nhanh chóng đưa đến cơ quan y tế tốt nhất để theo dõi chăm sóc.
- c Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh, sau đó mời y bác sỹ hoặc nhẹ nhàng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc.
- d Cả a và b đều đúng.
Câu 2:
Các biện pháp cần áp dụng ngay để cứu chữa nạn nhân sau khi tách người bị điện giật ra khỏi mạch điện trong trường hợp nạn nhân mất tri giác (nạn nhân vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu)?
- A Nhanh chóng đưa đến cơ quan Y tế tốt nhất để theo dõi chăm sóc.
- B Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh và để nằm im đến khi hồi tỉnh.
- C Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh, sau đó mời y bác sỹ hoặc nhẹ nhàng đưa nạn nhân đến cơ sở gần nhất để theo dõi chăm sóc.
- D Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tỉnh (trờ rét phải đặt nới kín gió), nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm; đặt nạn nhân nằm nghiêng, ma sát toàn thân cho nóng lên và mời y, bác sỹ đến để chăm sóc.
Câu 3:
Các biện pháp cần áp dụng ngay để cứu chữa nạn nhân sau khi tách người bị điện giật ra khỏi mạch điện (nạn nhân đã tắt thở, tim ngừng đập)?
- A Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí.
- B Nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi (nếu lưỡi thụt vào).
- C Tiến hành làm hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay, phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi nạn nhân tỉnh hoặc có ý kiến của y, bác sĩ quyết định mới thôi.
- D Cả a, b và c đều đúng.
Câu 4:
Người chỉ đạo chung khi công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện?
- a Người lãnh đạo công việc.
- b Người giám sát an toàn.
- c Người chỉ huy trực tiếp.
- d Người cho phép.
Câu 5:
Người cấp phiếu công tác là người nào sau đây?
- a Người của đơn vị điều độ được giao nhiệm vụ.
- b Người của đơn vị công tác tại các thiết bị điện, đường dây dẫn điện được giao nhiệm vụ.
- c Người của đơn vị quản lý vận hành được giao nhiệm vụ.
- d Người của đơn vị thao tác được giao nhiệm vụ.
Câu 6:
Để đảm bảo an toàn điện thì các công việc khi tiến hành trên đường dây, thiết bị điện, ở gần hoặc liên quan đến đường dây, thiết bị điện đang mang điện, bao gồm cả vùng bị ảnh hưởng nguy hiểm bởi cảm ứng điện, đều phải thực hiện theo?
- a Các hướng dẫn của cán bộ an toàn tại hiện trường làm việc.
- b Lệnh thao tác.
- c Phiếu công tác hoặc lệnh công tác.
- d Phiếu giao nhiệm vụ.
Câu 7:
Những biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc phải cắt điện bao gồm?
- a Cắt điện và thực hiện các biện pháp ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc, kiểm tra không còn điện và đặt nối đất.
- b Cắt điện và đặt nối đất.
- c Treo biển báo, tín hiệu. Đặt rào chắn, căng dây (nếu cần thiết).
- d Cả a và c đều đúng.
Câu 8:
Khi đã cắt điện nhưng tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ báo tín hiệu có điện thì nhân viên đơn vị công tác phải?
- a Xem như thiết bị vẫn có điện.
- b Tiến hành thực hiện công việc vì đã cắt điện, đèn báo tín hiệu đôi lúc báo không chính xác.
- c Xem như thiết bị đã cắt điện.
- d Dùng bút thử điện để kiểm tra.
Câu 9:
Khi làm việc ở nhiều vị trí trên một đoạn đường dây điện trên không (không giao chéo hoặc đi song song với đường dây khác) không có nhánh rẽ, khoảng cách xa nhất giữa hai bộ nối đất không lớn hơn?
- a 1 km.
- b 1,5 km.
- c 2 km.
- d 2,5 km.
Câu 10:
Khi chỉ làm việc tại dây dẫn một pha của đường dây trên không (đi chung cột với đường dây cao áp khác đang vận hành) điện áp 110kV thì tại vị trí làm việc chỉ cần nối đất (để chống điện áp cảm ứng) dây dẫn của pha đó với điều kiện bảo đảm khoảng cách giữa các dây dẫn gần nhất của 2 mạch nhỏ nhất là bao nhiêu?
- a 3 m.
- b 4 m.
- c 5 m.
- d 6 m.
Câu 11:
Trong thời gian làm việc theo phiếu công tác hoặc lệnh công tác, được phép?
- a Di chuyển rào chắn tạm thời.
- b Tháo rào chắn.
- c Nghỉ giải lao.
- d Tháo biển báo, tín hiệu.
Câu 12:
Khảo sát, lập biên bản hiện trường, lập phương án thi công và biện pháp an toàn để đăng ký công tác, đơn vị công tác phải thực hiện theo những quy định nào sau đây?
- a Phải chủ trì và phối hợp với đơn vị quản lý vận hành để tổ chức khảo sát, lập biên bản hiện trường với sự tham gia đầy đủ của các đơn vị quản lý vận hành có liên quan.
- b Có thể mời thêm cấp điều độ có quyền điều khiển tham gia (nếu cần thiết).
- c Tự khảo sát và báo cho đơn vị quản lý vận hành.
- d Cả a và b đều đúng.
Câu 13:
Công nhân A công tác xong, đã khóa phiếu, sau đó tự ý leo lên đấu lại một dây lèo còn sót trong phạm vi vừa công tác. Công nhân A đã vi phạm?
- a Đã khóa phiếu công tác nhưng vẫn leo lên cột để sửa chữa.
- b Làm việc không có phiếu công tác.
- c Chưa thực hiện cho phép làm việc.
- d Cả a, b và c đều đúng.
Câu 14:
Theo quy trình an toàn điện, "Phiếu công tác" là gì?
- a Là giấy giao nhiệm vụ làm việc với thiết bị điện.
- b Là phiếu cho phép Đơn vị công tác làm việc với đường dây, thiết bị điện
- c Là giấy ghi những biện pháp đảm bảo an toàn khi làm việc ở thiết bị điện.
- d Cả a, b và c đều đúng.
Câu 15:
Theo quy trình an toàn điện, phiếu công tác do ai cấp?
- a Người được giao nhiệm vụ của đơn vị công tác.
- b Người được cấp có thẩm quyền có quyết định công nhận chức danh Người cấp phiếu công tác.
- c Nhân viên trực ca đương nhiệm của đơn vị quản lý vận hành.
- d Cả b và c đều đúng.
Câu 16:
Trong thời gian công tác, Phiếu công tác giấy được giao cho ai giữ?
- a Người cấp phiếu giữ 1 bản, người chỉ huy trực tiếp giữ 1 bản.
- b Người chỉ huy trực tiếp giữ 1 bản, người giám sát an toàn điện giữ 1 bản.
- c Người cho phép giữ 1 bản, người chỉ huy trực tiếp giữ 1 bản.
- d Người lãnh đạo công việc giữ 1 bản, người chỉ huy trực tiếp giữ 1 bản.
Câu 17:
Trách nhiệm của đơn vị công tác trong việc giám sát an toàn cho nhân viên đơn vị công tác?
- a Một đơn vị công tác khi làm việc theo 01 Phiếu công tác (hoặc Lệnh công tác), người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn điện phải giám sát được nhóm nhân viên của đơn vị công tác có nguy cơ mất an toàn điện.
- b Một đơn vị công tác khi làm việc theo 01 Phiếu công tác (hoặc Lệnh công tác), người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn điện phải giám sát được nhóm nhân viên của đơn vị công tác đang làm việc trên cột điện cao áp.
- c 01 Đơn vị công tác khi làm việc theo 01 phiếu công tác (hoặc lệnh công tác), Người chỉ huy trực tiếp và Người giám sát an toàn điện (nếu có) phải giám sát được tất cả nhân viên của Đơn vị công tác trong thời gian làm việc để đảm bảo an toàn về điện.
- d Cả a và b đều đúng.
Câu 18:
Khi thực hiện phiếu công tác, những chức danh nào sau đây phải được cấp có thẩm quyền ra quyết định công nhận?
- a Người cho phép.
- b Người giám sát an toàn điện.
- c Người lãnh đạo công việc.
- d Cả a, b và c đều đúng.
Câu 19:
Quy định về bậc an toàn của Người cấp phiếu công tác theo Quy định của Quy trình An toàn điện là?
- a Tối thiểu bậc 2/5.
- b Tối thiểu bậc 3/5.
- c Tối thiểu bậc 4/5.
- d Bậc 5/5.
Câu 20:
Người nào phải chịu trách nhiệm chỉ dẫn cho Đơn vị công tác nơi làm việc, phạm vi được phép làm việc, những nơi (phần, thiết bị) có điện gần nơi làm việc?
- a Nhân viên vận hành.
- b Người cấp phiếu.
- c Người cho phép.
- d Cả b và c đều đúng.
Câu 21:
Việc tiếp nhận nơi làm việc do Người chỉ huy trực tiếp bàn giao khi Đơn vị công tác kết thúc công việc; kiểm tra nội dung công việc, nơi làm việc, ký khóa phiếu công tác và thông báo cho các đơn vị liên quan là trách nhiệm của ai?
- a Người cấp phiếu công tác.
- b Người chỉ huy trực tiếp.
- c Người cho phép.
- d Người lãnh đạo công việc.
Câu 22:
Những chức danh nào sau đây trong Lệnh công tác phải được cấp có thẩm quyền ra quyết định công nhận sau khi được huấn luyện, kiểm tra đạt yêu cầu?
- a Người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp, người ra lệnh công tác.
- b Người ra lệnh công tác, người chỉ huy trực tiếp, nhân viên đơn vị công tác.
- c Người giám sát an toàn điện, Người chỉ huy trực tiếp.
- d Người cho phép làm việc, người chỉ huy trực tiếp, người giám sát an toàn.
Câu 23:
Yêu cầu tối thiểu đối với người huấn luyện phần lý thuyết để cấp thẻ an toàn điện và bậc an toàn điện?
- a Trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với chuyên ngành đó.
- b Trình độ cao đẳng phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm.
- c Trình độ trung cấp phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm.
- d Trình độ trên đại học phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm.
Câu 24:
Yêu cầu tối thiểu đối với người huấn luyện phần thực hành để cấp thẻ an toàn điện và bậc an toàn điện?
- a Trình độ đại học phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm.
- b Trình độ cao đẳng trở lên, thông thạo và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.
- c Trình độ trung cấp phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm.
- d Trình độ trên đại học phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm.
Câu 25:
Thời hạn thí nghiệm định kỳ găng cách điện cao áp là bao nhiêu?
- a 3 tháng.
- b 6 tháng.
- c 9 tháng.
- d 12 tháng.
Câu 26:
Thời hạn thí nghiệm định kỳ ủng cách điện cao áp là bao nhiêu?
- a 3 tháng.
- b 6 tháng.
- c 9 tháng.
- d 12 tháng.
Câu 27:
Thời hạn thí nghiệm định kỳ găng cách điện hạ áp là bao nhiêu?
- a 3 tháng.
- b 6 tháng.
- c 9 tháng.
- d 12 tháng.
Câu 28:
Không cho phép thao tác tại chỗ thiết bị đóng cắt ngoài trời khi?
- a Bắt đầu có gió cấp 5.
- b Ngoài trời có mưa tạo thành dòng chảy trên thiết bị điện, giông sét, ngập lụt, gió từ cấp 06 trở lên.
- c Trời mưa phùn.
- d Cả a và b đều đúng.
Câu 29:
Cho phép dùng dao cách ly để tiến hành các thao tác có điện khi dòng điện thao tác nhỏ hơn dòng điện cho phép theo quy trình vận hành dao cách ly do đơn vị quản lý vận hành ban hành trong các trường hợp nào sau đây?
- a Đóng và cắt dao cách ly nối tắt thiết bị.
- b Đóng và cắt không tải máy biến điện áp, máy biến dòng điện.
- c Đóng và cắt điểm trung tính của các máy biến áp, kháng điện.
- d Cả a, b và c đều đúng.
Câu 30:
Trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được (cháy hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị) tại nhà máy điện hoặc lưới điện, nhân viên vận hành được phép?
- a Thao tác được thực hiện bằng điều khiển từ xa thông qua mạch nhị thứ hoặc màn hình điều khiển, các thao tác này không có nguy cơ gây tai nạn cho Nhân viên vận hành.
- b Xin lệnh các cấp điều độ liên quan để cắt các máy cắt và Dao cách ly để cô lập điểm sự cố, bất thường, tai nạn….
- c Sau khi xử lý xong, Nhân viên vận hành phải báo cáo ngay cho Nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp.
- d Cả a, c đều đúng.
Câu 31:
Những việc nào sau đây cho phép nhân viên vận hành không cần lập phiếu thao tác nhưng phải ghi chép đầy đủ các bước thao tác vào sổ nhật ký vận hành trước khi thực hiện thao tác?
- a Xử lý sự cố.
- b Khi thực hiện lệnh thao tác của Điều độ viên để cô lập trạm biến áp trung gian.
- c Thao tác đơn giản có số bước thao tác không quá 04 (bốn) bước.
- d Cả a và c đều đúng.
Câu 32:
Chỉ được thao tác thiết bị đóng cắt trên cột với cấp điện áp đến 35 kV bằng sào cách điện khi điều kiện khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị điện này đến người thao tác không nhỏ hơn?
- a 2 m.
- b 3 m.
- c 4 m.
- d 1 m.
Câu 33:
Khi công tác trên đường cáp cao áp thì?
- a Phải đặt nối đất hai đầu của đoạn cáp tiến hành công việc.
- b Trong trường hợp làm việc tại một đầu cáp mà theo yêu cầu công việc không thể nối đất được tại đầu cáp này thì trong thời gian thực hiện công việc đó phải có nối đất ở đầu cáp còn lại.
- c Chỉ cần nối đất tại một đầu cáp.
- d Cả a và b đều đúng.
Câu 34:
Nối đất khi làm việc trên đường dây điện hạ áp cho phép?
- a Chập 3 dây pha lại với nhau.
- b Chập 3 pha và nối với dây trung tính.
- c Chập 3 pha với dây trung tính và nối với đất.
- d Chỉ cần chập 2 pha hai bên lại với nhau và nối với đất.
Câu 35:
Trong các trường hợp sau, trình tự thao tác đặt và tháo nối đất cao áp thế nào là đúng nhất?
- a Dùng sào cách điện (hoặc đeo găng tay cách điện đối với thiết bị điện hạ áp) để đấu các đầu nối đất với dây dẫn trước, sau đó lắp đầu còn lại vào đất. Tháo nối đất làm ngược lại.
- b Phải đấu đầu dây nối đất với đất trước, sau đó dùng sào và găng cách điện để lắp đầu còn lại vào thiết bị, đường dây. Tháo nối đất làm theo trình tự ngược lại.
- c Phải đấu đầu dây nối đất với đất trước, sau đó lắp đầu còn lại vào dây dẫn. Tháo nối đất làm ngược lại.
- d Phải đấu đồng thời dây nối đất với đất và lắp đầu còn lại vào dây dẫn.
Câu 36:
Yêu cầu kỹ thuật của dây nối đất di động đối với lưới điện cấp điện áp đến 35 kV?
- a Làm bằng đồng hoặc hợp kim nhiều sợi, mềm, có tiết diện không được nhỏ hơn 16mm2.
- b Làm bằng đồng hoặc hợp kim cứng, có tiết diện không được nhỏ hơn 16mm2.
- c Làm bằng đồng hoặc hợp kim nhiều sợi, mềm, có tiết diện không được nhỏ hơn 25mm2.
- d Làm bằng đồng hoặc hợp kim cứng, có tiết diện không được nhỏ hơn 25mm2.
Câu 37:
Khi làm việc tại một công trình điện lực có nhiều Đơn vị công tác khác nhau thì việc thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn tại nơi làm việc của các đơn vị công tác được thực hiện như thế nào?
- a Mỗi Đơn vị công tác phải thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng biệt.
- b Mỗi đơn vị được cấp 1 phiếu công tác và phối hợp làm chung biện pháp an toàn.
- c Các đơn vị công tác phải thống nhất biện pháp thi công và cử 1 người chỉ huy trực tiếp. Trên cơ sở đó đơn vị quản lý vận hành cấp 1 phiếu công tác chung cho các đơn vị.
- d Cả a và c đều đúng.
Câu 38:
Nếu thấy các điều kiện đảm bảo an toàn khi làm việc chưa đủ và đúng, Nhân viên đơn vị công tác phải làm gì?
- a Bổ sung thêm các điều kiện an toàn nếu chưa đủ.
- b Phải báo cáo ngay với người chỉ huy trực tiếp để xem xét giải quyết.
- c Thực hiện lại biện pháp an toàn nếu chưa đúng.
- d Vẫn thực hiện công việc một cách bình thường.
Câu 39:
Nghiêm cấm làm việc trên cao trong trường hợp nào sau đây?
- a Người lao động làm việc trên cao đã có chứng nhận đủ sức khỏe của Cơ quan y tế có thẩm quyền.
- b Người lao động làm việc trên trên giàn giáo cao ngoài trời có gió cấp 4.
- c Người đang ốm đau hoặc đã sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn.
- d Cả a và c đều đúng.
Câu 40:
Khi làm việc trên cột điện, người công nhân phải sử dụng dây đeo an toàn như thế nào?
- a Mắc vào những vật cố định, chắc chắn ngay phía trên vị trí làm việc sao cho chiều cao rơi là nhỏ nhất (để giảm động năng rơi).
- b Chỉ sử dụng dây đeo an toàn khi thời gian làm việc dài.
- c Mắc vào những bộ phận di động hoặc những vật không chắc chắn, dễ gãy, dễ tuột.
- d Cả b và c đều đúng.
Câu 41:
Khi trèo lên cột phải kiểm tra sơ bộ tình trạng của móng cột và cột, thực hiện như thế nào là sai?
- a Không mang vác dụng cụ, vật liệu nặng lên cao cùng với người.
- b Trời đủ ánh sáng.
- c Trèo cột phía đặt tay xà có sứ đỡ dây dẫn.
- d Cả a, b và c đều đúng.
Câu 42:
Thời gian kiểm tra định kỳ của thang?
- a 6 tháng.
- b Hàng năm.
- c Hàng quý.
- d Hàng tháng.
Câu 43:
Quy định về kiểm tra, bảo quản dây đeo an toàn trong các trường hợp nào sau đây là đúng?
- a Trước khi làm việc trên cao phải tự kiểm tra dây đeo an toàn của mình bằng cách đeo vào người rồi buộc dây vào vật chắc chắn ở dưới đất và chụm chân lại ngã người ra phía sau xem dây có hiện tượng bất thường gì không.
- b Phải bảo quản tốt dây đeo an toàn, làm xong phải cuộn lại gọn gàng, không để chỗ ẩm thấp mà phải treo lên hoặc để chỗ cao, khô ráo, sạch sẽ.
- c Dây đeo an toàn phải được thử 6 tháng 01 lần, bằng cách treo trọng lượng hoặc thiết bị thử dây đeo an toàn chuyên dùng.
- d Cả a, b và c đều đúng.
Câu 44:
Khi tiến hành thử nghiệm dây đeo an toàn thì trọng lượng thử và thời gian thử nghiệm đối với dây mới là bao nhiêu?
- a 250 kg, 5 phút.
- b 250 kg, 10 phút.
- c 300 kg, 5 phút.
- d 300 kg, 10 phút.
Câu 45:
Khi thi công kéo dây gần đường dây 35 kV đang vận hành, khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa dây cáp thép (cáp hãm, kẹp) và dây chằng thép tới dây dẫn của đường dây đang có điện là bao nhiêu?
- a Bằng chiều cao cột của đường đây 35 kV
- b 3 m.
- c 2,5 m.
- d 4 m.
Câu 46:
Khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành, khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa các dây dẫn của hai mạch đường dây cấp điện áp 35 kV là bao nhiêu?
- a Không quy định.
- b 2 mét.
- c 3 mét.
- d 4 mét.
Câu 47:
Khi lắp đặt ở trên cột của đường dây điện trên không cao áp nhiều mạch đang vận hành, các vật tư, dụng cụ nhỏ được kéo lên cột hoặc thả xuống đất bằng phương pháp nào?
- a Các vật tư, dụng cụ nhỏ được kéo lên hoặc thả xuống bằng dây có khả năng chịu lực, có biện pháp đảm bảo dây không bị bung, văng lên đường dây đang mang điện.
- b Cho phép tung ném các vật tư, dụng cụ nhỏ lên cao nhưng phải đảm bảo không va trúng đường dây.
- c Các chi tiết nhỏ và dụng cụ làm việc phải dùng dây thừng vô tận khi kéo lên cột hoặc thả xuống đất, chỉ được phép tháo ra khỏi dây này sau khi đã được đặt vào vị trí và bắt chặt vào cột. Dụng cụ, đồ nghề phải đựng trong túi chuyên dùng.
- d Cả a, b và c đều đúng.
Câu 48:
Trước và trong khi làm việc, nếu nghi ngờ hoặc phát hiện có sự không bảo đảm an toàn, người phụ trách công tác phải xử lý?
- a Lập tức cho ngừng công việc và ra lệnh mọi người rút khỏi vị trí, khu vực không đảm bảo an toàn.
- b Lập tức cho ngừng công việc và giữ mọi người tại vị trí làm việc.
- c Chia người làm việc thành 2 nhóm: 1 nhóm tiếp tục công việc, 1 nhóm tìm hiểu xử lý nguy cơ.
- d Im lặng để mọi người không mất bình tĩnh. Sau đó tự đi tìm hiểu và xử lý nguy cơ.
Câu 49:
Tách người bị điện giật ra khỏi mạch điện cao áp, nếu không cắt được mạch điện, người cứu phải thực hiện?
- a Dùng sợi dây kim loại tiếp đất một đầu và ném đầu kia vào cả 3 pha làm ngắn mạch để đường dây bị cắt điện rồi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.
- b Dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra, hoặc dùng tay khô hay có bọc lót ni lon, bìa giấy khô… để nắm vào áo, quần khô của nạn nhân kéo ra.
- c Phải có ủng, găng tay cách điện và dùng sào cách điện (có cấp điện áp tương ứng) để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện.
- d Cả a và c đều đúng.